đốt (Equisetophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông (Pinophyta), ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta).
Ở Việt Nam hiện có 8 ngành thực vật bậc cao thì VQG Ba Bể và vùng phụ cận đã có đại diện của 5 ngành (chiếm 62,7%). Theo điều tra ban đầu, khu hệ thực vật VQG Ba Bể bao gồm 4 yếu tố: thực vật bản địa Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa, thực vật di cư India – Mianma, thực vật quý hiếm và thực vật đặc hữu của vùng. Chỉ riêng loài thân gỗ đã có đến 620 loài thuộc 300 chi, 138 họ trong đó có đủ các loài đặc trưng điển hình của vùng núi đá vôi Đông Bắc Việt Nam: Nghiến, Đinh, Trai, Lát, Lát Hoa... và hàng trăm loài Phong lan, Địa lan. Đặc biệt, loài Trúc dây quý hiếm chỉ có ở Ba Bể thường mọc ở các vách đá ven hồ và sông Năng.
+ Đa dạng cấu tr c hệ sinh thái rừng
Trong VQG Ba Bể, phổ biến nhất là kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi với diện tích 6.766 ha, chiếm 67,3% tổng diện tích VQG, phân bố thành các mảng tương đối lớn trên địa hình núi đá vôi. Tiếp đến là kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi thứ sinh nhân tác có diện tích 3.345 ha, chiếm 33,29%; Đây là kiểu rừng bị tác động bởi những hoạt động khai thác nhưng đã phục hồi thành rừng theo hướng hồi nguyên; Kiểu này phân bố rải rác hầu như khắp VQG nhưng tập trung nhiều ở phần phía Nam và các khu vực giáp với vùng đệm và các khu dân cư. Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đất chiếm một diện tích không đáng kể khoảng 637 ha (6,34%), phân bố chủ yếu ở phía Bắc và Tây Bắc VQG; Kiểu rừng này ít nhiều đã bị tác động nhưng căn bản còn giữ được tính nguyên sinh, điều này được thể hiện qua tổ thành thực vật và cấu trúc rừng.
Với khu hệ động và thực vật có tính đa dạng sinh học cao, mang cả tính chất bản địa và di cư với nhiều loài quý hiếm và đặc hữu. VQG Ba Bể vừa là
điểm hấp dẫn lớn với du khách đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu của khoa học. Có thể nói đây là tiềm năng rất lớn để phát triển loại hình DLST.
2.2. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch
Trong đánh giá ĐKTN, TNDL cho phát triển du lịch của lãnh thổ, đối với những lãnh thổ khác nhau thì du lịch có những ưu tiên khác nhau về phát triển loại hình phụ thuộc vào tiềm năng và các điều kiện hạ tầng. Vì vậy, du lịch ở đây được hiểu là các loại hình du lịch chính ở lãnh thổ. Nên việc đánh giá ĐKTN cho phát triển du lịch có thể được thực hiện bằng việc xác định mức độ thuận lợi trung bình của các ĐKTN cho phát triển những loại hình du lịch được xem là thế mạnh của lãnh thổ này.
Căn cứ vào các tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên trong khu vực nghiên cứu cho thấy lãnh thổ TN – TQ – BK có nhiều lợi thế để phát triển 3 loại hình du lịch: du lịch tham quan, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng. Điều này cũng đã được khẳng định trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng trung du miền n i Bắc Bộ thời kỳ 2006 – 2010 và định hướng đến 2020” [97] được phê duyệt tại Quyết định số 91/2008/QĐ – BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Vì vậy đề tài tiến hành đánh giá ĐKTN cho phát triển 3 loại hình du lịch nói trên.
2.2.1. Đánh giá cho du lịch tham quan
2.2.1.1. Đánh giá chung cho du lịch tham quan
a. Xây dựng thang đánh giá
- Xác định các tiêu chí, chỉ tiêu, mức và điểm số đánh giá
Đánh giá ĐKTN cho phát triển DLTQ tiêu chí được lựa chọn để đánh giá là độ hấp dẫn của cảnh quan (sự tương phản giữa địa hình – thủy văn – sinh vật); địa hình; khí hậu (nhiệt độ, chế độ mưa - ẩm, hiện tượng thời tiết cực đoan); tài nguyên sinh vật (thảm thực vật và đa dạng sinh học).
Đánh giá ĐKTN cho phát triển DLTQ được xác định với các mức độ đánh giá: Rất thuận lợi (RTL), khá thuận lợi (KTL), thuận lợi trung bình (TLTB), ít thuận lợi (ITL).
Điểm đánh giá của từng mức được xác định là 4,3,2,1 tương ứng với từng mức độ thuận lợi khác nhau của mức đánh giá.
+ Tiêu chí địa hình (xét trên góc độ di chuyển của khách du lịch)
Địa hình không chỉ là yếu tố tạo nên cảnh quan mà còn ảnh hưởng tới việc đi lại. Đối với DLTQ, đi lại có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức và nhiều loại phương tiện khác nhau: đi bộ trong rừng hay trên đường mòn, đi bằng xe đạp, xe máy, xe ôtô, các loại xe thô sơ khác, đi thuyền (suồng, ca nô…) trên sông hồ hoặc những nơi có độ dốc lớn có thể sử dụng cáp treo.
Chỉ tiêu, mức đánh giá và điểm đánh giá của kiểu địa hình ảnh hưởng đến việc đi lại của DLTQ được xác định như sau (bảng 2.9).
Bảng 2.9. Đánh giá mức độ thuận lợi của kiểu địa hình cho phát triển DLTQ
Mức độ đánh giá | Điểm đánh giá | ||
Kiểu địa hình (Chỉ tiêu chính) | Độ dốc TB (Chỉ tiêu phụ) | ||
Kiểu địa hình đồng bằng | dưới 80 | RTL | 4 |
Kiểu địa hình đồi | Từ 8 -150 | KTL | 3 |
Kiểu địa hình núi thấp | Từ 15 – 250 | TB | 2 |
Kiểu địa hình núi TB | Trên 250 | ITL | 1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Đánh Giá Tổng Hợp Điều Kiện Tự Nhiên, Tài Nguyên Du Lịch
- Nhiệt Độ Trung Bình Tháng Và Năm Các Trạm Lãnh Thổ T N – Tq – Bk(0 C)
- Hệ Chỉ Tiêu Tổng Hợp Đánh Giá Điều Kiện Sinh Khí Hậu Tn – Tq – Bk
- Đánh Giá Giá Trị Phát Triển Du Lịch Của Các Điểm Thắng Cảnh
- Đánh Giá Tổng Hợp Theo Các Loại Sinh Khí Hậu Cho Dlnd
- Phân Cấp Đánh Giá Mức Độ Thuận Lợi Của 3 Loại Hình Du Lịch
Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.
Việc xác định phân cấp kiểu địa hình và yếu tố độ dốc dựa trên những cơ sở khoa học:
(1) Dựa trên đặc trưng địa hình của từng nhóm, kiểu địa hình.
(2) Dựa trên hiện trạng đường giao thông, việc đi lại của du khách tại các điểm du lịch đang được khai thác.
+ Tiêu chí sinh khí hậu
Thời gian hoạt động du lịch đối với DLTQ được xác định là khoảng thời gian thích hợp về các điều kiện khí hậu đối với sức khỏe con người, thời gian thuận lợi để tiến hành đưa khách đi tham quan an toàn. Do đó điều kiện SKH thuận lợi nhất cho DLTQ là những nơi có mùa khô dài, lượng mưa ít, số tháng lạnh ngắn và nhiệt độ trung bình năm ở mức mát và ấm. Tuy nhiên trong các tháng lạnh mà điều kiện thời tiết khô ráo thì vẫn có thể triển khai tốt loại hình du lịch này.
Căn cứ vào kết quả phân loại SKH lãnh thổ TN – TQ – BK, để xác định mức độ thuận lợi của 10 đơn vị sinh khí hậu cho DLTQ, tác giả đánh giá cho từng tiêu chí SKH dựa trên các chỉ tiêu đã xác định bằng phương pháp cho điểm có trọng số.
Trong các yếu tố SKH, đối với DLTQ yếu tố số ngày mưa đóng vai trò quan trọng nhất, tiếp đến là yếu tố nhiệt độ và lượng mưa, cuối cùng là độ dài mùa lạnh. Dựa trên bản đồ SKH đã thành lập và ý kiến của các chuyên gia cùng với việc khảo sát thực tế, chỉ tiêu, mức đánh giá, điểm đánh giá và trọng số của các tiêu chí SKH được xác định như sau (bảng 2.10).
Bảng 2.10. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của các loại sinh khí hậu cho DLTQ
Mức đánh giá | Điểm | ||||
Số ngày mưa | Nhiệt độ TB năm | Lượng mưa TB năm | Độ dài mùa lạnh | ||
Trọng số 3 | Trọng số 2 | Trọng số 2 | Trọng số 1 | ||
d | II, III | C | 1 | RTL | 3 |
b,c | I | B | 2 | TL | 2 |
a | IV | A | 3 | ITL | 1 |
Kết quả đánh giá từng loại sinh khí hậu cho phát triển DLTQ như sau (bảng 2.11).
Bảng 2.11. Đánh giá tổng hợp theo các loại sinh khí hậu cho DLTQ
Số ngày mưa | Nhiệt độ TB năm | Lượng mưa TB năm | Độ dài mùa lạnh | Điểm TB | |||||||||
Trọng số | 3 | 2 | 2 | 1 | |||||||||
Mức đánh giá | RTL | TL | ITL | RTL | TL | ITL | RTL | TL | ITL | RTL | TL | ITL | |
IB1c | 2 | 2 | 2 | 3 | 2,43 | ||||||||
IIB1c | 2 | 3 | 2 | 3 | 2,71 | ||||||||
IIB3c | 2 | 3 | 2 | 1 | 2,43 | ||||||||
IIC1d | 3 | 3 | 3 | 3 | 3,43 | ||||||||
IIIA2b | 2 | 3 | 1 | 2 | 2,28 | ||||||||
IIIB1b | 2 | 3 | 2 | 3 | 2,71 | ||||||||
IIIB2c | 2 | 3 | 2 | 2 | 2,57 | ||||||||
IIIB3c | 2 | 3 | 2 | 1 | 2,43 | ||||||||
IVA3a | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,14 | ||||||||
IVB3b | 2 | 1 | 2 | 1 | 1,86 |
Căn cứ vào điểm trung bình cộng của từng loại SKH, tác giả phân chia mức độ thuận lợi của các loại SKH cho DLTQ ở 4 mức sau (bảng 2.12).
Bảng 2.12. Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của các loại sinh khí hậu cho DLTQ
Điểm trung bình cộng | Mức đánh giá | |
IIC1d | ĐTB ≥ 2,86 | RTL |
IB1c, IIB3c, IIIB3c, IIB1c, IIIB1b, IIIB2c | 2,29 ≤ ĐTB < 2,86 | KTL |
IVB3b, IIIA2b | 1,72 ≤ ĐTB < 2,29 | TB |
IVA3a | ĐTB < 1,72 | ITL |
+ Tiêu chí thảm thực vật và đa dạng sinh học
Trong các thành phần tự nhiên, tiêu chí thảm thực vật và đa dạng sinh học là tiêu chí quan trọng đối với đánh giá cho du lịch bởi nó quyết định đến khả năng thu hút khách du lịch. Trên cơ sở hiện trạng tài nguyên rừng, dựa vào kết quả khảo sát thực tế có thể thấy rằng kiểu rừng tự nhiên lá rộng thường xanh (thường phân bố ở các VQG, khu bảo tồn) có sự đa dạng về thành phần loài và tập trung nhiều động vật đặc hữu, quý hiếm có mức độ hấp dẫn và khả năng thu hút khách du lịch lớn.
Bảng 2.13. Đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên sinh vật cho phát triển DLTQ
Mức độ đánh giá | Điểm đánh giá | ||
Thảm thực vật (Chỉ tiêu chính) | Phân bố sinh vật quý hiếm, đặc hữu (Chỉ tiêu phụ) | ||
Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh, rừng núi đá nơi có các VQG hoặc trên 2 khu bảo tồn. | Có trên 5 sự hiện diện | RTL | 4 |
Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh, rừng núi đá nơi có 1 – 2 khu bảo tồn. | Có từ 3 – 5 sự hiện diện | KTL | 3 |
Rừng TN lá rộng thường xanh và rừng núi đá không có KBT, Rừng TN tre nứa, rừng TN hỗn giao gỗ - tre nứa, rừng trồng | Có từ 1 – 3 sự hiện diện | TB | 2 |
Cây bụi, rừng thoái hóa, cây lương thực, đất trống, núi đá trọc | Không có sự hiện diện | ITL | 1 |
+ Tiêu chí thắng cảnh tự nhiên
Thắng cảnh tự nhiên là những khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, đa dạng, độc đáo tạo nên sức hấp dẫn khách du lịch. Khái niệm “thắng cảnh tự nhiên” mang tính chất định tính bởi vì với người này thắng cảnh đó là đẹp nhưng với người khác lại không. Tuy nhiên một khu vực được coi là có thắng cảnh đẹp thường phải hội tụ vẻ đẹp của nhiều yếu tố: địa hình đa dạng, thủy văn (thác nước, hồ), thảm thực vật đặc trưng kết hợp với yếu tố thời tiết, có bổ sung các cảnh quan nhân sinh, các công trình kiến trúc... Độ hấp dẫn của cảnh quan là yếu tố quan trọng nhất đối với phát triển DLTQ, là tiêu chí mang tính tổng hợp.
Trong đánh giá, các thắng cảnh tự nhiên được xác định là những khu vực đang được khai thác phục vụ du lịch hoặc những khu vực ở dạng tiềm năng chuẩn bị khai thác.
Bảng 2.14. Đánh giá mức độ thuận lợi của thắng cảnh tự nhiên cho phát triển DLTQ
Mức độ đánh giá | Điểm đánh giá | |
Thắng cảnh đẹp, mức độ tập trung cao, sức chứa lớn, độ bền vững cao: hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc… | RTL | 4 |
Thắng cảnh đẹp, mức độ tập trung vừa, sức chứa tương đối lớn: thác Bản Ba, hồ Na Hang | KTL | 3 |
Thắng cảnh đa dạng: hang Thẳm Vài, Ao Tiên… | TB | 2 |
Thắng cảnh đơn điệu, độ bền vững kém: thác Mơ… | ITL | 1 |
- Trọng số của các tiêu chí đánh giá cho du lịch tham quan
Trong đánh giá ĐKTN cho phát triển du lịch, giá trị của các tiêu chí lựa chọn để đánh giá thường không như nhau. Vì vậy, để đảm bảo kết quả đánh giá được chính xác thì cần phải xác định trọng số cho các tiêu chí.
Căn cứ vào kết quả khảo sát và điều tra và đặc biệt là dựa vào ý kiến của chuyên gia, trọng số các tiêu chí đánh giá cho DLTQ được xác định như sau: Tiêu chí thắng cảnh tự nhiên có trọng số cao nhất (trọng số 3); tiêu chí tài nguyên sinh vật có trọng số 2, tiêu chí SKH và địa hình trọng số 1 trong thang điểm đánh giá.
- Thang điểm đánh giá tổng hợp cho du lịch tham quan
Điểm đánh giá tổng hợp là tổng số các điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí. Đánh giá tổng hợp với 4 tiêu chí và 3 hệ số như đã nêu trên thì tổng số điểm cao nhất là 28 điểm.
Bảng 2.15. Đánh giá tổng hợp cho phát triển DLTQ
Điểm đánh giá theo tiêu chí | |||||
Điểm trọng số | 4 | 3 | 2 | 1 | |
Thắng cảnh | 3 | 12 | 9 | 6 | 3 |
Sinh vật | 2 | 8 | 6 | 4 | 2 |
Khí hậu | 1 | 4 | 3 | 2 | 1 |
Địa hình | 1 | 4 | 3 | 2 | 1 |
Tổng điểm | 28 | 21 | 14 | 7 | |
Đánh giá chung | RTL | KTL | TB | ITL | |
Tỷ lệ % so với điểm tối đa | 76 - 100 | 51 - 75 | 26 - 50 | ≤ 25 |