Xây Dựng Và Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Quốc Gia Trong Giai Đoạn 2010 – 2015.‌

Nam muốn chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu thì cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng càng sớm càng tốt. Có như vậy, kim ngạch xuất khẩu của nước ta mới cao được.

Hiểu rõ mình và có chiến lược marketing hình tượng hiệu quả

Có thể xem Nhật Bản là hình mẫu thành công trong việc tạo dựng được hình tượng vững chắc cho mình trong lòng người tiêu dùng thế giới. Là một đất nước ko được thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, phải hứng chịu nhiều thiên tai, động đất hàng năm nhưng những gì Nhật Bản đã đạt được thì lại không hề nhỏ, đáng để các nước khác phải học tập và noi theo. Chiến lược marketing quốc gia mà các nhà hoạch định chính sách của Nhật đã chọn đó là nhằm vào đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao. Có thể nói, Nhật Bản đã hiểu được mình, biết được điểm mạnh điểm yếu của mình từ đó đã có hướng phát triển đúng đắn. Chiến lược marketing hình tượng đã đưa Nhật Bản trở thành biểu tượng của các sản phẩm điện tử. Hình tượng đó tồn tại vững chắc trong lòng người tiêu dùng thế giới không chỉ trong quá khứ, hiện tại và còn trong cả tương lai nữa. Thành công trong việc tạo dựng và giữ gìn hình tượng của Nhật Bản đã góp phần rất nhiều vào sự phát triển kinh tế của nước này.

Trung Quốc cũng đã tạo dựng cho mình được thương hiệu về các sản phẩm giá rẻ, đặc biệt là về may mặc và da giầy. Vì vậy, khi nhắc tới sản phẩm của Trung Quốc, người tiêu dùng nghĩ ngay tới các sản phẩm đa dạng với giá cả cạnh tranh, rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm cùng loại của các nước khác. Thái Lan cũng không bỏ qua vấn đề xây dựng và quảng bá hình tượng, quảng bá thương hiệu sản phẩm đất nước mình. Chính thành công trong chiến lược tạo dựng thương hiệu quốc gia về sản phẩm lúa gạo nên sản phẩm lúa gạo của Thái Lan luôn được người tiêu dùng đánh giá là có chất lượng cao hơn và cũng bán được với giá cao hơn sản phẩm gạo của các nước khác như Việt Nam, Trung Quốc…

Từ đó có thể thấy, tập trung xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia cho sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm thế mạnh của Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết nếu như nước ta muốn có chỗ đứng cao hơn nữa trên thị trường xuất khẩu của thế giới. Chiến lược marketing hình tượng nếu được quan tâm thực hiện và đi đúng hướng sẽ tạo nên những hiệu quả lớn không chỉ cho xuất khẩu mà còn cho cả nền kinh tế đất nước.

Xây dựng các điểm hấp dẫn


Trung Quốc đã rất thành công trong việc đẩy mạnh thu hút đầu tư và xuất khẩu hàng hóa thông qua chiến lược marketing điểm hấp dẫn. Bằng việc xây dựng cụm ngành công nghiệp, Trung Quốc đã thu hút được nhiều doanh nghiệp tập hợp lại nhằm giảm bớt chi phí sản xuất. Cấu thành của cụm ngành công nghiệp này gồm có:

- Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng;

- Các ngành khâu trước –khâu sau;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

- Các doanh nghiệp cung ứng chuyên biệt;

- Các đơn vị cung cấp dịch vụ;

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương - 11

- Các ngành khác có chia sẻ về hoạt động sản xuất, công nghệ và quan hệ khách hàng;

- Các định chế tài chính, giáo dục, nghiên cứu và cơ sở hạ tầng.

Những cụm ngành này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình sản xuất, rút ngắn thời gian vận chuyển nguyên liệu tới nơi sản xuất và từ nơi sản xuất tới nơi đóng gói và phân phối. Từ đó, có thể làm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của nước ta trên thị trường xuất khẩu thế giới.

