Nghiên Cứu Vận Dụng Lý Thuyết Vốn Xã Hội Vào Thực Tiễn


bàn về vốn xã hội trong mối quan hệ với chuẩn mực, sự cố kết, và hợp tác và cần lưu ý đến việc phân tích vốn xã hội trong bối cảnh văn hóa - xã hội và các định chế xã hội.

Tạp chí Tia Sáng tổ chức hội thảo “vốn xã hội” tại Hà Nội vào năm 2006 với 39 tham luận. Các tham luận đưa ra và bàn luận về lý luận của vốn xã hội mà chưa rút ra các luận điểm lý thuyết cụ thể cho các nghiên cứu thực nghiệm. Các nhà nghiên cứu đưa ra các quan điểm lý thuyết của Pierre Bourdieu, James Coleman, Robert Putnam, Francis Fukuyama, Hernando de Soto ... và cho rằng cần phải làm rõ hơn đặc điểm của vốn xã hội trong mối quan hệ với các loại vốn khác và mối quan hệ giữa vốn xã hội và phát triển kinh tế, vốn xã hội và chính sách kinh tế, hoặc thảo luận về việc làm thế nào để có thể xác định, khai thác vốn xã hội cho sự phát triển của Việt Nam. Mặc dù có sự thừa nhận về việc vốn xã hội giúp tiết kiệm phí giao dịch, nâng cao mức đầu tư cũng như nhận định rằng vốn xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng và tốc độ tích lũy vốn con người (Trần Hữu Dũng 2006) (Nguyễn Ngọc Bích, 2006), (Nguyễn Quang A, 2006), (Nguyễn Vạn Phú, 2006), (Phan Đình Diệu, 2006), (Trần Hữu Quang, 2006), (Phan Chánh Dưỡng, 2006). Tuy nhiên hầu như chưa bàn đến việc thúc đẩy sự hình thành, tích lũy, khai thác vốn xã hội trong các nghiên cứu cụ thể, mang tính thực nghiệm này.

Nghiên cứu của Hoàng Bá Thịnh (2008; 2009) tập trung phân tích quan niệm vốn xã hội, mạng lưới xã hội và nhấn mạnh đến chức năng của vốn xã hội, bàn sâu về những phí tổn để duy trì vốn xã hội và mạng lưới xã hội. Tác giả đã đề cập đến mô hình tổng hợp về vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội trong các nghiên cứu của mình [Hoàng Bá Thịnh, 2008; 2009].

Lê Ngọc Hùng (2008), tập trung làm sáng tỏ những quan niệm về vốn xã hội nhìn từ góc độ kinh tế học, tác giả đưa ra thuyết chức năng về vốn xã hội theo quan điểm của Coleman, thuyết cấu trúc về vốn xã hội của Bourdieu, để khẳng định rằng vốn xã hội có thể thông qua quan hệ xã hội, mạng xã hội. Tác giả đưa ra mô hình tổng hợp về vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội cho thấy vốn người là tập hợp các năng lực tồn tại trong mỗi cá nhân, nhóm, tổ chức. Vốn xã hội tồn tại trong từng quan hệ giữa các cá nhân trong các nhóm thuộc mạng lưới xã hội [Lê Ngọc Hùng, 2008].


1.1.2.2. Nghiên cứu vận dụng lý thuyết vốn xã hội vào thực tiễn

Các nghiên cứu về vốn xã hội từ trước đến nay ở Việt nam chủ yếu nghiên cứu vai trò của vốn xã hội trong kinh tế với cách thức tiếp cận được các lợi ích và hiệu quả kinh tế, sau đây xin đề cập đến một số nghiên cứu đó.

Nghiên cứu vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và kinh tế hộ tại Việt Nam cho thấy vai trò của vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội, trong đó, vốn xã hội có vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp vay vốn để khởi nghiệp [Nguyễn Quý Thanh cùng Stephen J. Appold, 2004]. Từ tiếp cận vốn xã hội và phát triển kinh tế, Trần Hữu Dũng (2006) đã chỉ ra mối quan hệ giữa vốn xã hội và phát triển kinh tế, chính sách kinh tế. Bằng cách đưa ra các luận điểm đã có cho thấy vốn xã hội giúp tiết kiệm phí giao dịch, nâng cao mức đầu tư [Trần Hữu Dũng, 2006]. Trong một mối quan tâm khác, Lê Ngọc Hùng (2008) chỉ ra trường hợp cụ thể ở Hà Nội về mạng lưới xã hội của người lao động cụ thể là mạng lưới của người bán hàng rong và người lao động tự do, mạng thông tin của doanh nghiệp, mạng di cư, mạng lưới tìm kiếm việc làm của sinh viên, vai trò của các loại vốn trong xóa đói giảm nghèo, trong giao dịch kinh tế, cũng như cách thức sử dụng vốn của người nông dân và cần tiếp tục nghiên cứu để có thể áp dụng cho trường hợp ở Việt Nam [Lê Ngọc Hùng, 2008].

Nghiên cứu vốn xã hội trong phát triển kinh tế ở góc độ sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân ven đô Hà nội dưới tác động của đô thị hóa cho thấy tầm quan trọng của vốn xã hội trong việc giải quyết các khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và tìm kiếm việc làm [Nguyễn Duy Thắng, 2007]. Đối với các doanh nghiệp ở nông thôn thì sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế phát triển đã vượt qua mối quan hệ truyền thống họ hàng, làng - xã, vươn tới mọi ngõ ngách của thị trường trong và ngoài nước. Vốn xã hội giúp các doanh nghiệp giảm chi phí giao dịch, chia sẻ các nguồn thông tin đáng tin cậy về thị trường, từ đó tránh được các nguy cơ rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh [Đặng Thanh Trúc và cộng sự, 2008].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Tiếp cận ở góc nhìn về sự giao thoa giữa vốn xã hội với các giao dịch kinh tế trong gia đình khi so sánh gia đình việt Nam và gia đình Hàn Quốc cho thấy, gia đình như là một nguồn vốn, các giao dịch kinh tế được bao bọc, gắn kết bởi các quan hệ gia đình (tức là một loại vốn xã hội). Những biểu hiện của nó trong việc


Vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh - 4

vay vốn kinh doanh, chia sẻ về lao động hay trong quản lý doanh nghiệp nhỏ, rất nhỏ hay doanh nghiệp gia đình. Sự giao thoa giữa vốn xã hội và các giao dịch của các doanh nghiệp gia đình được tìm thấy trong điều kiện thị trường vốn tín dụng chưa phát triển. Dựa vào nguồn vốn xã hội từ mạng lưới xã hội gia đình, người thân và bạn bè, các doanh nghiệp gia đình huy động vốn kinh tế. Điều này làm cho chức năng của vốn xã hội phản tác dụng và gây nên rủi ro cao do phát sinh chi phí cơ hội và làm giảm triển vọng của thế hệ tương lai (ví dụ như trong trường hợp sử dụng lao động trẻ em) [Nguyễn Quý Thanh, 2005].

Việc xây dựng sự tin cậy, lòng tin giữa các cá nhân cũng được tìm thấy trong nghiên cứu về quan hệ họ hàng với việc dồn điền đổi thửa và sử dụng ruộng đất dưới góc nhìn vốn xã hội ở một làng Bắc Trung Bộ. Nghiên cứu chỉ ra, các hộ nông dân có thể tiến hành dồn thửa, đổi ruộng một cách phi chính thức nhờ vào nguồn vốn xã hội mà không cần dựa trên giấy tờ hay quan hệ mang tính chính thức và pháp lý. Đây là một trong những yếu tố quan trọng làm cho quá trình sản xuất nông nghiệp được linh hoạt, hiệu quả hơn [Thomése & Nguyễn Tuấn Anh, 2007].

Nghiên cứu vai trò của vốn xã hội trong khu vực nông thôn Bắc Trung Bộ cho thấy sự biến đổi vai trò của vốn xã hội trong quan hệ họ hàng. Vốn xã hội trong quan hệ họ hàng giúp tạo ra nguồn lực tài chính hỗ trợ trẻ em nông thôn đến trường, nói cách khác là góp phần tạo ra vốn con người [Nguyễn Tuấn Anh, 2010]. Khi phân tích vốn xã hội và sự cần thiết nghiên vốn xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay làm rõ tính hai mặt của vốn xã hội: vốn xã hội không chỉ có tác dụng tích cực mà còn gây ra những hệ quả tiêu cực trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội từ kinh tế, giáo dục, đến xã hội công dân, vv ... Những giới hạn đối trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế có liên quan gì đến sử dụng vốn xã hội ở nông thôn? Vốn xã hội giữa những người nông dân ở cùng địa bàn cư trú có dựng nên rào cản ngăn họ hợp tác, làm ăn với những người bên ngoài làng, địa phương? Tác động trái chiều của vốn xã hội có gây nên sự mất đoàn kết, mất dân chủ, thiếu minh bạch trong thực tiễn cuộc sống ở khu vực nông thôn hay không? [Nguyễn Tuấn Anh, 2010]

Nghiên cứu tác động của vốn xã hội đến nông dân trong quá trình phát triển bền vững nông thôn vùng Đồng bằng Bắc Bộ (2010 – 2020) cho thấy vai trò của vốn xã hội trong phát triển kinh tế hộ dựa vào các quan hệ xã hội cơ bản với tư cách là nguồn vốn xã hội như gia đình, dòng họ, làng, tổ chức xã hội. Người nông dân


đầu tư vốn xã hội thông qua việc duy trì mối quan hệ trong gia đình – dòng họ, duy trì mối quan hệ trong cộng đồng, trong các tổ chức. Tuy nhiên, cũng có những tác động tiêu cực như tính chất loại trừ đối với cá nhân không thuộc nhóm khi nhóm có nhiều thành viên, tức là chỉ chú ý để đạt lợi ích của nhóm mà không quan tâm đến lợi ích của các nhóm khác và cộng đồng. Đồng thời, vốn xã hội có thể tác động tiêu cực đối với chính thành viên trong nhóm, làm hạn chế sự tự do sáng tạo, tính năng động của các thành viên và làm cho cá nhân bị ràng buộc, phụ thuộc vào lợi ích nhóm [Khúc Thị Thanh Vân, 2013].

Trong thời gian gần đây một số nghiên cứu vận dụng lý thuyết vốn xã hội vào kinh tế đã bắt đầu đề cập đến các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và vốn con người, nguồn nhân lực. Báo cáo Phát triển Việt Nam năm 2000,“Việt Nam tấn công nghèo đói” tập trung vào vai trò của các loại vốn trong xóa đói giảm nghèo. Nghiên cứu chỉ ra các hộ gia đình nghèo không chỉ thiếu vốn tài chính, vốn vật chất mà còn thiếu vốn con người và vốn xã hội. Để đối phó với đói nghèo các gia đình nghèo lựa chọn các chiến lược khác nhau để thoát nghèo, trong đó có những chiến lược có thể hủy hoại sự phát triển bền vững như bắt trẻ em bỏ học. Do vậy, các chương trình xóa đói giảm nghèo cần phải hướng vào hỗ trợ người nghèo về vốn tín dụng, đặc biệt là vốn con người (đào tạo nghề) và vốn xã hội ( tổ chức các nhóm tiết kiệm và câu lạc bộ) để người nghèo có thể khai thác, phát triển và chuyển hóa các nguồn vốn này nhằm cải thiện đời sống.

Vốn xã hội đang thay đổi nhanh chóng dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa khi cơ cấu xã hội có nhiều thay đổi, giá trị xã hội và quan hệ xã hội cũng đang chịu tác động của kinh tế thị trường. Vốn xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng và tốc độ tích lũy vốn con người [Trần Hữu Dũng, 2006]. Qúa trình đô thi hóa làm cho nguồn lực tự nhiên như đất đai bị thu hẹp thì người nông dân có xu hướng tìm cách đầu tư và khai thác vốn xã hội và vốn con người gồm “kiến thức khoa học, công nghệ và kỹ thuật sản xuất, tay nghề chuyên môn” [Đặng Thanh Trúc và cộng sự, 2008].

Thực tiễn cuộc sống đã tạo dựng vốn xã hội bằng cách đầu tư vào các quan hệ xã hội như việc tang ma, cưới xin, mừng nhà mới, mừng đầy tháng con... (Hoàng Bá Thịnh, 2009). Vấn đề ở chỗ “ nếu ai đó không tham gia các hoạt động có tính cộng đồng như vậy ... là họ đã làm mất đi vốn xã hội trong khi người khác lại duy


trì, củng cố và làm giàu thêm vốn xã hội” [Hoàng Bá Thịnh, 2009]. Hoàng Bá Thịnh và Nguyễn Tuấn Anh khi nghiên cứu “Vốn xã hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay” đã nhấn mạnh đến việc để tạo dựng và duy trì vốn xã hội, người nông dân Bắc bộ đã tham gia vào các hoạt động như giỗ tổ, cưới xin, tang ma, tham gia các tổ chức tự nguyện và các tổ chức chính trị xã hội.

Từ hướng tiếp cận“Nghiên cứu phát triển con người từ hướng tiếp cận vốn xã hội", Nguyễn Vũ Quỳnh Anh (2014) đã đưa chỉ ra mối quan hệ giữa vốn xã hội và phát triển con người sau khi đề cập đến cách tiếp cận phát triển con người và vốn xã hội. Bằng chứng cụ thể về mối quan hệ này thông qua việc tổng hợp và phân tích các nghiên cứu trên hai nội dung: vốn xã hội giúp xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và vốn xã hội giúp nâng cao vốn con người, phát triển nguồn nhân lực [Nguyễn Vũ Quỳnh Anh, 2014]. Theo đó, ngoài giáo dục, đào tạo, việc mở rộng mạng lưới xã hội, xây dựng nguồn vốn xã hội của cá nhân là điều kiện giúp nâng cao nguồn vốn con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vốn xã hội cho phép đánh giá mối tương tác giữa con người với phát triển từ giác độ tính cố kết và các phẩm chất của cộng đồng người, trong đó các cá thể tham dự với tư cách là một mắt xích của mạng lưới quan hệ [Nguyễn Vũ Quỳnh Anh, 2014].

Các nghiên cứu vận dụng lý thuyết vốn xã hội vào một số lĩnh vực của đời sống xã hội đã đạt được những thành tựu nhất định, đặc biệt là nghiên cứu vai trò vốn xã hội trong phát triển kinh tế nông thôn và doanh nghiệp được đề cập nhiều trong các nghiên cứu tại Việt Nam như phân tích nêu trên. Các tác giả đã khẳng định rằng, vốn xã hội có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế từ cá nhân, hộ gia đình đến các doanh nghiệp. Xuất phát mối quan hệ qua lại, sự tin cẩn, niềm tin và sự có đi có lại trong các mạng lưới xã hội, các cá nhân hình thành vốn xã hội của mình. Họ sử dụng vốn xã hội đó vào tìm kiếm các thông tin việc làm, nghề nghiệp, thị trường, các cơ hội kinh doanh, tiếp cận các nguồn vốn ... Một số nghiên cứu vốn xã hội trong lĩnh vực kinh tế và những nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến khai thác vốn xã hội trong lưu truyền và phát triển văn hóa truyền thống, trong giáo dục, vốn con người, nguồn nhân lực. Tuy nhiên, các nghiên cứu về lĩnh vực này chỉ mới đề cập đến việc đầu tư vào các mối quan hệ xã hội để tạo dựng và duy trì vốn xã hội thông qua các hoạt động của dòng họ, các tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng, đầu


tư, hỗ trợ học tập cho con em nông thôn ... gắn với lợi ích kinh tế, phát triển sinh kế, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo. Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết vốn xã hội có đề cập đến các lĩnh vực khác như hành động tập thể, quản lý, chính trị .... nhưng chủ yếu chỉ dừng lại ở việc tổng kết các lý thuyết và nhắc đến các nghiên cứu ứng dụng vốn xã hội ở Việt Nam, mà chưa đưa ra các số liệu xác đáng minh chứng được vai trò của vốn xã hội trong các lĩnh vực này. Đây là những lĩnh vực thiếu vắng các nghiên cứu ứng dụng lý thuyết vốn xã hội và cũng là mảng trống để cho các nghiên cứu về vốn xã hội trong tương lai.

1.2. Nghiên cứu nguồn nhân lực

1.2.1. Nghiên cứu nguồn nhân lực trên thế giới

Phát triển nguồn nhân lực là một vấn đề quan tâm hàng đầu của các quốc gia, các chính sách, biện pháp phát triển nguồn nhân lực được các quốc gia xây dựng, thực hiện phù hợp với yêu cầu thực tiễn của đất nước trước những biến đổi của bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua các nhiều phương thức khác nhau để phát triển nguồn nhân lực trong đó thiện chất lượng giáo dục đào tạo để tạo ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Để phát triển nguồn nhân lực, trước hết cần nghiên cứu về vốn con người, phát triển con người. Khái niệm vốn con người được nhà kinh tế học người Anh Adam Smith quan niệm vốn con người là “những năng lực hữu ích mà các cư dân hoặc các thành viên của một xã hội có được”. Những năng lực như vậy có được là nhờ các cá nhân đã đầu tư vào học tập, được thụ hưởng thành quả của giáo dục, đào tạo. Những cá nhân có được “năng lực hữu ích” đã làm tăng cơ hội nâng cao đời sống của chính bản thân và cộng đồng mà trong đó họ là thành viên. Khái niệm vốn con người được phát triển đầy đủ hơn vào những năm 1960 với sự ra đời của lý thuyết vốn con người do Theodore Schultz (1961) phân tích chi phí giáo dục như là một hình thức đầu tư. Theo Schultz, mỗi con người nhờ có giáo dục mà có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp gọi là “vốn trí tuệ”, nhờ đó mà mỗi người có thu nhập tiền lương và địa vị xã hội khác nhau.

Gary Becker (1993) đưa ra khái niệm vốn con người trong chương trình nghiên cứu tại trường Đại học Chicago vào đầu những năm 1960 với quan điểm mọi cá nhân đều nắm giữ một nguồn vốn con người, có nghĩa là những khả năng bẩm sinh lẫn sở đắc từ sự đầu tư của con người (chi phí vật chất, thời gian, nỗ lực cá


nhân). Những khoản đầu tư vào vốn con người, như đào tạo, giáo dục và y tế, đóng vai trò quan trọng không kém như sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong lý thuyết về nguồn vốn hữu hình: chúng đều làm tăng năng suất cận biên của nhân tố sản xuất có liên quan.

Bourdieu coi vốn con người gồm kỹ năng và kiến thức của con người. Bourdieu khẳng định, theo Bourdieu, đầu tư vào vốn con người cũng có nghĩa là đầu tư vào vốn xã hội và ngược lại. Skandia (2005) cho rằng vốn con người bao gồm ba yếu tố: Năng lực, các mối quan hệ và các giá trị. Avill Toffer (2002) trong tác phẩm “Thăng trầm quyền lực” đã nhấn mạnh vai trò của lao động tri thức, "Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; Chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên"

Vào năm 1996, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa "vốn con người là kiến thức mà các cá nhân thu nhận được trong suốt cuộc đời và sử dụng để tạo ra hàng hóa, dịch vụ hay những ý tưởng trong thị trường hay ngoài thị trường"

Thuật ngữ “phát triển con người” bắt đầu được sử dụng kể từ năm 1990 trong báo cáo đầu tiên về phát triển con người, cho rằng con người là tài sản lớn của bất kỳ một quốc gia. Tạo ra môi trường thuận lợi để con người được hưởng cuộc sống dài lâu, khỏe mạnh và sáng tạo đó chính làm mục đích của phát triển xã hội. Theo UNDP, phát triển con người là mở ra nhiều cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực tự lựa chọn cho con người. Khi các cá nhân trong xã hội có nhiều cơ hội lựa chọn thì điều kiện phát triển của các cá nhân đó sẽ tốt hơn, khi cá nhân có năng lực tự lựa chọn cao hơn đồng nghĩa với việc trình độ phát triển con người đã tăng lên.

Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP) sử dụng chỉ số phát triển con người (HDI) năm 1990 để đo trình độ phát triển con người trên ba tiêu chí: thu nhập, tuổi thọ và giáo dục. Mặc dù có nhiều chỉ số khác được bổ sung để làm rõ hơn, cụ thể hơn, chính xác hơn trình độ phát triển con người trong giai đoạn hiện nay. Song, về cơ bản người ta vẫn sử dụng ba tiêu nêu trên để đánh giá sự phát triển con người, chỉ số khác chỉ là bổ sung nhằm làm rõ những khía cạnh, những sắc thái khác nhau của ba chỉ số cơ bản nêu trên.

Tổ chức Văn hóa, Khoa học, Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa ra khái niệm phát triển nguồn nhân lực là toàn bộ sự lành nghề của dân cư ngày càng


phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. Đây là khái niệm rất hẹp về nguồn nhân lực. Trong khi đó, tổ chức Lao động Thế giới (ILO) cho rằng, phát triển nguồn nhân lực có phạm vi rộng hơn, ngoài sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề hoặc vấn đề đào tạo, còn là sự phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó một cách hiệu quả trong công việc, cũng như thoả mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân.

Liên hợp quốc (UN) sử dụng khái niệm phát triển nguồn nhân lực theo nghĩa rộng, bao gồm giáo dục, đào tạo, và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống trong Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2000. Như vậy, nói đến nguồn nhân lực là nói đến những gì cấu thành nên khả năng, năng lực và sức mạnh sáng tạo của con người. Tất cả những cái đó được dựa trên nền tảng trình độ học vấn, kinh nghiệm, các quan hệ xã hội,... Chính vì vậy, ngoài giáo dục, đào tạo, việc mở rộng mạng lưới xã hội, xây dựng nguồn vốn xã hội của cá nhân là điều kiện giúp nâng cao vốn con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Nhìn chung, nguồn nhân lực được sử dụng để chỉ sức người gồm khả năng và phẩm chất tham gia trong lao động sản xuất. Nguồn nhân lực gồm các yếu tố cấu thành nên khả năng, năng lực và sức mạnh sáng tạo của con người. Chất lượng nguồn nhân lực là hàm lượng trí tuệ, “người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp”. Trong nguồn nhân lực có sự kết hợp giữa thể lực, trí lực và nhân cách và một số tiêu chí khác tạo nên nguồn nhân lực như kinh nghiệm sống, các hoạt động vật chất như các hoạt động chính trị- xã hội và hoạt động thực nghiệm của con người. Nguồn nhân lực bao các năng lực trí tuệ, năng lực thực hành, tổ chức và quản lý, tính tháo vát và những thích ứng của con người trước mọi hoàn cảnh. Những năng lực đó được thể hiện qua trình độ học vấn, kinh nghiệm, sự mở rộng các quan hệ xã hội, sự tiếp thu tinh tế các ảnh hưởng văn hóa truyền thống từ gia đình tới xã hội, từ cộng đồng xã hội. Đây cũng được coi là một nguồn vốn con người có thể chuyển hóa thành vốn xã hội trong các điều kiện, hoàn cảnh xã hội cụ thể. Nguồn nhân lực được xét trên hai phương diện: cá nhân và xã hội. Khi xét cấu trúc nguồn nhân lực, cần phải tính đến phương diện cá thể gồm ba yếu tố: thể lực, trí tuệ và đạo đức. Các yếu tố này cấu thành chất lượng cá thể của nguồn nhân lực và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phát triển của nguồn nhân lực xét trên quy mô xã hội.

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí