Các Biến Đạt Mức Ý Nghĩa Thống Kê Theo Yêu Cầu


Quan trọng hơn nữa là ĐDHTN (SID) của HGĐ tác động tích cực đến thu nhập (INCF), biến này có hệ số hồi quy rất cao. Nếu xét tất cả các biến có ảnh hưởng đến là ĐDHTN (SID) của HGĐ (kể cả có ảnh hưởng đến thu nhập (INCF), SHL với việc làm (SASJ) và SHL với thu nhập nhận được từ việc làm (SASJ)), biến ĐDHTN (SID) của HGĐ có hệ số hồi quy cao nhất, nghĩa là ảnh hưởng mạnh nhất đến thu nhập (INCF) của HGĐ.

Dựa theo hệ số Beta, 29 biến quan sát được xếp theo mức độ ảnh hưởng đến SASJ, SASI, INCF và SID tăng dần (số thứ tự càng cao, mức độ ảnh hưởng càng mạnh) như sau (Bảng 4.15): NPART là biến có ảnh hưởng đến INCF yếu nhất. Biến COSTG ảnh hưởng đến SID là yếu nhất. Các biến VXH cá nhân (REH, TRU, COS, BOR) có ảnh hưởng đến SASJ yếu hơn (thuộc nhóm 10 biến có mức độ tác động nhỏ hơn 0,1) so với SASI (thuộc 15 biến có mức độ tác động lớn hơn 0,1).

Trong đó, nhóm BOR có ảnh hưởng tích cực và khá mạnh đến SASJ (xếp thứ tự

28) và SASI (xếp thứ tự 22). Ngoài trừ các biến kiểm soát, 10 biến VXH có tác động mạnh đến thu nhập (INCF), việc làm (SASJ và SASI) và ĐDHTN (SID) được kể đến như sau (mức độ tác động tăng dần): (1) REH tác động đến SID (2) COSTC tác động đến SID (3) TRU tác động đến SASI, (4) REH tác động đến SASI, (5) BOR tác động đến SASI, (6) SID tác động đến INCF, (7) COSTF tác động đến SID, (8) SASJ tác động đến INCF, (9) BOR tác động đến SASJ, (10) COSTF tác động đến INCF.

Kết quả kiểm định giả thuyết (Bảng 4.16) cho thấy:

Giả thuyết H1 được chấp nhận ngoại trừ H1c nghĩa là, VXH của cá nhân có tác động đến SHL về việc làm của họ ngoài trừ nhóm “nhận sự giúp đỡ - REH” không có ý nghĩa thống kê.

Giả thuyết H2 được chấp nhận ngoại trừ H2b nghĩa là, VXH của cá nhân có tác động đến SHL về thu nhập nhận được từ việc làm của họ ngoài trừ nhóm “chia sẻ, tâm sự - COS” không có ý nghĩa thống kê.

Giả thuyết H3 được chấp nhận nhưng duy nhất chỉ có nhóm TRU (H3a) nghĩa là, VXH của cá nhân mà cụ thể là “lòng tin – TRU” có tác động đến thu nhập của HGĐ (INCF), các nhóm VXH cá nhân khác không có ý nghĩa thống kê.


Giả thuyết H4 được chấp nhận ngoại trừ H4a và H4b nghĩa là, VXH của cá nhân có tác động đến ĐDHTN (SID) của HGĐ ngoài trừ nhóm “lòng tin - TRU” và “chia sẻ, tâm sự - COS” không có ý nghĩa thống kê.

Giả thuyết H5 được chấp nhận ngoại trừ H5b nghĩa là, sự hài lòng về việc làm (SASJ) có tác động đến INCF (H5a) nhưng không có tác động đến SID (H5b).

Giả thuyết H6 được chấp nhận ngoại trừ H6a (SHL về thu nhập nhận được từ việc làm (SASI) không tác động đến INCF (H6a) nhưng có tác động đến SID (H6b).

Giả thuyết H7 được chấp nhận ngoại trừ H7.3, H7.4 và H7.7 nghĩa là 5 biến VXH của HGĐ là: NPART, NPOLO, NBORM, COSTC và COSTF có tác động đến INCF, tương ứng với các giả thuyết H7.1, H7.2, H7.5, H7.6 và H7.8 được chấp nhận. Các biến NPROO, NVOLO và COSTG tương ứng với các H7.3, H7.4 và H7.7 không chấp nhận không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.16: Kết quả kiểm định giả thuyết



Giả thuyết


Dấu kỳ

vọng

Dấu của kết quả hồi quy

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Giá trị P

Kết quả kiểm định giả thuyết

Biến phụ thuộc: sự hài long với việc làm - SASJ (Giả thuyết H1)

H1a

SASJ

<---

TRU

+

+

0,067*

0,091

Chấp nhận

H1b

SASJ

<---

COS

+

-

-0,071*

0,059

Chấp nhận

H1c

SASJ

<---

REH

+

+

0,059

0,127

Không chấp nhận

H1d

SASJ

<---

BOR

+

+

0,268***

0,000

Chấp nhận

Biến phụ thuộc: sự hài long với thu nhập nhận được từ việc làm -SASI (giả thuyết H2)

H2a

SASI

<---

TRU

+

+

0,096***

0,000

Chấp nhận

H2b

SASI

<---

COS

+

+

0,023

0,370

Không chấp nhận

H2c

SASI

<---

REH

+

+

0,088***

0,001

Chấp nhận

H2d

SASI

<---

BOR

+

+

0,091***

0,000

Chấp nhận

Biến phụ thuộc: INCF

Vốn xã hội cá nhân (giả thuyết H3)

H3a

INCF

<---

TRU

+

-

-0,069**

0,015

Chấp nhận

H3b

INCF

<---

COS

+

+

0,037

0,165

Không chấp nhận

H3c

INCF

<---

REH

+

-

-0,035

0,206

Không chấp nhận

H3d

INCF

<---

BOR

+

+

0,026

0,295

Không chấp nhận

Việc làm cá nhân (giả thuyết H5 & H6)

H5a

INCF

<---

SASJ

+

+

0,184***

0,000

Chấp nhận

H6a

INCF

<---

SASI

+

+

0,013

0,713

Không chấp nhận

V

ốn xã hội hộ gia đình (Giả thuyết H7)




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình - 21


H7.1

INCF

<---

NPART

+

+

0,051*

0,089

Chấp nhận

H7.2

INCF

<---

NPOLO

+

+

0,047**

0,014

Chấp nhận

H7.3

INCF

<---

NPROO

+

+

0,062

0,207

Không chấp nhận

H7.4

INCF

<---

NVOLO

+

+

0,258

0,111

Không chấp nhận

H7.5

INCF

<---

NBORM

+

+

0,012***

0,000

Chấp nhận

H7.6

INCF

<---

COSTC

+

-

-0,031***

0,000

Chấp nhận

H7.7

INCF

<---

COSTG

+

-

-0,021

0,369

Không chấp nhận

H7.8

INCF

<---

COSTF

+

+

0,337***

0,000

Chấp nhận

Các biến kiểm soát:

Đặc điểm cá nhân (giả thuyết H9)

H9a

INCF

<---

EDU

+

+

0,003

0,576

Không chấp nhận

H9b

INCF

<---

EXPE

+

-

-0,005***

0,000

Chấp nhận

H9c

INCF

<---

GENDER

+

+

0,085**

0,017

Chấp nhận

Đặc điểm hộ gia đình (giả thuyết H11)

H11a

INCF

<---

DEPR

-

+

0,000

0,662

Không chấp nhận

H11b

INCF

<---

LAN

+

+

0,024***

0,000

Chấp nhận

Biến phụ thuộc: đa dạng hóa thu nhập (SID) của hộ gia đình

Vốn xã hội cá nhân (giả thuyết H4)

H4a

SID

<---

TRU

+

+

0,001

0,891

Không chấp nhận

H4b

SID

<---

COS

+

+

0,001

0,896

Không chấp nhận

H4c

SID

<---

REH

+

+

0,03***

0,004

Chấp nhận

H4d

SID

<---

BOR

+

-

-0,019**

0,037

Chấp nhận

Việc làm cá nhân (giả thuyết H5 & H6)

H5b

SID

<---

SASJ

-

+

0,003

0,755

Không chấp nhận

H6b

SID

<---

SASI

-

-

-0,038***

0,004

Chấp nhận

Vốn xã hội hộ gia đình (giả thuyết H8)

