Xây Dựng Chiến Lược Marketing Quốc Gia

đồng bằng với bề mặt bằng phẳng như: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng ven biển. Cùng với đó, điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều đã tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước lâu đời, đưa nước ta đã trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Vùng đất đỏ Tây Nguyên lại rất thích hợp cho trồng cây cà phê với sản lượng và chất lượng cao. Nước ta trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu cà phê trong nhiều năm nay. Các loại cây trồng khác như: chè, tiêu, điều, cao su... cũng rất thuận lợi để phát triển. Hệ sinh thái phong phú, diện tích rừng rộng lớn chiếm tới 3/4 diện tích đã tạo điều kiện cho nước ta phát triển các ngành lâm nghiệp, khai thác và chế biến gỗ. Có thể nói, Việt Nam là một quốc gia có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi để phát triển kinh tế, bao gồm cả nông – lâm – ngư nghiệp và các ngành công nghiệp liên quan.

Về điều kiện kinh tế - xã hội, tốc độ phát triển kinh tế từ khi cải cách tới nay luôn ở mức cao và ổn định qua các năm. Năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 8,2%. Năm 2009, mặc dù kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng nhưng tốc độ kinh tế của nước ta đạt được vẫn là 5,32%. Xã hội cũng phát triển thể hiện ở thu nhập bình quân đầu người tăng, chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam liên tục tăng trong hai thập kỷ qua. Năm 1990 Việt Nam chỉ được 0,618 điểm nhưng tới năm 2007 tăng lên 0,725 điểm. Mỗi

năm HDI của Việt Nam tăng thêm 1,16% bất kể có lúc kinh tế tăng trưởng chậm lại.18 Nền chính trị ổn định cũng là một điểm mạnh của nước ta để phát triển kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng.

Về văn hóa - lịch sử, nước ta có bề dày bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Con người Việt Nam chăm chỉ, cần cù, có sức sống bền bỉ, dẻo dai, có tinh thần quật cường, thông minh, sáng tạo trong sống, chiếu đấu và lao động sản xuất từ muôn đời nay. Một đất nước có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân


18 Kinh tế doanh nghiệp, 10/08/2009, HDI của Việt Nam xếp thứ 116/182, http://doanhnghieptrevietnam.com.vn/News/?ID=NNew&IDT=53&IDN=872.

tộc, một đất nước trong gian khổ vẫn hiên ngang và lạc quan đã để lại dấu ấn đẹp trong lòng nhiều người trên thế giới. Chính những yếu tố này cũng đã góp phần tạo nên một Việt Nam đầy sức sống và quyến rũ.

Điểm yếu

Về điều kiện tự nhiên, do nước ta nằm gần biển Đông, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nên hiện tượng bão lũ xảy ra thường xuyên, nhất là vào hè thu, hiện tượng gió mùa đông bắc vào đông - xuân gây nhiều thiệt hại về người và của, ảnh hưởng tới sản xuất và cuộc sống của người dân. Địa hình núi non hiểm trở gây khó khăn nhiều cho các cơ quan chức năng quản lý nạn buôn lậu, chặt phá rừng làm ảnh hưởng tới môi trường sống và xã hội.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Về kinh tế - xã hội, nền kinh tế nước ta tuy đạt được tốc độ tăng trưởng cao qua nhiều năm nhưng chất lượng tăng trưởng chưa cao. Biểu hiện ta có thể thấy đầu tiên là hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho tăng trưởng kinh tế còn thấp thể hiện rõ qua sự tăng nhanh của hệ số đo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ICOR, tỷ lệ thất nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn còn cao, chất lượng lao động vẫn còn thấp. Chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp còn được thể hiện qua cả yếu tố đầu ra. Mặc dù xuất khẩu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, chiếm tới 50% GDP của cả nước (cao thứ 6 trong khu vực ASEAN, thứ 9 ở châu Á và thứ 17 trên thế giới), nhưng cơ cấu xuất khẩu của chúng ta đang đối mặt với nhiều vấn đề. Hàng nguyên liệu, hàng thô, hàng sơ chế, hàng gia công hiện vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, do đó khả năng thu ngoại tệ chưa khai thác hết. Kim ngạch của các mặt hàng này chiếm tới 3/4 trong tổng kim ngạch xuất khẩu, chủ yếu là do sự tăng nhanh về lượng của các mặt hàng than đá, dầu thô, cà phê, hạt tiêu, điều, chè và sự tăng nhanh về giá của các mặt hàng dầu thô, than đá, gạo, cao su, hạt điều, lạc,... Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm và lạc hậu, vẫn tập trung ở một số ngành và sản phẩm truyền thống có hàm lượng công nghệ không cao như dệt may, giày da. Ngoài ra, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng cùng với quá trình giảm nghèo.

Tài nguyên môi trường chưa được khai thác hiệu quả, ô nhiễm môi trường gia tăng. Tại một số thành phố và trung tâm công nghiệp, ô nhiễm môi trường nước, không khí và chất thải công nghiệp đã vượt quá mức cho phép. Vấn đề khai thác tài nguyên, đầu tư vào tài sản môi trường và vấn đề ô nhiễm môi trường đang đe dọa sự phát triển bền vững của Việt Nam. Năng lực cạnh tranh quốc gia thấp và khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực có xu hướng tăng. Việt Nam hiện đang ở trong tình trạng năng lực cạnh tranh thấp và có xu hướng tụt hạng so với thời kỳ trước năm 1996. Vào năm 2003, Việt Nam đứng thứ 60 trên thế giới về năng lực cạnh tranh, tăng 5 bậc so với năm 2002, nhưng giảm 7 bậc so với thứ hạng 53 của năm 2000 và giảm 21 bậc so với thứ hạng năm 1998. Năm 2009, Việt Nam xếp thứ 75/133 trong khi năm 2008 xếp thứ 70/134. Xét theo từng tiêu chí, tình hình cụ thể như sau: thể chế kinh tế xếp thứ 74; kết cấu hạ tầng xếp thứ 83; kinh tế vĩ mô xếp thứ 53; giáo dục phổ thông và y tế xếp thứ 56; giáo dục đại học xếp thứ 90; hiệu quả của cơ chế thị trường xếp thứ 73; công nghệ xếp thứ 85... Nếu so sánh năng lực cạnh tranh của Việt Nam với một số nước ASEAN thì Việt Nam chỉ xếp trên Cam-pu-chia. Các nước Lào, Bru-nây, Mi-an-ma chưa được xếp hạng về

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương - 6

năng lực cạnh tranh.19 Năng lực cạnh tranh thấp và có xu hướng tụt bậc này

cho thấy, Việt Nam đang đứng trước rất nhiều nguy cơ có thể bị tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.


Về văn hóa – lịch sử, do ảnh hưởng của nền kinh tế lúa nước lạc hậu trong một thời gian dài nên con người Việt Nam còn thiếu những đức tính quan trọng của một người lao động trong xã hội hiện đại như: đúng giờ, tinh thần trách nhiệm của cá nhân, làm việc độc lập… Những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng lao động của nước ta, hơn nữa, những hạn chế này khó mà có thể thay đổi được trong một sớm một chiều. Thêm vào đó, Việt


19 Lưu Ngọc Trịnh – Trần Đức Vui, 07/09/2008, Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay, http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&news_ID=26852349.

Nam là một đất nước có tới 54 bộ tộc anh em. Sự đa dạng về bộ tộc dẫn tới sự đa dạng về văn hóa nhưng mặt khác cũng đem lại khó khăn cho việc quản lý, tuyên truyền cho họ. Bất ổn về chính trị nhiều khi là do sự không hiểu biết của một số người bị kẻ xấu lợi dụng, kích động. Những hạn chế này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển sản xuất và xuất khẩu của nước ta.


2.1.3. Thẩm định địa phương


Năng lực địa phương của nước ta để phát triển xuất khẩu tuy rằng đã và đang được cải thiện đáng kể nhưng nhìn chung còn nhiều yếu điểm và non kém.

Trước hết, quan điểm, văn hóa của địa phương đang từng bước thay đổi theo hướng tích cực nhưng tốc độ chuyển biến còn chậm. Trước 1986, chúng ta vẫn giữ mãi quan điểm đóng cửa nền kinh tế trong một thời gian khá dài, dẫn đến nền kinh tế trì trệ nghiêm trọng. Sau cải cách, nước ta thực hiện mở cửa nền kinh tế và đã gặp rất nhiều khó khăn. Cả một giai đoạn dài chúng ta đóng cửa nền kinh tế, không biết mình đang đứng ở đâu, đang như thế nào. Trong khi đó, nền kinh tế thế giới phát triển như vũ bão, giao lưu văn hóa, hợp tác kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ. Sự chuyển biến quá chậm về quan điểm đã kéo theo sự tụt hậu của nền kinh tế nước ta hàng chục năm, thậm chí là hàng trăm năm so với các nước trên thế giới. Lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa nước ta cũng chịu ảnh hưởng theo. Tuy vậy, mở cửa dù muộn thì cũng là một bước ngoặt lớn, góp phần cải thiện đáng kể nền kinh tế - xã hội nước ta.

Sự cố kết của quốc gia còn chưa được chặt chẽ. Cuộc sống xã hội hiện đại, đất nước phát triển sẽ hình thành lên ngày càng nhiều tầng lớp xã hội mới với mức sống chênh lệch nhau. Chính điều này tạo nên khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa. Nước ta là một đất nước đa dạng về văn hóa, tôn giáo và tộc người dẫn đến nhiều mâu thuẫn và căng thẳng trong xã hội. Nếu không có có sự gắn kết những nhóm người này lại, không tạo dựng mối quan hệ bền

chặt thì những vấn đề xấu rất dễ xảy ra. Ở nước ta, nhiều hình thức như từ thiện, chương trình vì người nghèo,… cũng đã góp phần cải thiện mối quan hệ này. Tuy vậy, nhiều cộng đồng người dân, tầng lớp nhân dân vẫn còn xa cách. Mối quan hệ giữa người dân trồng trọt, chăn nuôi với tầng lớp thương nhân cần đoàn kết hơn nữa để tạo môi liên kết thúc đẩy xuất khẩu và tạo ra của cải vật chất nhiều hơn cho xã hội.

Các nguồn lực sẵn có của nước ta rất phong phú nhưng cũng chưa phát huy được nhiều tác dụng, đôi khi còn gây cản trở cho nền kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên giàu có cả về đất, rừng và biển đã giúp cho quốc gia có ưu thế cạnh tranh hơn hẳn. Tuy nhiên điều này cũng không hoàn toàn đúng như trong trường hợp của Nhật Bản hay Singapore. Hai đất nước này rất không được thiên nhiên ưu đãi nhưng họ lại phát triển vượt bậc, đứng thứ hạng cao trên thế giới về kinh tế. Chính vì vậy, nước ta dù tài nguyên thiên nhiên đa dạng nhưng không biết cách sử dụng hiệu quả thì cũng ngày một cạn kiệt mà không đem lại nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế ở nước ta. Quy mô dân số càng đông thì càng có lợi thế cạnh tranh trong vấn đề nguồn lao động. Nước ta có một nguồn lao động dồi dào, giá rẻ phục vụ phát triển kinh tế. Nhưng một cách nhìn khác lại cho thấy, quá đông dân sẽ làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề như: nạn thất nghiệp, tội phạm, môi trường sống mất cân bằng, xã hội phải chi nhiều phúc lợi công… Nguồn lao động dồi dào nhưng phải đi kèm với chất lượng cao thì sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh lớn cho đất nước. Cơ sở hạ tầng cũng là một yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến năng lực cạnh tranh cao hay thấp của một địa phương. Cơ sở hạ tầng ở đây bao gồm cả về sản xuất, giao thông, công nghệ thông tin,… Một quốc gia có cơ sở hạ tầng tốt, phát triển đầy đủ sẽ tạo thuận lợi cho địa phương phát triển cả về kinh tế lẫn xã hội. Nhưng hiện tại, cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn còn hết sức yếu kém. Đặc biệt, giao thông vẫn đang là một vấn nạn đau đầu các nhà quản lý nước ta

hiện nay. Những điều này đã làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của Việt Nam, gây tác động không nhỏ tới sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất khẩu.

Tổ chức ngành của Việt Nam cũng vẫn còn kém. Chủ yếu các tập đoàn kinh tế lớn của nước ta là của khu vực Nhà nước. Các tập đoàn này khai thác kinh doanh tài nguyên khoáng sản như: dầu khí, than và các ngành kinh tế nhà nước nắm thế độc quyền như: hàng không, ngân hàng, tài chính, viễn thông, điện lực… Những lĩnh vực đòi hỏi cao về công nghệ thì đều là các tập đoàn của doanh nghiệp nước ngoài. Khối doanh nghiệp tư nhân vẫn còn hết sức yếu kém. Mặc dù là các tập đoàn kinh tế lớn nhất của nước ta nhưng doanh thu của các doanh nghiệp này cũng chỉ gần tương đương doanh thu của các doanh nghiệp nằm trong 10 doanh nghiệp cuối bảng xếp hạng của Fortune 500 (2006). Các tập đoàn này chưa có sự liên kết chặt chẽ để tạo nên một khối sức mạnh vững chắc nhằm tạo rào cản ngăn nhập siêu, thúc đẩy xuất khẩu và đẩy nhanh phát triển kinh tế đất nước.

Các nhà lãnh đạo nước ta đang từng bước thay đổi quan điểm, cách nghĩ và tìm hướng đi đúng đắn cho đất nước. Mở cửa kinh tế, gia nhập thị trường thế giới là quyết định sáng suốt của giai cấp lãnh đạo Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ quá độ nên gặp không ít sai sót trong cơ chế chính sách, trong các văn bản Luật để rồi sau đó phải sửa đổi không ít lần. Điều này ảnh hưởng lớn tới kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động kinh tế - xã hội. Nạn tham nhũng, nhận hối lộ đã làm giảm năng lực cạnh tranh, làm suy yếu hình ảnh quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế và làm cản trở sự phát triển kinh tế đất nước. Các thủ tục hành chính, thủ tục hải quan còn phức tạp, cồng kềnh, quan liêu đã khiến cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư tốn không ít thời gian, tiền bạc khi bước vào Việt Nam.

Tóm lại, Việt Nam không những cần phải nâng cao năng lực quốc gia và đề ra chính sách phát triển quốc gia phù hợp, mà còn cần phải có đội ngũ lãnh đạo các cấp tài tình, sáng suốt, nhiệt huyết và thống nhất cả trong tư

tưởng và hành động. Có như vậy, nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng mới có thể phát triển nhanh và bền vững được.

2.1.4. Xây dựng chiến lược marketing quốc gia


Chúng ta cần phải nhận biết được mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài của chiến lược marketing quốc gia. Mục tiêu trước mắt là nhằm tận dụng tối đa những lợi thế đã có của chúng ta. Các ngành xuất khẩu có lợi thế của nước ta tập trung vào lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp như: lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, thủ công mỹ nghệ, thủy hải sản… Những sản phẩm này có khả năng thu hút lớn các nhà đầu tư cũng như các nhà xuất nhập khẩu. Vì vậy, Nhà nước ta cần kết hợp với các địa phương, tạo điều kiện tốt nhất để thu hút những đối tượng này. Về mục tiêu lâu dài, Việt Nam cần phải nhận biết được phân khúc thị trường nào là thích hợp nhất cho địa phương mình để tập trung nhiều nguồn lực hơn phát triển nó. Nước ta trong dài hạn mong muốn phát triển ngành công nghiệp nhiều hơn nữa, tăng cơ cấu ngành công nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế. Vì vậy, Việt Nam cần đề ra những chiến lược marketing cho phù hợp với từng giai đoạn.

Vấn đề thương hiệu quốc gia có vai trò hết sức quan trọng trong thương mại quốc tế ngày nay. Tuy nhiên đây vẫn còn là vấn đề hết sức nan giải với Việt Nam. “Hình ảnh địa phương là tổ hợp những niềm tin, ý tưởng mà người ta có về một địa phương đó.”20 Một thương hiệu địa phương hay thương hiệu

quốc gia là tên và các biểu trưng hay dấu hiệu nhận biết giúp người ta liên tưởng ngay đến địa danh đó. Chẳng hạn nói đến sản phẩm công nghệ bền thì người ta nghĩ ngay đến Nhật Bản, nói đến sản phẩm giá rẻ thì người ta lại nghĩ ngay đến Trung Quốc. Trong khi đó, khi nhắc đến Việt Nam, bạn bè quốc tế chỉ nghĩ tới chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mạnh các mặt hàng


20 Phillip Kotler (2002), Place Marketing, The Free Press, Newyork.

tiêu dùng, nông thủy hải sản, thực phẩm,… với chất lượng không thua kém với các sản phẩm quốc tế. Tuy nhiên, khoảng 90% sản phẩm Việt Nam vào thị trường thế giới hầu hết thông qua trung gian dưới dạng thô hoặc gia công cho các thương hiệu nước ngoài. Do đó, hình ảnh thương hiệu Việt Nam thường mờ nhạt đối với khách hàng nước ngoài. Chưa kể một số thương hiệu Việt Nam thường phải đối phó với những tranh chấp thương hiệu trên thị trường thế giới (trường hợp Trung Nguyên, Vinataba, Sa Giang, Biti’s,…). Vì thế, các doanh nghiệp của nước ta cần phải xây dựng cho mình một thương hiệu bền vững trong môi trường cạnh tranh và kinh doanh toàn cầu gay gắt như hiện nay bởi vì thương hiệu ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định mua sắm của khách hàng. Vấn đề xây dựng thương hiệu là một khía cạnh không thể thiếu trong chiến lược marketing quốc gia, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển bền vững doanh nghiệp, tạo dựng một hình ảnh đẹp, ấn tượng và lâu bền về sản phẩm Việt Nam cũng như về đất nước chúng ta.

Phía Nhà nước, các cơ quan chính quyền, và trực tiếp đó là Cục Xúc tiến Thương mại của Việt Nam cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đăng ký thương hiệu và chứng nhận xuất xứ hàng hóa quốc gia. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất về top 200 doanh nghiệp Việt Nam của UNDP thì: "Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam được hỏi đều cho rằng tạo dựng thương hiệu ở nước ngoài là việc làm tốn kém và khó khăn. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường quốc tế thông qua các tập đoàn phân phối toàn cầu dưới thương hiệu của họ. Những tập đoàn này không sẵn sàng chấp nhận việc các doanh nghiệp tạo dựng thương hiệu độc lập. Dù sao, làm như vậy vẫn còn là điều vượt quá năng lực và nguồn lực của phần lớn các doanh nghiệp lớn của Việt Nam".21 Theo số liệu của Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Quốc tế WIPO thì kể từ khi nhãn hiệu đầu tiên của Việt Nam được


21 Diễn đàn doanh nghiệp, 23/11/2007, Phương thức tránh mất nhãn hiệu, http://www.truongthanhad.com/index.php?go=News&at=article&sid=865,.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí