Về Việc Làm Của Cá Nhân Và Hộ Gia Đình


nghiên cứu. Đây là một vấn đề mà chính quyền và các tổ chức tự nguyện tại địa phương cần nghiên cứu để phát triển trong tương lai.

Trình độ học vấn (EDU) của cá nhân chưa tìm thấy dấu hiệu có ảnh hưởng đến thu nhập (INCF) và ĐDHTN (SID) của HGĐ. Như vậy, kết quả này có điểm tương đồng với kết quả nghiên cứu của Israel, Beaulieu & Hartless (2001), Wanberg & cộng sự (2015), Nguyễn Kim Phước & Phạm Tấn Hòa (2015), Daud & cộng sự (2017) và Batool & cộng sự (2017). Trình độ học vấn càng cao thu nhập của HGĐ càng cao vì thu nhập cá nhân là một phần của thu nhập HGĐ. Người có học vấn càng cao càng có xu hướng chuyên môn hóa (khả năng ĐDH thấp hơn).

Tỷ lệ phụ thuộc (DERP) chưa tìm thấy dấu hiệu ảnh hưởng đến thu nhập của HGĐ. Theo dữ liệu thống kê, tỷ lệ phụ thuộc của các HGĐ trong mẫu nghiên cứu không cao, mức phổ biến dưới 50%, nghĩa là 2 người làm tạo thu nhập để chăm lo cho một người. Đây là mức phổ biến của các HGĐ ở Việt Nam nói chung và vùng ĐTM tỉnh Long An nói riêng. Kết quả này phản ánh thực tế của XH hiện nay, số người phụ thuộc trong HGĐ có xu hướng giảm, ít có thành viên sống dựa vào người khác.

TRU

0,067

EXPE

GENDER 0,033 NPART

0,096

-0,004

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

-0,005

-0,071

Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình - 23

SASJ

-0,061

0,051

0,184

NPOLO

0,085

0,047

COS

SID

0,268

-0,069

-0,003 NBORM

0,012

0,03

0,507

0,014

-0,019

-0,031

COSTC

REH

0,088

INCF

0,005

0,016

COSTG

-0,038

0,337

SASI

-0,001

0,024

0,06

DERP LAN

COSTF

0,091

BOR

Hình 4.3: Sơ đồ tóm tắt kết quả nghiên cứu (các biến có ý nghĩa thống kê)

Tóm tắt chương 4


Chương 4 đã hoàn thành quá trình phân tích dữ liệu theo trình tự và PPNC đã đề ra ở chương 3. Kết quả phân tích cho thấy, thang đo dùng trong nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy, tính hội tụ và phân biệt. Kết quả phân tích SEM cho thấy, VXH của cá nhân có ảnh hưởng đến việc làm của cá nhân và có ảnh hưởng gián tiếp đến thu nhập và ĐDHTN nhiều hơn là ảnh hưởng trực tiếp. VXH của HGĐ đa phần có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập và ĐDHTN của HGĐ (kể cả khía cạnh cấu trúc lẫn tri nhận). ĐDHTN của HGĐ có tác động tích cực và mạnh mẽ đến thu nhập của HGĐ. Hầu hết các giả thuyết đều được chấp nhận trong đó các giả thuyết H12 và H13 được chấp nhận hoàn toàn, các giả thuyết khác chấp nhận 1 phần và bác bỏ 1 phần. Dựa vào kết quả của chương này, luận án sẽ hệ thống lại để đúc kết kết quả nghiên cứu, trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, giải quyết mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở chương 1 trong nội dung của chương tiếp theo.

Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, các loại vốn xã hội khác nhau có tác động khác nhau đến việc làm, thu nhập và ĐDHTN của HGĐ. Các khía cạnh khác nhau của vốn xã hội khi xem xét tác động đến việc làm, thu nhập và ĐDHTN của HGĐ cũng cho kết quả khác nhau. Các loại vốn xã hội khác nhau khi xem xét tác động trực tiếp hay gián tiếp việc làm, thu nhập và ĐDHTN của HGĐ cũng có kết quả khác nhau.


CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Nội dung chính của chương này là tổng kết các kết quả nghiên cứu để rút ra các kết luận, từ đó đề xuất các khuyến nghị chính sách cho các đối tượng có liên quan.

5.1. Kết luận

Đề tài đặt ra bốn câu hỏi chính tương ứng với 5 mục tiêu nghiên cứu cụ thể là: (i) Nghiên cứu tìm hiểu tác động của các loại vốn xã hội khác nhau (cá nhân, hộ gia đình trên cả hai khía cạnh cấu trúc và tri nhận) đến thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình; (ii) Tìm hiểu vai trò của các loại VXH tác động trực tiếp đến thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của HGĐ; (iii) Tìm hiểu vai trò của các loại VXH tác động gián tiếp (thông qua việc làm) đến thu nhập và ĐDH thu nhập của HGĐ; (iv) Tìm hiểu sự khác biệt về VXH, thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của HGĐ do những khác biệt về đặc điểm của cá nhân và HGĐ; (v) Tìm hiểu tác động của đa dạng hóa thu nhập đến thu nhập của HGĐ. Nghiên cứu đã sử dụng lý thuyết VXH (góc độ vi mô và trung mô) kết hợp với lý thuyết kinh tế để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đã đề ra. Với 5 mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã đưa ra mô hình nghiên cứu. Kết quả thu thập ý kiến chuyên gia (bằng phiếu), thảo luận nhóm chuyên gia, hội thảo với các nhà khoa học đã giúp đề tài hoàn chỉnh khung phân tích và thang đo. Đề tài sử dụng dữ liệu khảo sát 1.197 HGĐ ở 7 huyện/thị của vùng ĐTM tỉnh Long An bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để kiểm chứng mô hình đề xuất. Kết quả phân tích SEM cho thấy, mô hình đề xuất có độ phù hợp và mức độ giải thích mô hình khá cao. Các mục tiêu nghiên cứu đều đạt được. Các câu hỏi đề ra đã có đáp án cụ thể như sau:

(i) Các loại vốn xã hội khác nhau có tác động khác nhau đến thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình. Cụ thể là vốn xã hội cá nhân tác động trực tiếp đến thu nhập và ĐDH thu nhập của HGĐ yếu hơn, tác động gián tiếp thông qua việc làm. Vốn xã hội của HGĐ khía cạnh cấu trúc tác động mạnh đến thu nhập của HGĐ so với khía cạnh tri nhận. Ngược lại, vốn xã hội của HGĐ xét theo khía cạnh tri nhận có tác động mạnh mẽ đến ĐDH thu nhập của HGĐ so với khía cạnh cấu trúc. Sự tác động tích cực hay tiêu cực cũng khác nhau giữa VXH của HGĐ xét theo khía cạnh cấu trúc hay tri nhận.


(ii) Vốn xã hội cá nhân có tác động trực tiếp đến thu nhập của HGĐ nhưng mức độ tác động và nhóm biến tác động nhỏ hơn, ít hơn so với trường hợp xem xét VXH cá nhân tác động gián tiếp đến thu nhập HGĐ thông qua việc làm.

(iii) Ba trong bốn nhóm nhân tố đại diện cho vốn xã hội cá nhân có tác động trực tiếp đến việc làm (đến sự hài lòng về việc làm và thu nhập nhận được từ việc làm). Trong đó, nhóm “Giúp đỡ người khác qua hành động cho mượn tiền” có ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ đến cả “sự hài lòng về việc làm và với thu nhập nhận được từ việc làm”.

(iv) 2/4 nhóm vốn xã hội cá nhân có tác động trực tiếp đến đa dạng hóa thu nhập của HGĐ trong đó có 01 nhóm tác động cùng chiều đến “nhận sự giúp đỡ từ người khác” và 01 nhóm “Giúp đỡ người khác qua hành động cho mượn tiền” tác động trái chiều. Cả hai nhóm này đều là vốn xã hội theo khía cạnh tri nhận.

(v) Vốn xã hội của HGĐ được xem xét trên hai khía cạnh: cấu trúc và tri nhận. Mỗi khía cạnh có 4 biến đại diện. Kết quả đã chứng minh, cả hai khía cạnh đều có ảnh hưởng đáng kể đến “thu nhập hộ của gia đình” và “đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình”. Cụ thể là:

Khía cạnh cấu trúc: “HGĐ tham gia vào tổ chức Đảng, Nhà nước” luôn có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập và ĐDH thu nhập hộ gia đình. “HGĐ tham gia vào tổ chức chính trị XH” chỉ có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập HGĐ nhưng chưa có dấu hiệu ảnh hưởng đến ĐDH thu nhập của hộ. Hai biến còn lại là “HGĐ tham gia vào TCXH nghề nghiệp” và “HGĐ tham gia vào tổ chức hội tự nguyện” đều chưa tìm thấy bằng chứng có ảnh hưởng đến thu nhập và ĐDH thu nhập HGĐ.

Khía cạnh tri nhận: đại diện là “HGĐ có thể mượn được tiền khi khó khăn”, “HGĐ tham gia đóng góp vào các hoạt động cộng đồng nơi cư trú” và “mức độ giao tế XH của HGĐ” đều có ảnh hưởng đến thu nhập và ĐDH thu nhập hộ gia đình, riêng “HGĐ tham gia đóng góp vào các tổ chức hội nhóm” có ảnh hưởng tích cực đến đa dạng hóa thu nhập mà chưa tìm thấy bằng chứng có ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình. Trong đó, “HGĐ có thể mượn được tiền khi khó khăn” có ảnh hưởng cùng chiều với thu nhập HGĐ nhưng ảnh hưởng trái chiều đến đa dạng hóa thu nhập hộ. “HGĐ tham gia đóng góp vào các hoạt động cộng đồng nơi cư trú” có tác động trái chiều với thu nhập hộ gia đình nhưng có tác động cùng chiều với đa dạng hóa thu nhập hộ. “Mức độ giao tế xã hội của hộ gia


đình” có ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ đến thu nhập hộ gia đình nhưng ảnh hưởng tiêu cực nhiều với đa dạng hóa thu nhập hộ.

(vi) Đặc điểm của cá nhân có tác động đến thu nhập của HGĐ, cụ thể là: Kinh nghiệm làm việc có tác động trái chiều với thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của hộ. Nam giới là lao động chính (hoặc người quyết định thu chi của HGĐ) sẽ tạo cho HGĐ có thu nhập cao hơn so với nữ giới là lao động chính. Tuy nhiên, nữ giới là lao động chính (hoặc người quyết định thu chi của HGĐ) sẽ giúp tăng khả năng ĐDH thu nhập của hộ.

(vii) Đặc điểm của HGĐ có hai biến đại diện. Biến diện tích đất sản xuất luôn có tác động tích cực đối với thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của hộ. Biến tỷ lệ phụ thuộc chỉ có tác động cùng chiều với đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình mà chưa có bằng chứng cho thấy có ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình.

Luận án đặt ra bốn câu hỏi nghiên cứu lớn tương ứng với 5 mục tiêu nghiên cứu cụ thể. Đồng thời, đề tài cũng đã đưa ra 13 giả thuyết nghiên cứu chính (trình bày chi tiết trong mục 2.5 của chương 2) với một số giả thuyết thành phần. Kết quả cho thấy, các giả thuyết đều được chấp nhận, trong đó giả thuyết H12 và H13 được chấp nhận toàn bộ, các giả thuyết từ H1 đến H11 được chấp nhận một phần do có một vài giả thuyết thành phần bị bác bỏ. Kết quả thực hiện các kiểm định đều cho thấy, dữ liệu đảm bảo tính tin cậy, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt… Như vậy, mô hình và thang đo mà nghiên cứu sử dụng là phù hợp. Kết quả nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy cao và giải thích được vấn đề thực tiễn khá chính xác. Theo đó, các mục tiêu nghiên cứu đều đạt được kết quả khả quan. Câu hỏi nghiên cứu cũng đã có đáp án. Dựa vào các kết quả mà luận án đã phát hiện ra, đối chiếu với cơ sở lý luận, kết hợp cùng thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu, luận án đề xuất một số khuyến nghị nhằm củng cố, gia tăng VXH từ đó góp phần tăng thu nhập HGĐ và tăng khả năng ĐDH thu nhập của HGĐ.

5.2. Các khuyến nghị

5.2.1. Về việc làm của cá nhân và hộ gia đình

Nghiên cứu chỉ ra rằng vốn xã hội và việc làm của cá nhân có mối tương quan chặt chẽ. Một khi cá nhân hài lòng đến công việc thì họ có đủ điều kiện giúp đỡ người khác. Mặt khác lòng tin, mức độ tâm sự, chia sẻ cũng có tác động đến sự cảm nhận tốt đẹp về công việc của họ. Mỗi người luôn có sự gắn bó với cộng đồng, nhất là không thể


tách rời khỏi họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm láng giềng. Từ mối quan hệ XH, khả năng tài chính và các nguồn lực khác hiện có mà mỗi cá nhân chọn mức độ, cường độ chia sẻ, tương trợ tương xứng. Một khi sự giúp đỡ đúng thời điểm, đúng đối tượng không những sẽ tạo được niềm tin bền vững, mà còn giúp cho họ cảm thấy công việc thuận lợi hơn, hài lòng với việc mình làm hơn. Đây là cơ sở quan trọng giúp cá nhân gắn bó với công việc, tác động gia tăng thu nhập của HGĐ.

Lòng tin hay sự tin tưởng đối với mọi người xung quanh là một trạng thái tâm lý kỳ vọng một sự tốt đẹp sẽ đến với mình. Mọi người, dù ít hay nhiều đều có lòng tin vào một chủ thể nào đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào niềm tin càng cao thì kết quả luôn là tốt đẹp. Bởi lẽ, nhiều người “cả tin” hay dành phần lớn cho việc “than thân, trách phận” sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công việc. Niềm tin nên được đặt trên một nền tảng đáng tin cậy thì mới mang lại hiệu quả tích cực.

Nhận sự giúp đỡ từ người khác giúp gia tăng khả năng tạo được nhiều nguồn thu nhập của HGĐ; ngược lại, giúp người khác làm giảm khả năng đa dạng hóa thu nhập của HGĐ. Bởi lẽ, sự “có đi có lại” cần thực hiện song song chứ không chỉ biết “nhận” mà không biết “cho”. Mọi người cần cân bằng giữa “cho và nhận” để đảm bảo độ hài hòa theo khả năng. Có người cho nhiều nhưng nhận ít, một số người khác thì ngược lại; hành vi “cho”, “nhận” có thể diễn ra trực tiếp hoặc gián tiếp, cho hiện tại nhưng niềm tin mong muốn nhận lại trong tương lai… Việc làm này tùy thuộc vào khả năng tài chính, nhân cách, tâm lý, vốn xã hội của từng chủ thể.

Một người nhận được nhiều kết quả tích cực hay tiêu cực trong công việc phần lớn phụ thuộc vào vốn xã hội của họ, nhưng vốn xã hội của cá nhân đó lại tác động không đáng kể đến thu nhập cũng như sự đa dạng nguồn thu nhập của HGĐ. Bởi lẽ, việc làm và thu nhập của cá nhân chỉ là một thành phần cấu thành nên thu nhập của hộ gia đình. Vì vậy, mỗi người tùy thuộc vào điều kiện hiện có để xác định những cách thức gia tăng vốn xã hội cho cá nhân và các thành viên trong gia đình mình nhằm mang lại những lợi ích thiết thực trong tương lai.

5.2.2. Về nuôi dưỡng và phát triển vốn xã hội

Thực tiễn và trong nghiên cứu đã cho thấy rằng VXH của HGĐ có ảnh hưởng lớn đến thu nhập và việc đa dạng hóa thu nhập của HGĐ. Trong nhịp sống hiện đại, vẫn luôn tồn tại những phong tục tập quán, lễ nghi, chữ tín, sự tôn trọng cũng như lòng tin… và


chúng vẫn luôn có vị trí quan trọng nhất định trong mỗi gia đình. Khi HGĐ có người tham gia vào mạng lưới xã hội thì HGĐ có nhiều cơ hội hơn trong việc gia tăng VXH. Nếu như mỗi cá nhân thể hiện là người chính trực, công tâm, khách quan trong công vụ, tôn trọng mọi người… thì họ và gia đình họ sẽ nhận được sự tôn trọng, niềm tin hay cơ hội tìm kiếm việc làm. Một khi HGĐ đã có nhiều sự thuận lợi hơn trong các thông tin, các hoạt động kinh tế sẽ ít nhiều giúp giảm chi phí tiền bạc, thời gian... từ đó gia tăng thu nhập của HGĐ.

Mối quan hệ XH của từng gia đình cũng được hình thành qua việc tham dự vào các Hội nghề nghiệp, nhóm tự nguyện… Phần lớn các tổ chức hội, nhóm có những qui chế, điều lệ cụ thể nên hoạt động rất hiệu quả, ngày càng có nhiều thành viên tham gia vì đã góp phần phát triển vốn xã hội của những thành viên. Ở chiều ngược lại, cũng còn nhiều HGĐ chưa thấy được lợi ích khi tham gia các tổ chức này. Có phải họ cảm thấy gánh nặng từ chi phí đóng góp hội nhóm có tác động giảm thu nhập hộ gia đình họ. Thiết nghĩ, trong tương lai những hội, nhóm cần phải có những hoạt động thiết thực hơn nữa ví dụ như: tổ chức những hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, việc làm, nghề nghiệp hoặc tổ chức những hoạt động chăm sóc, tư vấn sức khỏe, tâm lý… để cuộc sống vật chất, tinh thần của các thành viên tham gia được ngày một tốt hơn.

Trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, mỗi HGĐ luôn cố gắng tiết kiệm, cân nhắc trong chi tiêu. Tuy nhiên các hoạt động nhằm gia tăng vốn xã hội thì vẫn luôn được quan tâm nhằm góp phần gia tăng thu nhập cho HGĐ thông qua các hoạt động cụ thể như khoản chi phí đóng góp cho các tổ chức hội nhóm, giao tế… Một số hoạt động hữu ích hơn như gia tăng mức độ giao tế với họ hàng thân tộc, bạn bè đồng nghiệp, cộng đồng dân cư, tổ chức hội nhóm, chính quyền địa phương nơi cư trú. Có thể trong ngắn hạn các khoản chi phí này ảnh hưởng đến “túi tiền” của HGĐ nhưng lợi ích luôn luôn cao hơn, quan trọng là giúp cho cuộc sống của HGĐ ngày một tốt hơn, thu nhập tăng cao, thuận lợi trong tìm kiếm việc làm... và trên hết là giúp duy trì và gia tăng mạng lưới xã hội của HGĐ. Điều này cũng giúp cho cộng đồng nơi sinh sống được gắn bó, chia sẻ khó khăn, gia tăng sinh kế nhằm giảm bớt những tác động tiêu cực trong xã hội.

Ngày nay, các hoạt động cộng đồng luôn được diễn ra với nhiều hoạt động, hình thức đa dạng, phong phú. Từng hộ gia đình đều có thể tham gia với mọi hình thức dù nguồn lực có ít hay nhiều nhằm gia tăng mối liên hệ gắn bó với nhau. Mỗi HGĐ có thể


tham gia bằng sức lao động nếu khả năng tài chính có giới hạn. Ngược lại, những HGĐ khá bận rộn, có thu nhập cao thì tham gia bằng khả năng tài chính của mình. Tất cả những hoạt động trên ngoài việc giúp cho HGĐ đạt được mục đích của mình, đồng thời, còn giúp cho họ tăng cường vốn xã hội.

Để thích ứng với sự đa dạng và biến đổi nhanh chóng của xã hội nông thôn ngày nay, đòi hỏi các hoạt động của tổ chức hội, nhóm (kể cả chính thức và phi chính thức) cần phải đổi mới. Phương thức hoạt động phải linh hoạt, phù hợp với xu thế hiện tại nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn, thiết thực hơn để mọi người cùng tham gia theo khả năng của họ. Có thể hiểu đơn giản hơn là HGĐ tham gia khi họ nhận được lợi ích gì từ tổ chức này.

5.2.3. Về chính quyền địa phương

Rào cản hiện nay làm cho hộ gia đình chưa mặn mòi với các tổ chức chính thức do nhà nước cho phép thành lập đó là những ràng buộc về pháp luật và điều lệ Hội. Để tháo gỡ nút thắt này thì chính quyền sở tại cần có một góc nhìn thông thoáng hơn, ví dụ như:

(1) Hãy để các tổ chức Hội tự do hoạt động theo qui định của pháp luật và có trách nhiệm với thành viên tham gia vào tổ chức này. Mọi hoạt động của tổ chức Hội đều phải vì mục tiêu xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Ở chiều ngược lại, chính quyền cũng cần thừa nhận và qui định rõ quyền tham gia giám sát nhằm khắc phục tình trạng thiên lệch trong thụ hưởng quyền lợi của công dân, khẳng định “quyền” và “trách nhiệm” của họ.

(2) Chính quyền cần đẩy mạnh tương tác với các tổ chức Hội. Thông qua việc tương tác sẽ giúp các thành viên và tổ chức Hội nắm được rõ ràng, đầy đủ những qui định của pháp luật. Và ngược lại, chính quyền cũng có thể nhận được những hỗ trợ, phản hồi, góp ý từ các tổ chức này;

Một khi có sự tương tác, chia sẻ thuận lợi từ cả hai phía sẽ khuyến khích, hấp dẫn các tổ chức Hội hoạt động và ngày càng có nhiều hội viên gắn bó nhau hơn. Tất nhiên, mục tiêu làm giàu VXH, cải thiện thu nhập, gia tăng các nguồn thu nhập cho cá nhân, HGĐ dễ dàng thực hiện. Trong các báo cáo của cơ quan Nhà nước cũng đã thừa nhận: “Các tổ chức chính trị XH, nghề nghiệp, tôn giáo và các tổ chức XH khác có nhiều hình thức hoạt động đa dạng, phong phú đã góp phần tích cực vào phát triển KTXH” (Chính phủ, 2020).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2024