Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Số lượng phòng giao dịch của ngân hàng TMCP trên địa bàn. 7

Bảng 2.2. Lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng TMCP 8

Bảng 2.3. Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm của 10 NHTMCP 11

Bảng 2.4. Số lượng người tham gia gửi tiết kiệm tại các ngân hàng TMCP 13

Bảng 4.1. Thống kê mô tả mẫu 37

Bảng 4.2a. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Lợi ích tài chính lần 1 39

Bảng 4.2b. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Lợi ích tài chính lần 2 40

Bảng 4.3a. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Thuận tiện lần 1 40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Bảng 4.3b. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Thuận tiện lần 2 41

Bảng 4.4. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Danh tiếng ngân hàng 41

Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt - 2

Bảng 4.5. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Hình ảnh 42

Bảng 4.6. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Nhân viên ngân hàng 42

Bảng 4.7. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Ảnh hưởng người thân quen 43 Bảng 4.8a Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Quyết định lựa chọn lần 1 ...43 Bảng 4.8b Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Quyết định lựa chọn lần 2...44 Bảng 4.9a: Liệt kê hệ số tải nhân tố lần 1 45

Bảng 4.9b: Liệt kê hệ số tải nhân tố lần 2 47

Bảng 4.10: Hệ số tải nhân tố các thang đo của biến phụ thuộc 49

Bảng 4.11. Kết quả kiểm định lại độ tin cậy của thang đo Lợi ích tài chính 49

Bảng 4.12: Kết quả phân tích tương quan Pearson 50

Bảng 4.13: Kết quả phân tích hồi quy đa biến 51


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ


Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 28

Hình 4.1. Quy trình nghiên cứu 30

Hình 4.2. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 50

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng về huy động vốn của các ngân hàng TMCP. 12


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Hệ thống ngân hàng thương mại được ví như “hệ thần kinh” của nền kinh tế, để nền kinh tế có thể tăng trưởng và phát triển thì hệ thống ngân hàng phải hoạt động liên tục và có hiệu quả. Trong khi đó hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động và phát triển được chủ yếu nhờ vào lượng tiền mà nó huy động được trong nền kinh tế vì vốn huy động là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, nó ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, vốn quyết định năng lực thanh toán, năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Do đó Vốn huy động là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của các ngân hàng thương mại cổ phần.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự bùng nổ của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần đã đặt khách hàng cá nhân đứng trước nhiều cơ hội lựa chọn với các sản phẩm dịch vụ phong phú, đa dạng. Vì vậy, việc tìm kiếm những biện pháp để tăng lượng vốn huy động là một trong những yêu cầu bức thiết của các ngân hàng thương mại cổ phần, với mong muốn giúp các ngân hàng thương mại cổ phần nắm bắt được những thông tin chính xác về nhu cầu tiền gửi tiết kiệm của khách hàng để từ đó nghiên cứu và đưa ra các chiến lược chiếm lĩnh thị trường. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng tại các NHTMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt”.

1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng tại các NHTMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt.

1.2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt không gian: Trên địa bàn thành phố Đà lạt hiện nay có 22 ngân hàng thương mại trong đó có 21 ngân hàng thương mại cổ phần tuy nhiên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại 10 ngân hàng lớn đó là: NHTMCP Ngoại Thương, NHTMCP Công Thương, NHTMCP Đầu Tư và Phát Triển, NHTMCP Đông Á,


NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, NHTMCP Xuất nhập khẩu, NHTMCP Quân Đội, NHTMCP Á Châu, NHTMCP Kỹ Thương, NHTMCP Sài Gòn - Thương Tín.

- Về mặt thời gian: Các số liệu thứ cấp về tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong khoảng thời gian từ 2014-2018, số liệu sơ cấp được hình thành từ việc quan sát phỏng vấn khách hàng được thực hiện vào tháng 02/2019

1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.3.1. Mục tiêu chung

Bài nghiên cứu các nhân tố và tầm quan trọng của các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng tại các NHTMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt, nhằm đưa ra các giải pháp giúp các NHTMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến gửi tiết kiệm tại ngân hàng mình.

1.3.2. Mục tiêu cụ thể

- Nhận diện và phân tích các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng tại các NHTMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt.

- Đề xuất các giải pháp giúp ngân hàng trên địa bàn thành phố Đà Lạt thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến gửi tiết kiệm tại ngân hàng.

1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng của các khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Lạt? Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố?

- Làm thế nào để các NHTMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt thu hút được khách hàng đến gửi tiết kiệm?

1.4. Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu vận dụng phối hợp hai phương pháp: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.


1.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

- Dữ liệu thứ cấp: Được thu thập từ phòng Tổng hợp của ngân hàng nhà nước chi nhánh Đà Lạt. Ngoài ra, các số liệu liên quan được thu thập từ sách, báo, tạp chí chuyên ngành ngân hàng.

- Dữ liệu sơ cấp: Được thu thập dựa trên bảng câu hỏi phỏng vấn các cá nhân đã hoặc đang có tiền gửi tiết kiệm tại 10 ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Đà Lạt.

1.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

1.4.2.1. Cơ sở chọn mẫu tối thiểu

Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy đa biến (MLR). Theo Hair, và ctg (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu ít nhất là 5 mẫu trên 1 biến quan sát.

1.4.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các bảng tần suất để đánh giá những đặc điểm cơ bản của mẫu điều tra thông qua việc tính toán các tham số thống kê như độ lệch chuẩn, giá trị trung bình, phần trăm…

1.4.2.3. Phương pháp phân tích số liệu.

không phù hợp, hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và sử dụng hệ số tin cậy Cronbanch’s Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau.

- Phân tích Cronbanch’s Alpha: phương pháp này cho phép loại bỏ các biến - Phân tích nhân tố khám phá EFA: Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo để tiến hành loại bỏ những biến quan sát không đảm bảo độ tin cậy (nếu có), là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phương pháp này rất có ích trong việc xác định các tập hợp biến cần thiết và được sử dụng để tìm mối liên hệ giữa các biến với nhau.

- Phân tích hồi quy bội: Dùng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng tại các chi nhánh


NHTMCP trên địa bàn TP Đà Lạt nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.

1.5. Ý nghĩa của đề tài

1.5.1. Ý nghĩa lý luận

Đề tài nghiên cứu thành công sẽ đóng góp nền tảng cơ sở lý thuyết về hành vi của khách hàng cá nhân trong việc lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm làm nguồn tham khảo cho các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Đà Lạt.

1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đánh giá được tầm quan trọng của từng nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của các khách hàng và từ đó đưa ra các giải pháp giúp ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến gửi tiết kiệm tại ngân hàng, trên cơ sở đó mở rộng thị phần giao dịch của ngân hàng mình.

1.6. Bố cục

Chương 1: Giới thiệu đề tài

Chương 2: Giới thiệu về các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Đà lạt giai đoạn.

Chương 3: Xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt.

Chương 4: Phân tích các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt.

Chương 5: Giải pháp để thu hút khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt.


Tóm tắt chương 1

Chương 1 đã trình bày về sự cần thiết của đề tài, xác định được đối tượng và phạm vi nghiên cứu, xác định mục tiêu và phương pháp nghiên cứu của đề tài, trình bày ý nghĩa của đề tài mang lại và bố cục của đề tài.


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

2.1. Tổng quan về các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Đà Lạt

2.1.1. Quá trình phát triển của các ngân hàng TMCP Đà Lạt

Những năm trước đây khi nhắc tới Thành phố Đà Lạt là nhắc tới thành phố cao nguyên sương mù nơi sinh sống của những người dân tộc thiểu số Cơ Ho, nơi đây nền kinh tế không mấy phát triển. Tuy nhiên, trong những năm gần đây Đà Lạt đã có những chuyển biến vượt bậc về mọi mặt, diện mạo của Thành phố Đà Lạt đang thay đổi từng ngày, bên cạnh việc chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng chỉnh chu đô thị, thành phố Đà Lạt còn tạo mọi điều kiện để thu hút các nguồn đầu tư. Với những nỗ lực đó Thành phố Đà Lạt phát triển mạnh mẻ, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, đặc biệt là về lĩnh vực Nông nghiệp và Du lịch, dịch vụ. Đà Lạt đang là địa phương đứng đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, là điểm đến yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Trong những năm tiếp theo, với những mục tiêu chương trình thực hiện cụ thể, Thành phố Đà lạt phấn đấu trở thành đô thị trực thuộc trung ương, là thành phố du lịch chất lượng cao và tạo tiền đề trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo lớn của cả nước và khu vực. Nhận thấy được tiềm năng phát triển của thành phố Đà Lạt các ngân hàng thương mại cổ phần đã không ngừng mở rộng các chi nhánh giao dịch ngân hàng trên khắp địa bàn thành phố Đà Lạt, nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch của dân cư tại địa phương cũng như của du khách. Chính vì vậy mà từ một thành phố chỉ có vài ngân hàng nhỏ lẻ thì đến nay trên địa bàn thành phố Đà Lạt đã có tới 22 NHTM trong đó có 21 ngân hàng TMCP được đóng trên địa bàn thành phố với số lượng các phòng giao dịch không ngừng gia tăng.

Trong số 21 ngân hàng TMCP được đóng trên địa bàn thành phố, có 10 ngân hàng TMCP chủ lực trên thị trường tài chính, đi đầu trong hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển đa dạng các sản phẩm theo hướng công nghệ tiên tiến, đóng góp quan trọng cho việc thực hiện kiềm chế lạm phát, ổn định và phát triển kinh tế,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/03/2024