bia từ 7,3 - 10,8 MJ/ kg, NfE từ 41,3 - 46,7%, EE từ 3,7 - 8%, CF từ 12 - 18%
[100]. Bã bia còn tươi chứa lượng nước 76,9 - 87,5%. Trong bã bia có các mảnh hạt chứa nhiều dẫn xuất không nitơ, hầu như toàn bộ lipid và protein của các loại hạt, bột nằm trong bã bia [70]. Trong 100 kg bã bia khô (độ ẩm dưới 12%) có 15,2 kg protein dễ tiêu hóa trong đó có 350 g lysine, 110 g tryptophan, 160 g methionine, 450 g arginin, ngoài ra còn nhiều chất khoáng và vitamin nhóm B [70]. Chất xơ trong bã bia khá cao 1,32 - 4,88% là xơ có độ tiêu hóa cao so với các loại xơ của thức ăn [25].
Kết quả nghiên cứu của Nguyen Thi Kim Dong (2005) bã bia có thể thay thế 50 - 75% thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần của ngan giai đoạn sinh trưởng [99]. Chi phí thức ăn của khẩu phần 25% thức ăn hỗn hợp (75% bã bia) chỉ bằng 50% so với khẩu phần 100% thức ăn hỗn hợp. Tăng khối lượng hằng ngày giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05) [99].
1.3.8 Bột phụ phẩm cá tra
Cá tra (Pangasius hypophthalmus) là một trong 28 loài thuộc họ Pangasiidae phân bố ở lưu vực sông Mekong. Ngoài ra, loài cá này cũng được phân bố ở Campuchia, Lào và Thái Lan [110]. Cá tra được nuôi tập trung ở Đồng bằng Sông Cửu Long chủ yếu là nuôi bè và sử dụng thức ăn tự nhiên, đến năm 2000 cá nuôi bè được cho ăn thức ăn phối trộn. Ở miền Nam Việt Nam đặc biệt là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, cá tra rất phổ biến và trở thành món ăn thường ngày của nhiều người. Vào cuối mùa nước nổi (từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau) cá tra di chuyển theo con nước để sinh sản và cá con sẽ bắt đầu vòng đời vào mùa
mưa (từ tháng 6 đến tháng 8) [110]. Cá tra trưởng thành chiều dài 130 cm, đạt khối lượng 44 kg. Cá thích hợp trong môi trường pH 6,5 - 7,5, nhiệt độ 22 - 260C. Cá cái thành thục khoảng 3 năm tuổi và khối lượng đạt khoảng 3 kg. Tuy nhiên, cá đực thành thục khoảng 2 năm tuổi, nhưng trong tự nhiên dường như hoạt động giao phối của cá đực cùng thời điểm với cá cái. Những giống cá tra trong tự nhiên sinh sản 2 lần/ năm, nhưng khi nuôi trong bè thì sẽ sinh lần 2 sau lần 1 từ 6 - 17 tuần
[67].
Theo VASEP, năm 2008 Việt Nam xuất khẩu hơn 640 nghìn tấn cá tra với
kim ngạch đạt 1,45 tỉ USD [26]. Thị trường xuất khẩu cá tra từ hơn 100 nước (năm 2007) đã tăng lên tới 144 nước (năm 2008) [26]. Năm 2010 Việt Nam xuất khẩu đạt 659,4 nghìn tấn cá tra, kim ngạch xuất khẩu 1,427 tỷ USD [26].
Cá tra sống được phi lê tách thịt ra khỏi đầu, xương và nội tạng. Thịt phi lê được chế biến thành những sản phẩm tiêu dùng. Phụ phẩm là phần còn lại của cá tra sau khi tách thịt phi lê. Phụ phẩm này được các công ty chế biến thành mỡ và bột phụ phẩm cá tra sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Phụ phẩm được chế biến thành các sản phẩm như bột phụ phẩm cá tra loại 1 (CP>50%), bột phụ phẩm cá tra loại 2 (CP<50%) và mỡ cá tra.
Theo Le Thi Men và cs. (2005), thành phần dinh dưỡng của thịt cá tra ở Đồng bằng Sông Cửu Long, ở cá tra nuôi bè hàm lượng CP là 58,6% và EE là 39,9%, ở cá tra hầm chứa CP là 57% và EE là 36,1% [89]. Theo Nguyen Thi Thuy và cs. (2010), bột phụ phẩm cá tra có hàm lượng CP là 56,2% và EE là 9,5%, hàm lượng Ca và P cao. Hàm lượng Ca và P trong bột cá tra từ 7 - 13% Ca và 2 - 3% P [119]. Theo Dale (2001), bột phụ phẩm cá tra có hàm lượng DM là 94%, CP là 60%, EE là 8,9%, Ca là 8% và P là 4,2% [61]. Theo Minnesota AgEcon (2006), bột phụ phẩm cá tra có DM là 90%, CP là 58%, EE là 11%, Lys là 4,19% và Met+Cys là 1,9% [92].
Một số nghiên cứu sử dụng phụ phẩm cá tra trong chăn nuôi
Nghiên cứu sử dụng phụ phẩm cá tra tươi thay thế thức ăn bổ sung protein của Nguyễn Thanh Vũ (2005) trên vịt lai Super M2 từ 28 - 60 ngày tuổi cho thấy tăng trọng, lượng ăn vào bình quân hàng ngày của vịt ở các nghiệm thức thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), ở mức độ thay thế phụ phẩm cá tra tươi càng cao (25%, 50%, 100%) thì khả năng tăng trọng có xu hướng tăng [39]. Khẩu phần thay thế phụ phẩm cá tra tươi ở mức độ 25% và
50% có hệ số chuyển hóa thức ăn cao hơn so với đối chứng. Trong khi đó khẩu phần thay thế phụ phẩm cá tra tươi ở mức độ 100% cho hệ số chuyển hóa thức ăn thấp hơn so với đối chứng [39]. Tuy vậy, sự khác biệt về hệ số chuyển hóa thức ăn giữa các nghiệm thức thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) [39].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thùy Linh (2010) sử dụng phụ phẩm cá tra tươi thay thế bột cá trên ngan Pháp từ 4 - 12 tuần tuổi cho thấy lượng DM và protein thô ăn vào cao nhất ở nghiệm thức thay thế 75% bột cá bằng phụ phẩm cá tra [17]. Tăng trọng cao nhất ở nghiệm thức thay thế 50% và 75% bột cá bằng phụ phẩm cá tra. Hệ số chuyển hóa thức ăn giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05) [17].
Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thúy Hằng (2010) sử dụng phụ phẩm cá tra trong khẩu phần vịt con và vịt sinh sản hướng trứng cho thấy lượng ăn vào (DM) trung bình hàng ngày ở mức 78,7 ;75,9 và 73,6 g DM/con/ngày (P<0,01) [10]; mức tăng trọng bình quân hàng ngày của vịt con giữa các nghiệm thức đạt được 23,5 ; 23,0; 20,7 g/con (P<001) [10]. Chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng của vịt được giảm 16% ở nghiệm thức vịt ăn khẩu phần có 40% phụ phẩm cá tra [10]. Kết quả thí nghiệm trên vịt đẻ giai đoạn 29 - 41 tuần tuổi cho thấy bổ sung phụ phẩm cá tra trong khẩu phần không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu chất lượng trứng vịt [10]. FCR tính trên 10 quả trứng ở nghiệm thức sử dụng 36% phụ phẩm cá tra tương đương với khẩu phần không sử dụng phụ phẩm và giảm được 11% chi phí thức ăn để sản xuất 1 quả trứng [10].
Kết quả nghiên cứu của Nguyen Thi Thuy và cs. (2010) bột phụ phẩm cá tra có thể thay thế hoàn toàn bột cá trong khẩu phần của lợn tăng trưởng [119]. Chi phí thức ăn của khẩu phần 100% bột phụ phẩm cá tra chỉ bằng 72% so với khẩu phần 100% bột cá. Hệ số chuyển hóa thức ăn và tăng khối lượng hằng ngày giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05) [119].
1.3.9 Rau muống
Rau muống (Ipomoea aquatica) là một loài thực vật nhiệt đới bán thủy sinh thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae), là một loại rau ăn lá. Phân bố tự nhiên chính xác của loài này hiện chưa rõ do được trồng phổ biến khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Tại Việt Nam, rau muống là một loại rau rất phổ thông và các món ăn từ rau muống rất được ưa chuộng.
Rau muống ruộng có hai giống trắng và đỏ: rau muống trắng thường được trồng cạn, trên luống đất, cần không nhiều nước, thân thường trắng xanh, nhỏ, kém chịu ngập; rau muống đỏ trồng được cả ở trên cạn và ở nước ngập, ưa nhiệt độ 20 - 300C, giống này thân to, cuống thường có màu đỏ, mọng.
Rau muống phao: cấy xuống bùn, cho rau nổi trên mặt nước, cắt ăn quanh năm [101].
Theo nghiên cứu, trong rau muống có 92% là nước (8% DM), 3,2% CP (trạng thái tươi), 2,5% carbohydrate, 1% CF, 1,3% Ash. Hàm lượng muối khoáng cũng rất cao, chủ yếu là Ca, sắt, và các vitamin C, B1, B2, PP,... Sử dụng lá rau muống để bổ sung khoáng và vitamin cho gia súc và gia cầm là một thuận lợi quan trọng ở những vùng quê, nơi premix không có sẵn hoặc giá cao [101]. Ngoài ra bổ sung lá rau muống còn cung cấp lượng protein đáng kể vì trong lá rau muống chứa protein khá cao [101]. Hàm lượng protein trong lá rau muống là 26,7% (DM) [23]. Theo Nguyễn Thị Thùy Linh (2012) thì hàm lượng protein trong lá rau muống là 29,6% [18].
Chương 2.
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của giống gà đến kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) trong thức ăn
2.1.1 Đối tượng thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trên 48 con gà thuộc 3 giống khác nhau: gà Lương Phượng, gà Cobb 500 và gà Sao. Gà 5 tuần tuổi được cân để xác định khối lượng cá thể trước khi vào thí nghiệm. Tổng số 48 con gà thuộc 3 giống khác nhau được bố trí vào 24 cũi trao đổi chất. Mỗi thí nghiệm được tiến hành với 8 lần lặp lại.
2.1.2 Chuồng trại thí nghiệm
Chuồng được xây dựng theo kiểu hai mái, lợp tôn, có lắp đặt hệ thống quạt để tạo độ thông thoáng tốt. Các chuồng lồng biến dưỡng được làm bằng khung sắt, sàn chuồng và vách bằng lưới kẽm. Kích thước mỗi ngăn lồng biến dưỡng: 40 x 60 x 50cm. Dưới đáy mỗi ngăn lồng có đặt khay inox để hứng chất thải. Máng ăn và máng uống được đặt ngoài chuồng lồng để tiện lợi việc cho ăn uống.
2.1.3 Thức ăn thí nghiệm
Các nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm (bột ngô, cám gạo, bột cá cơm, bột sắn và khô dầu đậu nành) được mua cùng một lúc với số lượng đủ cho suốt thí nghiệm. Các nguyên liệu sau khi đem về phòng thí nghiệm được sấy khô ở 550C, sau đó nghiền mịn qua máy nghiền với đường kính lỗ sàng Ø 0,5 mm. Mẫu thức ăn được trộn đều trước khi đem phân tích thành phần hoá học.
2.1.4 Bố trí thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Một số thông số bố trí thí nghiệm
Lương Phượng | Cobb 500 | Sao | |
Tuổi của gà thí nghiệm | 5 tuần | 5 tuần | 5 tuần |
Khối lượng gà (g/con) | 645,75a ± 1,00 | 654,56a ± 1,86 | 347,81b ± 0,74 |
Số gà/ô | 2 | 2 | 2 |
Tỷ lệ trống/mái | 1/1 | 1/1 | 1/1 |
Số lần lặp lại | 8 | 8 | 8 |
Chế độ cho ăn | Tự do | Tự do | Tự do |
Phương pháp | Gián tiếp | Gián tiếp | Gián tiếp |
Chất chỉ thị | AIA | AIA | AIA |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Giống Gà Sao Được Nuôi Phổ Biến Hiện Nay
- Nghiên Cứu Về Nhu Cầu Dinh Dưỡng Của Gà Sao Nhu Cầu Năng Lượng Và Protein
- Các Nguyên Liệu Thức Ăn Chủ Yếu Được Sử Dụng Trong Chăn Nuôi Gà Sao
- Thí Nghiệm 2: Xác Định Giá Trị Năng Lượng Trao Đổi Và Tỷ Lệ Tiêu Hóa Các Chất Dinh Dưỡng Của Một Số Loại Thức Ăn Phổ Biến Ở Đồng Bằng Sông
- Thí Nghiệm 3: Ảnh Hưởng Của Việc Thay Thế Bột Cá Nhạt Bằng Bột Phụ Phẩm Cá Tra Đến Sinh Trưởng Của Gà Sao Giai Đoạn 5 - 13 Tuần Tuổi
- Thành Phần Nguyên Liệu Thức Ăn Của Các Khẩu Phần Thí Nghiệm
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
Thông số
Giống gà
Khẩu phần thí nghiệm được thiết kế đáp ứng đầy đủ nhu cầu của gà thịt theo khuyến cáo của NRC (1994) [97] và TCVN (1994) (Viện Chăn nuôi, 2001)
[37] (bảng 2.2). Celite được bổ sung vào khẩu phần thí nghiệm với nồng độ 1,5% để làm tăng nồng độ AIA trong thức ăn. Để đảm bảo độ chính xác của kết quả thí nghiệm, chất lượng thức ăn được giữ nguyên trong suốt thời gian thí nghiệm.
Bảng 2.2: Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm
TT Thành phần nguyên
liệu
Tỷ lệ (%)
TT Thành phần nguyên
liệu
Tỷ lệ (%)
Cám gạo | 5,50 | 6 | Premix vitamin* | 0,20 | |
2 | Bột ngô | 60,27 | 7 | Premix khoáng** | 0,25 |
3 | Bột cá cơm | 7,50 | 8 | Bột CaCO3 | 0,74 |
4 | Bột sắn | 2,00 | 9 | Methionine | 0,03 |
5 | Khô dầu đậu nành | 23,00 | 10 | DCP | 0,51 |
CP | 20% | ME 3050 kcal/kg |
* Bio-pharmachemie (Bio-ADE+B.complex premix), 1kg chứa: 3.100.000 UI vitamine A,
1.100.000 UI vitamine D3, 300 UI vitamine E, 320 mg B1, 140 mg B2 1.000 mg niacinamide, 600 mg B6, 1.200 mcg B12, 1.000 mg vitamine C, 130 mg acid folic.
** Bio-pharmachemie (Bio-chicken minerals), 1 kg chứa: 10.800 mg Mn, 2.160 mg Fe,
7.200 mg Zn, 1.260 mg Cu, 144 mg iodine, 21,6 mg Co, 14,4 mg Se, 40 mg acid folic, 4.800 mcg biotin, 20.000 mg choline chloride.
2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học
Thí nghiệm được tiến hành trong 7 ngày, trong đó 4 ngày đầu tiên là giai đoạn nuôi thích nghi và 3 ngày sau là giai đoạn thu mẫu. Gà được nuôi bằng một khẩu phần với chế độ ăn tự do trong suốt quá trình thí nghiệm. Trong giai đoạn thu mẫu, chất thải ở từng ô thí nghiệm được thu 2 lần/ngày vào lúc 8 giờ và 16 giờ. Chất thải được thu riêng theo từng cũi trao đổi chất, cho vào các hộp nhựa, vặn chặt nắp và bảo quản ngay ở nhiệt độ -200C. Kết thúc giai đoạn thu mẫu, mẫu chất thải được đem rã đông. Các mẫu chất thải của gà ở cùng một cũi trao đổi chất đã thu được trong 3 ngày được trộn đều và bảo quản ở nhiệt độ - 200C cho đến khi phân tích.
- Đối với mẫu thức ăn: Phân tích vật chất khô (DM), nitơ (N), năng lượng tổng số (GE), khoáng không tan trong acid chlorhydric (AIA).
- Đối với mẫu chất thải: Mẫu chất thải sau khi đem sấy khô ở 600C trong 24 giờ và nghiền qua sàng kích thước 0,5 mm được sử dụng để phân tích DM, N, GE, và AIA (Scott và Hall, 1998) [114].
Phương pháp phân tích:
- Vật chất khô được xác định theo phương pháp sấy khô ở 100 - 1050C, thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào loại mẫu phân tích đem sấy. Sấy đến khối lượng không đổi theo TCVN 4326 - 86.
- Năng lượng trong mẫu thức ăn và mẫu chất thải được phân tích bằng hệ thống Bomb calorimeter bán tự động (PARR 6300).
- Nitơ được xác định bằng phương pháp Kjeldahl trên máy Kjeltex - 2200 (Foss Tecator).
- Hàm lượng AIA trong mẫu thức ăn, mẫu chất thải được xác định theo phương pháp của Vogtmann và cs. (1975) [121]. Phương pháp xác định như sau: Cân 1 - 2 g mẫu khô đã nghiền cho vào bình cầu dung tích 500 ml. Thêm vào 100 ml dung dịch HCl 4N. Gắn ống sinh hàn vào bình cầu để tránh thất
thoát HCl. Đun nhẹ hỗn hợp 30 phút trong tủ hốt. Lọc dung dịch thủy phân khi đang còn nóng qua tấm giấy lọc không tro Whatman số 41. Rửa trôi hết acid bằng nước nóng 85 - 1000C. Phần tro và giấy lọc được chuyển sang một cốc chịu nhiệt đã được xác định khối lượng. Khoáng hóa mẫu qua đêm ở 6500C. Làm nguội ở nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm. Cân cốc chứa mẫu đã khoáng hóa từ đó tính được hàm lượng tro trong mẫu theo công thức sau
AIA = (Wf - We) /Ws x 100 (Keulen và Young, 1977) [80]
Trong đó:
AIA: Hàm lượng khoáng không tan trong acid (%) Wf: Khối lượng cốc và tro (g)
We: Khối lượng cốc (g)
Ws: Khối lượng của mẫu đã sấy khô (g)
2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm
- Nitơ tích lũy: Lượng nitơ tích lũy trên 1 kg thức ăn khẩu phần thí nghiệm
được tính theo công thức sau:
Nr = (Nd - Ne x AIAd /AIAe) x 1000/100 (Lammers và cs. 2008) [83]
Trong đó :
Nr: Lượng nitơ tích lũy (g/kg)
Nd: Hàm lượng niơ trong khẩu phần (%) Ne: Hàm lượng nitơ trong chất thải (%)
AIAd: Hàm lượng khoáng không tan trong HCl trong khẩu phần (%) AIAe: Hàm lượng khoáng không tan trong HCl trong chất thải (%)