Tỉ Lệ Tiêu Hóa Biểu Kiến Các Chất Dinh Dưỡng Trong Các Phụ Phẩm Protein

Bảng 3.19. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong các phụ phẩm protein

động vật


Chỉ số

Bột thịt

xương

Bột đầu tôm

Bột gia cầm

thủy phân

Bột lông vũ


TLTH

hồi tràng

CP (%)

58,6 ± 1,0

72,1 ± 1,1

75,0 ± 1,3

68,9 ± 0,9

EE (%)

51,4 ± 1,4

41,7 ± 0,7

70,5 ± 1,0

66,5 ± 1,4

CF (%)

11,7 ± 0,7

44,2 ± 1,5

16,4 ± 0,8

16,3 ± 0,5

NfE (%)

90,7 ± 1,3

50,2 ± 2,7

79,1 ± 5,3

77,2 ± 2,5

OM (%)

56,8 ± 0,9

62,2 ± 0,7

74,1 ± 1,3

68,6 ± 0,9

TLTH

toàn phần

EE (%)

59,8 ± 1,6

43,7 ± 1,5

80,4 ± 1,0

73,1 ± 1,3

CF (%)

16,2 ± 1,6

53,2 ± 3,2

26,8 ± 0,8

17,1 ± 2,9

NDF (%)

49,8 ± 0,8

64,8 ± 3,1

70,0 ± 1,2

69,2 ± 1,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ men, tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn và ứng dụng trong thiết lập khẩu phần nuôi gà thịt - 14

3.4. Thí nghiệm 4. Xác định tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của các amino acid trong các loại thức ăn cho gà

3.4.1. Hàm lượng amino acid nội sinh cơ bản

Hàm lượng protein và các amino acid nội sinh cơ bản ở gà Lương Phượng xác

định bằng phương pháp sử dụng khẩu phần không chứa nitơ được trình bày ở bảng

3.20. Tinh bột ngô và cellulose (bột giấy) có thể làm tăng bài tiết ở dạ dày, tụy, mật và ruột non. Các chất bài tiết ở tụy và ruột non góp phần làm tăng tổng bài tiết nội sinh ở mức cao nhất. Trong khi đó, các thành phần chủ yếu trong các chất bài tiết nội sinh là các mucoprotein và enzyme tiêu hóa giàu Pro, Gly, Glu, Asp, Ser, Ala, Thr và Val [44], [127].

Kết quả ở bảng 3.20 cho thấy trong các amino acid nội sinh cơ bản, Leu + Ileu, Glu, Gly, Ala, Pro, Asp, Thr và Ser chiếm tỉ lệ cao. Kết quả nghiên cứu của Lemme và cs. (2004) cũng cho thấy hàm lượng cao của các amino acid nội sinh cơ bản như Glu, Asp, Leu, Thr, Pro và Ser khi sử dụng khẩu phần không chứa nitơ [122]. Do đó, sự khác biệt trong tương quan tỉ lệ các mucoprotein có ảnh hưởng đến các loại amino acid nói trên ở trong dịch hồi tràng [187]. Sự tồn tại với tỉ lệ cao của Gly, Thr, Ser, Asp và Glu trong dịch hồi tràng có thể do các amino acid này được hấp thu chậm hơn các amino acid khác trong đường ruột [230]. Ngoài ra, kết quả ở bảng

3.20 cũng chỉ ra rằng hàm lượng His và Met trong dịch hồi tràng của gà Lương Phượng khi nuôi bằng khẩu phần không chứa nitơ là rất thấp. Điều này có thể do 2 amino acid này được hấp thu với tỉ lệ cao nhất trong đường tiêu hóa [252].

Bảng 3.20. Hàm lượng amino acid nội sinh cơ bản ở gà Lương Phượng


TT

Chỉ số

Đơn vị tính

Lượng nội sinh cơ bản

Các amino acid thiết yếu

1

Arginine

mg/kg DM

288,00 ± 20,67

2

Histidine

mg/kg DM

152,30 ± 19,64

3

Leucine + Isoleucine

mg/kg DM

715,25 ± 17,19

4

Lysine

mg/kg DM

203,70 ± 75,47

5

Methionine

mg/kg DM

107,80 ± 51,57

6

Phenylalanine

mg/kg DM

290,26 ± 73,54

7

Threonine

mg/kg DM

511,18 ± 32,89

8

Tryptophan

mg/kg DM

103,65 ± 12,24

9

Valine

mg/kg DM

429,95 ± 54,20

Các amino acid không thiết yếu

10

Alanine

mg/kg DM

305,39 ± 30,26

11

Aspartic acid

mg/kg DM

552,00 ± 29,90

12

Cysteine

mg/kg DM

230,00 ± 19,56

13

Cystine

mg/kg DM

246,24 ± 28,36

14

Glutamic acid

mg/kg DM

736,60 ± 53,67

15

Glycine

mg/kg DM

486,75 ± 52,13

16

Proline

mg/kg DM

395,93 ± 77,39

17

Serine

mg/kg DM

431,62 ± 93,59

18

Tyrosine

mg/kg DM

289,23 ± 41,25

Protein tổng số

g/kg DM

8,51 ± 0,23

3.4.2. Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng amino acid trong các thức ăn thí nghiệm

Thành phần các amino acid tổng số trong 19 mẫu thức ăn thí nghiệm (bảng 2.5) cho thấy không có sự khác biệt lớn về hàm lượng các amino acid trong thức ăn

thí nghiệm so với các công bố trước đây đối với loại thức ăn tương ứng [161], [174]. Ngoại trừ bột gia cầm thủy phân, các mẫu thức ăn giàu protein trong nghiên cứu này đều có tỉ lệ Lys khá cao. Hàm lượng Lys trong bột cá cơm lên đến 4,45%. Nhìn chung, các amino acid thiết yếu như His, Lys, Met và Trp trong các mẫu nguyên liệu thức ăn giàu năng lượng tương đối thấp hơn so với các mẫu thức ăn giàu protein.

Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến (AID) và tiêu chuẩn (SID) các amino acid trong 19 mẫu thức ăn thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.21 và 3.22. Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của protein hay amino acid luôn thấp hơn tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn tương ứng. Các loại thức ăn càng giàu protein thì sự chênh lệch giữa AID và SID càng thấp và ngược lại (bảng 2.5, 3.21 và 3.22).

Đối với thức ăn thí nghiệm là ngô và DDGS, tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các amino acid ở ngô cao hơn so với ở 2 mẫu DDGS. Không có sự chênh lệch lớn về tỉ lệ tiêu hóa amino acid tương ứng giữa 2 mẫu DDGS thí nghiệm. Tỉ lệ tiêu hóa tiêu chuẩn các amino acid dao động từ 77,4 – 95,0% đối với ngô và từ 62,0 – 80,8% đối với DDGS. Nhìn chung, tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn đối với Lys, Thr và Val ở 2 mẫu DDGS thí nghiệm thấp hơn so với các amino acid thiết yếu khác. Trong 3 mẫu ngô và DDGS, tỉ lệ tiêu hóa Lys là thấp nhất (77,4% ở ngô và 62,0% ở DDGS).

Trong cám gạo và cám gạo sấy, tỉ lệ tiêu hóa Pro, Gly và Thr thấp hơn so với các amino acid khác. Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn cao nhất là Arg (86,2% đối với cám gạo và 87,5% đối với cám gạo sấy). Trong khi đó, tỉ lệ tiêu hóa các amino acid trong cám gạo trích ly là rất thấp, dao động từ 45,4% đến 59,7%. Tỉ lệ tiêu hóa tiêu chuẩn CP ở cám gạo trích ly là 46,3%, thấp hơn nhiều so với cám gạo Huế (68,6%) và cám gạo sấy (68,9%). Điều này có thể do hàm lượng xơ thô cao trong cám gạo trích ly đã làm tăng hàm lượng nitơ nội sinh trong đường tiêu hóa, từ đó làm giảm tỉ lệ tiêu hóa protein trong cám gạo. Bên cạnh đó, cân đối amino acid trong thức ăn nguyên liệu cũng có tác động lớn đến tỉ lệ tiêu hóa protein và amino acid.

Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn đối với CP và các amino acid trong gạo lứt có xu hướng cao hơn so với trong tấm gạo. SID đối với Lys và Gly trong gạo lứt và tấm gạo khá thấp so với các amino acid khác. Trong khi đó, tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn Arg và Val trong gạo lứt và tấm gạo rất cao (89,9 và 88,6%).

Trong nhóm nguyên liệu là đậu tương và khô dầu, các amino acid được tiêu hóa tốt nhất ở nhóm đậu tương. Không có sự khác biệt lớn về tỉ lệ tiêu hóa các amino acid giữa đậu tương ép đùn, đậu tương thủy phân và khô dầu đậu tương. Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn dao động từ 80,2 - 88,3% ở đậu tương ép đùn, từ 82,7 - 90,0% ở đậu tương thủy phân và từ 83,4 - 92,9% ở khô dầu đậu tương. Nhìn chung, không có sự biến động lớn về tỉ lệ tiêu hóa các amino acid trong các mẫu đậu tương, khô dầu hạt cải và khô dầu lạc. Xu hướng này cũng đã được Ravindran và cs. (2005) thông báo khi đánh giá tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến amino acid trong khô dầu đậu tương, khô dầu bông và khô dầu hạt cải [190]. Đối với khô dầu dừa, tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn biến động khá lớn (60,4 - 84,8%).

Đối với nhóm nguyên liệu protein động vật, khoảng biến động về tỉ lệ tiêu hóa giữa các amino acid trong bột cá cơm và bột đầu tôm thấp hơn so với các thức ăn giàu protein động vật khác. Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn đối với bột cá cơm là 78,0 - 88,4% và đối với bột đầu tôm là 74,9 - 84,4%. Trong khi đó, khoảng biến động về tỉ lệ tiêu hóa các amino acid trong bột lông vũ là 47,6 - 82,0%, ở bột thịt xương là 59,9 - 76,6% và đối với bột gia cầm thủy phân là 70,6 - 88,5%. Trong các loại amino acid thiết yếu, tỉ lệ tiêu hóa Lys, Thr và Trp trong bột lông vũ và bột thịt xương là rất thấp. Trong khi đó, SID đối với Arg, His, Leu + Ileu, Thr, Val và Phe ở bột cá cơm, bột gia cầm thủy phân và bột đầu tôm rất cao (bảng 3.22). Nhìn chung, trong 5 loại thức ăn protein động vật thí nghiệm, bột thịt xương có tỉ lệ tiêu hóa amino acid và protein thấp nhất. Chất lượng của bột thịt xương có thể biến động do ảnh hưởng trong quá trình chế biến hoặc do của tương quan giữa hàm lượng protein cơ và collagen trong nguyên liệu thô [14], [221], [250]. Collagen là protein chủ yếu trong xương, mô liên kết, sụn và gân. Collagen thường thiếu hụt các amino acid thiết yếu [57] và mất cân đối về thành phần các amino acid [190], từ đó làm giảm tỉ lệ tiêu hóa các amino acid trong bột thịt xương.


Bảng 3.21. Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến amino acid trong các thức ăn thí nghiệm



Nguyên liệu

Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến amino acid (%)

CP

Arg

His

Ileu + Leu

Lys

Met

Phe

Thr

Tryp

Val

Ala

Asp

Cys

Glu

Gly

Pro

Ser

Tyr

Ngô

79,80

75,13

85,51

83,63

71,41

84,45

81,23

67,64

73,57

73,79

80,09

74,39

71,20

80,85

79,59

79,73

79,14

80,39

DDGS - 1

62,24

70,56

71,00

69,24

57,71

67,85

74,11

57,00

68,83

64,02

76,62

59,49

61,66

69,45

74,12

73,62

66,81

77,57

DDGS - 2

67,72

71,19

73,95

67,94

57,85

67,31

73,80

60,55

69,85

65,64

75,23

56,31

64,43

71,55

75,01

70,93

68,97

76,90

Cám gạo

62,87

84,13

78,04

69,92

70,13

71,18

67,20

62,05

75,96

63,21

69,99

66,26

66,87

75,89

64,48

57,25

65,44

74,06

Cám gạo sấy

62,13

85,12

76,22

64,06

72,20

74,95

68,77

58,47

68,53

64,60

64,95

65,67

64,45

72,94

64,92

57,80

67,85

75,89

Cám gạo trích ly

41,55

47,11

47,13

52,11

42,87

53,25

52,98

43,81

52,89

47,44

54,01

57,38

50,33

51,10

52,51

50,65

52,53

50,00

Tấm gạo

75,46

84,34

72,44

76,84

68,72

76,65

74,79

60,64

74,05

76,19

81,81

73,91

62,39

75,82

58,87

66,53

73,70

72,93

Gạo lứt

80,16

82,12

82,23

80,62

71,12

78,97

77,37

61,77

78,23

77,59

83,43

76,58

66,46

80,32

59,34

66,36

75,50

71,90

Đậu tương ép

đùn

83,64

84,32

83,84

78,88

80,08

80,32

82,76

77,09

83,65

82,27

77,08

81,53

74,42

86,04

77,93

79,50

80,33

84,79

Đậu tương thủy phân

80,88

84,27

86,73

82,30

85,17

85,43

81,95

76,77

84,87

83,84

80,49

80,76

82,96

80,71

83,16

82,15

83,10

85,60

Khô dầu đậu tương

84,07

85,04

85,57

84,24

84,95

89,21

84,48

79,87

85,17

84,73

81,12

81,13

81,05

87,42

82,58

84,58

83,45

85,45

Khô dầu dừa

63,63

83,54

66,92

68,00

63,44

70,97

67,58

61,09

69,23

73,31

66,62

59,33

58,85

62,94

60,87

55,84

55,04

66,27

Khô dầu lạc

78,07

88,14

82,37

83,62

68,54

83,29

81,91

76,77

83,12

81,27

72,28

81,38

65,58

83,86

71,69

73,75

79,13

73,26

Khô dầu hạt cải

69,85

82,12

79,72

73,79

71,40

72,88

73,52

65,53

75,19

71,45

73,85

70,08

72,94

82,47

71,20

71,01

69,29

73,55

Bột cá cơm

77,59

77,84

74,93

79,77

80,07

82,20

80,86

77,36

81,54

84,31

81,55

75,92

77,33

84,30

81,45

76,96

76,89

75,26

Bột lông vũ

68,86

66,23

53,69

68,44

51,55

54,69

59,17

50,82

46,43

64,33

75,96

66,70

45,30

65,77

79,26

71,04

74,77

57,44

Bột gia cầm thủy phân

75,00

86,45

79,36

79,89

79,09

74,19

79,14

79,49

76,01

75,66

73,91

67,74

67,88

76,23

73,07

80,74

69,08

72,64

Bột thịt xương

58,57

72,65

68,75

72,14

64,21

67,79

64,65

60,81

53,67

68,88

68,99

62,89

48,02

72,68

70,80

72,88

64,94

69,82

Bột đầu tôm

72,05

80,14

75,76

77,90

74,01

78,19

75,85

73,87

74,61

76,99

71,99

77,26

75,85

76,48

72,87

72,93

72,15

74,23


Bảng 3.22. Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn amino acid trong các thức ăn thí nghiệm



Nguyên liệu

Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn amino acid (%)

CP

Arg

His

Ileu + Leu

Lys

Met

Phe

Thr

Tryp

Val

Ala

Asp

Cys

Glu

Gly

Pro

Ser

Tyr

Ngô

89,90

82,18

91,00

92,05

77,41

92,85

93,40

84,63

85,38

91,67

85,00

94,98

84,33

89,27

95,14

89,60

89,70

90,32

DDGS - 1

66,61

73,78

73,53

71,54

62,00

70,27

76,65

64,43

75,80

68,23

78,59

63,89

67,11

71,85

80,36

78,59

72,44

80,82

DDGS - 2

71,62

74,22

76,58

70,18

62,11

69,68

76,72

68,22

76,54

69,84

77,05

60,48

69,31

73,67

80,22

73,65

73,75

79,89

Cám gạo

68,59

86,17

80,70

73,13

72,51

74,80

71,48

69,13

71,02

68,56

72,88

70,36

74,77

79,33

68,62

62,69

70,27

79,72

Cám gạo sấy

68,92

87,50

79,96

71,96

74,79

78,57

74,30

68,46

74,05

71,42

68,32

71,17

72,32

77,70

69,50

65,01

73,98

81,66

Cám gạo trích ly

46,29

49,08

50,23

57,65

45,42

56,10

58,05

52,83

58,57

52,73

55,69

59,68

57,96

54,50

55,07

56,21

57,57

54,40

Tấm gạo

83,76

89,65

80,19

85,82

76,36

84,05

82,33

84,55

80,81

88,76

86,16

83,20

82,56

80,56

74,63

71,77

86,86

80,90

Gạo lứt

89,12

89,87

86,47

88,63

77,10

83,94

83,95

86,68

79,24

88,62

90,88

84,78

86,08

85,90

71,57

88,78

89,92

85,61

Đậu tương ép

đùn

87,26

86,21

87,12

81,53

81,59

84,67

85,64

83,07

88,13

86,67

80,18

84,00

82,29

87,87

82,53

83,73

85,16

88,30

Đậu tương thủy phân

84,26

86,18

89,24

84,62

86,93

89,02

84,31

82,70

88,28

87,89

83,48

83,17

90,00

82,50

87,46

85,76

87,22

88,99

Khô dầu đậu tương

87,41

86,93

88,41

86,67

86,47

92,89

86,89

86,37

88,63

88,76

84,16

83,44

88,33

89,26

86,53

88,24

87,44

88,94

Khô dầu dừa

64,08

84,80

71,36

71,70

67,49

74,58

71,18

69,38

75,74

77,23

70,77

63,00

70,42

64,99

67,05

62,36

60,37

71,43

Khô dầu lạc

81,72

89,29

84,86

87,33

71,30

88,52

84,53

85,28

87,73

85,68

75,91

83,98

75,38

85,69

76,36

78,57

83,71

77,51

Khô dầu hạt cải

73,76

84,33

82,00

77,06

73,04

75,53

76,13

71,18

79,23

75,59

76,96

73,76

77,44

84,39

75,44

74,09

74,32

78,44

Bột cá cơm

80,92

79,97

78,03

82,32

81,48

83,42

83,80

81,35

85,29

88,39

83,49

78,65

88,07

86,87

85,19

80,69

80,93

80,47

Bột lông vũ

72,66

68,49

61,90

71,32

55,63

63,51

62,40

56,73

53,61

67,59

79,16

71,58

47,57

69,40

82,04

72,72

76,97

64,38

Bột gia cầm thủy phân

79,17

88,52

83,39

83,11

82,84

76,97

82,63

85,81

83,72

80,03

76,22

70,63

79,93

79,88

75,69

84,59

72,93

77,43

Bột thịt xương

62,57

74,75

72,99

76,04

66,39

71,73

69,27

68,84

61,95

73,50

71,48

66,92

59,91

75,58

72,56

75,22

71,71

76,64

Bột đầu tôm

75,31

82,43

76,27

81,04

76,11

82,15

79,14

81,72

84,43

81,34

74,92

81,62

78,58

79,82

78,56

79,92

81,45

78,33

3.5. Thí nghiệm 5. Kiểm tra kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi đối với một số thức ăn nguyên liệu bằng thí nghiệm sinh trưởng

Kết quả ở bảng 3.23 cho thấy ảnh hưởng của thức ăn đến sự thay đổi về khối lượng cơ thể gà ở 2 nghiệm thức. Từ tuần tuổi thứ 5 đến tuần tuổi 12, sai khác đáng kể về khối lượng cơ thể gà giữa 2 nghiệm thức luôn có ý nghĩa thống kê. Ở tuần tuổi 12, sự sai khác về khối lượng cơ thể gà giữa 2 nghiệm thức là có ý nghĩa thống kê với P = 0,001. Vào thời điểm kết thúc thí nghiệm, gà được nuôi bằng khẩu phần được thiết lập từ các giá trị MEN xác định được từ nghiên cứu này có khối lượng cơ thể cao hơn 84g (tương đương với 7,45%) so với gà ở nghiệm thức đối chứng. Điều này có thể do việc thiết lập khẩu phần dựa trên giá trị MEN thu được từ các thí nghiệm in vivo đã cải thiện độ chính xác trong việc lập khẩu phần. Mặc dù các nhóm khẩu phần đã được xây dựng đảm bảo sự giống nhau về giá trị MEN ở từng giai đoạn tuổi, tuy nhiên việc sử dụng các giá trị MEN in vivo và dầu nành trong xây dựng khẩu phần đã làm gia tăng độ chính xác về mật độ năng lượng trong nhóm khẩu phần thí nghiệm so với nhóm khẩu phần đối chứng, đáp ứng gần hơn nhu cầu năng lượng của gà trong quá trình thí nghiệm, từ đó giúp cải thiện sinh trưởng của gà. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả ở các bảng 3.24 và 3.25. Tính chung cho toàn bộ quá trình thí nghiệm, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gà ở nghiệm thức thí nghiệm cao hơn ở nghiệm thức đối chứng là 7,65% (bảng 3.24). Sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê với P = 0,001. Vào tuần cuối cùng của thí nghiệm, tốc độ sinh trưởng tương đối của gà ở nghiệm thức thí nghiệm có xu hướng cao hơn so với gà ở nghiệm thức đối chứng (tương đương với 35,17%) (bảng 3.25). Tuy nhiên, sự sai khác này là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Khi cho ăn tự do, gia cầm tự điều chỉnh lượng ăn vào nhằm thỏa mãn nhu cầu năng lượng của chúng [160], [200]. Do sự suy giảm về mật độ năng lượng trong nhóm khẩu phần đối chứng so với nhóm khẩu phần thí nghiệm, gà ở nghiệm thức đối chứng phải gia tăng lượng ăn vào hằng ngày để bù đắp phần năng lượng thiếu hụt. Tính chung cho toàn bộ quá trình thí nghiệm, lượng thức ăn ăn vào của gà ở nghiệm thức đối chứng cao hơn 10,24% so với ở nghiệm thức thí nghiệm (bảng 3.26). Tuy nhiên, sự sai khác này là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Điều này có thể giải thích là do sự biến động về lượng ăn vào giữa các cá thể hoặc do số lượng gà thí nghiệm chưa đủ lớn để có thể biểu thị rõ rệt sự sai khác.

Việc gia tăng mật độ năng lượng trong thức ăn cho gia cầm giúp làm giảm lượng thức ăn ăn vào ở gia cầm nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Do vậy, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng sẽ giảm xuống. Tính chung cả đợt thí nghiệm, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng ở nghiệm thức thí nghiệm thấp hơn 16,12% so với nghiệm thức đối chứng (bảng 3.27). Sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Ngoài ra, mặc dù không có sự chênh lệch đáng kể về tổng lượng protein tiêu thụ trong 12 tuần thí nghiệm ở gà giữa 2 nghiệm thức, nhưng hiệu quả sử dụng protein ở gà trong nghiệm thức thí nghiệm cao hơn 23,78% so với ở nghiệm thức đối chứng. Sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Như vậy, có thể thấy rằng việc nuôi gà bằng các khẩu phần được xây dựng dựa trên các giá trị MEN thu được trong nghiên cứu này đã cải thiện khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn ở gà Lương Phượng so với việc sử dụng các khẩu phần được thiết lập dựa trên cơ sở dữ liệu về thức ăn cho gia cầm ở nước ta hiện nay.

Bảng 3.23. Khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

(ĐVT: g/con)


Tuần tuổi

KPĐC

KPTN

SEM

P

3 ngày

45,40 ± 0,18

45,32 ± 0,20

0,32

0,815

1

94,95 ± 1,80

97,08 ± 1,76

2,80

0,491

2

197,60 ± 2,04

208,56 ± 2,14

3,23

0,027

3

331,81 ± 3,29

349,04 ± 7,21

8,50

0,113

4

456,72 ± 6,80

472,80 ± 5,07

6,99

0,083

5

626,32 ± 8,70

665,88 ± 4,41

9,59

0,015

6

748,48 ± 8,08

791,97 ± 4,39

8,32

0,006

7

850,28 ± 10,10

909,92 ± 5,86

14,35

0,014

8

927,36 ± 12,53

1004,23 ± 8,62

15,09

0,007

9

1000,28 ± 14,17

1065,64 ± 10,81

18,73

0,025

10

1058,60 ± 13,84

1144,84 ± 10,80

19,95

0,012

11

1111,52 ± 14,05

1188,32 ± 11,97

11,19

0,002

12

1127,88 ± 17,16

1211,80 ± 11,17

9,49

0,001

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 02/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí