của Portes (1995). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Caliendo, Schmidl & Uhlendorff (2010); Growiec & Growiec (2016), Rivera & cộng sự (2018). Theo thực tế cho thấy, lòng tin nếu đặt không đúng chỗ sẽ mang lại những tác động tiêu cực không nhỏ đối với cuộc sống của các cá nhân, HGĐ. Kết quả nghiên cứu phản ánh mặt trái của lòng tin, đúng theo thực tế cuộc sống dân cư hiện nay. Tuy nhiên, lòng tin ở đây được thể hiện qua sự tin tưởng người khác. Với khí khái trượng nghĩa của người Nam bộ một khi đã tin tưởng một ai thì họ sẵn sàng giúp đỡ không cần toan tính, kể cả vật chất và tài chính; họ sẵn sàng dốc hết “hầu bao”, “bớt phần cơm gia đình” để giúp bạn vượt cơn hoạn nạn. Đây cũng là tinh thần tương thân, tương ái của người Việt Nam.
Hai trong bốn nhân tố đại diện cho vốn xã hội của cá nhân có ảnh hưởng đến ĐDHTN (SID) của HGĐ, cụ thể là: “nhận sự giúp đỡ” (REH) có ảnh hưởng tích cực đến ĐDHTN (SID) của HGĐ với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0,03 ở mức ý nghĩa 1% (phù hợp với kỳ vọng dấu ban đầu). Kết quả này phù hợp với kết luận của Wuepper, Yesigat Ayenew & Sauer (2018). Giúp đỡ người khác (BOR) có ảnh hưởng trái chiều với ĐDHTN (SID) của HGĐ với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0,019 tại mức ý nghĩa 5% (trái với kỳ vọng dấu ban đầu). Hai biến này thể hiện sự “có đi có lại” – giúp đỡ và nhận sự giúp đỡ. Kết quả nghiên cứu của Barr, Di Falco & Mourato, 2011; Baird & Gray (2014) cũng đã chứng minh rằng, sự “có đi có lại” có tác động trái chiều với ĐDHTN của HGĐ. Theo đó, nhận sự giúp đỡ góp phần tăng khả năng ĐDHTN của HGĐ, còn giúp đỡ người khác (cho mượn tiền) làm giảm ĐDHTN của HGĐ. Trong thực tế, HGĐ nhận được sự giúp đỡ (có thể là vật chất hay phi vật chất) tạo điều kiện thuận lợi cho HGĐ gia tăng khả năng ĐDHTN, ĐDH việc làm là điều phù hợp. Ngược lại, HGĐ đi giúp người khác càng nhiều thì ĐDHTN của HGĐ mình càng giảm. Đây là hai mặt của một vấn đề, vì nếu HGĐ dành nguồn lực cho việc hỗ trợ người khác thì giảm nguồn lực dành cho HGĐ mình vì nguồn lực luôn luôn có giới hạn. Như vậy, HGĐ cần cân đối nguồn lực dành cho gia đình mình và nguồn lực hỗ trợ người khác để đảm bảo không ảnh hưởng đến ĐDHTN của HGĐ mình.
4.5.1.4. Vốn xã hội hộ gia đình với thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình
Biến HGĐ có tham gia tổ chức Đảng, Nhà nước (NPART) là một biến mới. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự đúng đắn khi xây dựng biến này trong mô hình nghiên cứu.
Biến này thể hiện đặc trưng vốn xã hội theo khía cạnh cấu trúc theo đúng thực tiễn của Việt Nam. Như vậy, lý thuyết của Putnam (2000), Burt (2001) và Alder & Kwon (2002) cũng phù hợp với thực tiễn XH Việt Nam. Kết quả nghiên cứu giúp giải quyết những tranh luận về quan điểm này của các nhà nghiên cứu trước đây. Như vậy, kết quả nghiên cứu của Schwarze & Zeller (2005), Nannicini & cộng sự (2013), Khai & Danh (2014) phù hợp với thực tiễn XH Việt Nam nói chung hay vùng ĐTM nói riêng. Sự tham gia vào các TCCT, hoạt động của TCCT… giúp HGĐ có quyền truy cập nguồn thông tin và nguồn lực lớn hơn, giúp gia tăng thu nhập và tăng ĐDHTN của HGĐ.
Biến HGĐ tham gia TCCTXH (NPOLO) có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập (INCF) của HGĐ (hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa đạt 0,047 ở mức ý nghĩa 5%) và không có dấu hiệu ảnh hưởng đến ĐDHTN (SID) của HGĐ (hệ số hồi quy mang dấu dương – đúng kỳ vọng ban đầu). Kết quả của nghiên cứu này giúp khẳng định lại kết quả nghiên cứu của Nega & cộng sự (2009), Võ Thành Khởi (2015), Nguyễn Kim Phước & Phạm Tấn Hòa (2015), Vo (2018), Phạm Mỹ Duyên (2020). Việc tham gia vào các hoạt động của các TCCTXH tại địa phương đã góp phần vào việc gia tăng thu nhập của HGĐ. Tuy nhiên, mức ảnh hưởng cũng không nhiều. Điều đáng chú ý là TCCTXH tại địa phương chưa có ảnh hưởng tích cực đến ĐDHTN của HGĐ. Đây là điều cần chú ý hơn trong thời gian tới.
Biến HGĐ có thể mượn được tiền khi khó khăn (NBORM) là biến mới đưa vào mô hình. Kết quả nghiên cứu giúp khẳng định lại lý thuyết của Granovetter (1995). Biến này có tác động tích cực và mạnh mẽ đến thu nhập (INCF) của HGĐ (hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa đạt 0,012 ở mức ý nghĩa 1%) nhưng có tác động trái chiều đến ĐDHTN (SID) của HGĐ (hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa đạt 0,003 ở mức ý nghĩa 1%). Kết quả này giúp khẳng định lại kết quả nghiên cứu của Helliwell & Huang (2010), Engbers, Rubin & Aubuchon (2013), Growiec & Growiec (2014), Yodo & Yano (2017) – lòng tin góp phần gia tăng thu nhập của HGĐ. Trong thực tế, việc có thêm nhiều sự hỗ trợ nguồn lực tài chính từ bên ngoài (đo bằng qui mô, số lượng) sẽ giúp cho hộ gia đình có thêm sự chủ động nắm bắt cơ hội, thuận lợi trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó nguồn tài trợ này không trả phí sẽ giảm chi phí sản xuất và hơn nữa HGĐ không phải tiếp cận các khoản vay “nóng” từ bên ngoài với rủi ro và chi phí rất cao.
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Mô Tả Các Thang Đo Vxh Của Cá Nhân
- Vốn Xã Hội Cá Nhân Tác Động Trực Tiếp Đến Thu Nhập Và Đa Dạng Hóa Thu Nhập Của Hgđ
- Các Biến Đạt Mức Ý Nghĩa Thống Kê Theo Yêu Cầu
- Về Việc Làm Của Cá Nhân Và Hộ Gia Đình
- Hạn Chế Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo
- Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình - 25
Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.
HGĐ có thể mượn được tiền khi khó khăn (NBORM) có tác động trái chiều đến ĐDHTN (SID) của HGĐ. Điều này khẳng định kết luận của Baird & Gray (2014), Wuepper, Yesigat Ayenew & Sauer (2018) là phù hợp. Kết quả này phản ánh đúng thực tiễn hiện nay vì, trong sản xuất hay sinh hoạt hàng ngày khi gặp khó khăn HGĐ sẽ mượn tiền từ những người thân thiết (số tiền không lớn) là để giải quyết những vấn đề khó khăn, hay tiếp tục duy trì việc làm hiện tại chứ không phải mở rộng lĩnh vực việc làm, ĐDHTN.
“Lúc thắt ngặt tiền bạc không đủ khả năng xoay trở, gia đình tôi thường qua mượn của anh chị em trong dòng họ, bạn bè thân thiết hoặc hàng xóm là chủ yếu và họ cũng không tính lãi. Nhưng nhờ vã số tiền cũng ít thôi chứ nhiều thì vẫn phải lo thủ tục đi vay ngân hàng. Khi tới ngân hàng cũng “liệu cơm gắp mắm” chứ vay ngân hàng nhiều cũng sợ mang nợ lắm, còn vay nóng thì không dám vì sợ “xã hội đen” lắm.
PVS: L.V.N, Nữ, 52 tuổi
Chi phí đóng góp của HGĐ vào các hoạt động cộng đồng nơi cư trú (COSTC) có ảnh hưởng tích cực đến ĐDHTN (SID) của HGĐ (hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa đạt 0,014 ở mức ý nghĩa 1%) và ảnh hưởng trái chiều với thu nhập (INCF) của HGĐ (hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa đạt 0,031 ở mức ý nghĩa 1%). Kết quả này phù hợp phần nào đó với lý thuyết của Granovetter (1995), Alder & Kwon (2002). VXH ảnh hưởng trái chiều đến thu nhập phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hoàng Bá Thịnh (2009) và Vũ Đức Cần (2020). VXH tác động tích cực đến ĐDHTN (SID) của HGĐ phù hợp với Babatunde & Qaim (2009). Như vậy, HGĐ cần xem xét mức thu nhập và nhu cầu ĐDHTN của HGĐ mình để xem xét quyết định mức đóng góp vào các hoạt động cộng đồng nơi cư trú.
…Gia đình chúng tôi không phải khá giả gì, nếu không muốn nói là nghèo. Nếu nhìn lên trên, chúng tôi không bằng ai, nhưng nhìn xuống chúng tôi thấy mình còn đỡ khổ hơn rất nhiều người. Người Việt Nam chúng ta có câu “lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá rách hơn”, hay “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Vì thế, thu nhập của gia đình chúng tôi không cao nhưng khi người xung quanh cần chúng tôi giúp đỡ, chúng tôi sẵn sàng mang những cái mình có để hỗ trợ. Trong thời điểm dịch COVID
– 19 này, chúng tôi góp tiền bạc, công sức và kêu gọi bạn bè cùng đóng góp (mỗi người có thể góp tiền, góp công… tùy theo khả năng của mình) để hỗ trợ những người khó khăn để cùng vượt qua đại dịch này…
(Trích đoạn phỏng vấn nhóm thiện nguyện trên địa bàn tỉnh Long An)
Như đã nêu ở phần thống kê mô tả, mức đóng góp này không lớn, mang tính tự nguyện và tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của từng HGĐ. Do đó, HGĐ có thể tham gia các hoạt động nơi cư trú để đảm bảo tính kết nối với cộng đồng, làng xóm bằng việc đóng góp tiền (tài chính) nếu có thu nhập cao hoặc đóng góp công sức nếu thu nhập của HGĐ có hạn chế. Việc tham gia vào hoạt động cộng đồng cần phát huy nhằm góp phần tăng liên kết XH và tăng khả năng ĐDHTN của HGĐ.
Chi phí đóng góp của HGĐ vào các tổ chức hội nhóm (COSTG) đưa vào mô hình theo lý thuyết của Granovetter (1995), Alder & Kwon (2002). Kết quả nghiên cứu cho thấy, chi phí đóng góp của HGĐ vào các tổ chức hội nhóm (COSTG) có ảnh hưởng tích cực đến ĐDHTN (SID) của HGĐ (hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa đạt 0,016 tại mức ý nghĩa 10%) mà chưa tìm thấy dấu hiệu ảnh hưởng đến thu nhập (INCF) của HGĐ. Kết quả này giúp khẳng định sự đúng đắn trong lý thuyết của Granovetter (1995), Alder & Kwon (2002). Trước đây, nghiên cứu của Elilis (2000) và Yusuf (2008) cho rằng, mức độ tham gia vào các hiệp hội và đóng góp tiền vào các hiệp hội góp phần gia tăng phúc lợi của HGĐ. Kết quả này cụ thể hơn kết quả Yusuf (2008), không nói phúc lợi HGĐ chung mà cụ thể là khả năng ĐDHTN của HGĐ. Nghiên cứu của Zhang, Anderson & Zhan (2011), Growiec & Growiec (2016) kết luận rằng, VXH liên kết không tìm thấy dấu hiệu ảnh hưởng đến thu nhập. Như vậy, kết quả của nghiên cứu này bổ sung thêm vào kết quả nghiên cứu của Zhang, Anderson & Zhan (2011), Growiec & Growiec (2016) là VXH liên kết không ảnh hưởng đến thu nhập nói riêng và thu nhập của HGĐ nói chung.
Khoản chi cho hoạt động giao tế của HGĐ (COSTF) cũng là biến mới đưa vào mô hình theo lý thuyết của Lin (2001) và ý kiến thảo luận với chuyên gia. Khoản chi cho hoạt động giao tế của HGĐ có ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ đến thu nhập (INCF) của HGĐ và ĐDHTN (SID) của HGĐ (ở mức ý nghĩa 1%), trong đó ảnh hưởng đến thu nhập (INCF) mạnh hơn (hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa = 0,337) rất nhiều so với ĐDHTN (hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa = 0,06). Kết quả này phù hợp với lập luận của Putnam (2000) và Burt (2001) rằng, một cá nhân sở hữu mạng lưới quan hệ XH rộng có nhiều lợi thế hơn. Một cá nhân có chi phí giao tế cao nghĩa là họ có nhiều MQH thân thiết, gắn bó. Đây cũng là một phát hiện mới của đề tài. Hầu như các nghiên cứu trước chưa sử dụng thang đo lường này để đo lường VXH. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, MQH của HGĐ
với dân cư, HGĐ xung quanh và cộng đồng xã hội thể hiện rõ nét qua những sự gắn bó, giao tiếp, hỗ trợ, trao đổi hằng ngày. Đây cũng là nét văn hóa của người dân Việt Nam, vùng ĐBSCL nói chung và vùng ĐTM tỉnh Long An nói riêng.
4.5.1.5. Ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân, hộ gia đình đến thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của HGĐ
Kinh nghiệm (EXPE) có ảnh hưởng trái chiều với thu nhập (INCF) của HGĐ và ĐDHTN (SID) của HGĐ. Nói chung, lao động chính của HGĐ có số năm kinh nghiệm làm việc hiện tại càng cao thì thu nhập và ĐDHTN của HGĐ càng giảm. Kết quả này phù hợp với kết luận của Escobal (2001) trước đây (kinh nghiệm làm việc và ĐDHTN có MQH nghịch biến). Theo thực tế cho thấy, một người đã làm một nghề, một việc gì đó nhiều năm thì khả năng thu nhập tăng lên không cao. Đồng thời, chính bản thân họ cũng không muốn thay đổi sang lĩnh vực nghề nghiệp khác. Chính vì thế, thu nhập và ĐDHTN trong HGĐ của họ cũng bị ảnh hưởng theo.
“… Bây giờ cũng khá hơn rồi, chứ trước đây làm việc với nông hộ vất vã lắm, nhất là những “lão nông tri điền”. Các cuộc tập huấn, hội thảo chuyển giao kỹ thuật canh tác, chuyển đổi cây trồng vật nuôi chính quyền mời 8g nhưng mãi 9g mời lèo tèo vài người đến. Vào thì cứ khề khà trà, thuốc rồi khăng khăng “đất này tui canh tác trên 30 năm rồi, chỉ 2 vụ lúa 504 là được, chuyển giống làm gì, sâu bệnh ai lo. Còn cái xen canh cây mè, cây bắp làm gì cho mệt, bán cho ai bây giờ…” giải thích mãi không được tụi tui làm mô hình và yêu cầu họ cùng ăn, cùng làm nên họ mới thấm. Giờ thì tốt hơn nhiều rồi…”
(PVS. T.V.M, Nam, 43 tuổi, cán bộ Khuyến Nông, huyện Vĩnh Hưng)
Điều này càng được khẳng định hơn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của nông hộ, nhất là những chủ hộ là người lớn tuổi. Một phần do tuổi cao sẽ làm suy giảm tính nhạy bén, nhưng phần lớn là do “lối mòn kinh nghiệm” sẽ là rào cản rất lớn ngăn cản họ tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ và chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để đa dạng việc làm và gia tăng thu nhập.
Giới tính (GENDER) có quan hệ đồng biến với thu nhập (INCF) của HGĐ (hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa = 0,085) ở mức ý nghĩa 5%, nghĩa là nam có thu nhập cao hơn nữ. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Kartlumen (2009), Wanberg & cộng sự (2015). Giới tính (GENDER) có quan hệ nghịch biến với ĐDHTN (SID) của HGĐ
(hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa = 0,061) ở mức ý nghĩa 1%, nghĩa là nữ có khả năng thúc đẩy ĐDHTN của HGĐ cao hơn nam. Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Malek & Usami (2009), Sarah (2012), Ackah (2013). Thực tế cho thấy, nông thôn Việt Nam nhất là những vùng có cơ cấu nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, việc làm nông nghiệp thường thích hợp với nam giới nhiều hơn, ngoài ra một số khâu trong nông nghiệp đã có máy móc thực hiện vì vậy nữ giới thường làm những việc phi nông nghiệp, trong khi đó lĩnh vực phi nông nghiệp thường có thu nhập cao hơn, ít rủi ro hơn nông nghiệp và có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn. Nữ giới là lao động chính của HGĐ giúp ĐDHTN của HGĐ cao hơn nam giới. Điều này đã phản ánh đúng thực tế của nông thôn Việt Nam nói chung và vùng ĐTM tỉnh Long An nói riêng. Thực tế cho thấy, phụ nữ luôn sử dụng quỹ thời gian hợp lý hơn và sẵn sàng làm bất cứ công việc nào để có thêm thu nhập cho HGĐ.
Gia đình tôi có 4 thành viên, tôi là lao động duy nhất trong nhà. Tôi có kiến thức chuyên sâu nên chỉ làm tập trung một nghề với mức thu nhập khá cao so với mặt bằng chung hiện nay. Vì thế, gia đình tôi vẫn có cuộc sống tương đối đầy đủ. Lúc này, đối với chúng tôi, một nghề và một nguồn thu nhập là tốt. Tỷ lệ phụ thuộc có ảnh hưởng đến ĐDHTN của HGĐ nhưng không phải luôn luôn như thế.
(Trích lời bình luận của chuyên gia kinh tế tại Tp. Hồ Chí Minh)
Tỷ lệ phụ thuộc (DERP) có ảnh hưởng trái chiều với ĐDHTN (SID) của HGĐ ở mức ý nghĩa 1%. Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của biến này rất thấp (0.001) cho thấy, tỷ lệ phụ thuộc (DERP) có ảnh hưởng đến ĐDHTN (SID) của HGĐ nhưng không nhiều. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Sarah (2012), Ho & Ha (2017) trước đây. Như vậy, HGĐ nào có tỷ lệ phụ thuộc càng cao thì càng giảm khả năng ĐDHTN của HGĐ. Hay nói khác hơn, HGĐ có tỷ lệ phụ thuộc cao thì có xu hướng chuyên môn hóa hơn là ĐDH. Tuy nhiên, ĐDHTN còn tùy thuộc vào yếu tố khác ví dụ như đất đai, giới tính của chủ hộ hay lao động chính trong hộ và kinh nghiệm làm việc.
Diện tích đất sản xuất (LAN) có quan hệ đồng biến với thu nhập (INCF) và ĐDHTN (SID) của HGĐ. Biến này có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (hệ số B) lần lượt 0,024 và 0,005 ở mức ý nghĩa 1%. Như vậy, diện tích đất sản xuất (LAN) có tác động tích cực đến thu nhập và ĐDHTN của HGĐ. Trong đó, diện tích đất sản xuất (LAN) ảnh hưởng đến thu nhập nhiều hơn ảnh hưởng đến ĐDHTN. Kết quả này tương đối phù hợp với kết quả
nghiên cứu của Brisson & Uhser (2005), Huỳnh Thị Đan Xuân & Mai Văn Nam (2011), Nguyễn Quốc Nghi & Bùi Văn Trịnh (2011). Trong khu vực ĐBSCL, yếu tố đất sản xuất có tác động tích cực đến thu nhập của HGĐ là phù hợp vì khu vực này đất đai là phương tiện sản xuất chính của các HGĐ nhất là các HGĐ có kinh tế thuần nông. Tài sản sản xuất (đất đai) có tác động tích cực đáng kể đến ĐDHTN đúng theo kết quả nghiên cứu của Abatunde & Qain (2009; Agyeman & cộng sự, 2014). Theo thực tế cho thấy, các HGĐ có nhiều đất sản xuất, HGĐ đó có điều kiện thuận lợi để ĐDH vì có thể cơ giới hóa trong sản xuất, ứng dụng công nghệ trong sản xuất giúp tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập của HGĐ. Đồng thời, HGĐ cũng có nhiều thời gian, tài chính để các thành viên trong HGĐ có thêm việc làm phi nông nghiệp khác (ví dụ HGĐ có máy cày, máy xới ngoài việc phục vụ cho sản xuất của HGĐ có thể thu thêm khoản thu từ dịch vụ cho HGĐ khác).
4.5.2. Các biến không có ý nghĩa thống kê
Nhóm nhân tố “nhận sự giúp đỡ - REH” chưa tìm thấy dấu hiệu có ảnh hưởng đến SHL về việc làm (giả thuyết H1c không được chấp nhận, biến này có hệ số hồi quy mang dấu dương – đúng kỳ vọng ban đầu, nhưng mức ý nghĩa thống kê chưa đạt yêu cầu. Nhóm biến “mức độ chia sẻ, tâm sự - COS” cũng chưa tìm thấy dấu hiệu có ảnh hưởng đến SHL với mức thu nhập từ việc làm hiện tại (SASI) (giả thuyết H2b không được chấp nhận, hệ số hồi quy mang dấu dương – đúng kỳ vọng ban đầu). Theo lý thuyết của Bourdieu (1986) và Putnam (2000), sự giúp đỡ qua lại, sự hỗ trợ (vật chất lẫn tinh thần) có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân. Mỗi người có “cho đi” và “nhận lại” mới đảm bảo sự gắn bó lâu dài với cộng đồng, với mọi người xung quanh. “Nhận sự giúp đỡ - REH”, sự hỗ trợ tinh thần (chia sẻ, tâm sự - COS) chưa có dấu hiệu tác động đến SHL với việc làm và thu nhập của NLĐ. Điều này được hiểu là cá nhân trong phạm vi nghiên cứu không nhận được sự giúp đỡ của người khác trong quá trình làm việc. Như vậy, có hai trường hợp xảy ra, cá nhân có “cho đi” nhưng không được “nhận lại” khi cần thiết, hoặc bản thân cá nhân trước đây chưa từng “cho đi”, chưa giúp đỡ người khác nên khi cần thiết không thể nhận được giúp đỡ. Như vậy, quan điểm “có đi có lại” của Bourdieu (1986) và Putnam (2000) phải là hai vấn đề song hành, cá nhân phải thực hiện đồng thời cả “cho và nhận” chứ không thể chỉ “nhận” mà không có “cho”.
Mức độ chia sẻ, tâm sự (COS) không có tác động (không có ý nghĩa) đến SHL với mức thu nhập nhận được từ việc làm hiện tại (SASI) là phù hợp bởi vì càng tâm sự chia sẻ thì công việc càng không thuận lợi như đã nêu trên. Mặt khác, thu nhập của họ là do chính họ tạo ra (tự làm) và do người chủ chi trả (làm thuê) cho nên việc tâm sự chia sẻ chỉ có tác động đến công việc của họ chứ không thể tác động đến SHL của thu nhập. Khi họ tâm sự, chia sẻ và được mọi người hỗ trợ về tinh thần, họ sẽ dần hài lòng với công việc, nhưng thu nhập của công việc đó cũng như hiện tại, mức độ hài lòng với thu nhập vì thế sẽ không thay đổi.
Nhận sự giúp đỡ (REH) không tác động đến SHL về việc làm (SASJ) là phù hợp thực tế. Đặc điểm khu vực nông thôn đa số là trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp (Bảng 22, phụ lục 4). Chính vì vậy mọi người giúp đỡ, hỗ trợ cũng chỉ là trong lĩnh vực nông nghiệp, rất ít có sự chuyển đổi trong việc làm. Vì vậy, việc có nhận được sự giúp đỡ nhiều hay ít thì loại hình công việc họ vẫn như thế nên chưa tìm thấy sự tác động đến SASJ trong thực tế.
Mức độ chia sẻ, tâm sự (COS), nhận sự giúp đỡ (REH) và giúp đỡ người khác (BOR) chưa tìm thấy dấu hiệu có tác động trực tiếp đến thu nhập (INCF) của HGĐ. Kết quả này cho thấy, hướng tiếp cận VXH tác động đến thu nhập của HGĐ thông qua việc làm phù hợp hơn. Thực tế cho thấy, sự tin tưởng, cho và nhận sự giúp đỡ thường liên quan đến công việc, cuộc sống và hiếm khi có ảnh hưởng đến thu nhập. Putnam (2000) và Burt (2001) cho rằng, một cá nhân sở hữu mạng lưới quan hệ XH rộng có nhiều lợi thế hơn những người khác trong những vấn đề liên quan đến việc làm và cuộc sống.
Biến HGĐ tham gia các tổ chức nghề nghiệp (NPROO) không có ảnh hưởng đến thu nhập (INCF) và ĐDHTN (SID) của HGĐ (cả hai hệ số hồi quy đều mang dấu dương
– đúng kỳ vọng ban đầu). Kết quả nghiên cứu này trùng với kết quả nghiên cứu của Maloney, Smith, & Stoker (2000), Knack (2003). Điều này cần xem xét thêm vai trò và hiệu quả hoạt động của các TCXH nghề nghiệp tại địa phương.
Biến HGĐ tham gia tổ chức tự nguyện (NVOLO) chưa thấy có dấu hiệu ảnh hưởng thu nhập (INCF) và ĐDHTN (SID) của HGĐ dù cả hai hệ số hồi quy đều mang dấu dương (đúng kỳ vọng ban đầu). Như vậy, vai trò của các tổ chức tự nguyện tại địa phương chưa có ảnh hưởng đáng kể đến việc làm, thu nhập và ĐDHTN của HGĐ ở địa bàn