H8.1

SID

<---

NPART

+

+

0,033***

0,003

Chấp nhận

H8.2

SID

<---

NPOLO

+

+

0,008

0,286

Không chấp nhận

H8.3

SID

<---

NPROO

+

+

0,018

0,321

Không chấp nhận

H8.4

SID

<---

NVOLO

+

+

0,020

0,737

Không chấp nhận

H8.5

SID

<---

NBORM

+

-

-0,003***

0,007

Chấp nhận

H8.6

SID

<---

COSTC

+

+

0,014***

0,000

Chấp nhận

H8.7

SID

<---

COSTG

+

+

0,016*

0,058

Chấp nhận

H8.8

SID

<---

COSTF

+

+

0,06***

0,000

Chấp nhận

Các biến kiểm soát

Đặc điểm cá nhân (giả thuyết H10)

H10a

SID

<---

EDU

-

-

-0,001

0,549

Không chấp nhận

H10b

SID

<---

EXPE

-

-

-0,004***

0,000

Chấp nhận

H10c

SID

<---

GENDER

-

-

-0,061***

0,000

Chấp nhận


Đặc điểm hộ gia đình (giả thuyết H12)

H12a

SID

<---

DEPR

-

-

-0,001***

0,000

Chấp nhận

H12b

SID

<---

LAN

+

+

0,005***

0,000

Chấp nhận

Thu nhập và đa dạng hóa thu nhập (giả thuyết H13)

H13

INCF

<---

SID

+

+

0.507***

0,000

Chấp nhận

Ghi chú: *, ** & *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% & 1%.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu (2021) Giả thuyết H8 được chấp nhận ngoại trừ H8.2, H8.3 và H8.4 nghĩa là 5 biến VXH của HGĐ là: NPART, NBORM, COSTC, COSTG và COSTF có tác động đến ĐDHTN (SID), tương ứng với các giả thuyết H8.1, H8.5, H8.6, H8.7 và H8.8 được chấp nhận. Các biến NPOLO, NPROO và NVOLO và tương ứng với các H8.2, H8.3 và H8.4 không chấp nhận

không có ý nghĩa thống kê.

Giả thuyết H9b và giả thuyết H9c được chấp nhận nhưng giả thuyết H9a không được chấp nhận, nghĩa là kinh nghiệm (EXPE) và giới tính (GENDER) có tác động đến thu nhập của HGĐ (INCF), tương ứng với các giả thuyết H9b và H9c được chấp nhận. Giả thuyết H9a không được chấp nhận do không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là “học vấn EDU” không ảnh hưởng đến thu nhập của HGĐ (INCF).

Giả thuyết H10 được chấp nhận ngoại trừ H10a, nghĩa là kinh nghiệm (EXPE) và giới tính (GENDER) có tác động đến ĐDHTN (SID), tương ứng với các giả thuyết H10b và H10c được chấp nhận. Giả thuyết H10a không được chấp nhận do không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là “học vấn EDU” không ảnh hưởng đến ĐDHTN (SID).

Giả thuyết H11b được chấp nhận nhưng H11a không được chấp nhận do không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là đất đai (LAN) có tác động đến thu nhập của HGĐ (INCF) nhưng tỷ lệ phụ thuộc (DERP) không có tác động đến thu nhập của HGĐ (INCF).

Giả thuyết H12 được chấp nhận nghĩa là cả hai biến đất đai (LAN) và tỷ lệ phụ thuộc (DERP) đều có tác động đến ĐDHTN (SID).

Giả thuyết H13 được chấp nhận nghĩa là ĐDHTN (SID) có tác động đến thu nhập của HGĐ (INCF).

Kết quả kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu đã cho thấy, các loại vốn xã hội khác nhau có tác động đến việc làm, thu nhập và ĐDHTN của HGĐ khác nhau. Các khía cạnh (cấu trúc và tri nhận) của vốn xã hội khác nhau có tác động đến việc làm, thu nhập và ĐDHTN của HGĐ cũng khác nhau.


4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.5.1. Các biến đạt mức ý nghĩa thống kê theo yêu cầu

4.5.1.1. VXH và việc làm của cá nhân

Vốn xã hội của cá nhân được đo lường qua 4 nhóm nhân tố, kết quả phân tích mô hình cho thấy, chỉ có nhóm nhận sự giúp đỡ (REH) chưa tìm thấy dấu hiệu có tác động đến SHL với việc làm hiện tại (SASJ). Trong đó, nhóm giúp đỡ người khác (BOR) có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa cao nhất tiếp đến là mức độ chia sẻ tâm sự (COS) và cuối cùng là lòng tin (TRU). Trong đó, “mức độ tâm sự, chia sẻ” (COS) có tác động nghịch biến với SHL với việc làm hiện tại (SASJ), hai nhóm còn lại có tác động đồng biến. Đối với SASI, “mức độ tâm sự, chia sẻ” (COS) không có dấu hiệu tác động, các nhóm lòng tin (TRU), nhận sự giúp đỡ (REH) và giúp đỡ người khác (BOR) đều tác động tích cực đến SHL với thu nhập từ việc làm hiện tại (SASI). Như vậy, hai nhóm lòng tin (TRU) và giúp đỡ người khác (BOR) đều ảnh hưởng tích cực đến SASJ và SASI.

Lòng tin (TRU) và sự “có đi có lại” thể hiện qua sự giúp đỡ người khác giúp cá nhân hài lòng với công việc và thu nhập của bản thân hơn. Kết quả này khẳng định lý thuyết của Granovetter (1973, 1995), Bourdieu (1986) và Putnam (2000) là chính xác. Lòng tin và sự giúp đỡ người khác là văn hóa của người Việt Nam, điều này vô hình chung mang lại lợi ích nhất định cho người sở hữu nó, mà cụ thể là bản thân mỗi người cảm nhận thấy hài lòng với việc làm và thu nhập nhận được từ việc làm cao hơn.

Lòng tin (niềm tin) là yếu tố then chốt của vốn xã hội. Một MQH không thể xây dựng và giữ cho bền chặt, lâu dài nếu thiếu sự tin tưởng. Kết quả này trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Ommen & cộng sự (2009), Ahmadi, Ahmadi & Zandieh (2011), Kang (2012), Mohsenzadeh & Ahmadi (2013), Savari, Eslami & Monavarifard (2013), Shin & Lee (2016), Edinger & Edinger (2018), Gültekin (2019). Kết quả này đã bổ sung vào kết quả nghiên cứu của Vigoda ‐ Gadot & Talmud (2010), Phạm Huy Cường (2014), Phạm Thị Tuyết (2014), Nguyễn Văn Phúc & cộng sự (2018); Nguyễn Kim Phước & Phạm Tấn Hòa (2020) rằng, niềm tin không chỉ có ảnh hưởng đến tìm việc làm mà còn ảnh hưởng tích cực đến sự thành công trong công việc, SHL với việc làm của NLĐ. Như vậy, một cá nhân muốn tạo lập, củng cố và duy trì MQH cần luôn giữ vững, củng cố niềm tin với người khác, luôn luôn giữ gìn chữ “Tín” để xây dựng, củng cố lòng tin – gia


tăng VXH. Điều này mang lại lợi ích không nhỏ và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc làm, sự thành công trong quá trình làm việc của NLĐ.

Nhóm “mức độ tâm sự, chia sẻ” (COS) chỉ có ảnh hưởng đến SHL với việc làm hiện tại (SASJ) mà không tìm thấy dấu hiệu ảnh hưởng đến SHL với thu nhập từ việc làm hiện tại (SASI). COS ảnh hưởng nghịch chiều đến SASJ, nghĩa là “mức độ tâm sự, chia sẻ” càng cao thì SHL với việc làm hiện tại càng giảm (ở mức ý nghĩa 10%). Tuy nhiên, hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của biến này chỉ đạt 0,071, nên có ảnh hưởng giảm SASJ không đáng kể. Kết quả này trùng với kết quả nghiên cứu của Seibert, Kraimer & Liden (2001); Henly, Danziger & Offer (2005) nhưng khác với kết quả nghiên cứu của Shin & Lee (2016). Trong nghiên cứu của Shin & Lee (2016) sự chia sẻ, tâm sự thông tin việc làm. Trong nghiên cứu này, sự chia sẻ, tâm sự liên quan đến công việc hiện tại. Điều này có nghĩa là, cá nhân có nhiều tâm sự cần chia sẻ thể hiện công việc của người đó không thuận lợi, bản thân người đó không hài lòng với công việc hiện tại. Nội dung biến này là “Khi gặp khó khăn trong công việc anh, chị có thường tâm sự, chia sẻ” với mọi người xung quanh. Như vậy, khi tâm sự, chia sẻ thì họ đang gặp khó khăn trong việc làm và thu nhập, nếu mức độ tâm sự, chia sẻ càng cao thì họ đang gặp phải vấn đề khó khăn càng lớn. Như vậy, một cá nhân nào đó dành nhiều thời gian cho việc tâm sự, chia sẻ với người khác có thể họ đang gặp vấn đề trong việc làm. Đồng thời, do dành quá nhiều thời gian cho việc tâm sự, chia sẻ với người khác nên thời gian dành cho công việc ít hơn, ít thời gian nghiên cứu cải thiện công việc dẫn đến SHL về việc làm thấp hơn.

Trong công việc, bạn bè hay đồng nghiệp (người cùng cơ quan hay khác) là những người luôn gắn bó, thân thiết với chúng ta. Mỗi người đều có những người rất thân thiết, có thể tâm sự hay chia sẻ mọi vấn đề, từ chuyện vui đến chuyện buồn, từ chuyện nhà đến chuyện cơ quan. Tuy nhiên, không phải lúc nào, việc nào, thông tin nào chúng ta cũng nói với những người bạn thân thiết của mình vì có người biết giữ bí mật còn có người không. Những việc liên quan đến việc làm thì cần xem xét đối tượng, hoàn cảnh, mức độ quan trọng của thông tin… để chọn người tâm sự, chia sẻ. Việc chọn sai đối tượng hay thời điểm tâm sự/chia sẻ đôi khi dẫn đến mất việc làm.

(Trích lời của một công chức tỉnh Long An)

Theo thực tế cho thấy, sự tâm sự, chia sẻ luôn là “hai mặt của một vấn đề”, chúng ta thường tâm sự hay chia sẻ với những người rất thân thiết về những vấn đề quan trọng,


có ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập hay cuộc sống của chúng ta. Như đã nêu ở trên, khi họ tăng cường tâm sự chia sẻ (mức độ cao) tức họ đang gặp khó khăn về việc làm. Biến này đo lường mức độ về mặt tinh thần chứ không phải giúp đỡ bằng vật chất. Vì vậy, nếu như họ tâm sự với người có trách nhiệm và có khả năng hỗ trợ thì họ sẽ hài lòng với công việc hiện tại, họ khắc phục những hạn chế về cá nhân, về công việc, chuyên tâm đến công việc nhiều hơn và như vậy họ sẽ hài lòng hơn với công việc (tác động tích cực). Tuy nhiên, một khi họ gặp khó khăn càng nhiều thì việc khắc phục những tồn tại cần phải có thời gian (độ trễ của tác động) vì vậy mức độ hài lòng sẽ tăng nhưng rất chậm. Ngược lại, nếu người mà họ tâm sự chia sẻ không hỗ trợ, giúp đỡ được nhiều hoặc không nhận được sự giúp đỡ tích cực thì họ sẽ sa đà vào sự việc, không tự giải quyết vấn đề, mất nhiều thời gian cho việc tâm sự chia sẻ và vì thế SHL với công việc càng giảm.

Nhóm “nhận sự giúp đỡ” (REH) chỉ có ảnh hưởng đến SHL với thu nhập từ việc làm hiện tại (SASI) mà không tìm thấy dấu hiệu ảnh hưởng đến SHL với việc làm hiện tại (SASJ). “Nhận sự giúp đỡ” (REH) ảnh hưởng tích cực đến SHL với thu nhập từ việc làm hiện tại (SASI), nghĩa là nhận sự giúp đỡ càng nhiều thì SHL với thu nhập từ việc làm hiện tại (SASI) càng cao (ở mức ý nghĩa 1%). Kết quả này khẳng định lại sự đúng đắn của lý thuyết VXH của Bourdieu (1986) và Putnam (2000). Đồng thời, kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ommen & cộng sự (2009), Kang (2012), Savari, Eslami & Monavarifard (2013), Hasan, Gholamreza & Maryam (2014), Shin & Lee (2016), Rivera & cộng sự (2018), Gültekin (2019), Nguyễn Kim Phước & Phạm Tấn Hòa (2020). Quan điểm “có đi có lại” được cụ thể hóa bằng việc giúp đỡ và nhận sự giúp đỡ. Đặc điểm của nông thôn, tình làng nghĩa xóm luôn được đề cao. Một khi có người gặp khó khăn thì mọi người sẵn sàng giúp đỡ vô tư, không vụ lợi, giúp bằng những gì mình sẵn có (vật chất, tinh thần, kiến thức, công sức…). Khi được giúp đỡ thì họ sẽ khắc phục khó khăn, công việc được thuận lợi, giảm chi phí và nguy cơ trong sản xuất góp phần gia tăng thu nhập. Bên cạnh đó, một khi tình làng, nghĩa xóm đong đầy thì dù thu nhập của họ thấp hay cao họ cũng đều hài lòng với những gì mình sẵn có.

Nhóm sẵn sàng giúp đỡ người khác thông qua việc cho mượn tiền (BOR), biến này không chỉ tác động đến SHL với việc làm hiện tại (SASJ) mà còn tác động đến SHL với thu nhập từ việc làm hiện tại (SASI). Sự giúp đỡ người khác (BOR) có tác động tích cực đến SHL với việc làm, nghĩa là càng giúp đỡ người khác thì mức hài lòng với việc làm


càng lớn (độ tin cậy 99%). Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của biến này rất cao (0,268, cao nhất trong nhóm này). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết của Granovetter (1995), Putnam (2000) và các nghiên cứu của Narayan & Pritchett (1999), Yusuf (2008), Growiec & Growiec (2016). Việc giúp đỡ người khác thông qua việc cho mượn tiền (không tính lãi) thể hiện tính cách khí khái của con người Nam bộ, thể hiện mức độ gắn bó, thân thiết giữa các cá nhân với nhau. Một khi có sự tin tưởng, uy tín và lòng tin gần như tuyệt đối thì họ sẵn sàng giúp đỡ nhau, và khi ấy chắc chắn rằng họ rất hài lòng với việc làm và thu nhập hiện tại.

4.5.1.2. Việc làm và thu nhập hộ gia đình

Sự hài lòng với việc làm hiện tại (SASJ) có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa B = 0,184 ở mức ý nghĩa 1%. Nghĩa là, SHL với việc làm hiện tại (SASJ) tăng thêm 1 mức điểm thì thu nhập của HGĐ (INCF) tăng thêm 1,84% (giả định các yếu tố khác không thay đổi tại mức ý nghĩa 1%). Kết quả này một lần nữa khẳng định lý thuyết của Liwin (1954), Harris & Todaro (1970) và Smith (1976) dùng trong nghiên cứu này là phù hợp. Để tăng thu nhập, NLĐ đòi hỏi phải hài lòng với công việc hiện tại của mình. Kết quả này cho thấy, thang đo thiết kế để đo lường SHL với công việc của người lao động là phù hợp với thực tiễn. Thực tiễn cũng cho thấy, NLĐ rất ít khi hài lòng với mức thu nhập từ việc làm hiện tại, họ thường có xu hướng đặt kỳ vọng lên cao hơn.

Một khi người ta hài lòng với công việc hiện tại, tức là đã chọn đúng công việc phù hợp với năng lực, sở trường, họ sẽ có tâm lý không chạy theo phong trào mà họ sẽ “chuyên môn hóa”, chọn “nhất nghệ tinh”. Từ đó, người hài lòng với công việc sẽ đặt kỳ vọng cao hơn, đầu tư nhiều hơn vào công việc vì thế sẽ mang lại lợi nhuận, thu nhập cao hơn góp phần gia tăng thu nhập gia đình.

4.5.1.3. Vốn xã hội cá nhân với thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của HGĐ

Trong bốn nhóm nhân tố đại diện cho vốn xã hội của cá nhân, chỉ có nhóm “lòng tin” (TRU) có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của HGĐ (INCF), nhóm này tác động trái chiều và có với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0,069 ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả này cho thấy, “lòng tin” (TRU) không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích vật chất (thu nhập). Như vậy, lập luận theo lý thuyết của Granovetter (1973, 1995) và Putnam (2000) không phải lúc nào cũng đúng. Kết quả này phù hợp với mặt trái của VXH theo lý thuyết

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 25/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí