Nghiên Cứu Thị Trường Lpg Dùng Làm Nhiên Liệu Cho Ô Tô (Du Lịch Và Đa Dụng Tại Thành Phố Hồ Chí Minh)

tải taxi dùng LPG làm nhiên liệu với thương hiệu taxi “PetroVietNam Green Taxi”. Đây là bước đón đầu xu hướng phát triển của LPG cho ô tô và bước đệm cho chiến lược phát triển LPG làm nhiên liệu cho ô tô của PV Gas South.

Để làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược Marketing của PV Gas South cho sản phẩm LPG cho xe ô tô, phần dưới đây tác giả nghiên cứu thị trường LPG dùng làm nhiên liệu cho xe ô tô (xe du lịch và đa dụng tại thành phố Hồ Chí Minh) và đánh giá chiến lược Marketing của Công ty PV Gas South.

2.2. Nghiên cứu thị trường LPG dùng làm nhiên liệu cho ô tô (du lịch và đa dụng tại thành phố Hồ Chí Minh)

2.2.1. Xu hướng phát triển và dự báo nhu cầu về ô tô du lịch và đa dụng tại Việt Nam

Năm 2007 là năm đột biến của thị trường ô tô trong nước. Với doanh số 80.392 chiếc, lượng xe bán ra của VAMA trong năm 2007 tăng gần gấp đôi so với năm 2006.

Doanh số bán hàng của các thành viên VAMA từ 1995 - 2007

90000

350%

80,392

80000

300%

70000

250%

60000

50000

200%

42,556

40,141

40,853

40000

35,264

150%

30000

26,872

100%

19,556

20000

13,955

50%

10000

5,538 5,9405,9276,963

3,308

0

0%

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Hình 2.2: Doanh số bán hàng (các loại xe) của các thành viên VAMA từ 1995 – 2007


Doanhsố(xe)

Tốcđộtăngtrưởng(%)

Nguồn: VAMA

Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu về các phương tiện cá nhân cũng tăng mạnh, đặc biệt là ô tô du lịch và dòng xe đa dụng. Một mẫu xe khấy động thị trường trong 2 năm vừa qua là Toyota Innova, với doanh số bán năm 2007 là 12.443 chiếc. Chiếc xe 8 chỗ này đã đáp ứng chính xác nhu cầu trong phân khúc xe gia đình đa dụng và được đặt giá phù hợp để tạo nên doanh số vượt trội, gấp 4 đến 6 lần so với các dòng xe đồng hạng như Captiva (3.594 chiếc), Everest (2.907 chiếc)…

Bảng 2.2: Top 10 xe bán nhiều nhất năm 2007

Đơn vị: chiếc


Toyota

Innova

12.433

GM Daewoo

Captiva

3.594

Ford

Everest 4x2

2.907

Honda

Civic 1.8

2.528

Toyota

Camry 2.4

2.232

Toyota

Vios

2.112

GM Daewoo

Matiz 0.8

1.872

Trường Hải

Truck K3000 1.4 tấn

1.816

Visuco

Carry Truck

1.740

Honda

Civic 2.0

1.732

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Nguồn:Tạp chí ô tô – xe máy Việt Nam tháng 2/2008

Dự báo nhu cầu tiêu thụ xe hơi ở Việt Nam trong thời gian tới:

Việt Nam với số dân hơn 84 triệu người, tăng trưởng GDP trung bình đạt 8%/năm nhưng chỉ đang sở hữu khoảng 850.000 ôtô, số lượng xe ô tô ở Việt Nam mới chỉ đạt xấp xỉ 10 xe/1.000 dân, trong khi ở Trung Quốc là 24 xe/1.000 dân, Thái Lan 152 xe/1.000 dân, Hàn Quốc 228 xe/1.000 dân, Mỹ 682 xe/1.000 dân. Có thể khẳng định Việt Nam thực sự là một thị trường với tiềm năng khổng lồ chưa được khai thác, chưa nói đến những lợi thế cạnh tranh từ điều kiện kinh tế xã hội như lao động rẻ, chính trị và tiền tệ ổn định...


Theo dự báo của Mitsubishi, nhu cầu xe hơi tại Việt Nam vào năm 2010 sẽ là 250.000 xe, trong đó nhu cầu các loại xe trong nước đã sản xuất được chỉ khoảng 50%. Theo dự kiến sản lượng ô tô các loại được phê duyệt trong quy hoạch phát triển ngành công

nghiệp ô tô, năm 2020, số lượng xe con đến 5 chỗ và xe con từ 6-9 chỗ ngồi được dự báo sẽ tăng gấp đôi so với năm 2010. Như vậy, tốc độ tăng trưởng trung bình của dòng xe này từ nay đến năm 2020 được dự báo là từ 10-15%.


Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, với dân số hơn 84 triệu người, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng thêm, nhu cầu tiêu thụ xe hơi du lịch và đa dụng của người dân ngày càng tăng, đặc biệt là sẽ gia tăng do đà tăng trưởng kinh tế trong những năm tới.

2.2.2. Dự báo nhu cầu LPG cho xe ô tô của Việt Nam trong thời gian tới

Để phân tích nhu cầu LPG cho xe ô tô tại Việt Nam, tác giả đã tiến hành khảo sát 150 đối tượng là những người có nhu cầu mua xe ô tô và đã có xe ô tô. Công việc khảo sát được tiến hành qua các bước như sau:

- Gửi trực tiếp bảng câu hỏi gồm 22 câu (phụ lục 2) cho 150 người có nhu cầu mua xe ô tô và đã có xe ô tô để điều tra. Tác giả đã gửi bảng câu hỏi cho các đối tượng tại các showroom ô tô và các salon ô tô ở thành phố Hồ Chí Minh.

- Tác giả đã nhận được 116 thư trả lời qua đường bưu điện. Số lượng mẫu tuy nhỏ nhưng do hạn chế về điều kiện nghiên cứu, tác giả xin phân tích dựa trên kết quả mẫu điều tra.

- Tác giả đã tập hợp và xử lý dữ liệu từ 116 mẫu trả lời này bằng cách lập các bảng tổng hợp Excel để cho ra kết quả (Phụ lục 4).

Một số kết quả khảo sát được trích từ Phụ lục 4 như sau: Bảng 2.3:Phân bố khảo sát theo độ tuổi

Độ tuổi

18-25 tuổi

26-35 tuổi

26-45 tuổi

Trên 46 tuổi

Tỷ lệ (%)

9

36

42

13


Bảng 2.4:Phân bố khảo sát theo thu nhập của người được khảo sát

Thu nhập Dưới 5 triệu/tháng

Từ 5-15

triệu/tháng

Từ 15 – 25

triệu/tháng

Trên 25 triệu/tháng

Tỷ lệ (%) 24 32 28 16

Bảng 2.5:Mối quan tâm của người được hỏi về chủng loại xe ô tô

5 chỗ

7-9 chỗ (MPV)

2 cầu việt dã (SUV)

Xe tải

Tỷ lệ (%)

44

53

3

0

Loại xe

Bảng 2.6:Mức giá xe ô tô người được khảo sát sẽ mua


Mức giá

Dưới 400 triệu

đồng

Từ 400 – 500

triệu đồng

Từ 500-600

triệu đồng

Trên 600 triệu

đồng

Tỷ lệ (%)

16

37

28

19


Như vậy qua khảo sát có thể thấy rằng: Trong 116 người có nhu cầu mua xe được hỏi thì 78% có độ tuổi từ 26-45, đây cũng là phân khúc có thu nhập cao từ 5- trên 25 triệu đồng/tháng. Phần lớn mối quan tâm của họ là loại xe du lịch (5 chỗ) và xe đa dụng (7-9 chỗ) với giá từ 400 triệu – 600 triệu đồng/chiếc. Kết quả khảo sát này phù hợp với xu hướng phát triển ngành ô tô tại Việt Nam như đã phân tích ở phần trên đây.

Khi được khảo sát về nhu cầu sử dụng ô tô, 86% người được khảo sát có nhu cầu về ô tô du lịch và đa dụng phục vụ cho gia đình và công việc, lượng ô tô này chủ yếu dùng để chạy trong thành phố phục vụ nhu cầu hàng ngày (78%) hoặc đi chơi xa với quãng đường 500 km trở lại (63%). Do đó, trong giai đoạn đầu phát triển sản phẩm mới khi Công ty chưa xây dựng được các trạm bơm LPG trên toàn quốc thì việc lựa chọn dòng xe ô tô du lịch và đa dụng để chuyển đổi nhiên liệu là lựa chọn phù hợp.

Hơn nữa, các đối tượng được khảo sát có ý thức bảo vệ môi trường khá cao, do đó đây là đối tượng dễ bị thuyết phục khi chuyển sang sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường thay cho xăng. Qua khảo sát, 90% số người được hỏi cho rằng mức độ môi trường bị ô nhiễm do khí thải từ xăng ở thành phố Hồ Chí Minh ở mức độ cao, 10% cho rằng ở mức độ có thể chấp nhận được. Và 116 người được khảo sát đều thể hiện ý muốn cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường từ xăng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho công ty khi xây dựng chiến lược marketing.

Khi được giới thiệu LPG là một loại nhiên liệu sạch và rẻ, có thể thay xăng và diesel để chạy xe ô tô, 78% thể hiện ý muốn sẽ sử dụng nhiên liệu này và 22% đối tượng bày tỏ sẽ suy nghĩ thêm. Điều này cho thấy rằng ưu điểm của LPG là nhiên liệu sạch và rẻ, tiết kiệm hơn so với xăng và diesel đã làm nhiều người quan tâm và có ý định sử dụng sản phẩm phẩm này làm nhiên liệu chạy xe ô tô. Tuy nhiên, khi được hỏi về những hiểu biết

về xe ô tô chạy LPG thì đến 42% cho biết không hề có thông tin gì về LPG chạy ô tô cả, 58% bày tỏ là được biết và có nghe nói sơ sơ về LPG dùng để chạy ô tô. Cơ sở này giúp công ty xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả để khách hàng biết đến sản phẩm mới của công ty.


Mở rộng kết quả khảo sát để dự báo nhu cầu LPG cho xe ô tô tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả tính toán như sau:

- Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh, trung bình 4 hộ thì có 1 hộ sở hữu 1 xe ô tô. Thành phố Hồ Chí Minh có 1.027.000 hộ (kết quả điều tra dân số năm 2006 của Cục Thống Kê thành phố Hồ Chí Minh). Như vậy, thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 256.750 xe ô tô.

- Lấy con số 78% số người khảo sát muốn sử dụng LPG thay thế cho xăng khi chạy ô tô thì số xe ô tô ở thành phố Hồ Chí Minh sẽ sử dụng LPG thay cho xăng sẽ là:

200.265 xe.

- Trung bình mỗi xe sử dụng 5 lít xăng một ngày (báo cáo Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh), tương đương 6 lít LPG/ngày. Như vậy, mỗi ngày xe ô tô tại thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ hết 1.201.590 lít LPG/ngày và mỗi tháng là 36.047.700 lít/tháng và mỗi năm là 432.572.400 lít LPG/năm ~ 220.611 tấn LPG, chiếm 22% mức tiêu thụ LPG của cả nước trong năm 2007.


Như vậy, có thể thấy, thị trường LPG cho xe ô tô là thị trường lớn, đầy tiềm năng. Đây là cơ hội để ngành khí hóa lỏng Việt Nam phát triển và là cơ hội cho các Công ty kinh doanh khí hóa lỏng mở rộng thị trường tiêu thụ LPG.

2.2.3. Lựa chọn thị trường mục tiêu

Từ kết quả khảo sát nhu cầu sử dụng LPG, tác giả lựa chọn thị trường mục tiêu của công ty như sau:

- Khách hàng mua ô tô phục vụ nhu cầu cá nhân, có độ tuổi từ 26-45 tuổi, có nhu cầu về xe du lịch và đa dụng và có ý thức bảo vệ môi trường.

- Các Công ty thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là đối tượng được khuyến khích sử dụng.

- Các công ty kinh doanh vận tải: hãng xe tải, xe taxi, xe buýt...‌

2.3. Phân tích chiến lược Marketing của công ty PV GAS SOUTH

2.3.1. Chiến lược sản phẩm

LPG là một sản phẩm mang tính đặc thù và ngành kinh doanh gas là một ngành kinh doanh có điều kiện. Do vậy sản phẩm gas bao gồm 2 phần chính là gas (hỗn hợp butan và propan) và vỏ bình chứa gas. Chính vì đặc thù về sản phẩm như vậy nên các yếu tố về mẫu mã vỏ bình, chất lượng vỏ bình, trọng lượng gas, chất lượng gas, kỹ thuật hiện đại nhằm tạo sự an toàn, thoải mái, tiện lợi cho người tiêu dùng sẽ quyết định sự thành công của sản phẩm khi tung ra thị trường. Hiện tại, PV Gas South chủ yếu kinh doanh LPG cho công nghiệp và phục vụ nhu cầu dân dụng.

Hiện nay PVGAS South tiêu thụ và cung cấp LPG cho thị trường sử dụng chủ yếu vào các mục đích:

- Tiêu thụ dân dụng- thương mại (sử dụng làm chất đốt gia đình, nhà hàng, khách sạn...)


- Tiêu thụ công nghiệp (các hộ công nghiệp sử dụng nhiên liệu đốt trong các nhà máy gốm sứ, gạch, ....). Đối với khách hàng công nghiệp, đối tượng khách hàng là các công ty sản xuất gạch men, gốm sứ, vật liệu xây dựng, luyện kim, hóa chất, công nghệ thực phẩm và đặc biệt là cung cấp cho các đơn vị sản xuất, chiết nạp bình gas đang bán ra trên thị trường như: SP, Vina gas, Petrolimex gas, Shell gas, Total gas, Gia đình gas, Phát Vinh gas, Thủ Đức gas, A gas, EMECO gas,…

Hình 2.3: Hệ thống bình gas 45 kg Hình 2.4: Bình gas 12 kg


Như vậy cơ cấu sản phẩm khí hóa lỏng của PV Gas South không có sự khác biệt 1Như vậy cơ cấu sản phẩm khí hóa lỏng của PV Gas South không có sự khác biệt 2

Như vậy, cơ cấu sản phẩm khí hóa lỏng của PV Gas South không có sự khác biệt so với các công ty kinh doanh khí hóa lỏng khác. Sản phẩm LPG cho công nghiệp và dân dụng cũng là hai mặt hàng chủ lực của Petrolimex Gas, SaiGòn Gas và Anpha Gas.

Bảng 2.7:Mô tả đặc điểm sản phẩm của PV GAS SOUTH và một số công ty trong ngành

Sản phẩm

Trọng lượng

Đặc tính kỹ thuật

PetroVietnam Gas

12 kg và 45 kg

Hỗn hợp gas butan/protan 50/50. Chất liệu vỏ bình: được chế tạo bằng thép nhập khẩu từ Nhật Bản đảm bảo đúng các tiêu chuẩn chế tạo DOT-4WA-240 và quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6292:1997. Bình có thể chịu được áp lực khi chứa và chuyên chở LPG ở trạng thái có áp suất, đuợc cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước kiểm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn,

cho phép lưu thông và sử dụng

Petrolimex Gas

48kg, 12 kg và 13 kg

Hỗn hợp gas butan/protan 30/70. Bình màu xanh nhạt, cổ bình 20 ly, van tự động Kosan

và Comap, niêm nhựa cứng màu da cam.

Saigon Gas

50 kg và 12 kg

Hỗn hợp gas butan/protan 30/70. Bình màu xanh, xám, đỏ được sản xuất trong nước bằng dây chuyền sản xuất hiện đại và tự động hóa, cung cấp những sản phẩm chất lượng cao và an toàn cho khách hàng. Mọi sản phẩm đều được kiểm tra chặt chẽ trước

khi đến tay khách hàng

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Bảng 2.8: Đánh giá chất lượng sản phẩm của PV GAS SOUTH và một số công ty trong ngành

TT

Các yếu tố/ Công ty

PV GAS SOUTH

Petrolimex Gas

Saigon Gas

1

Tổng thể về chất lượng sản phẩm

Cao

Trung bình

Trung bình

2

Chất lượng gas

Cao

Cao

Cao

3

Chất lượng vỏ bình

Cao

Cao

Cao

4

Thiết bị phụ trợ (van, dây dẫn)

Cao

Trung bình

Trung bình

5

Niêm bảo vệ

Cao

Cao

Trung bình

6

Tính an toàn

Cao

Cao

Trung bình

7

Tính tiện lợi trong sử dụng

Cao

Cao

Cao

Nguồn: Tác giả tham khảo ý kiên các chuyên gia trong ngành

Qua bảng phân tích trên ta thấy chất lượng sản phẩm là điểm mạnh của PV GAS SOUTH so với đối thủ cạnh tranh. PV Gas South đã quan tâm đến yếu tố chất lượng sản phẩm và xây dựng chiến lược sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường.

Hình 2.5:Cơ cấu doanh thu năm 2007 của PV Gas South


Cơ cấu doanh thu năm 2007

Doanh thu xăng,

dầu, nhớt, 4.60%

Doanh thu từ bình

gas, 3.02%

Khác, 0.26%

Doanh thu khí

hóa lỏng, 92.11%


Nguồn: Do công ty PV GAS SOUTH cung cấp


PV Gas South có ưu thế hơn các đối thủ cạnh tranh khác vì là Cổ đông sáng lập của Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải Dầu khí Cửu Long (CGT) kinh doanh vận tải taxi

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 05/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí