Thí Nghiệm 1. Ảnh Hưởng Của Phương Pháp Nghiên Cứu (Trực Tiếp Và Gián Tiếp) Đến Kết Quả Xác Định Giá Trị Me N Của Thức Ăn Thí Nghiệm

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


3.1. Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của phương pháp nghiên cứu (trực tiếp và gián tiếp) đến kết quả xác định giá trị MEN của thức ăn thí nghiệm

Trong cả hai trường hợp sử dụng phương pháp trực tiếp và gián tiếp, tích lũy

nitơ từ thức ăn của gà Lương Phượng giai đoạn 21 - 28 ngày tuổi cao hơn so với giai đoạn 35 - 42 ngày tuổi (bảng 3.1 và bảng 3.2). Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Ở cả hai giai đoạn tuổi của gà thí nghiệm, giá trị ME đều có xu hướng cao hơn so với giá trị MEN; tuy vậy sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Ngoài ra, sự sai khác giữa ME và MEN khi nghiên cứu ở gà giai đoạn 21 - 28 ngày tuổi lớn hơn so với sự sai khác giữa ME và MEN khi nghiên cứu ở gà giai đoạn 35 - 42 ngày tuổi. Điều này có thể do khả năng chuyển đổi protein thức ăn thành protein cơ thể của gà ở giai đoạn 21 - 28 ngày tuổi lớn hơn so với gà giai đoạn 35 - 42 ngày tuổi. Ở giai đoạn 21-28 ngày tuổi, sự sai khác giữa giá trị ME và MEN là 142 kcal/kg DM (tương ứng với 4,97%) khi sử dụng phương pháp thí nghiệm trực tiếp, và 139 kcal/kg DM (tương ứng với 4,90%) trong trường hợp áp dụng phương pháp thí nghiệm gián tiếp với chất chỉ thị là AIA. Ở giai đoạn 35-42 ngày tuổi, sự chênh lệch giữa giá trị ME và MEN lần lượt là 4,32% và 4,30% tương ứng với kết quả xác định bằng phương pháp thí nghiệm trực tiếp và gián tiếp. Như vậy, tính trung bình cho cả 2 giai đoạn thí nghiệm và 2 phương pháp khác nhau, giá trị ME lớn hơn 4,62% so với giá trị MEN.

Ngoài ra, kết quả thí nghiệm cũng chỉ ra sự sai khác đáng kể giữa giá trị năng

lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ của khẩu phần thí nghiệm khi xác định bằng phương pháp in vivo (bảng 3.1 và 3.2) so với giá trị ước tính (bảng 2.1). Giá trị MEN của khẩu phần xác định trên động vật thí nghiệm biến động từ 2530 đến 2557 kcal/kg tính theo nguyên trạng (kcal/kg NT), thấp hơn nhiều (15,40% - 16,28%) so với giá trị ước tính (3023 kcal/kg NT) từ cơ sở dữ liệu thức ăn [11].

Bảng 3.1. Kết quả xác định giá trị ME và MEN trong thức ăn bằng phương pháp trực tiếp

Chỉ số

Đơn vị tính

Giai đoạn 21-

28 ngày tuổi

Giai đoạn 35-

42 ngày tuổi

SEM

P

DM ăn vào

g/con/ngày

42,99

58,06

-

-

Nitơ ăn vào

g/con/ngày

1,59

2,15

-

-

GE ăn vào

kcal/con/ngày

180,42

243,62

-

-

DM đào thải

g/con/ngày

15,15 ± 0,23

21,18 ± 0,37

0,37

0,000

Nitơ đào thải

g/con/ngày

0,85 ± 0,01

1,27 ± 0,03

0,03

0,000

GE đào thải

kcal/con/ngày

51,78 ± 0,83

70,24 ± 1,79

1,46

0,000

Nitơ tích lũy

g/kg DM

17,22 ± 0,30

15,03 ± 0,45

0,45

0,008

ME

kcal/kg DM

2992 ± 19

2986 ± 31

24,97

0,835


MEN

kcal/kg DM

2850 ± 17

2863 ± 27

22,48

0,610

(MJ/kg DM)

11,92 ± 0,07

11,98 ± 0,12

0,10

0,589

kcal/kg NT

2546 ± 15

2557 ± 24

20,08

0,610

MJ/kg NT

10,65 ± 0,06

10,70 ± 0,10

0,08

0,596

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ men, tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn và ứng dụng trong thiết lập khẩu phần nuôi gà thịt - 11

NT: nguyên trạng; DM: vật chất khô

Sự khác nhau giữa kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn cho gà bằng thí nghiệm trên động vật và phương pháp ước tính cũng đã được một số tác giả thông báo. Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Duy Giảng và cs (2000), giá trị ME của ngô khi xác định bằng thí nghiệm in vivo là 3783 kcal/kg DM [5]. Trong khi đó, kết quả ước tính giá trị ME của ngô theo Janssen (1989) (tdt [5]) là 3677 kcal/kg DM, và ước tính theo Viện Chăn nuôi (1995) (tdt [5]) là 3758 kcal/kg DM. Độ chênh lệch giữa phương pháp thí nghiệm trực tiếp trên động vật và phương pháp ước tính biến động từ 0,6% đến 2,9%. Ngoài ra, nghiên cứu của Tôn Thất Sơn và Nguyễn Thị

Mai (2007) cũng cho thấy giá trị ME của các giống đỗ tương khi xác định bằng phương pháp sinh học (in vivo) hầu hết thấp hơn so với phương pháp ước tính [8]. Sự khác nhau không theo một chiều, mà cả ở hai phía cao và thấp hơn từ -9,4 đến

+4,8% [8]. Như vậy có thể thấy rằng có sự sai khác đáng kể giữa kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi bằng thí nghiệm in vivo và kết quả ước tính trong cơ sở dữ liệu thức ăn cho gia cầm ở nước ta hiện nay. Do đó việc xác định giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam bằng phương pháp in vivo là rất cần thiết.

Bảng 3.2. Kết quả xác định giá trị ME và MEN trong thức ăn bằng phương pháp gián tiếp

Chỉ số

Đơn vị tính

Giai đoạn 21-

28 ngày tuổi

Giai đoạn 35-42 ngày tuổi

SEM

P

Nitơ ăn vào

% DM

3,70

3,70

-

-

Nitơ đào thải

% DM

5,60 ± 0,03

6,01 ± 0,05

0,07

0,004

AIA trong khẩu phần

% DM

4,66

4,66

-

-

AIA trong chất thải

% DM

13,01 ± 0,14

12,75 ± 0,30

0,22

0,311

GE ăn vào

kcal/kg DM

4196

4196

-

-

GE đào thải

kcal/kg DM

3417 ± 12

3315 ± 32

29,11

0,025

Nitơ tích lũy

g/kg DM

16,89 ± 0,18

14,94 ± 0,61

0,48

0,016

ME

kcal/kg DM

2972 ± 15

2981 ± 39

30,22

0,771


MEN

kcal/kg DM

2833 ± 14

2858 ± 35

27,29

0,404

MJ/kg DM

11,86 ± 0,06

11,96 ± 0,15

0,11

0,404

kcal/kg NT

2530 ± 12

2553 ± 31

24,38

0,404

MJ/kg NT

10,59 ± 0,05

10,68 ± 0,13

0,10

0,422

Bảng 3.3. So sánh giá trị MEN được xác định bằng phương pháp trực tiếp và gián tiếp

ở 2 giai đoạn tuổi



Chỉ số

Nitơ tích lũy (g/kg

DM)

ME

(kcal/kg DM)

MEN

kcal/kg DM

MJ/kg DM

kcal/kg NT

MJ/kg NT


Phương pháp

TT

16,12

± 0,45

2989

± 17

2857

± 15

11,95

± 0,06

2552

± 14

10,68

± 0,06

GT

15,92

± 0,44

2977

± 20

2846

±18

11,91

± 0,08

2542

± 16

10,64

± 0,07

SEM

0,23

13,26

11,33

0,05

10,12

0,04

P

0,396

0,366

0,361

0,386

0,361

0,368


Độ tuổi

T1

17,05

± 0,17

2982

± 12

2842

± 11

11,89

± 0,05

2538

± 10

10,62

± 0,04

T2

14,99

± 0,36

2984

± 24

2861

± 21

11,97

± 0,09

2555

± 19

10,69

± 0,08

SEM

0,32

19,99

17,94

0,08

16,03

0,07

P

0,000

0,925

0,319

0,311

0,319

0,328


Phương pháp × T1

TT × T1

17,22

± 0,30

2992

± 19

2850

± 17

11,92

± 0,07

2546

± 15

10,65

± 0,06

GT × T1

16,89

± 0,18

2972

± 15

2833

± 14

11,86

± 0,06

2530

± 12

10,59

± 0,05

SEM

0,19

11,28

9,75

0,04

8,71

0,04

P

0,153

0,149

0,149

0,160

0,149

0,162


Phương pháp × T2

TT × T2

15,03

± 0,45

2986

± 31

2863

± 27

11,98

± 0,12

2557

± 24

10,70

± 0,10

GT × T2

14,94

± 0,61

2981

± 39

2858

± 35

11,96

± 0,15

2553

± 30

10,68

± 0,13

SEM

0,45

25,21

21,48

0,09

19,19

0,08

P

0,852

0,849

0,848

0,852

0,848

0,834


P

Phương pháp

0,623

0,656

0,665

0,684

0,665

0,671

Độ tuổi

0,000

0,945

0,454

0,446

0,454

0,460

Phương pháp

× độ tuổi

0,780

0,791

0,796

0,812

0,796

0,815

TT: trực tiếp; GT: gián tiếp; T1: 21-28 ngày tuổi; T2: 35-42 ngày tuổi

Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy sử dụng phương pháp trực tiếp hay gián tiếp với chất chỉ thị là AIA không ảnh hưởng đến kết quả tính toán giá trị MEN của khẩu phần thí nghiệm khi tiến hành thí nghiệm trên gà Lương Phượng ở cả 2 giai đoạn tuổi thí nghiệm. Ở cả 2 giai đoạn tuổi thí nghiệm (21-28 ngày tuổi và 35-42 ngày tuổi), lượng nitơ tích lũy và giá trị MEN được xác định bằng phương pháp trực tiếp không sai khác (P > 0,05) so với kết quả khi xác định bằng phương pháp gián tiếp với chất chỉ thị là AIA (bảng 3.3). Tính chung cho cả hai giai đoạn thí nghiệm, sự chênh lệch về MEN giữa hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp chỉ 0,38%. Kết quả nghiên cứu của Gheisari và cs (2007) cho thấy giá trị MEN của lúa mạch xác định bằng phương pháp thu chất thải tổng số cao hơn so với giá trị xác định bằng phương pháp sử dụng chất chỉ thị (2318 kcal/kg so với 2124 kcal/kg) [79]. Điều này có thể giải thích là do sai số trong quá trình thu mẫu, lượng chất thải xác định được trong giai đoạn thu gom thấp hơn so với thực tế dẫn đến làm tăng giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn. Kêt quả ở bảng 3.3 cũng cho thấy sự khác biệt về hàm lượng nitơ tích lũy ở gà giữa 2 giai đoạn tuổi thí nghiệm (P = 0,000). Tuy nhiên, không có sự tương tác giữa phương pháp nghiên cứu và độ tuổi đến lượng nitơ tích lũy và kết quả tính toán giá trị ME, MEN của khẩu phần (P > 0,05).

Ngược lại, khi so sánh giá trị năng lượng trao đổi và tỉ lệ tiêu hóa các acid

béo ở gà broiler xác định bằng phương pháp thu chất thải tổng số và phương pháp sử dụng chất chỉ thị là khoáng không tan trong acid chlorhydric, Vogtmann và cs. (1975) đã thông báo rằng các kết quả thu được có độ chính xác tương đương [245]. Theo tổng kết của Sales và Janssens (2003a), trong 45 nghiên cứu so sánh tỉ lệ tiêu hóa dinh dưỡng xác định bằng phương pháp sử dụng chất chỉ thị là AIA và phương pháp thu chất thải tổng số ở các loài khác nhau, có 26 nghiên cứu cho kết quả như nhau, 9 nghiên cứu cho thấy số liệu thu được bằng phương pháp sử dụng chất chỉ thị là thấp hơn và 10 nghiên cứu trong đó sử dụng phương pháp chất chỉ thị cho kết quả cao hơn [203]. Từ các kết quả trên cho thấy phương pháp sử dụng chất chỉ thị là khoáng không tan trong acid chlorhydric đáng tin cậy, có thể thay thế cho phương pháp thu chất thải tổng số để xác định giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn hoặc trong các nghiên cứu tiêu hóa các chất dinh dưỡng ở gia cầm. Phương pháp sử dụng

chất chỉ thị là khoáng không tan trong acid chlorhydric trong nghiên cứu tiêu hóa ở động vật có ưu điểm là cho kết quả chính xác hơn, hạn chế sai số trong quá trình thí nghiệm so với việc sử dụng các chất chỉ thị khác cũng như phương pháp thu chất thải tổng số [112], [204].

3.2. Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của độ tuổi gà đến kết quả xác định giá trị MEN của thức ăn thí nghiệm

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy sự biến động về tỉ lệ nitơ đào thải ở các giai đoạn tuổi khác nhau đã kéo theo sự sai khác về lượng nitơ tích lũy ở gà giữa các giai đoạn tuổi thí nghiệm. Lượng nitơ tích lũy cao nhất ở giai đoạn 21 - 28 ngày tuổi (16,89 g/kg DM thức ăn) và thấp nhất ở giai đoạn 49 - 56 ngày tuổi (13,54 g/kg DM thức ăn), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê. Ở giai đoạn 35 - 42 và 42 - 49 ngày tuổi sự sai khác về hàm lượng nitơ tích lũy so với giai đoạn 28 - 35 ngày tuổi là không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, lượng nitơ tích lũy của gà từ cùng một loại thức ăn có xu hướng cao nhất ở giai đoạn gà còn nhỏ (21 - 28 ngày tuổi) sau đó giảm nhẹ và có xu hướng ổn định ở giai đoạn gà từ 28 - 49 ngày tuổi và thấp nhất ở giai đoạn cuối cùng (49 - 56 ngày tuổi). Các số liệu về tích lũy nitơ từ thức ăn trong thí nghiệm này là phù hợp với đặc điểm sinh trưởng và tích lũy protein theo độ tuổi của gà.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của độ tuổi gà đến lượng nitơ tích lũy


Chỉ số

Giai đoạn tuổi (ngày tuổi)

SEM

P

21 - 28

28 - 35

35 – 42

42 - 49

49 - 56

AIA trong khẩu phần (% DM)

4,66

-

-

AIA trong chất thải (% DM)

13,01

± 0,14

12,71

± 0,13

12,75

± 0,30

12,93

± 0,19

12,62

± 0,28

0,31

0,702

Nitơ ăn vào (% DM)

3,695

-

-

Nitơ đào thải (% DM)

5,60c

± 0,03

6,25a

± 0,04

6,01b

± 0,05

5,89b

± 0,05

6,34a

± 0,05

0,06

0,000

Nitơ tích lũy (g/kg DM)

16,89a

± 0,18

14,04bc

± 0,33

14,94bc

± 0,61

15,70ab

± 0,45

13,54c

± 0,38

0,59

0,000

Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05

Kết quả xác định giá trị ME và MEN của khẩu phần ở gà Lương Phượng giai đoạn 21 - 56 ngày tuổi được trình bày ở bảng 3.5. Các giá trị ME và MEN của khẩu phần thí nghiệm khi sử dụng gà có độ tuổi khác nhau trong giai đoạn 21-56 ngày tuổi có sự biến động rất ít, có xu hướng cao nhất ở giai đoạn 28-35 ngày tuổi (3010 và 2894 kcal/kg DM) và thấp nhất ở giai đoạn 21-28 ngày tuổi (2972 và 2833 kcal/kg DM). Tuy nhiên, sự sai khác này là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Điều này có nghĩa là giá trị ME và MEN trong khẩu phần thí nghiệm không bị ảnh hưởng bởi độ tuổi của gà trong giai đoạn 21-56 ngày tuổi.

Bảng 3.5. Giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn theo các độ tuổi của gà



Chỉ số

Giai đoạn tuổi (ngày tuổi)


SEM


P

21 - 28

28 - 35

35 - 42

42 - 49

49 - 56

GE ăn vào (kcal/kg DM)

4196

-

-

GE đào thải (kcal/kg DM)

3417a

± 12

3236b

± 18

3315ab

± 32

3338ab

± 37

3262b

± 23

36,91

0,001

ME

(kcal/kg DM)

2972

± 15

3010

± 17

2982

± 39

2993

± 27

2989

± 33

39,63

0,904

MEN

(kcal/kg DM)

2833

± 14

2894

± 15

2858

± 35

2864

± 24

2878

± 30

35,44

0,520

MEN

(kcal/kg NT)

2530

± 12

2585

± 13

2553

± 31

2558

± 22

2571

± 27

0,15

0,532

MEN

(MJ/kg DM)

11,85

± 0,06

12,11

± 0,06

11,96

± 0,14

11,98

± 0,10

12,04

± 0,13

31,66

0,520

MEN

(MJ/kg NT)

10,59

± 0,05

10,82

± 0,06

10,68

± 0,13

10,70

± 0,09

10,76

± 0,11

0,13

0,538

Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05

Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ của khẩu phần thí nghiệm biến động từ 2530 đến 2585 kcal/kg tính theo nguyên trạng. Giá trị này thấp hơn nhiều so với kết quả ước tính từ bảng thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc gia cầm ở Việt Nam [11] (2530 và 2585 kcal/kg so với 3023 kcal/kg). Điều này chứng

tỏ rằng giá trị năng lượng trao đổi ước tính từ thành phần các chất dinh dưỡng theo công thức của Nehring (1973) hiện đang được sử dụng là sai khác đáng kể so với giá trị xác định trực tiếp trên gia cầm trong các điều kiện thực tế ở nước ta. Một số tác giả khác khi tiến hành xác định giá trị năng lượng trao đổi của một số loại thức ăn cho gia cầm bằng phương pháp Farrell cũng đã thông báo có sự sai khác đáng kể giữa giá trị thu được bằng thí nghiệm in vivo so với giá trị ước tính trong cơ sở dữ liệu của thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam hiện nay [5], [8].

Sự sai khác giữa giá trị năng lượng trao đổi (ME) và năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) được thể hiện ở bảng 3.6. Kết quả cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa giá trị ME và MEN (P < 0,001). Ở các giai đoạn tuổi thí nghiệm, giá trị MEN luôn thấp hơn từ 3,72% đến 4,67% so với giá trị ME. Sự sai khác thấp nhất là ở giai đoạn 49 - 56 ngày tuổi, cao nhất vào giai đoạn 21 - 28 ngày tuổi. Điều này có thể giải thích do sự thay đổi lượng nitơ tích lũy từ thức ăn của gà theo các độ tuổi khác nhau. Tích lũy nitơ càng lớn thì sự chênh lệch giữa ME và MEN càng lớn và ngược lại. Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với công bố của Lopez và Leeson (2007) vì các tác giả này thấy rằng khi cho ăn cùng 1 khẩu phần thí nghiệm, sự chênh lệch giữa giá trị ME và MEN xác định được trên gà giai đoạn từ 7 đến 49 ngày tuổi là 4-5% [133].

Bảng 3.6. So sánh giá trị ME và MEN của khẩu phần thí nghiệm


Độ tuổi (ngày tuổi)

ME

(kcal/kg DM)

MEN

(kcal/kg DM)


P

ME-MEN

(kcal/kg DM)

MEN/ME (%)

21 - 28

2972 ± 15

2833 ± 14

< 0,001

139 ± 2

95,33 ± 0,04

28 - 35

3010 ± 17

2894 ± 15

< 0,001

115 ± 3

96,17 ± 0,07

35 - 42

2981 ± 39

2858 ± 35

< 0,001

125 ± 4

95,88 ± 0,11

42 - 49

2993 ± 27

2864 ± 24

< 0,001

129 ± 4

95,69 ± 0,09

49 - 56

2989 ± 33

2878 ± 30

< 0,001

111 ± 3

96,28 ± 0,07

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/10/2022