Theo qui định của pháp luật Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội (TCCTXH) gồm có: Mặt trận tổ quốc Việt Nam (MTTQVN), Hội nông dân Việt Nam (HND), Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (ĐTN), Liên đoàn lao động Việt Nam (LĐLĐ), Hội cựu chiến binh (HCCB) và Hội Liên hiệp phụ nữ (HPN). Theo dữ liệu thống kê (Bảng 13, phụ lục 4), số ĐTPV tham gia các TCCTXH này không nhiều, chủ yếu là HND và HPN (Bảng 12, phụ lục 4). Số liệu này phản ánh đúng thực tế tại Việt Nam nói chung và tỉnh Long An nói riêng vì đây là hai tổ chức hội có số lượng người tham gia nhiều nhất vì phù hợp với đặc điểm KTXH của địa phương.
Trong các HGĐ, số thành viên tham gia các TCCTXH cũng không nhiều, phổ biến nhất là mỗi HGĐ có từ 1 đến 2 thành viên tham gia (Bảng 12, phụ lục 4). Số lượng này là rất đáng lưu ý vì không phải gia đình nào cũng có nhiều thành viên tham gia, không phải ai cũng thấy được tầm quan trọng hay nhiệt tình tham gia các tổ chức này.
Bên cạnh TCCTXH, ở các tỉnh/ thành của Việt Nam còn có các tổ chức XH nghề nghiệp được luật pháp cho phép thành lập và được hỗ trợ kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước, ví dụ như: Hội Khuyến học, hội Chữ thập đỏ... Theo số liệu thực tế đã thống kê được tại các địa bàn nghiên cứu, số HGĐ tham gia các TCXHNN này không nhiều. Các HGĐ có thành viên tham gia chỉ có 1 người (Bảng14&15, phụ lục 4).
Bên cạnh TCCTXH, TCXHNN, ở các tỉnh/ thành của Việt Nam còn có các tổ chức hội tự nguyện, do được luật pháp cho phép thành lập nhưng không được hỗ trợ kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước, ví dụ như: câu lạc bộ Hưu trí, bóng đá; Hội Cựu giáo chức … (Bảng 17, phụ lục 4). Theo số liệu thực tế đề tài thống kê được tại các địa bàn nghiên cứu, số ĐTPV tham gia các TCXHNN này không nhiều. Các HGĐ có thành viên tham gia chỉ có 1 người (Bảng 16, phụ lục 4). Số thành viên tham gia các tổ chức (hội) tự nguyện khá ít, ít hơn rất nhiều so với các TCCTXH và TCXHNN. Điều này có thể là do thiếu kinh phí hoạt động hoặc các hội, nhóm này chưa có những hoạt động thiết thực, hiệu quả, lôi cuốn các thành viên tham gia.
Số người thân thiết có thể cho gia đình mượn tiền hay HGĐ có thể mượn được tiền từ người khác khi gặp khó khăn thể hiện VXH của HGĐ. Biến này vừa thể hiện mức độ thân thiết, mức độ gắn bó và lòng tin. Ngoài trừ 82 HGĐ ở 7 địa bàn nghiên cứu cho biết không hỏi mượn tiền của bất kỳ ai, còn lại trên 93% các HGĐ trên 7 địa bàn nghiên cứu đều cho biết khi gia đình khó khăn về tài chính sẽ có ít nhất 1 người cho HGĐ mượn
tiền và nhiều nhất lên đến vài chục người, mức phổ biến là từ 1 đến 5 người cho mượn tiền (Bảng 18, phụ lục 4).
Bên cạnh khoản đóng góp tiền vào các tổ chức hội/ nhóm, các HGĐ còn có thể đóng góp vào các hoạt động cộng đồng nơi cư trú, ví dụ như: hoạt động xây cầu, làm đường giao thông nông thôn theo hình thức “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, hoạt động trang trí đường, bảo vệ môi trường, hỗ trợ người khó khăn… Những hoạt động này thể hiện mức độ gắn kết của HGĐ với nơi cư trú, thể hiện MQH mạng lưới XH. Các HGĐ có tham gia thì mức đóng góp cũng không nhiều, khoảng đóng góp bình quân dưới 250 ngàn đồng/tháng (Bảng 4.4 hoặc Bảng 19, phụ lục 4), tuy nhiên vẫn có HGĐ đóng góp khá nhiều. Khoản đóng góp này hoàn toàn mang tính tự nguyện, tùy theo năng lực của từng HGĐ, do đó có HGĐ không góp, góp nhiều hay ít là bình thường.
Như đã thống kê trong phần trên, các HGĐ tham gia vào các tổ chức hội/ nhóm khá hạn chế, vì thế, hầu hết các HGĐ không có đóng góp tiền vào các tổ chức hội/ nhóm. Các HGĐ có tham gia thì mức đóng góp cũng không nhiều, khoảng dưới 100 ngàn đồng/tháng (Bảng 20, phụ lục 4). So với thu nhập của HGĐ vùng nông thôn, mức đóng góp này cũng không quá lớn nhưng cũng không phải là nhỏ, vì thế chỉ những hội/ nhóm nào hoạt động hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực thì mới có thể huy động được khoản đóng góp của HGĐ.
Chi phí giao tế của các HGĐ ở các huyện, thị trong mẫu nghiên cứu có sự chênh lệch đáng kể. Bình quân chung mỗi HGĐ chi khoảng từ 1,65 triệu đồng/tháng cho khoản giao tế chung của hộ (Bảng 4.4). Tuy nhiên, những HGĐ ở huyện Thạnh Hóa và Mộc Hóa chi nhiều hơn mức bình quân chung (Thạnh Hóa có mức chi trung bình lên đến 2,74 triệu đồng/tháng). HGĐ ở huyện Tân Hưng chi tiêu giao tế thấp nhất trong bảy huyện, thị.
Theo kết quả thống kê (Bảng 21, phụ lục 4), HGĐ trong mẫu nghiên cứu có chi phí giao tế bình quân từ 200 ngàn đồng/tháng trở lên, chỉ có 01 HGĐ ở Tân Thạnh cho biết không có khoản chi tiêu này. Như vậy, một cá nhân có thể không chi giao tế nhưng HGĐ có người đại diện để giao tế với cộng đồng dân cư nơi sinh sống, làm việc và liên lạc với họ hàng, người thân. Đây là điểm đặc trưng riêng của các HGĐ ở vùng nông thôn Việt Nam.
Bảng 4.5: Vốn xã hội của hộ gia đình phân theo địa bàn
COSTC: chi phí đóng góp của HGĐ cho hoạt động cộng đồng (triệu đồng/tháng /HGĐ) | COSTG: chi phí đóng góp của HGĐ cho hội nhóm (triệu đồng/tháng /HGĐ) | COSTF: chi phí giao tế của HGĐ (triệu đồng/thá ng/HGĐ) | NBORM: số người thân thiết có thể mượn tiền (người) | NPOLO: HGĐ tham gia TCCTXH (người) | NPART: HGĐ tham gia tổ chức Đảng, Nhà nước (người) | NPROO: HGĐ tham gia TCXH nghề nghiệp (người) | NVOLO HGĐ tham gia các tổ chức tự nguyện (người) | ||
H. Tân Hưng (n=149) | GTTB | 0,0136 | 0,0040 | 0,9299 | 5,85 | 0,26 | 0,09 | 0,03 | 0,00 |
GTNN | 0,00 | 0,00 | 0,10 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | |
GTLN | 0,50 | 0,40 | 4,00 | 30,00 | 2,00 | 2,00 | 1,00 | 0,00 | |
ĐLC | 0,0450 | 0,0342 | 0,7785 | 5,77 | 0,53 | 0,35 | 0,16 | 0,00 | |
H. Vĩnh Hưng (n=164) | GTTB | 0,1232 | 0,0686 | 1,545 | 6,36 | 1,19 | 0,31 | 0,07 | 0,01 |
GTNN | 0,00 | 0,00 | 0,21 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | |
GTLN | 1,00 | 1,20 | 5,50 | 20,00 | 6,00 | 5,00 | 2,00 | 1,00 | |
ĐLC | 0,1477 | 0,1462 | 0,8473 | 4,42 | 1,23 | 0,80 | 0,32 | 0,08 | |
TX. Kiến Tường (n=161) | GTTB | 0,0845 | 0,0478 | 1,3385 | 6,83 | 0,16 | 0,17 | 0,11 | 0,03 |
GTNN | 0,00 | 0,00 | 0,10 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | |
GTLN | 2,00 | 3,00 | 3,70 | 30,00 | 2,00 | 2,00 | 1,00 | 1,00 | |
ĐLC | 0,3278 | 0,3000 | 0,7613 | 6,62 | 0,43 | 0,46 | 0,31 | 0,17 | |
H. Mộc Hóa (n=173) | GTTB | 0,0116 | 0.0007 | 1,869 | 2,78 | 0,25 | 0,33 | 0,03 | 0,00 |
GTNN | 0,00 | 0,00 | 0,150 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | |
GTLN | 0,50 | 0,05 | 5,00 | 10,00 | 3,00 | 5,00 | 1,00 | 0,00 | |
ĐLC | 0,0409 | 0,0055 | 1,1229 | 1,95 | 0,56 | 0,77 | 0,18 | 0,00 | |
H. Tân Thạnh (n=247) | GTTB | 0,0237 | 0,0209 | 1,4369 | 2,45 | 1,04 | 0,18 | 0,16 | 0,01 |
GTNN | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | |
GTLN | 1,50 | 2,40 | 6,00 | 20,00 | 4,00 | 3,00 | 3,00 | 1,00 | |
ĐLC | 0,0993 | 0,1558 | 0,9354 | 2,34 | 1,02 | 0,50 | 0,44 | 0,09 | |
H. Thạnh Hóa (n=205) | GTTB | 1,1723 | 0,0593 | 2,7437 | 2,92 | 0,34 | 0,08 | 0,11 | 0,00 |
GTNN | 0,00 | 0,00 | 0,20 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | |
GTLN | 19,00 | 6,00 | 12,00 | 20,00 | 3,00 | 2,00 | 2,00 | 0,00 | |
ĐLC | 3,1705 | 0,50977 | 1,7790 | 2,82 | 0,67 | 0,34 | 0,35 | 0,00 | |
H. Thủ Thừa (n=98) | GTTB | 0,0565 | 0,0010 | 1,3357 | 2,77 | 0,08 | 0,03 | 0,00 | 0,03 |
GTNN | 0,00 | 0,00 | 0,30 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | |
GTLN | 2,00 | 0,10 | 7,20 | 12,00 | 2,00 | 1,00 | 0,00 | 1,00 | |
ĐLC | 0,2383 | 0,0101 | 0,8472 | 2,58 | 0,37 | 0,17 | 0,00 | 0,17 | |
Tổng mẫu (n =1.197) | GTTB | 0,2419 | 0,0310 | 1,653 | 4,15 | 0,53 | 0,18 | 0,08 | 0,01 |
GTNN | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | |
GTLN | 19,00 | 6,00 | 12,00 | 30,00 | 6,00 | 5,00 | 3,00 | 1,00 | |
ĐLC | 1,3855 | 0,2552 | 1,2322 | 4,42 | 0,89 | 0,55 | 0,31 | 0,10 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Thu Thập Ý Kiến Chuyên Gia
- Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình - 17
- Vốn Xã Hội Của Hộ Gia Đình Tại Địa Bàn Nghiên Cứu
- Vốn Xã Hội Cá Nhân Tác Động Trực Tiếp Đến Thu Nhập Và Đa Dạng Hóa Thu Nhập Của Hgđ
- Các Biến Đạt Mức Ý Nghĩa Thống Kê Theo Yêu Cầu
- Vốn Xã Hội Hộ Gia Đình Với Thu Nhập Và Đa Dạng Hóa Thu Nhập Của Hộ Gia Đình
Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả thống kê dữ liệu của luận án (2021)
Khoản chi phí đóng góp cho cộng đồng (COSTC) hầu như HGĐ đều có tham gia (trừ một vài HGĐ ở Tân Hưng, Mộc Hóa và Thủ Thừa). HGĐ ở huyện Thạnh Hóa có khoản đóng góp cho cộng đồng nhiều nhất. Bình quân chung tất cả 7 huyện, thị, các HGĐ tham gia đóng góp 240.000 đồng/tháng. Khoản đóng góp này có sự chênh lệch giữa các HGĐ trong cùng một huyện, thị. Các huyện, thị khác không có sự chênh lệch lớn giữa các HGĐ, riêng H. Tân Thạnh và H. Thạnh Hóa có sự chênh lệch lớn giữa các HGĐ (độ lệch chuẩn lớn hơn 1), đặc biệt là H. Thạnh Hóa. Điều này cũng bình thường vì so với các huyện, thị khác, huyện Thạnh Hóa là huyện gần với trung tâm tỉnh (chỉ sau huyện Thủ Thừa). Những năm gần đây phát triển thương mại dịch vụ nhiều hơn các địa phương khác. Đồng thời, nhiều công trình phúc lợi theo hướng nhà nước và nhân dân cùng làm khá nhiều. Vì thế, người dân có điều kiện kinh tế nhiều sẽ tham gia đóng góp.
So với khoản đóng góp cho hoạt động cộng đồng của HGĐ, chi phí đóng góp của HGĐ cho các tổ chức hội nhóm rất thấp (bình quân chung toàn mẫu nghiên cứu chỉ có khoản 30.000 đồng/tháng). Thị xã Kiến Tường, huyện Tân Thạnh và huyện Thạnh Hóa là ba địa phương có mức đóng góp này cao hơn bình quân chung. Khoản đóng góp này cũng có mức chênh lệch lớn giữa các HGĐ. Điều này là do các HGĐ ít tham gia các tổ chức hội nhóm. Bằng chứng là số thành viên của các HGĐ tham gia tổ chức tự nguyện, tổ chức nghề nghiệp (Bảng 4.5) rất ít. HGĐ có nhiều nhất là 3 người tham gia, phần lớn là không có thành viên tham gia cac tổ chức này. Điều này cũng có thể là do tại các địa phương không có nhiều tổ chức, hội nhóm hoạt động hay hoạt động của các tổ chức này không thu hút được người tham gia.
Khi gặp khó khăn, hầu hết các HGĐ đều có thể mượn được tiền từ người khác. Bình quân mỗi HGĐ đều có ít nhất 4 người sẵn lòng cho HGĐ mượn tiền, nhiều nhất đến 30 người (phổ biến ở thị xã Kiến Tường và huyện Tân Hưng). Điều này cho thấy, các HGĐ trong mẫu nghiên cứu có uy tín, có khá nhiều người có thể tin tưởng, lòng tin của các HGĐ khá cao.
Tổ chức Đảng, Nhà nước và TCCTXH là những tổ chức đặc biệt, không phải ai cũng có điều kiện để tham gia. Do đó, số thành viên trong HGĐ tham gia vào hai tổ chức này không nhiều. Số HGĐ có người tham gia TCCTXH khá nhiều so với người tham gia vào tổ chức Đảng, Nhà nước. HGĐ ở thị xã Kiến Tường và các huyện Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh có thành viên tham gia tổ chức Đảng, Nhà nước nhiều nhất (trên 2 thành
viên). Điều này cũng phù hợp vì trước đây, những địa phương này là đặc khu kháng chiến của tỉnh Long An.
4.1.4. Thống kê mô tả các thang đo VXH của cá nhân
Các biến quan sát được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ. Theo kết quả thống kê (Bảng 4.2 phụ lục 4) cho thấy, các biến đa số có giá trị trung bình lớn hơn 3, một số biến có giá trị trung bình trên 4. Kết quả này cho thấy, các ý kiến thiên về mức đồng ý (thường xuyên) hơn. Các biến: COS1, REH2, BOR1, BOR2, BOR4 có độ lệch chuẩn > 1, tất cả các biến còn lại đều có độ lệch chuẩn nhỏ hơn 1. Điều này cho thấy có sự tương đồng trong các nhận định giữa các đối tượng khảo sát về các phát biểu trong bảng hỏi. Như vậy, nhìn chung các nhóm thang đo không có chênh lệch lớn về mặt giá trị thống kê. Nhóm biến SAS có sự chênh lệch về giá trị trung bình, cụ thể là SAS1, SAS2 có giá trị trung bình chưa đến 4 nhưng SAS3, SAS4 có giá trị trung bình 4,20. Điều này cũng dễ hiểu vì SASJ1, SASJ2 liên quan đến việc làm còn SASI1, SASI2 đề cập đến hài lòng về thu nhập có được từ việc làm.
Giá trị trung bình của các biến quan sát hầu hết lớn hơn 3. Một số biến quan sát có giá trị trung bình trên 4, cụ thể là: TRU1, TRU2, REH3, SASI1 và SASI2 (Bảng 10 phụ lục 4). Trong đó, TRU1 và TRU2 thể hiện lòng tin đối với người thân trong gia đình và họ hàng thân tộc. Như vậy, lòng tin cao hơn đối với người thân và họ hàng so với những đối tượng khác. REH3 thể hiện nhận sự giúp đỡ từ hàng xóm, láng giềng cao hơn những đối tượng khác. Kết quả này phản ánh khá chính xác thực tế MQH xã hội hiện nay.
4.2. Kiểm định thang đo
4.2.1. Kết quả Cronbach’s Alpha (CRA)
Tất cả 20 biến quan sát (16 biến độc lập và 4 biến phụ thuộc) thuộc 6 nhóm nhân tố (4 nhóm biến độc lập và 2 nhóm biến phụ thuộc) đều đạt yêu cầu về hệ số tương quan biến tổng (>0,3). Hầu hết 4 nhóm biến độc lập và 2 nhóm biến phụ thuộc đều có hệ số Cronbach's Alpha (CRA) > 0,8.
Theo kết quả phân tích CRA, tất cả các biến quan sát thuộc các nhóm nhân tố đều đạt yêu cầu, có thể khẳng định thang đo dùng trong nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy. Bước tiếp theo cần đưa các biến quan sát vào phân tích EFA nhằm kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt giữa các khái niệm (biến quan sát).
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo (CRA)
Hệ số tương quan biến tổng | Hệ số Alpha khi loại biến | |
Nhóm TRU có (n) = 4 và CRA = 0,837 | ||
TRU1 | 0,755 | 0,753 |
TRU2 | 0,573 | 0,837 |
TRU3 | 0,664 | 0,795 |
TRU4 | 0,691 | 0,785 |
Nhóm COS có (n) = 4 và CRA = 0,861 | ||
COS1 | 0,689 | 0,833 |
COS2 | 0,745 | 0,808 |
COS3 | 0,725 | 0,817 |
COS4 | 0,679 | 0,835 |
Nhóm REH có (n) = 4 và CRA = 0,863 | ||
REH1 | 0,741 | 0,813 |
REH2 | 0,723 | 0,828 |
REH3 | 0,671 | 0,843 |
REH4 | 0,740 | 0,817 |
Nhóm BOR có (n) = 4 và CRA = 0,898 | ||
BOR1 | 0,739 | 0,882 |
BOR2 | 0,726 | 0,887 |
BOR3 | 0,816 | 0,855 |
BOR4 | 0,819 | 0,852 |
Nhóm SASJ có (n) = 2 và CRA = 0,854 | ||
SASJ1 | 0,746 | |
SASJ2 | 0,746 | |
Nhóm SASI có (n) = 2 và CRA = 0,826 | ||
SASI1 | 0,704 | |
SASI2 | 0,704 |
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả thống kê dữ liệu của luận án (2021)
4.2.2. Kết quả EFA
Kết quả phân tích EFA phải thỏa mãn 2 điều kiện và 4 tiêu chuẩn (trình bày ở mục
3.5.1 trong chương 3). Kết quả phân tích EFA các nhóm biến độc lập cho thấy: (1) hệ số KMO = 0,813 (> 0,5), cho thấy kết quả phân tích EFA là thích hợp; (2) kiểm định Bartlett có giá trị Sig. = 0,000, nghĩa là các biến có tương quan với nhau trong tổng thể; (3) tổng phương sai trích (Eigenvalues có cumulative %) = 73,030% > 50%; (4) hệ số Eigenvalues
= 1,416> 1; (5) hệ số tải nhân tố (FL) các biến quan sát ≥ 0,5 nên đảm bảo giá trị hội tụ
(6) hệ số tải nhân tố đảm bảo giá trị phân biệt (các giá trị đều >0,3).
Bảng 4.7: Kết quả EFA các nhóm biến độc lập
Nhân tố | Các chỉ số thống kê | |||
1 | 2 | 3 | 4 | (1) KMO = = 0,813 (> 0,5); (2) Kiểm định Bartlett có Sig. = 0,000; (3) Tổng phương sai trích = 73,030% > 50%; (4) Hệ số Eigenvalues = 1,416> 1; (5) Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố (FL) ≥ 0,5 (đảm bảo giá trị hội tụ) (6) Khác biệt hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều đảm bảo giá trị phân biệt >0,3 |
REH2 | 0,904 | |||
REH4 | 0,774 | |||
REH1 | 0,762 | |||
REH3 | 0,674 | |||
BOR4 | 0,881 | |||
BOR3 | 0,878 | |||
BOR1 | 0,832 | |||
BOR2 | 0,692 | |||
COS3 | 0,819 | |||
COS2 | 0,807 | |||
COS1 | 0,782 | |||
COS4 | 0,693 | |||
TRU1 | 0,898 | |||
TRU4 | 0,741 | |||
TRU3 | 0,705 | |||
TRU2 | 0,659 |
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả thống kê dữ liệu của luận án (2021) Với các chỉ số thống kê trong kết quả phân tích EFA (Bảng 4.7) có thể kết luận,
thang đo dùng trong nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy, mô hình phân tích có ý nghĩa thực tiễn, có khả năng giải thích vấn đề nghiên cứu theo hướng thực thực tế.
Bảng 4.8: Kết quả EFA các nhóm biến việc làm
Nhóm SASJ | Nhóm SASJ | |
KMO | 0,500 | 0,500 |
Giá trị Sig của kiểm định Bartlett | 0,000 | 0,000 |
Tổng phương sai trích | 87,318% > 50% | 85,175% > 50% |
Hệ số Eigenvalues | 1,746> 1 | 1,704> 1; |
Hệ số t (FL) | 0,863 ≥ 0,5 | 0,838 ≥ 0,5 |
Khác biệt hệ số tải nhân tố | >0,3 | >0,3 |
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả thống kê dữ liệu của luận án (2021)
Kết quả phân tích EFA nhóm biến phụ thuộc (Bảng 4.8) cho thấy, tất cả các biến quan sát đều đạt yêu cầu, không có biến nào bị loại bỏ, không có trường hợp tách nhóm
hay thay nhóm của các biến quan sát. Các chỉ số thống kê đều đạt yêu cầu, nghĩa là kết quả phân tích EFA là thích hợp, các biến có tương quan với nhau trong tổng thể. Dữ liệu đảm bảo độ tin cậy, đảm bảo giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.
4.2.3. Kết quả CRA sau EFA
Sau khi phân tích EFA, các thang đo nghiên cứu đưa vào đánh giá độ tin cậy (CRA) một lần nữa (sau EFA) nhằm đảm bảo các điều kiện thống kê. Kết quả phân tích (mục 4 phụ lục 3 đính kèm) cho thấy, tất cả thang đo đều đạt yêu cầu (hệ số tương quan biến tổng, hệ số CRA), từ đó, ta có thể kết luận thang đo nghiên cứu phù hợp, dữ liệu nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy, giá trị hội tụ và phân biệt ở tất cả các biến quan sát trong các nhóm nhân tố.
4.3. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
Kết quả phân tích CFA (Bảng 4.9) cho thấy, hệ số tải chuẩn hóa đều khá cao, hầu hết đều trên 0,6 duy chỉ có hai biến TRU2 và REH2 có giá trị từ 0,470 đến 0,589. Thống kê SMC cũng khá cao, hầu hết đều từ 0,5 trở lên ngoài trừ hai biến TRU2 và TRU1 có hệ số SMC từ 0,421 đến 0,465. Như vậy, các phương sai giải thích của mỗi khái niệm tiềm ẩn tốt (Bollen, 1995).
Tất cả các hệ số CRA của 4 nhóm biến liên quan đến VXH của cá nhân và hai nhóm biến liên quan đến việc làm của cá nhân đều có giá trị trên 0,8. Như vậy, thang đo lường trong các nhóm nhân tố có tính liên kết chặt.
Các chỉ số đo độ tin cậy tổng hợp (CR) và tổng phương sai trích (KMO) của các nhóm nhân tố (Bảng 4.9) đều khá cao (CR phần lớn 0,7; KMO hầu hết lớn hơn 0,5). Theo đó ta có thể kết luận, thang đo dùng trong nghiên cứu là phù hợp, đảm bảo độ tin cậy khi sử dụng. Đây là điều quan trọng đối với những nghiên cứu sử dụng thang đo mới, thang đo có hiệu chỉnh so với các nghiên cứu trước. Quan trọng hơn nữa là không có sự dịch chuyển giữa các biến quan sát trong các nhóm sau khi phân tích EFA. Điều này cũng cho thấy, các biến trong các nhóm nhân tố thiết kế ban đầu là phù hợp, các biến quan sát có tính liên kết với nhau trong cùng một nhóm.
Mức độ phù hợp của mô hình
Kết quả CFA (Hình 4.2 hoặc Bảng 8,9,10 của phụ lục 5) cho thấy, mô hình đạt được độ tương thích với dữ liệu thực tiễn cao với các chỉ số như: Chi-square = 1848,251, bậc tự do df = 428, GFI = 0,917, TLI = 0,984, CFI = 0,917 (Bentler & Bonett, 1980).