DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Mức độ tham gia tích cực vào hoạt động của các nhóm xã hội 80
Biểu đồ 3.2: Sự khác biệt giữa các đặc điểm xã hội của NLT trong việc tham gia vào các nhóm hội, câu lạc bộ cùng sở thích (%) 87
Biểu đồ 4.1: Mức độ quan trọng của các yếu tố khi được tuyển dụng 125
Biểu đồ 4.2: Khác biệt giữa khu vực cư trú trong đánh giá mức độ quan trọng của yếu tố thâm niên công tác trong tuyển dụng 128
Biểu đồ 4.3: Tương quan giữa nhóm tôn giáo và nơi cư trú trong đánh giá mức độ quan trọng của nhóm gia đình/họ hàng trong tuyển dụng 130
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ tham gia các lớp học tập, bồi dưỡng do cơ quan cử 138
Biểu đồ 4.5: Những sự hỗ trợ thường nhận từ đồng nghiệp cơ quan 155
Biểu 4.6: Khác biệt giữa Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh trong việc đánh giá mức độ hỗ trợ của gia đình dành cho nguồn nhân lực trẻ trong công việc 162
Có thể bạn quan tâm!
- Vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh - 1
- Hướng Nghiên Cứu Về Vai Trò, Tác Động Tích Cực Và Tiêu Cực Của Vốn Xã Hội
- Nghiên Cứu Vận Dụng Lý Thuyết Vốn Xã Hội Vào Thực Tiễn
- Nghiên Cứu Về Nguồn Nhân Lực Trẻ Việt Nam, Nguồn Nhân Lực Trẻ Hà Nội Và Thành Phố Hồ Chí Minh
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Biểu đồ 4.7: Khác biệt giữa các nhóm xã hội trong việc đánh giá mức độ hỗ trợ của BẠN BÈ dành cho nguồn nhân lực trẻ trong công việc 165
Biểu đồ 4.8: Nhận định cụ thể về môi trường làm việc và quan hệ xã hội trong nhóm trình độ học vấn và thu nhập 167
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn nhân lực được coi là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình triển kinh tế - xã hội của bất kỳ một quốc gia. Trong xu toàn cầu hóa, một mặt tạo ra những khả năng và cơ hội phát triển cho các quốc gia; mặt khác, nó cũng tiềm ẩn những nguy cơ liên quan đến các vấn đề xã hội như đói nghèo, bất bình đẳng, ô nhiễm môi trường… Muốn nắm bắt được thời cơ, giảm thiểu nguy cơ, tất cả các quốc gia cần huy động mọi nguồn lực của đất nước, trong đó quan tâm đặc biệt đến việc đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực và các nguồn vốn nội tại. Đây cũng chínhlà nhu cầu cấp thiết của việt Nam trong quá trình phát triển, tăng trưởng kinh và tham gia tích cực và phân công lao động quốc tế.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2019 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 55,8 triệu người, tăng 417,1 nghìn người so với năm 2018. Lao động trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo từ trình độ “Sơ cấp” trở lên năm 2019 là 12,7 triệu người, chiếm 22,8% lực lượng lao động trong độ tuổi của cả nước. Lao động có việc làm năm 2019 là 54,7 triệu người, tăng 416 nghìn người so với 2018. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động của năm 2019 gần 1,1 triệu người, giảm 5,5 nghìn so với 2018. Thất nghiệp của lao động thanh niên trong độ tuổi lao động 15-24 ước khoảng 428,5 nghìn người, chiếm 38,7% tổng số lao động thất nghiệp, cao gấp 3 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung. Tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập hoặc đào tạo của cả nước năm 2019 ước là 11,2%, tương đương với gần 1,3 triệu thanh niên. Tỷ lệ này ở khu vực thành thị thấp hơn 1,5 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn, ở nữ thanh niên cao hơn 4,2 điểm phần trăm so với nam thanh niên. [Tổng cục thống kê, 2019]
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế lớn nhất của cả nước, nơi tập trung nhiều lao động được đào tạo có trình độ và tay nghề cao. Trong những năm gần đây, Hà Nội triển khai kế hoạch phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp, thành thạo kỹ năng, phẩm chất đạo đức tốt, tác phong chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh với các tiêu tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng dần qua từng năm. Kết quả cho thấy, tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo ở Hà Nội đã tăng từ 27,5% vào năm 2008, lên
63,18% năm 2018. Trong khi đó, tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2019, lao động đã qua đào tạo có trình độ đại học trở lên chiếm 57,53%, cao đẳng 22%, trung cấp 6,62%, sơ cấp nghề 2,91%.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ trong bối cảnh hội nhập quốc tế với nhiều cơ hội và thách thức bởi các biến động trên thị trường lao động. Để tham gia vào thị trường lao động, người lao động phải có kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm cũng như các đặc điểm cá nhân ... gọi là vốn con người. Người lao động càng tích lũy được nhiều vốn con người thì cơ hội tham gia vào thị trường lao động càng cao. Điều này có lợi cho người lao động trong quan hệ cung cầu trong thị trường lao động thể hiện qua mối quan hệ lợi ích – thù lao, có đi có lại giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đây cũng chính là nguồn vốn xã hội được tạo ra trong quá trình con người tham gia vào các hoạt động trong các mối quan hệ lao động, tạo dựng sự tin tưởng thông qua sự có đi có lại trong thị trường lao động. Các mối quan hệ trong thị trường lao động có thể được người lao động tạo ra trong chính môi trường đó, cũng có thể có sẵn trong mỗi lao động nhờ việc họ đã và đang tham gia vào mạng lưới các quan hệ xã hội trước đó hoặc mới thiết lập. Do vậy, để phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực trẻ nói riêng, ngoài việc định hướng cho lao động trẻ tích lũy vốn con người cần định hướng cho họ xây dựng và tích lũy các nguồn vốn khác trong đó có vốn xã hội để đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động .
Xuất phát từ các mối quan hệ bền chặt giữa vốn xã hội và thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam, cho thấy sự cần thiết nghiên cứu vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt là đặt vấn đề phát triển nguồn nhân lực trẻ trong tương quan với vốn xã hội, trong quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế và công bằng, tiến bộ xã hội ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu trả lời cho câu hỏi, trên thực tế, vốn xã hội đã được tạo dựng, duy trì và sử dụng như thế nào trong quá trình phát triển nguồn nhân lực trẻ ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh? Vai trò của vốn xã hội được thể hiện như thế nào đến quá trình phát triển nguồn nhân lực trẻ ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh? Làm thế nào để giải quyết những biểu hiện tiêu cực và phát huy vai trò tích cực của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung tìm hiểu việc tạo dựng, duy trì và vai trò của vốn xã hội trong môi trường làm việc của nhân lực trẻ ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị tới các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách nhằm phát huy vai trò tích cực, hạn chế biểu hiện tiêu cực của vốn xã hội phục vụ mục tiêu phát triển nguồn nhân lực trẻ tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Nhiệm vụ
- Nhận diện thực trạng việc tạo dựng, duy trì vốn xã hội của nhân lực trẻ ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;
- Tìm hiểu việc sử dụng vốn xã hội của nhân lực trẻ ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong tuyển dụng đào tạo, bổ nhiệm; thực thi công vụ, nâng cao thu nhập;
- Đánh giá tác động hai chiều của việc sử dụng vốn xã hội tuyển dụng đào tạo, bổ nhiệm; thực thi công vụ, nâng cao thu nhập;
- Đề xuất các khuyến nghị nhằm phát huy biểu hiện tích cực, hạn chế biểu hiện tiêu cực của vai trò vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ hiện nay và thời gian sắp tới ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Trên thực tế, vốn xã hội đã được tạo dựng, duy trì như thế nào trong quá trình phát triển nguồn nhân lực trẻ ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh?
- Vốn xã hội đã được nhân lực trẻ và Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh sử dụng như thế nào trong môi trường làm việc?
- Vốn xã hội có trò như thế nào trong tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, thực thi công vụ và nâng cao thu nhập đối với nhân lực trẻ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh?
4. Giả thuyết nghiên cứu
- Nguồn nhân lực trẻ đã tạo dựng và duy trì vốn xã hội thông qua các hoạt động của các nhóm xã hội cụ thể tạo ra mạng lưới xã hội, sự tin cậy và quan hệ có đi có lại.
- Vốn xã hội đã được nguồn nhân lực trẻ vận dụng trong môi trường làm việc để tìm kiếm các cơ hội tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm và thực thi công vụ, nâng cao thu nhập.
- Vốn xã hội tác động tích cực và tiêu cực đến cơ hội tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm và thực thi công vụ, nâng cao thu nhập đối với nguồn nhân lực trẻ
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là cách thức tạo dựng và duy trì vốn xã hội của nhân lực trẻ qua các mạng lưới xã hội để xây dựng các quan hệ xã hội, sự có đi có lại và niềm tin. Bên cạnh đó, làm rõ vai trò của vốn xã hội trong tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, thực thi công vụ và nâng cao thu nhập đối với nhân lực trẻ trong môi trường làm việc.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Pham vi nội dung: Luận án tập trung phân tích cách thức tạo dựng, duy trì, sử dụng vốn xã hội và đánh giá tính hai mặt của vốn xã hội trong môi trường làm việc của nhân lực trẻ tại các tổ chức, cơ quan hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc làm việc trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.
- Phạm vi khách thể nghiên cứu: là cán bộ viên chức, công chức dưới 35 và cán bộ lãnh đạo, quản lý làm việc trong các tổ chức, cơ quan hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc làm việc trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.
- Phạm vi không gian: Tập trung nghiên cứu tại quận Ba Đình và quận Thanh Xuân, Hà Nội và quận 6 và quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi thời gian: Tiến hành trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi đối với cán bộ công chức, viên chức, người lao động dưới 35 tuổi đang làm việc trong giai đoạn 2010 – 2015 được thực hiện năm 2013 – 2014 (số liệu thô tại Hà Nội và Thành phố Hồ chí Minh trong đề tài KX.03.09/11-15); các phỏng vấn sâu cá nhân là cán bộ công chức, viên chức, người lao động dưới 35 tuổi và cán bộ lãnh đạo, quản lý sử dụng nguồn lực trẻ trong năm 2015 - 2016; Các cuộc thảo luận nhóm tập trung đối với cán bộ công chức, viên chức, người lao động dưới 35 tuổi được tiến hành trong năm 2016.
6. Khung phân tích
Bối cánh kinh tế- xã hội
Phát triển nguồn nhân lực trẻ
Đặc điểm nguồn nhân lực trẻ Trình độ học vấn Khu vực cư trú Thu nhập
Độ tuổi Giới tính
Tình trạng hôn nhân Tôn giáo
Thâm niên công tác
….
Vai trò của vốn xã hội trong: Tuyển dụng; đào tạo, bổ nhiệm; thực thi công vụ, nâng cao thu nhập
Vốn xã hội
Mạng lưới xã hội: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các tổ chức…
Lòng tin: tin tưởng vào quan hệ qua lại.
Sự có đi có lại: trao đổi thông tin, gặp gỡ trong và ngoài
công việc…
Tạo dựng và duy trì vốn xã hội qua mạng lưới quan hệ xã hội
Biến số độc lập
Sau khi rà soát những nghiên cứu trước đây, chiến lược nghiên cứu của luận án là tiếp tục khẳng định và bổ sung thêm những phân tích thống kê về những yếu tố của vốn xã hội có thể tác động đến việc duy trì củng cố nguồn lực của nhân lực trẻ.
Thao tác hóa các biến số như sau:
- Trình độ học vấn người trả lời: Học vấn là một yếu tố quan trọng của vốn con người và là sự thể hiện địa vị đạt được của cá nhân. Nhà xã hội học người Đức Max. Weber là một trong những người đầu tiên chú ý tới sự cần thiết
phải xem xét học vấn với tư cách là tiêu chí địa vị xã hội. Biến số này được đo lường cụ thể qua các chỉ báo sau: PTTH, Trung cấp nghề (PTTH, TC nghề)/Cao đẳng, Đại học/ Sau đại học
- Khu vực sinh sống: Sinh sống ở những khu vực khác nhau sẽ chịu ảnh hưởng của những nền văn hóa khác nhau. Trong luận án này, biến số khu vực cư trú được đo ở hai thành phố: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
- Nhóm thu nhập: Thu nhập là yếu tố tác động lớn đến việc sử dụng nguồn lực kinh tế để củng cố và duy trì vốn xã hội. Dù có sự khác biệt giữa các cá nhân trong xã hội nhưng sẽ có chung hàng loạt mối quan tâm và những điểm tương đồng xuất phát từ sự giống nhau về thu nhập. Biến số nhóm thu nhập gồm các chỉ báo: dưới 4 triệu/ Từ 4-6 triệu/ Từ 6 triệu trở lên
- Nhóm tuổi: Độ tuổi của nhân lực trẻ liên quan đến số năm kinh nghiệm làm việc cũng như số năm tích lũy về vốn xã hội. Do đó cũng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển trong nghề nghiệp. Biến số nhóm tuổi được chia thành hai nhóm sau: Dưới 30/ Từ 30 đến 35 tuổi
- Giới tính: Yếu tố giới tính có tác động đáng kể để đến cách thức tạo dựng, duy trì và củng cố vốn xã hội. Bởi bản chất của nam giới và nữ giới sẽ có những cách duy trì mạng lưới quan hệ xã hội và nhóm xã hội khác nhau. Đặc điểm giới tính cũng ảnh hưởng lớn đến phân bố nghề nghiệp và thu nhập. Do vậy, đây là một biến số cần đưa vào phân tích.
- Tình trạng hôn nhân: Tình trạng hôn nhân có ảnh hưởng đến mạng lưới xã hội của mỗi cá nhân, do đó cũng ảnh hưởng lớn đến vốn xã hội trong công việc và cuộc sống. Các chỉ báo đo tình trạng hôn nhân được sử dụng trong luận án: Độc thân/ Đang có vợ, chồng/ Ly thân, ly hôn, góa/ Sống chung chưa kết hôn
- Tôn giáo: Niềm tin tôn giáo và yếu tố có tác động đến thái độ và cách hành xử của nhân lực trẻ trong việc tạo dựng và duy trì vốn xã hội. Tôn giáo được chia theo các chỉ báo: Phật Giáo/ Thiên Chúa giáo/ Tôn giáo khác/ Không tôn giáo
- Thâm niên công tác: là yếu tố được cho rằng, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn vốn, quy mô mạng lưới quan hệ. Thâm niên công tác gồm: Dưới 5 năm/ Từ 5 đến 10 năm/ Trên 10 năm
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
7.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án là công trình nghiên cứu thuộc linh vực xã hội học, luận án sử dụng
hệ thống lý thuyết về vốn xã hội và lý thuyết phát triển nguồn nhân lực để tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Luận án góp thêm cách nhìn tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trong nghiên cứu vốn xã hội và vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trên thế giới và các tổng kết về lý thuyết cũng như các nghiên cứu ứng dụng vào các lĩnh vực của đời sống xã hội liên quan đến vấn đề này ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm, nhằm khẳng định các luận điểm lý thuyết về vốn xã hội và mối quan hệ đối với các loại vốn khác vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực cũng như lý thuyết phát triển nguồn lực, lý thuyết mạng lưới xã hội.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu bước đầu cung cấp những thông tin cơ bản, cần thiết về vốn xã hội đã được nhân lực trẻ tạo dựng, duy trì như thế nào để tham gia vào mạng lưới xã hội, tạo được niềm tin và mối quan hệ có đi có lại. Đồng thời đưa ra những phân tích về yếu tố của vốn xã hội: mạng lưới xã hội; lòng tin, sự tin cậy; quan hệ xã hội có đi có lại... đã ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tìm kiếm các cơ hội tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm và thực hiện công việc của nhân lực trẻ ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó giúp các cơ quan và các nhà chuyên môn trong việc hoạch định chính sách có những đề xuất phù hợp đối với vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, phát triển nguồn nhân lực trẻ đáp ứng được các yêu cầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghiên cứu cũng là một nguồn tư liệu phong phú cho sinh viên của ngành và các nghiên cứu về vốn xã hội.
8. Kết cấu luận án
Kết cấu của luận án bao gồm 3 phần: Phần mở đầu; Phần nội dung và Phần kết luận và Phần Phụ lục. Trong phần nội dung được kết cấu bởi 4 chương