Nghiên Cứu Về Nguồn Nhân Lực Trẻ Việt Nam, Nguồn Nhân Lực Trẻ Hà Nội Và Thành Phố Hồ Chí Minh


1.2.2. Nghiên cứu nguồn nhân lực ở Việt nam

Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà khoa học ở Việt Nam hiện nay. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, vấn đề phát triển con người trong đó đề cao phát triển nguồn nhân lực là điểm cốt yếu. Vì thế, nguồn nhân lực trở thành vấn đề nghiên cứu chính yếu trong các nghiên cứu khoa học ở các cấp độ khác nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đầu tiên phải kể đến các chương trình nghiên cứu cấp nhà nước chủ yếu đề cập đến xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội qua các giai đoạn khác nhau. Một số công trình nghiên cứu, luận văn, luận án, một số bài nghiên cứu được đăng trên báo và tạp chí chuyên ngành, đề cập đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập khu vực và quốc tế. Trong đó, có những công trình, đề tài, nghiên cứu sâu về vấn đề đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cao cho các lĩnh vực như giáo dục, kinh tế, y tế, công nghệ thông tin ... tuy nhiên những nghiên cứu đó chưa đề cập riêng đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực trẻ.

Phạm Minh Hạc (2004) đặt vấn đề con người là vấn đề trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong các thập kỷ đầu thế kỷ mới, phát triển con người là vấn đề trọng tâm trong trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Để đáp ứng được đòi hỏi của quá trình phát triển đất nước chúng ta cần phải có một chiến lược đào tạo và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực. Đây cũng chính là nhiệm vụ trọng tâm mà tác giả bài viết cho rằng giáo dục Việt Nam cần phải đặc biệt quan tâm [Phạm Minh Hạc, 2004].

Một trong những yếu tố mang đến sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay phải nhắc đến phát triển nguồn nhân lực. Giáo dục và đào tạo là yếu tố trực tiếp đóng vai trò quyết định trong chiến lược phát triển con người, phân tích vai trò “quốc sách hàng đầu” trong chiến lược phát triển kinh tế

- xã hội được làm rõ trong cuốn “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. [Nguyễn Thanh, 2005].

Từ góc độ lý luận đến thực tiễn để đánh giá thực trạng nhân lực Việt Nam các trình độ từ sơ cấp đến đại học được đề cập trong sách “Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường,


toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế” do Nguyễn Minh Đường, Phan văn Kha (2006). Từ đó, tác giả đã đưa ra số giải pháp về đào tạo, phát triển đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Phạm Thành Nghị (2007) cho rằng Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, chất lượng nguồn lao động còn thấp, trước những thách thức của toàn cầu hóa và yêu cầu hội nhập quốc tế, cần phải xem xét những vấn đề trọng tâm trong phát triển nguồn nhân lực hiện đại, để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong quá trình phát triển. Vấn đề thứ nhất liên quan đến xác định loại hình lao động có vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế tri thức (KTTT). Vấn đề thứ hai liên quan đến học tập suốt đời. Do sự xuất hiện của nền KTTT, chúng ta cần tăng cường kiến thức và kĩ năng mới, cho lực lượng lao động như là giải pháp rộng lớn để hiện thực hóa ý tưởng học tập suốt đời cho mọi người. Vấn đề thứ ba liên quan đến học tập chiến lược. [Phạm Thành Nghị, 2007].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Nghiên cứu về những vấn đề mang tính phương pháp luận về văn hoá, con người, nguồn nhân lực, đời sống văn hoá và xu hướng phát triển văn hoá ở những vùng miền khác nhau được chỉ rõ trong nghiên cứu “Phát triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” là kết quả nghiên cứu của chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX-05 giai đoạn 2001-2005. Nghiên cứu đã chỉ ra đặc điểm con người Việt Nam, thực trạng nguồn nhân lực, từ đó đưa ra phương hướng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của đất nước thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là một công trình khoa học có rất nhiều giá trị cả về lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu Con người và Nguồn nhân lực. [Phạm Minh Hạc, 2007].

"Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" do Phạm Thành Nghị làm chủ biên (2007) là kết quả nghiên cứu của Đề tài khoa học và công nghệ cấp Nhà nước KX-05-11. Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản, nhận thức mới và hiện đại về quản lý nguồn nhân lực như: vốn con người và phát triển vốn con người; các mô hình quản lý nguồn nhân lực; các yếu tố tác động đến quản lý nguồn nhân lực và các chính sách vĩ mô tác động đến quản lý nguồn nhân lực. [Thành Nghị (chủ biên), 2007].

Vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh - 5

Đinh Việt Hòa (2009) đề cập đến vấn đề cấu thành nguồn vốn nhân lực, cần thiết để xây dựng, phát triển nguồn vốn ấy và chỉ ra mô hình chiến lược phát triển


nguồn vốn nhân lực cho những nhà lãnh đạo. Phùng Lê Dung – Đỗ Hồng Điệp (2009) nêu lên các hệ lụy của việc thiếu hụt nhân lực có chất lượng cao đó là: giảm sụt mức cạnh tranh của nền kinh tế, khó thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình của các quốc gia ASEAN, đánh mất cơ hội tham gia thị trường lao động quốc tế. Đồng thời các tác giả đặt ra câu hỏi chúng ta đang phát triển nguồn nhân lực như thế nào? Hạn chế lớn nhất trong phát triển nguồn nhân lực Việt Nam chính là chiến lược phát triển kinh tế và chiến lược phát triển nhân lực không cùng song hành. Do vậy cần phải gắn kết chiến lược phát triển nguồn nhân lực và kinh tế, đó là giải pháp hợp lý nhất để phát triển nguồn nhân lực từ kinh nghiệm của các nước như Singapo, Ấn Độ ....

Phạm Trương Hoàng, Ngô Đức Anh (2008) dựa trên cơ sở lý thuyết được rút ra từ kinh nghiệm của các nước đang phát triển trước đây và trong điều kiện môi trường kinh doanh trên thế giới hiện nay, đã đề cập tới những khía cạnh chính của phát triển nguồn nhân lực công nghiệp tại Việt Nam trong thời kỳ phát triển. Đồng thời gợi ý về chính sách phát triển nguồn nhân lực công nghiệp trong giai đoạn sắp tới được đưa ra trên kinh nghiệm thành công của các dự án tiên phong trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp đã và đang được thực hiện tại Việt Nam trong thời kỳ gần đây. [Phạm Trương Hoàng, Ngô Đức Anh, 2008].

Hoàng Văn Châu (2009) đề cập đến thực trạng của thị trường lao động chất lượng cao ở Việt Nam về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng cho thấy cung lao động chưa phù hợp với nhu cầu lao động. Tác giả phân tích thị trường lao động cao trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 đưa ra nhiều hệ quả đối với người lao động như mất việc làm, tình trạng thất nghiệp quay trở lại, tìm kiếm việc làm hết sức khó khăn. Xuất phát từ thực trạng đó, tác giả đề cập đến việc các trường đại học nói chung và trường đại học Ngoại Thương nói riêng cần phải thực hiện các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao [Hoàng Văn Châu, 2009].

Cuốn sách “Con người: Văn hóa, quyền và phát triển” do Mai Quỳnh Nam làm chủ biên (2009) tập hợp những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài Viện Nghiên cứu Con người, đây cũng là hướng nghiên cứu chính của Viện Nghiên cứu Con người trong những năm qua. Cuốn sách gồm 36 bài viết, tập trung vào ba nội dung chính: Con người và Văn hóa; Quyền con người; Phát triển con


người, phát triển nguồn nhân lực. Mở đầu, cuốn sách giới thiệu bài viết của Phạm Minh Hạc “Vấn đề xây dựng con người và phát triển nguồn nhân lực – Quan niệm và chính sách” và bài viết của Vũ Khiêu “Người Việt Nam trong mối quan hệ giữa đạo đức, triết học và tôn giáo”. Hai công trình này đã đề xuất phương hướng cơ bản, cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu con người Việt Nam hiện nay. Tiếp đến, nội dung của phần con người và văn hóa gồm 10 bài viết chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu văn hóa và phát triển con người Việt Nam hiện đại, những giá trị thiết yếu của con người Việt Nam, vai trò của văn hóa trong phát triển con người, một số biến đổi về văn hóa trong nhận thức cũng như giá trị của người Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập; Phần quyền Con người bao gồm 11 bài viết về tư tưởng nhân quyền trên thế giới cũng như ở Việt Nam, về tình hình nghiên cứu nhân quyền ở Việt Nam hiện nay cũng như về hệ thống pháp luật của Việt Nam trong việc bảo vệ nhân quyền. Phần cuối của cuốn sách gồm 13 bài viết với chủ đề Phát triển con người , phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam

được các tác giả trình bày đó là : thưc

traṇ g nguồn nhân lưc

trong tình hình đất nước

hiên

nay; thưc

traṇ g phát triển con người Viêṭ Nam về sứ c khỏe và chăm sóc sứ c

khỏe; phát triển con người và tình trạng ô nhiễm môi trường ; dân chủ , công bằng xa

hôi

và vấn đề phát triển con người bền vững[Mai Quỳnh Nam, 2009].

Đức Vượng (2010) cho rằng nguồn nhân lực của Việt Nam tiếp tục phát triển

khi bước sang năm 2010 và những năm tiếp theo. Xuất phát từ thực tiễn nguồn nhân lực Việt Nam chia làm hai loại: nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp trong khi nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm đa số. Nhân lực phổ thông dồi dào, nhân lực chất lượng cao còn thiếu, do vậy, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đó là là nhiệm vụ hàng đầu đối với Việt Nam trong hiện tại và tương lai [Đức Vượng, 2010].

Thành Duy (2011) làm rõ bốn đặc điểm cơ bản hay là bốn mục tiêu cơ bản của một chủ nghĩa nhân văn mới mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, việc hiện thực hóa chủ nghĩa nhân văn còn là việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Động lực của chủ nghĩa nhân văn chính là việc xây dựng một quan niệm mới về con người: Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển trên cơ sở con người được phát triển, nâng cao không ngừng về văn hóa. [Thành Duy, 2011].


1.2.3. Nghiên cứu về nguồn nhân lực trẻ Việt nam, nguồn nhân lực trẻ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Các tổng thuật ở trên cho thấy có rất nhiều nghiên cứu về nguồn nhân lực ở các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu đề cập trực tiếp đến nguồn nhân lực trẻ và phát triển nguồn nhân lực trẻ còn ít đề cập. Nếu có thì chủ yếu dưới dạng bài khoa học trong các đề tài, hội thảo và xuất hiện nhiều báo trên các tạp chí, báo … với các chiều cạnh nghiên cứu, đánh giá khác nhau.

Đặng Cảnh Khanh (2006) tiến hành điều tra, khảo sát ở bảy vùng đại diện cho cả nước. Tác giả đã nhận diện thực trạng nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu số trên các mặt: thể chất, sức khỏe, học tập, lao động, đời sống văn hóa tinh thần, lối sống và nhân cách. Từ đó, đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu số miền núi trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa [Đặng Cảnh Khanh, 2006]. Tác giả đã làm rõ các vấn đề về lý luận, phương pháp luận liên quan đến việc nghiên cứu nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu số, những quan điểm định hướng về việc phát triển kinh tế - xã hội và nguồn nhân lực các vùng dân tộc thiểu số.

Kết quả nghiên cứu xã hội học về thực trạng nguồn nhân lực các vùng dân tộc thiểu số cho thấy (1) các dân tộc miền núi có một số lượng đông đảo người lao

động trong độ tuổi từ 13- 34 tuổi. Tuy nhiên thưc tế cho thâý trình đ ộ học vấn của

nguồn nhân lực này còn thấp, cơ cấu ngành nghề thiếu đồng bộ, không sát với nhu cầu sử dụng của địa phương; (2) Nền kinh tế phát triển nên tiềm năng về thể chất và sức khỏe của nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu số đã được tăng lên đáng kể so

với trước đây tuy nhiên chưa đáp ứ ng đươc

yêu cầu CNH -HĐH. Việc thăm khám

chữa bệnh còn nhiều hạn chế, số lượng không nhỏ trong số thanh niên còn sử dụng các chất kích thích (rượu, thuốc phiện...) chưa có nhận thức đúng đắn trong việc phòng chữa bệnh: (3) Tình hình công tác giáo dục của các vùng miền núi còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ thanh thiếu niên ở trong độ tuổi đi học đang học tập ở vùng dân tộc lại rất thấp. Về cơ cấu lao động nghề nghiệp tại các vùng dân tộc và miền núi, chúng ta còn thiếu thốn rất nhiều những lao động kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao; (4) Đời sống văn hóa tinh thần tương đối phong phú với bản sắc riêng của từng dân tộc và từng vùng. Các loại hình nghệ thuật truyền thống của riêng của từ ng

dân tộc được một số lượng khá đông đảo giới trẻ yêu thích và coi đó là nét văn hóa

đăc

thù của dân tôc

mình ; (5) Đa số thanh niên vùng dân tộc còn giữ được những


những nét đep của giá trị truyền thống trong các mối quan hệ xã hội, hành vi ứng xử

hàng ngày. Ngoài ra, khi tìm hiểu về nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên cho thấy mối quan tâm chính của ho ̣hi ện nay vẫn xoay quanh hai vấn đề chính là sức khỏe và việc làm [Đặng Cảnh Khanh, 2006].

Từ thực trạng về nguồn nhân lực trẻ Tây Bắc, tác giả cho rằng để phát triển

nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu số cần thống nhất quan điểm lý luân

, phương

pháp luận và thực tiễn trong vi ệc định hướng chiến lược phát tri ển nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu số phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa [Đặng Cảnh Khanh, 2006].

Trần Văn Trung (2015) đề cập đến vai trò của các chính sách phát triển nguồn nhân lực trẻ trong phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc. Tác giả xác định nội dung của các nhóm chính sách tác động đến số lượng, cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực trẻ tại đây cũng như nhóm chính sách tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực trẻ vùng Tây Bắc. Thực trạng nguồn lực và nguồn nhân lực trẻ vùng Tây Bắc về số lượng, cơ cấu, chất lượng, lao động, việc làm của nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực trẻ vùng Tây Bắc nói riêng. Đánh giá những tác động trong chính sách phát triển nguồn nhân lực trẻ đến phát triển kinh tế xã hội ở vùng Tây Bắc, tìm ra những ưu điểm, tồn tại và bất cập xảy ra trong thực tiễn tổ chức triển khai chính sách. Tác giả đưa ra các định hướng và giải pháp xây dựng nhằm hoàn thiện chính sách và tổ chức phát triển nguồn nhân lực trẻ vùng Tây Bắc có hiệu quả [Trần Văn Trung, 2015].

Một số bài viết trên các Báo, các Website đã đề cập đến phát triển nguồn nhân lực trẻ tại Việt Nam chủ yếu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực trẻ ở các lĩnh vực khác nhau trong giai đoạn hiện nay về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Từ đó, dựa trên quan điểm, đường lối, chính sách của nhà nước để đưa ra các kiến nghị, giải pháp phát triển nguồn nhân lực trẻ trong các lĩnh vực công tác khác nhau.

Như vậy, các đề tài khoa học, bài viết, sách được công bố đề cập đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực trẻ chung trong các ngành, các lĩnh vực khác nhau trong cả nước mà chưa thấy các nghiên cứu sâu về phát triển nguồn nhân lực trẻ trong tất các lĩnh vực tại một khu vực địa lý cụ thể. Đây là khó khăn khi nghiên cứu tổng quan về phát triển nguồn nhân lực trẻ của luận án, đặc biệt là các công trình nghiên cứu riêng về phát triển nguồn nhân lực trẻ của hai thành phố lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh còn thiếu vắng. Tương tự như các nghiên cứu về nguồn nhân lực trẻ và phát


triển nguồn nhân lực trẻ tại Việt Nam, các nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực trẻ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chưa có công trình nghiên cứu riêng biệt và chuyên sâu, chủ yếu dưới dạng bài nghiên cứu khoa học, bài báo trên các Báo, các websie. Bên cạnh đó, các công trình này chỉ dừng lại nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực trẻ ở một số lĩnh vực nhất định thông qua kết quả các cuộc khảo sát nhỏ để thấy được số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực tại một số lĩnh vực cụ thể.

Nguyễn Thị Tùng (2015), khẳng định nguồn nhân lực của Việt Nam dồi dào, lực lượng lao động trẻ đông đảo, có tiềm năng to lớn, đã và đang giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Tuy vậy, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong những năm gần đây vẫn còn rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ đó tác giả đề xuất giải pháp thứ nhất là nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và coi là giải pháp quan trọng nhất, cốt yếu nhất, có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện thành công khâu đột phá chiến lược phát triển nguồn nhân lực vì, sự phát triển nguồn nhân lực trẻ phụ thuộc rất lớn vào công tác này.

Nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động ở Thành phố Hồ Chí Minh khá dồi dào, cơ cấu trẻ, có chất lượng. Lao động trong độ tuổi tham gia lao động từ 20 đến 45 tuổi chiếm tỷ lệ cao với 65,81% , trong đó: nhóm tuổi 20-24 tuổi chiếm tỉ lệ 16,7%, nhóm tuổi 25-29 là 15,18%, nhóm tuổi 30-34 tuổi chiếm 17,58%. Chất lượng lao động của thành phố Hồ Chí Minh được phản ánh qua trình độ học vấn của nguồn lao động với tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên chiếm tỉ lệ 47,6%; tốt nghiệp trung học cơ sở 27,34% [Trịnh Duy Oánh, 2015].

Phát triển nguồn nhân lực TPHCM còn gặp những khó khăn hạn chế như số lượng dân nhập cư đến tìm kiếm việc làm lớn, kéo theo tình trạng dư thừa lao động, tỉ lệ thất nghiệp của Thành phố năm 2012 là 3,7%, cao hơn so với mức trung bình của cả nước (1,96%) và thành phố Hà Nội (2,1%). Tỉ lệ lao động chất xám, lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật, lao động có tay nghề còn thấp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo đã giảm so với các năm trước nhưng tỉ lệ chưa qua đào tạo vẫn lớn, chiếm 71,8% tổng số lao động. Phân bố nguồn nhân lực còn mất cân đối, còn tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu trong các ngành kinh tế, lao động trình độ kĩ thuật trong nhiều ngành còn thiếu. Từ đó tác giả đề xuất bốn giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu phát triển trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế [Trịnh Duy Oánh, 2015].


Nhìn chung, các nghiên cứu đề cập trực tiếp đến nguồn nhân lực trẻ và phát triển nguồn nhân lực trẻ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được phân tích ở trên khá khiêm tốn và chưa toàn diện. Các nghiên cứu trên đã khẳng định vai trò quan trọng của nguồn nhân lực trẻ trong quá trình phát triển đất nước. Các tác giả đã đánh giá thực trạng chung về nguồn nhân lực trẻ của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để chỉ ra những thành công và hạn chế của đội ngũ này và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ trong thời gian tới. Tuy nhiên, các nghiên cứu về nguồn nhân lực trẻ và phát triển nguồn nhân lực trẻ tại hai thành phố lớn nhất của cả nước còn thiếu vắng các nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu, chưa đưa ra bức tranh tổng quát về nguồn nhân lực trẻ tại các công việc cụ thể trong các khu vực làm việc. Đây là một trong những vấn đề còn khuyết trong nghiên cứu nguồn nhân lực trẻ và phát triển nguồn nhân lực trẻ không chỉ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, chính sự khuyết thiếu này sẽ mở ra hướng nghiên cứu về nguồn nhân lực trẻ và phát triển nguồn nhân lực trẻ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng như các khu vực địa lý khác trên toàn quốc.

1.3. Nghiên cứu vốn xã hội và phát triển nguồn nhân lực

Nghiên cứu về vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực là một hướng nghiên cứu mới, một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập đến phát triển nguồn nhân lực song mới chỉ dừng lại ở các chiều cạnh nhất định mà chưa đề cập một cách toàn diện từ góc nhìn lý thuyết vốn xã hội. Tuy nhiên, kết quả của các công trình nghiên cứu gián tiếp đó là định hướng ban đầu để mở ra các hướng nghiên cứu khác nhau trong việc kết nối giữa vấn đề phát triển nguồn nhân lực và vốn xã hội. Do vậy, điểm luận các công trình trong và ngoài nước nghiên cứu giữa vốn xã hội và phát triển nguồn nhân lực ở các chiều cạnh nhất định để có một cách nhìn khái quát nhất về vấn đề mà luận án nghiên cứu.

Tác giả Granovetter không đề cập trực tiếp, toàn diện vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực, mà nghiên cứu về vốn xã hội trong thị trường lao động để thấy rõ tầm quan trọng của vốn xã hội trong tìm kiếm việc làm và phát triển nghề nghiệp của các cá nhân trong xã hội. Vốn xã hội ảnh hưởng tích cực đến kết quả tìm kiếm việc làm, bởi nhiều người tìm được công việc của mình thông qua các quan hệ xã hội (Granovetter, 1995). Luận điểm này của Granovetter được ủng hộ bởi như Corcoran(1980), Staiger (1991), Bridges và cộng sự (1986) ... tuy nhiên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023