Phối hợp chặt chẽ hoạt động của các chủ thể trong marketing quốc gia Kinh nghiệm của Thái Lan trong xuất khẩu gạo đã cho thấy rằng nếu có sự

kết hợp của cả ba chủ thể trong marketing sẽ tạo được hiệu quả lớn. Người

dân sản xuất, doanh nghiệp thu mua và Nhà nước điều tiết đã phối hợp với nhau nhịp nhàng giúp cho gạo Thái Lan luôn giữ giá cao trên thị trường trong bất cứ mùa vụ nào. Từ đó, giá trị xuất khẩu thu được cũng cao hơn các nước khác. Vấn đề giá cả lúa gạo của nước ta rất bấp bênh, gây lo lắng và thiệt thòi không chỉ cho người nông dân mà còn ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Điều này cũng một phần là do sự phối hợp giữa ba chủ thể trên của nước ta chưa được tốt. Chính vì thế, Việt Nam cần làm tốt hơn nữa trong việc tạo dựng và duy trì mối liên kết này sao cho hiệu quả.

Thực hiện có hiệu quả và đồng bộ 4 chiến lược marketing: marketing hình tượng, marketing các điểm hấp dẫn, marketing cơ sở hạ tầng và marketing con người.

Nhật Bản có được sự phát triển nhanh và bền vững trong lĩnh vực xuất khẩu như ngày nay là do đã thực hiện đồng bộ cả bốn chiến lược marketing với nhau. Nước này đã xây dựng thành công hình tượng một đất nước gắn liền với hàng điện tử, hình thành được nhiều điểm hấp dẫn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút phát triển sản phẩm điện tử. Con người Nhật Bản cũng đã góp phần marketing cho đất nước này bằng sự khéo léo, tính cần cù, lòng nhiệt huyết cũng như tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Những đặc điểm này rất có ích trong việc sản xuất các mặt hàng điện tử. Kết hợp được cả bốn chiến lược marketing quốc gia này, vị trí hàng điện tử của Nhật Bản khó có nước nào có thể chiếm lĩnh được. Hơn thế nữa, lĩnh vực xuất khẩu có mối quan hệ chặt chẽ với bốn thị trường còn lại của marketing quốc gia đó là: đầu tư, du lịch, và dân cư. Chính vì vậy cần phải có kế hoạch phát triển đồng bộ cả bốn thị trường này để có thể tận dụng được tác động gián tiếp từ ba thị trường đầu tư, du lịch, dân cư đối với thị trường xuất khẩu.

3.2. Xây dựng và hoàn thiện chiến lược marketing quốc gia trong giai đoạn 2010 – 2015.‌

3.2.1. Tầm nhìn, mục tiêu phát triển


3.2.1.1. Mục tiêu tổng quát


Ngày 21/11/2009, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đã chủ trì Hội thảo tham vấn các nhà tài trợ, các Bộ, Ngành về "Dự thảo lần thứ nhất Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 –2015". Bản dự thảo đưa ra mục tiêu là đến năm 2020 nước ta sẽ trở thành nước công nghiệp có trình độ phát triển trung bình. Mục tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2020 là phát huy lợi thế và tính cạnh tranh riêng của từng vùng trong mối liên kết chung để đẩy mạnh kinh tế - xã hội của tất cả các vùng, tạo nên thế mạnh của mỗi vùng theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tập trung phát triển các trung tâm kinh tế lớn, trọng điểm; nâng cao hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế xuất và các cụm công nghiệp tạo động lực để phát triển nhanh và bền vững tất cả các vùng kinh tế. Tăng cường sự liên kết giữa các vùng và trong nội bộ từng vùng để khắc phục rõ rệt tình trạng chia cắt

theo địa giới hành chính, phát triển khép kín, lãng phí.34


3.2.1.2. Mục tiêu cụ thể


Bản kế hoạch giai đoạn 5 năm 2011–2015 chưa chính thức được Chính phủ phê duyệt. Đây mới là Dự thảo lần một của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố để lấy ý kiến. Theo đó, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011- 2015 được xây dựng trên 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường. 35



34 Thông tấn xã Việt Nam, 08/12/2009, Hội thảo tham vấn kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015, http://oda.mpi.gov.vn/Tint%E1%BB%A9c/tabid/126/articleType/ArticleView/articleId/146/Default.aspx.

35 Minh Châu, 23/11/2009, Công bố Dự thảo phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015,

http://www.bee.net.vn/channel/2043/200911/Cong-bo-Du-thao-ke-hoach-phat-trien-KTXH-5-nam-1730138/.

Về kinh tế, các chỉ tiêu chủ yếu trong giai đoạn này là GDP bình quân 5 năm tăng 7-8%/năm, tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân 12%/năm, tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân đạt 22-23,5% GDP, tỷ trọng đầu tư phát triển 5 năm 2011-2015 khoảng 40-41% GDP.

Về xã hội, chỉ tiêu chủ yếu tới 2015 là tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 55%, quy mô dân số là 93 triệu người, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm 2%/năm, tỷ lệ thất nghiệp thành thị khoảng 4%.

Về môi trường, chỉ tiêu chủ yếu đặt ra tới năm 2015 là tăng tỷ lệ che phủ rừng lên 42,5%, tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch hợp vệ sinh khoảng 96%, dân cư thành thị được cung cấp nước sạch khoảng 98%.

Nước ta cũng chú trọng tới việc phát triển lĩnh vực sản xuất công - nông nghiệp, xuất khẩu, nhất là việc nâng giá trị gia tăng của ngành trong GDP, vấn đề tăng chỉ số hàm lượng công nghệ. Đồng thời cũng nêu ra cần xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, sân bay, bến cảng.

3.2.2. Chiến lược marketing quốc gia cho giai đoạn tới


Chiến lược marketing quốc gia cũng đã được nước ta quan tâm thực hiện từ nhiều năm nay và cũng đã góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần mang hình ảnh Việt Nam, sản phẩm Việt Nam ra thế giới. Tuy nhiên, đến nay chiến lược này vẫn còn nhiều hạn chế trong vấn đề định hướng và thực hiện. Hơn nữa, môi trường cạnh tranh thế giới, bối cảnh toàn cầu cũng như tiềm lực và điều kiện của nước ta có nhiều biến động và thay đổi. Chính vì thế, mỗi giai đoạn khác nhau thì nước ta cũng cần thay đổi chiến lược marketing quốc gia cho phù hợp với sự thay đổi đó. Trong khóa luận này, tác giả nhấn mạnh tới việc xây dựng và hoàn thiện “Chiến lược xây dựng tiềm lực quốc gia” và “Chiến lược quảng bá quốc gia”.

3.2.2.1. Chiến lược xây dựng quốc gia


Thiết kế kiến trúc

Các nhà đầu tư, du khách, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hay dân cư thường đề cập đến cảm nhận về một quốc gia, một địa phương hay đặc điểm riêng biệt của quốc gia, địa phương đó. Kiến trúc đô thị bộc lộ rất nhiều đặc điểm của một quốc gia và bản sắc của dân tộc đó chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đan xen các cấu trúc vật chất đa dạng thành một kết cấu tổng quát của một địa phương là cả một nghệ thuật. Kiến trúc đô thị tạo nên một lời tuyên ngôn của một địa phương vì nó phản ánh các giá trị và việc ra quyết định kết hợp như thế nào đối với các vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển.

Từ xưa tới nay, những vùng phát triển nhất của một quốc gia thường định hình xung quanh các đầu mối giao thông như cảng biển tự nhiên, các điểm gần sông và sau này gần đường xe lửa, càng hàng không. Cấu trúc giao thông vận tải được định hình cho mô hình diễn biến sự phát triển của một địa phương. Trong nội bộ một nước, cấu trúc giao thông vận tải liên kết sự phát triển thương mại, công nghiệp và nơi cư ngụ. Đối với quốc tế, cấu trúc này tạo nên thị trường cho nguyên liệu và sản phẩm cuối cùng. Mối quan hệ giữa kiến trúc đô thị và quy hoạch địa phương của một quốc gia phả ánh đặc điểm địa lý, văn hóa và vai trò của các nhà lãnh đạo Nhà nước và tư nhân.

Nước ta cần quan tâm hơn nữa trong vấn đề xây dựng kiến trúc ở giai đoạn tới. Quy hoạch đô thị cần phải ngày càng gia tăng hơn nữa và phải kết hợp với tư tưởng chủ đạo về marketing điểm đến. Chất lượng cuộc sống và môi trường trở nên được chú ý thường xuyên hơn như là những yếu tố để thu hút. Sự cạnh tranh trên thế giới ngày càng gay gắt đòi hỏi các quốc gia cần phải tự mình phát triển kinh tế nước mình nhiều hơn nữa bởi từ đó sẽ khuyến khích những tư tưởng tiến bộ trong quy hoạch phát triển quốc gia, phát triển các vùng miền. Các động lực tiềm tàng là nhu cầu của một quốc gia nhằm đưa

chất lượng cuộc sống và môi trường độc đáo thú vị có tính lịch sử và truyền thống của dân tộc đó. Kiến trúc đô thị là một vấn đề quan trọng không chỉ đối với những vùng phát triển, những thành phố lớn của một đất nước mà còn đối với những tỉnh lẻ đang chứng kiến nhiều lợi ích từ những kiến trúc đô thị có quy mô nhỏ. Sức hút tiềm năng của những đô thị nhỏ này ngày càng được đánh giá cao và nếu được đầu tư xây dựng sẽ hứa hẹn là điểm đến đầy mới lạ cho các nhà đầu tư.

Các nhà lãnh đạo quốc gia cũng cần phải tính đến một khuynh hướng mới đang gia tăng trong kiến trúc đô thị là việc xây dựng và duy trì khu vực “cánh đồng xanh”. Đây là sự đối lập với dự án “cánh đồng nâu” trong đô thị thành phố. Các cộng đồng nhỏ trong khu vực dân cư ngoại ô của một thành phố lớn hay khu công nghiệp thường có yêu cầu được tiếp xúc với “cánh đồng xanh”. Môi trường cũng là mục tiêu được đề cập tới trong bản thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta giai đoạng 2011 – 2015.36 Vì vậy, trong kiến trúc đô thị chúng ta cũng cần quan tâm hơn tới việc xây dựng đô thị xanh. Điều này sẽ tạo thiện cảm với các nhà đầu tư, người dân và khách du lịch.

Các quốc gia ngày nay nỗ lực xây dựng kiến trúc đô thị và sử dụng nó như là công cụ để nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Những cách tiếp cận hiện nay đối với kiến trúc đô thị nhấn mạnh vào đặc điểm vật chất, khu vực, quốc gia cùng với những cách thức để tái hiện lại những đặc điểm truyền thống và lịch sử của đất nước. Vì vậy, cần phải biết cách kết hợp giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống và hiện đại, giữa cái riêng và cái chung để tạo thành một tài sản có giá trị trong việc giữ chân các nhà đầu tư, cư dân và khách du lịch.


36 Minh Châu, 23/11/2009, Công bố Dự thảo phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, http://www.bee.net.vn/channel/2043/200911/Cong-bo-Du-thao-ke-hoach-phat-trien-KTXH-5-nam-1730138/.


Cải thiện cơ sở hạ tầng

Kiến trúc đô thị mang lại đặc điểm độc đáo đặc trưng cho quốc gia thì cơ sở hạ tầng lại tạo ra khả năng thu hút cho kiến trúc đó. Cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động marketing quốc gia, thậm chí còn có thể sử dụng marketing cơ sở hạ tầng như một trong bốn chiến lược marketing quốc gia chính. Chính vì vậy, việc cải thiện cơ sở hạ tầng là điều tất yếu và vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển của một quốc gia.

Hiện nay, cơ sở hạ tầng của nước ta vẫn còn yếu. Mặc dù trong giai đoạn 2006- 2010, nước ta cũng đã dành không ít nguồn lực để xây dựng mới và tu bổ lại cơ sở hạ tầng nhưng vẫn không thể đáp ứng kịp với sự phát triển của đất nước cũng như vấn đề gia tăng dân số ở nước ta. Một vấn đề nữa đó là, nước ta cũng cần đặc biệt chú ý tới việc quản lý cơ sở hạ tầng. Điều đó có nghĩa là cần tránh tình trạng thất thoát của chính quyền các cấp, doanh nghiệp và người dân bắt nguồn từ đầu tư không đúng mức hay đầu tư không hiệu quả. Có thể lấy ví dụ như điều kiện yếu kém của hệ thống giao thông ở nước ta đã làm tăng đáng kể chi phí vận hành các phương tiện giao thông. Tình trạng tắc đường, chất lượng mặt đường kém dẫn tới tai nạn nhiều, giảm tốc độ các phương tiện chuyên chở… vẫn còn là vấn đề đau đầu của các nhà hoạch định chính sách của nước ta hiện nay. Do đó, trong giai đoạn tới, Việt Nam cần chú trọng phát triển hơn nữa về cơ sở hạ tầng nếu muốn phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội.

Hơn thế nữa, việc cải thiện cơ sở hạ tầng tốt hơn hết là phải gắn liền với nhu cầu phát triển của từng địa phương, phải đi cùng với một chiến lược marketing địa phương cụ thể. Trong nhiều trường hợp, đầu tư cơ sở hạ tầng phải thu hút các nhà đầu tư mới để đáp ứng không ngừng các nhu cầu, quyền lợi và cải thiện vị thế cạnh tranh của quốc gia trên trường quốc tế. Chúng ta

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022