Hướng Nghiên Cứu Về Vai Trò, Tác Động Tích Cực Và Tiêu Cực Của Vốn Xã Hội


Chương 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ VỐN XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ


1.1. Nghiên cứu về vốn xã hội

Nghiên cứu tổng quan về vốn xã hội trên thế giới là một quá trình công phu và quan trọng trong quy trình nghiên cứu của luận án. Qua việc tìm hiểu một khối lượng đồ sộ các công trình về vốn xã hội, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều trường phái nghiên cứu về vốn xã hội, cũng như nhiều khía cạnh của vốn xã hội được đưa ra phân tích và nghiên cứu thực nghiệm. Tuy nhiên, có 2 xu hướng nổi bật nhất được nghiên cứu về vốn xã hội từ những năm đầu của thế kỷ XX đến nay, cụ thể là:

(1) Các nghiên cứu xoay quanh việc tìm ra, mô tả và chứng minh thực nghiệm cho khái niệm về vốn xã hội

(2) Các nghiên cứu luận giải về tác động của vốn xã hội trong đời sống xã hội. Làm rõ các tác động tích cực và tiêu cực của vốn xã hội trong đời sống.

Do vậy, trong công trình tổng quan dưới đây, chúng tôi tìm hiểu và phân tích theo hai vấn đề chính bên trên ở cả tình hình trên thế giới và tại Việt Nam

1.1.1 Nghiên cứu về vốn xã hội trên thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

1.1.1.1. Quan niệm về vốn xã hội

Khái niệm về vốn xã hội được đưa ra đầu tiên vào năm 1916 bởi nhà giáo dục học người Mỹ Hanifan dùng để chỉ tình thân hữu, sự thông cảm lẫn nhau, sau đó được dùng để mô tả các mối quan hệ trong cuộc sống đô thị vào năm 1960 bởi Jane Jacobs, 1956. Năm 1986 Bourdieu đưa ra định nghĩa về vốn xã hội là một tập hợp của các nguồn lực hiện hữu và tiềm ẩn mà chúng liên kết với trạng thái sở hữu của mạng lưới bền vững dựa trên các mối quan hệ được thể chế hoặc mạnh, yếu của việc biết hoặc không biết nhau. Ông cho rằng “Vốn xã hội là một thuộc tính của mỗi cá nhân trong xã hội và bất cứ ai cũng có thể khai thác vốn xã hội nhằm đem lại các lợi ích kinh tế thông thường” [Bourdieu, 1986]. Tuy nhiên, khái niệm vốn xã hội được nhiều học giả và các tổ chức quốc tế quan tâm nghiên cứu và trao đổi rộng rãi khi Coleman xây dựng cho nó một khung lý thuyết tương đối rõ ràng và được Putnam (1993) nhắc đến trong các nghiên cứu của ông. Theo Coleman, vốn xã hội thành 3 loại vốn gồm vốn vật thể, vốn con người và vốn xã hội, vốn xã hội chính là sự đóng góp tích cực nên sự hình thành

Vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh - 3


vốn con người. Coleman coi vốn xã hội là sự đa dạng của sự tồn tại, có hai đặc trưng chung gồm: các khía cạnh của cấu trúc xã hội và chúng tạo điều kiện cho hành động của các cá nhân sống trong cấu trúc. Ông đưa ra khía cạnh quan trọng của vốn xã hội là

(i) nghĩa vụ và kỳ vọng; (ii) tiềm năng về thông tin (iii) Chuẩn mực và các hành vi trừng phạt có hiệu quả như sự thành lập nên các giá trị cộng đồng và chia sẻ các chuẩn mực (iv) sự lãnh đạo định hướng các hoạt động của người khác [dẫn theo Nguyễn Tuấn Anh, 2010].

Robert Putnam phát triển tiếp khái niệm vốn xã hội khi nghiên cứu những mối liên kết giữa các cá nhân – mạng lưới xã hội và các chuẩn mực của mối quan hệ hai bên cùng có lợi và sự tin tưởng, và trung tâm của việc tiếp cận vốn xã hội là các mạng lưới xã hội có giá trị, khế ước xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành vốn xã hội của các cá nhân và các nhóm [Peter Blau, 1964]. Khái niệm vốn xã hội của Putnam được xây dựng với 3 thành phần, gồm: Các nghĩa vụ đạo đức và chuẩn mực; Giá trị xã hội (nhấn mạnh đến sự tin tưởng) và xã hội dân sự.

Một vài năm sau đó, Fukuyama cho rằng vốn xã hội được tạo ra dựa trên mối quan hệ qua lại của các cá nhân trong mạng lưới xã hội tùy thuộc vào mục đích của các cá nhân muốn đạt đến. Fukuyama nhấn mạnh các tương tác qua lại chỉ có tác dụng và tác động tích cực khi các mối quan hệ được đặt trên nền tảng của sự tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng cùng tham gia tại các mối quan hệ đó.

Gần đây nhất, nhà nghiên cứu Nan Lin khẳng định vốn xã hội như một cách thức mà các cá nhân sử dụng để tiếp cận đến các nguồn lực thông qua các mạng lưới quan hệ xã hội của họ. Khái niệm vốn xã hội của ông khá đơn giản và dễ hiểu, đó là sự “sự đầu tư vào những quan hệ xã hội với sự mong đợi thu được lợi nhuận” [Lin Nan, 2001], với ý nghĩa rằng các cá nhân tham gia vào tương tác và các mạng lưới nhằm sinh ra lợi nhuận.

Định nghĩa của OECD thì vốn con người có liên quan đến vốn xã hội, chúng có mối quan hệ qua lại. Con người nhờ có sự đầu tư vào giáo dục mà có cơ hội nâng cao thu nhập cũng như vị thế của mình trong xã hội. Giáo dục, đào tạo là một thành tố quan trọng của đầu tư vốn con người. Nó liên quan tới kiến thức, tới quá trình đào tạo mà mỗi cá nhân cần lĩnh hội để tăng khả năng của cá nhân trong các hoạt động mang giá trị kinh tế. Nhưng không chỉ có giáo dục mà việc học tập, trải nghiệm bên ngoài nhà trường cũng đóng góp không nhỏ vào thành công của mỗi cá


nhân. Nhờ việc tham gia vào các mạng lưới xã hội, cá nhân có được những thông tin hữu ích, có sự chia sẻ thông tin, kiến thức để làm dày hơn vốn xã hội của mình, từ đó có các cơ hội việc làm tốt hơn, thu nhập cao hơn, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình. Việc đầu tư vào vốn xã hội cũng chính là đầu tư vào vốn con người được kéo dài suốt cuộc đời của mỗi người.

Từ các quan điểm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu thế giới nêu trên, cho thấy vốn xã hội được xem xét trong các mối quan hệ liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời nó còn được coi là một nguồn lực, các mối quan hệ có sự tin cậy lẫn nhau trong mạng lưới xã hội, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội bên cạnh các nguồn vốn khác.

Khái niệm vốn xã hội nêu trên còn có những cách hiểu khác nhau dựa trên lập trường và lĩnh vực khác nhau của các nhà nghiên cứu. Chẳng hạn, có nhà nghiên cứu cho rằng vốn xã hội gồm các mạng lưới xã hội, khía cạnh của cấu trúc xã hội, thì nhà nghiên cứu khác cho đó là nguồn lực liên kết các mạng lưới xã hội, hay nguồn lực trong mạng lưới xã hội; bên cạnh đó, có tác giả coi vốn là chuẩn mực không chính thức, chuẩn mực của quan hệ trao đổi qua lại và niềm tin, hay khả năng của cá nhân trong việc tìm kiếm lợi ích thông qua tư cách thành viên của mạng lưới xã hội, cấu trúc xã hội ... Sự khác biệt trong quan niệm về vốn xã hội đã mở ra nhiều hướng nghiên cứu khác nhau trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tuy nhiên nó cũng đem đến những khó khăn trong nghiên cứu thực tiễn bởi cách hiểu và cách sử dụng chưa được thống nhất.

Tóm lại, tổng quan từ các công trình nghiên cứu trên thế giới về khái niệm vốn xã hội, xét về mặt lý thuyết và thực tiễn tác giả nhận thấy có sự thống nhất ở các điểm sau đây. Thứ nhất, vốn xã hội gắn liền với các mạng lưới xã hội; thứ hai, vốn xã hội được định nghĩa từ khái niệm nguồn lực, cho đó là một nguồn lực dựa trên mạng lưới xã hội; thứ ba, vốn xã hội được tạo ra thông qua việc đầu tư vào các quan hệ xã hội để tìm kiếm lợi ích; thứ tư, vốn xã hội được đề cập đến sự tin cậy (lòng tin, niềm tin) và mối quan hệ qua lại của nguồn lực dựa trên mạng lưới xã hội. Như vậy, dựa vào những điểm thống nhất trên định nghĩa vốn xã hội của các nhà khoa học cho thấy yếu tố sau cấu thành vốn xã hội: các mạng lưới xã hội, nguồn lực xã hội, quan hệ xã hội dựa trên các chuẩn mực xã hội và lòng tin trong xã hội. Chính vì vậy mà khẳng định nó là một loại vốn tồn tại song song cùng nhiều loại vốn khác trong đời sống xã hội.


1.1.1.2. Hướng nghiên cứu về vai trò, tác động tích cực và tiêu cực của vốn xã hội

Xuất phát từ các quan niệm khác nhau về vốn xã hội, do vậy các hướng nghiên cứu về vốn xã hội trên thế giới cũng tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Các nghiên cứu về vốn xã hội tập trung nghiên cứu vai trò tích cực của vốn xã trong lĩnh vực kinh tế, trong phát triển các nguồn lực, các vốn khác trong đó có vốn con người. Đồng thời cũng đề cập đến các biểu hiện tiêu cực của vốn xã hội trong các lĩnh vực đó.

Hướng nghiên cứu về vai trò của vốn xã hội đối với lĩnh vực kinh tế đề cập nhiều đến tác động của vốn xã hội đến việc tìm kiếm lợi ích, hiệu quả kinh tế, đến kết quả phát triển và tăng trưởng, công bằng và xóa đói giảm nghèo. Hướng nghiên cứu của Bourdie khẳng định ngoài việc khẳng định vốn xã hội là sự kế thừa, được liên tục tạo ra thông qua các mối quan hệ của cá nhân và sự công nhận của các thành viên trong mạng lưới. Ông còn cho rằng vốn xã hội của một cá nhân sẽ được duy trì và gia tăng nhờ các hoạt động của bản thân cá nhân và có thể sử dụng vốn xã hội để chuyển hoá thành vốn kinh tế. Bên cạnh đó ông còn phân biệt ba loại vốn khác nhau: vốn kinh tế, vốn văn hóa và vốn xã hội, cuối cùng ông đi đến kết luận: tất cả các loại vốn khác nhau đều bắt nguồn từ vốn kinh tế, các loại vốn này đều có thể đầu tư để lợi ích trong tương lai.

Colenam thực hiện các nghiên cứu để củng cố định nghĩa vốn xã hội gắn liền với cấu trúc của các quan hệ giữa con người và con người [Woolcock. M, 1998], ông đồng quan điểm với Bourdieu ở chỗ coi vốn xã hội có thể là cụ thể hoặc tiềm ẩn, có thể chuyển hóa sang vốn kinh tế (có tính chất hàng hóa) và có thể được tăng thêm nhờ sự nỗ lực của cá nhân. Colenam cho rằng vốn xã hội là “sản phẩm phát sinh” từ các hoạt động trong mối quan hệ giữa các cá nhân, thiết lập và duy trì những quan hệ này để tạo lợi ích.

Đồng quan điểm với Coleman, R. Putnam cho rằng vốn xã hội được tạo ra trong mối quan hệ của các cá nhân và sự đoàn kết trong một tổ chức xã hội tự nguyện để tạo nên sự phát triển kinh tế trong các xã hội hiện đại. Ông tập trung phân tích sự vận hành có hiệu quả của nền kinh tế khi nó có mức độ hội nhập chính trị cao.

Tương đồng với những kết quả nghiên cứu trên, Fukuyama đi vào nghiên cứu vốn xã hội như một tiêu chí chủ chốt để so sánh cơ cấu kinh tế- xã hội các nước. Theo ông “Chất lượng đời sống, cũng như khả năng cạnh tranh của một


quốc gia, là tùy thuộc vào một đặc tính văn hóa duy nhất và lan tỏa trong quốc gia ấy, đó là mức độ tin cẩn trong xã hội” [Fukuyama,1995]. Fukuyama cũng chỉ ra cách mà vốn xã hội có thể đóng góp vào phát triển kinh tế và xóa bỏ đói nghèo trong „Chương trình nghị sự sắp tới” (2002). Trong nghiên cứu “Vốn xã hội, xã hội dân sự và phát triển” (2001) ông đã nhấn mạnh mỗi cá nhân sẽ giảm được nhiều chi phí giao dịch nhờ vào vốn xã hội của họ trong hoạt động kinh tế. Nan Lin đề cao việc tiếp cận và mở rộng trong mạng lưới sẽ đem đến những lợi ích tốt hơn cho các thành viên trong mạng lưới. Ông cho rằng vốn xã hội không hẳn là nguyên nhân và kết quả bị gói gọn trong từng chức năng riêng biệt mà vốn xã hội chỉ hình thành, tồn tại khi cá nhân nhận ra nó, tiếp cận và huy động nó để đạt được lợi ích.

Các nghiên cứu về vai trò của vốn xã hội đối với kinh tế được triển khai bởi các nghiên cứu khác nhau về các chiều cạnh kinh tế. Nghiên cứu của Grootaert về “Vốn xã hội với sự thịnh vượng và đói nghèo của các hộ gia đình ở Indonesia” [Grootaert, 1999] chỉ ra rằng vốn xã hội góp phần làm thiểu khả năng rơi vào tình trạng đói nghèo của các hộ gia đình. Ông cũng cho rằng, vốn xã hội mang lại lợi ích lâu dài đối với các hộ gia đình, cụ thể trong nghiên cứu này là lợi ích đối với việc tiếp cận tín dụng, nhờ vào đó mà các hộ gia đình có thể tạo ra thu nhập ổn định. Francois tìm ra mối quan hệ giữa vốn xã hội tỷ lệ thuận với hiệu quả sản xuất của nền kinh tế thông qua việc phân tích số liệu quốc gia, ông cũng chỉ ra yếu tố niềm tin là một phần quan trọng của vốn xã hội vào các giải pháp phát triển kinh tế. Các nghiên cứu của Woolcook (1998), Woolcook và Narayan (2000), Woolcook (2001) đã nhấn mạnh vốn xã hội có vai trò trong việc huy động các nguồn lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các nhà nghiên cứu chia vốn xã hội làm hai loại: vốn xã hội “co cụm” vào trong và vốn xã hội “vươn” ra ngoài.

Nghiên cứu vốn xã hội của người Việt Nam định cư tại Nhật thông qua phỏng vấn các chủ nhà hàng người Việt định cư ở Nhật, Hirasawa Ayami (2011) đưa ra một số kết quả như sau: về vốn liếng, khi một người khởi nghiệp, trước mắt họ sử dụng vốn của mình, nếu không có đủ tiền thì họ dựa vào gia đình (vợ/chồng/con cái) và cuối cùng là của bạn bè đồng hương (những người quan hệ rất thân thiết). Gia đình là một vốn xã hội rất mạnh. Đối với người nhập cư, hoạt động tín dụng rất phổ biến vì người nhập cư nói chung thường khó vay tiền ngân


hàng nên họ giúp đỡ nhau để tạo ra vốn liếng. Về thông tin, chủ nhà hàng phải dựa vào những người quen đáng tin cậy để lấy thông tin về giấy phép, luật pháp, địa điểm, bí quyết kinh doanh và những người cung cấp hàng đáng tin cậy. Về lao động, người nhập cư thường sử dụng lao động gia đình và người đồng hương để làm ăn kinh doanh. Một thành viên gia đình sẽ có động cơ mạnh mẽ giúp đỡ người thân. Sự tín nhiệm giữa các thành viên gia đình tạo ra vốn, lợi ích. Tuy nhiên, với vị trí như đầu bếp, phụ bếp tại nhà hàng thì chủ nhà hàng chấp nhận thuê những người không quá thân thiết bởi vì họ coi trọng khả năng làm việc của người được thuê hơn là quan hệ thân hay không.

Hướng nghiên cứu về vai trò của vốn xã hội trong phát triển các nguồn lực, các vốn khác trong đó có vốn con người. Nghiên cứu vốn xã hội đối phát triển nguồn nhân lực rất ít, mặc dù vốn xã hội được định nghĩa từ khái niệm nguồn lực, mà nguồn nhân lực được coi là nguồn lực quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Những nghiên cứu sau đây có đề cập đến phần nào đến nguồn nhân lực, nhưng chưa đặt trực tiếp sự phát nguồn nhân lực trong tiếp cận nghiên cứu vốn xã hội. Bourdieu coi vốn con người gồm kỹ năng và kiến thức của con người. Ông cho rằng, theo lối giải thích thông thường cho người này thành công hơn người kia chỉ là vì người đó thông minh hơn hoặc siêng năng đèn sách hơn hoặc do tài năng bẩm sinh và vốn con người. Bourdieu khẳng định, cách đánh giá thành công theo kiểu này thì các nhà kinh tế đã phạm sai lầm lớn là chỉ dùng đồng tiền làm thước đo lợi ích và phí tổn. Theo Bourdieu, các nhà kinh tế không nhìn thấy cơ may thu nhập khác nhau ở mỗi người trong những thị trường khác nhau, tùy thuộc mức độ và thành phần của những gì họ sở hữu, trong đó liên hệ xã hội là phần chính. Sẽ khó có thể giải thích sự chênh lệch trong mức độ đầu tư vào "vốn con người" trong xã hội nếu không xem xét đến tất cả những gì con người sở hữu, đặc biệt là những liên hệ xã hội mà mỗi người đang có. Vì vậy, theo Bourdieu, đầu tư vào vốn con người cũng có nghĩa là đầu tư vào vốn xã hội và ngược lại.

Các nghiên cứu cho thấy, vốn xã hội có vai trò trọng tâm trong phát triển kinh tế và xóa bỏ đói nghèo, bên cạnh đó “vốn xã hội còn được coi là có ý nghĩa lớn trong việc hình thành vốn con người” hay nói các khác vốn xã hội có tầm quan trọng trong việc hình thành và phát triển nguồn nhân lực ... nghiên cứu của Portes về vốn xã hội và vốn con người cũng làm rõ nhận định này. “Dựa vào ví dụ thực tế


từ nghiên cứu của của Zhou và Bankstson về cộng đồng liên kết chặt của người Việt Nam ở New Orleans (Mỹ), Portes (1998) kết luận rằng nhờ vốn xã hội trong mạng lưới người Việt ở đây, việc học tập của con cái họ có được sự kiểm soát hiệu quả mà không cần thiết phải sử dụng tới các thiết chế kiểm soát chính thức hoặc công khai” [Nguyễn Tuấn Anh, 2011].

Bên cạnh việc nghiên cứu vai trò của vốn xã hội trong phát triển kinh tế và trong phát triển các nguồn lực, các vốn khác trong đó có vốn con người, vốn xã hội, các tác giả cũng chỉ ra những biểu hiện tiêu cực của vốn xã hội trong các lĩnh vực trên. Điều này được Portes chỉ ra trong nghiên cứu của mình, ông cho rằng vốn xã hội chứa đựng trong nó ít nhất là bốn hậu quả tiêu cực. “Thứ nhất, đó là sự loại trừ những người ngoài. vốn xã hội thường mang lại các cố kết bên trong nhóm. Tuy nhiên, những cố kết như thế lại tạo ra khó khăn cho việc mở rộng nhóm, đồng thời ngăn cản sự tham gia của những người bên ngoài. Thứ hai là đòi hỏi thái quá đối với thành viên. Điều này có thể tốt nếu xét theo khía cạnh tổ chức của nhóm. Nhưng mặt tiêu cực là ở chỗ nó hạn chế sáng kiến của các thành viên. Thứ ba là hạn chế tự do cá nhân. Thứ tư là việc hạ thấp chuẩn mực của sự cách biệt trong nhóm. Vì vốn xã hội có xu hướng tạo ra cố kết, nó giữ các cá nhân ở những vị thế ngang bằng nhau nên trong nhiều tình huống sự thành công của một cá nhân làm xói mòn liên kết nhóm, và hơn nữa khi vốn xã hội giữ các cá nhân ở những vị thế ngang bằng nhau, nó đã làm triệt tiêu tham vọng và sự sáng tạo của họ” [Portes. A, 1998].

Nghiên cứu của Fukuyama cũng chỉ ra tính hai mặt của vốn xã hội. Vốn xã hội trong các quan hệ họ hàng tạo ra sự trợ giúp hiệu quả cho doanh nghiệp hoặc cho các cá nhân trong những thời điểm mà điều kiện kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, điều này cũng mang lại những hệ quả tiêu cực như sự thiếu tin tưởng đối với người xa lạ, từ đó, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi mà các doanh nghiệp lớn mạnh, phát triển lên. Về hệ quả tiêu cực, Putnam còn cho rằng vốn xã hội có thể tạo ra bè phái, tham nhũng, và tâm lý coi tộc người của mình là trung tâm” [Khúc Thanh Vân, 2013].

Các nghiên cứu về vốn xã hội trên thế giới đã phân tích khá sâu sắc bản chất hai mặt của vốn xã hội: có tác động tích cực và gây ra hệ quả tiêu cực trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Các nghiên cứu trên cho thấy, vốn xã hội tác động tích cực nhất đến lĩnh vực kinh tế ở chỗ nó có thể làm tăng lợi ích,


hiệu quả kinh tế, tăng các mối quan hệ trong kinh doanh, thậm chí vốn xã hội còn chuyển hóa thành vốn kinh tế ... Chính vì lẽ đó, vốn xã hội là nguồn lực đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng kinh tế, xóa bỏ đói nghèo, phát triển xã hội. Đồng thời, vốn xã hội còn tác động tích cực đến phát triển các nguồn lực, các vốn khác, đặc biệt là vốn con người. Các phân tích trên cho thấy vốn xã hội và vốn con người có mối quan hệ qua lại và chuyển hóa lẫn nhau thông qua mạng lưới xã hội với các mối liên hệ, quan hệ, tin cậy và chia sẻ giữa các thành viên trong mạng lưới, giúp các cá nhân nắm bắt được các thông tin, tiếp cận được các cơ hội học tập, làm việc, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh tích tích cực của vốn xã hội cũng cho thấy những biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực kinh tế ở chỗ hạn chế mang tính cố kết, cục bộ, bè phái, hạn chế sự tự do và triệt tiêu sự sáng tạo của cá nhân .... tạo ra sự ngang bằng nhau trong nhóm, giảm thiểu động lực phát triển của các cá nhân.

1.1.2. Nghiên cứu về vốn xã hội ở Việt Nam

Vốn xã hội được coi là một nguồn lực tồn tại trong đời sống xã hội bên cạnh các nguồn lực khác. Đây là một khái niệm không mới đối với thế giới, nhưng còn rất mới đối với việt Nam, các nghiên cứu về vốn xã hội ở Việt Nam chia làm hai hướng: một số nghiên cứu quan tâm đến việc tổng kết, giới thiệu lý thuyết về vốn xã hội; những nghiên cứu khác tập trung vận dụng lý thuyết vốn xã hội trong các nghiên cứu thực tiễn.

Vốn xã hội là một hướng nghiên cứu mới ở Việt Nam trong những năm gần đây, các nghiên cứu chủ yếu dưới dạng bài báo khoa học, các tham luận trong các cuộc hội thảo, các đề tài nghiên cứu …

1.1.2.1. Nghiên cứu tổng kết và giới thiệu lý thuyết vốn xã hội

Dưới góc độ tiếp cận về vốn xã hội và kinh tế, Trần Hữu Dũng trên cơ sở các quan điểm của Pierre Bourdieu, James Coleman, Robert Putnam, Francis Fukuyama, Hernando de Soto đã gợi ý rằng cần phải làm rõ hơn đặc điểm của vốn xã hội trong mối quan hệ với các loại vốn khác [Trần Hữu Dũng, 2003].

Trần Hữu Quang (2006) tổng kết quan điểm về vốn xã hội của các tác giả như Bourdieu, Putnam, Fukuyama, qua đó nhấn mạnh rằng “vốn xã hội là một hiện thực đặc trưng của những mối dây liên kết giữa con người với nhau trong một cộng đồng hay một xã hội” [Trần Hữu Quang, 2006]. Theo ông cần

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí