Vốn Xã Hội Của Hộ Gia Đình Tại Địa Bàn Nghiên Cứu


Dựa vào đặc điểm mẫu nghiên cứu, đề tài chọn CB-SEM (gọi tắt là SEM) để phân tích dữ liệu vì dữ liệu đáp ứng được yêu cầu khắc khe của SEM, cụ thể là: (i) đây là dạng nghiên cứu khẳng định lý thuyết nên ứng dụng mô hình SEM là phù hợp (Sarstedt & cộng sự, 2014); (ii) dữ liệu có số quan sát là 1.197 quan sát nên đảm bảo độ lớn của dữ liệu (Hair & cộng sự, 2017c, 2017d); (iii) phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống đảm bảo dữ liệu có phân phối chuẩn hoặc xấp xỉ chuẩn (Byrne, 2010); (iv) Mô hình nghiên cứu là mô hình đo lường (có biến tiềm ẩn) nên dùng SEM là phù hợp (Hair & cộng sự, 2017a, 2017b), giúp đánh giá tốt mô hình so với lý thuyết (Bollen, 2011; Hair & cộng sự (2017b, 2017c).

Tóm tắt chương 3

Chương 3 đã trình bày PPNC (định tính, định lượng). Kết quả nghiên cứu định tính qua thu thập ý kiến chuyên gia đã giúp luận án hoàn chỉnh thang đo. Đồng thời, các phương pháp phân tích dữ liệu, mẫu nghiên cứu và các tiêu chuẩn kiểm định thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu cũng đã trình bày chi tiết ở đây. Chương 4 tiếp theo sẽ trình bày về kết quả nghiên cứu theo trình tự đã nêu ở chương này.


CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Nội dung của chương 4 gồm: (1) mô tả đặc điểm của dữ liệu; (2) mô tả đặc điểm của thang đo; (3) kiểm định CRA và EFA; (4) phân tích CFA; (5) phân tích SEM và các kiểm định cần thiết của mô hình; (6) thảo luận kết quả nghiên cứu.

4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

4.1.1. Đặc điểm mẫu dữ liệu


Thủ Thừa, 98, 8%

Tân Hưng, 149,

12%

Thạnh Hóa, 205,

17%

Vỉnh Hưng, 164,

14%

Tân Thạnh, 246,

21%

Kiến Tường, 161,

13%

Mộc Hóa, 174,

15%

Hình 4.1: Mẫu nghiên cứu phân theo địa bàn

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả thống kê dữ liệu của luận án (2021) Số HGĐ được chọn để phỏng vấn là 1.260 hộ. Kết quả thu về được 1.228 hộ (chiếm 97,46%) do có 32 HGĐ không phù hợp để phỏng vấn (một số HGĐ di dời do sạt lỡ bờ sông, một số HGĐ chỉ có người già không lao động tạo thu nhập hoặc gia đình chỉ có nguồn thu nhập từ khoản lương hưu, tiền con cái gửi tặng). Đồng thời, trong quá trình nhập dữ liệu, có 31 phiếu khảo sát đủ thông tin nên đưa vào dữ liệu sử dụng trong luận án. Như vậy, mẫu nghiên cứu đáp ứng yêu cầu phân tích dữ liệu là 1.197, đạt 95% mẫu

thiết kế ban đầu.

Như đã trình bày ở chương 3, nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất, phạm vi nghiên cứu thuộc 7 huyện/thị thuộc vùng ĐTM, tỉnh Long An. Tỷ lệ mẫu nghiên cứu có sự phân bổ khá đồng đều ở các địa phương, trong đó huyện Tân Thạnh có số mẫu nhiều nhất, tiếp đến là huyện Thạnh Hóa. Thị xã Kiến Tường, huyện Mộc Hóa,


huyện Tân Hưng và huyện Vĩnh Hưng có tỷ lệ mẫu khảo sát khá tương đồng nhau. Huyện Thủ Thừa có tỷ lệ mẫu thấp nhất (chỉ có 8%) là do huyện Thủ Thừa chỉ có 4 xã thuộc vùng ĐTM nhưng do phương pháp chọn mẫu xác suất nên chỉ có 1/4 xã thuộc phạm vi khảo sát của đề tài.

Mẫu nghiên cứu chia theo độ tuổi của đối tượng phỏng vấn (Bảng 1, phụ lục 4) cho thấy có sự phân chia khá tương đồng của mẫu nghiên cứu trong các nhóm tuổi và phù hợp với thực tế của xã hội nông thôn Việt Nam nói chung và vùng ĐTM tỉnh Long An nói riêng. Nhóm người trẻ tuổi (dưới 30 tuổi) và nhóm người lớn tuổi (trên 60 tuổi) chỉ chiếm khoảng từ 10% – 15%. Thực tế cho thấy, lao động chính của gia đình là những người trong độ tuổi lao động và có công việc ổn định, thu nhập cao thuộc nhóm từ trên tuổi 30 đến dưới 60 tuổi.

Tỷ lệ nam và nữ tham gia trong cuộc khảo sát có sự chênh lệch, nam giới chiếm đến 70% mẫu nghiên cứu, đối tượng khảo sát là nữ giới chỉ có 30% mẫu nghiên cứu (Bảng 2, phụ lục 4). Điều này là do nghiên cứu chọn đối tượng phỏng vấn là lao động chính trong gia đình – người có thu nhập cao nhất hoặc người có thu nhập cao thứ nhì nhưng có ảnh hưởng mạnh nhất đến các quyết định tài chính của hộ gia đình.

Các đối tượng phỏng vấn trong mẫu nghiên cứu có số năm đi học tập trung ở mức 3 năm, 5 năm và 9 năm là nhiều nhất (Bảng 4, phụ lục 4), nghĩa là các đối tượng phần nhiều chỉ học đến tiểu học và trung học cơ sở. Số lượng người không đi học và học lên đến sau đại học chiếm rất nhỏ. Điểm này phù hợp với đặc điểm nông thôn Việt Nam và nhất là vùng ĐTM của tỉnh Long An. Kết quả này phản ánh đúng thực trạng của nông thôn cách đây trên 20 năm, đa phần số lượng người đi học đến cấp 3 khá hạn chế, nhiều người chỉ học để biết đọc, biết viết là chính.

Theo dữ liệu thống kê cho thấy, các ĐTPV (lao động chính hay người quyết định tài chính của HGĐ) có kinh nghiệm làm việc ít nhất là 1 năm và nhiều nhất lên đến 56 năm (Bảng 5, phụ lục 4). Kinh nghiệm làm việc thể hiện phần nào sự gắn bó của NLĐ với việc làm hiện tại. Kinh nghiệm cũng gắn với tuổi tác của mỗi người. Các mốc năm kinh nghiệm phổ biến trong mẫu nghiên cứu là 10 năm (chiếm 10% mẫu nghiên cứu), 20 năm (chiếm 9,4% mẫu nghiên cứu) và 30 năm (chiếm 5,6% mẫu nghiên cứu). Điều này cho thấy NLĐ trong khu vực khảo sát có sự gắn bó nhất định với việc làm.

4.1.2. Đặc điểm HGĐ trong mẫu nghiên cứu


Bảng 4.1: Tỷ lệ phụ thuộc phân theo địa bàn


Diễn giải

Tỷ lệ phụ thuộc (%)

Tổng

0%

≤ 25%

> 25 - 50

> 50 -75

> 75 -100

H. Tân Hưng

Số HGĐ

28

12

72

33

4

149

% so với địa bàn

18,80

8,10

48,30

22,10

2,70

100

% so với tổng mẫu

2,30

1,00

6,00

2,80

0,30

12,40

H. Vĩnh Hưng

Số HGĐ

49

28

76

9

2

164

% so với địa bàn

29,90

17,10

46,30

5,50

1,20

100

% so với tổng mẫu

4,10

2,30

6,30

0,80

0,20

13,70

TX. Kiến Tường

Số HGĐ

43

4

91

21

2

161

% so với địa bàn

26,70

2,50

56,50

13,00

1,20

100

% so với tổng mẫu

3,60

0,30

7,60

1,80

0,20

13,50

H. Mộc Hóa

Số HGĐ

33

30

83

22

5

173

% so với địa bàn

19,10

17,30

48,00

12,70

2,90

100

% so với tổng mẫu

2,80

2,50

6,90

1,80

0,40

14,50

H. Tân Thạnh

Số HGĐ

64

25

112

40

6

247

% so với địa bàn

25,90

10,10

45,30

16,20

2,40

100

% so với tổng mẫu

5,30

2,10

9,40

3,30

0,50

20,60

H. Thạnh Hóa

Số HGĐ

69

26

89

19

2

205

% so với địa bàn

33,70

12,70

43,40

9,30

1,00

100

% so với tổng mẫu

5,80

2,20

7,40

1,60

0,20

17,10

H. Thủ Thừa

Số HGĐ

9

8

52

26

3

98

% so với địa bàn

9,20

8,20

53,10

26,50

3,10

100

% so với tổng mẫu

0,80

0,70

4,30

2,20

0,30

8,20

Tổng mẫu

Số HGĐ

295

133

575

170

24

1197

%

24,60

11,10

48,00

14,20

2,00

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình - 18

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả thống kê dữ liệu của luận án (2021) Tỷ lệ phụ thuộc thể hiện số thành viên không có việc làm (không tạo ra thu nhập)

so với tổng số thành viên trong HGĐ. Tỷ lệ phụ thuộc càng cao càng ảnh hưởng đến tổng thu nhập của HGĐ và từ đó ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người của hộ. Theo số liệu thống kê (Bảng 4.1 hoặc Bảng 8, phụ lục 4), trong mẫu nghiên cứu có 295 HGĐ chiếm 24,6% không có người phụ thuộc (nhiều nhất là các HGĐ ở huyện Thạnh Hóa). Số HGĐ có tỷ lệ phụ thuộc cao (từ 75% trở lên) chỉ có 24 hộ, chiếm khoảng 2% mẫu nghiên cứu. Tỷ lệ phụ thuộc phổ biến ở các HGĐ là từ 25-50% (575 HGĐ, chiếm 48% mẫu nghiên cứu). Như vậy, bình quân cứ 3 người sẽ có 1 người phụ thuộc, tỷ lệ này chiếm khoảng 50% mẫu nghiên cứu của mỗi huyện, thị. Điều này phổ biến trong các HGĐ hiện nay, nhất là gia đình có hai thế hệ (1 cặp vợ chồng có 1 hoặc 2 con trong độ tuổi đến trường). Mức phụ thuộc này phổ biến ở huyện Tân Thạnh. HGĐ có tỷ lệ phụ


thuộc cao dẫn đến thu nhập của HGĐ cũng bị hạn chế, do ít cho người tham gia làm việc tạo thu nhập.

Bảng 4.2: Mức thu nhập bình quân/người của HGĐ phân theo địa bàn


Diễn giải

Mức thu nhập bình quân (triệu đồng/người)

Tổng

Dưới 3

Từ 3 - 5

> 5 - 10

>10 - 15

Trên 15

H. Tân Hưng

Số HGĐ

93

41

15

0

0

149

% so với địa bàn

62,40

27,50

10,10

0,00

0,00

100

% so với tổng mẫu

7,80

3,40

1,30

0,00

0,00

12,40

H. Vĩnh Hưng

Số HGĐ

34

74

39

9

8

164

% so với địa bàn

20,70

45,10

23,80

5,50

4,90

100

% so với tổng mẫu

2,80

6,20

3,30

0,80

0,70

13,70

TX.

Kiến Tường

Số HGĐ

85

57

18

1

0

161

% so với địa bàn

52,80

35,40

11,20

0,60

0,00

100

% so với tổng mẫu

7,10

4,80

1,50

0,10

0,00

13,50

H. Mộc Hóa

Số HGĐ

70

56

30

8

9

173

% so với địa bàn

40,50

32,40

17,30

4,60

5,20

100

% so với tổng mẫu

5,80

4,70

2,50

0,70

0,80

14,50

H. Tân Thạnh

Số HGĐ

114

101

29

2

1

247

% so với địa bàn

46,20

40,90

11,70

0,80

0,40

100

% so với tổng mẫu

9,50

8,40

2,40

0,20

0,10

20,60

H.

Thạnh Hóa

Số HGĐ

73

97

29

4

2

205

% so với địa bàn

35,60

47,30

14,10

2,00

1,00

100

% so với tổng mẫu

6,10

8,10

2,40

0,30

0,20

17,10

H. Thủ Thừa

Số HGĐ

56

31

11

0

0

98

% so với địa bàn

57,10

31,60

11,20

0,00

0,00

100

% so với tổng mẫu

4,70

2,60

0,90

0,00

0,00

8,20

Tổng mẫu

Số HGĐ

525

457

171

24

20

1197

%

43,90

38,20

14,30

2,00

1,70

100

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả thống kê dữ liệu của luận án (2021) Thu nhập bình quân của các HGĐ trong toàn mẫu nghiên cứu tập trung ở hai mức:

dưới 3 triệu đồng/người/tháng (525 HGĐ, chiếm 43,9% mẫu nghiên cứu) và từ 3 đến 5 triệu đồng/người/tháng (457 HGĐ, chiếm 38,2% mẫu nghiên cứu). Kết quả này cho thấy, các HGĐ tại 7 huyện, thị vùng ĐTM của tỉnh Long An có thu nhập không cao. Tuy nhiên, mức thu nhập này đảm bảo cuộc sống của dân cư vùng nông thôn.

Thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng/người phổ biến (trên 50% mẫu nghiên cứu của mỗi huyện, thị) nhất ở huyện Tân Hưng, thị xã Kiến Tường và huyện Thủ Thừa. HGĐ ở huyện Vĩnh Hưng có thu nhập bình quân/người dưới 3 triệu đồng/tháng không nhiều (chỉ chiếm 20% mẫu nghiên cứu của huyện này). Thu nhập của người dân huyện Vĩnh Hưng


và huyện Thạnh Hóa tập trung ở mức từ 3 – 5 triệu đồng/người/tháng. Huyện Tân Hưng, thị xã Kiến Tường và huyện Thủ Thừa không có HGĐ có mức thu nhập cao trên 15 triệu đồng/người/tháng. Ngược lại, dân cư ở huyện Vĩnh Hưng và huyện Mộc Hóa có khoảng 5% mẫu nghiên cứu có mức thu nhập trên 15 triệu đồng/người/tháng. Kết quả này cho thấy, các huyện, thị có sự phân hóa về thu nhập khá cao, nhất là huyện Vĩnh Hưng và huyện Mộc Hóa. HGĐ ở các địa phương khác mức thu nhập bình quân/người có sự chênh lệch nhưng không quá cao.

Bảng 4.3: Diện tích đất sản xuất của HGĐ phân theo địa bàn



Diện tích đất sản xuất (m2)


Tổng

Không có đất SX


<1000

1000 ≤

5000

> 5000

- 10000

> 10000

≤ 20000

> 20000

≤ 30000

> 30000

H. Tân Hưng

Số HGĐ

53

9

5

14

17

11

40

149

% so với địa bàn

35,60

6,00

3,40

9,40

11,40

7,40

26,80

100

% so với tổng mẫu

4,40

0,80

0,40

1,20

1,40

0,90

3,30

12,40

H.

Vĩnh Hưng

Số HGĐ

31

5

5

15

25

22

61

164

% so với địa bàn

18,90

3,00

3,00

9,10

15,20

13,40

37,20

100

% so với tổng mẫu

2,60

0,40

0,40

1,30

2,10

1,80

5,10

13,70

TX.

Kiến Tường

Số HGĐ

98

0

3

10

20

10

20

161

% so với địa bàn

60,90

0,00

1,90

6,20

12,40

6,20

12,40

100

% so với tổng mẫu

8,20

0,00

0,30

0,80

1,70

0,80

1,70

13,50

H.

Mộc Hóa

Số HGĐ

46

4

14

8

22

22

57

173

% so với địa bàn

26,60

2,30

8,10

4,60

12,70

12,70

32,90

100

% so với tổng mẫu

3,80

0,30

1,20

0,70

1,80

1,80

4,80

14,50

H. Tân Thạnh

Số HGĐ

45

1

43

46

57

23

32

247

% so với địa bàn

18,20

0,40

17,40

18,60

23,10

9,30

13,00

100

% so với tổng mẫu

3,80

0,10

3,60

3,80

4,80

1,90

2,70

20,60

H.

Thạnh Hóa

Số HGĐ

56

0

18

19

53

27

32

205

% so với địa bàn

27,30

0,00

8,80

9,30

25,90

13,20

15,60

100

% so với tổng mẫu

4,70

0,00

1,50

1,60

4,40

2,30

2,70

17,10

H.

Thủ Thừa

Số HGĐ

14

0

23

16

20

11

14

98

% so với địa bàn

14,30

0,00

23,50

16,30

20,40

11,20

14,30

100

% so với tổng mẫu

1,20

0,00

1,90

1,30

1,70

0,90

1,20

8,20

Tổng mẫu

Số HGĐ

343

19

111

128

214

126

256

1197

%

28,70

1,60

9,30

10,70

17,90

10,50

21,40

100

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả thống kê dữ liệu của luận án (2021) Như đã đề cập ở trên, HGĐ trong mẫu nghiên cứu thuộc khu vực ĐTM nên kinh tế nông nghiệp là chủ lực. Gắn với khu vực kinh tế nông nghiệp (KVI), đất đai là một yếu tố có tính chất quyết định hoạt động sản xuất, hình thức việc làm, qui mô. Theo dữ liệu thống kê (Bảng 4.3) cho thấy, có 343 hộ (chiếm 28,65% mẫu nghiên cứu) không có đất sản xuất (tập trung ở thị xã Kiến Tường và huyện Tân Hưng). Nhưng ngược lại, những


HGĐ có đất sản xuất thì lại có rất nhiều, có trên 21,4% HGĐ trong mẫu nghiên cứu có đến trên 30.000 m2 đất sản xuất (tập trung ở huyện Vĩnh Hưng và huyện Mộc Hóa). Điều này thể hiện qui mô sản xuất của các HGĐ khá lớn. Diện tích đất ở các mức trên 5.000 m2 đến 30.000 m2 khá phổ biến, mỗi mức chiếm khoảng 10% - 20% mẫu nghiên cứu (tập trung ở huyện Tân Thạnh và huyện Thạnh Hóa). Với số liệu trên cho thấy, HGĐ nào có đất sản xuất thì có diện tích khá lớn. Điểm này cho thấy có sự tích tụ ruộng đất ở vùng nông thôn Việt Nam. Nó cũng phù hợp theo chủ trương của Chính phủ trong những năm gần đây về tập trung liên kết, hợp tác theo sản xuất theo qui mô trang trại. Vì thế, những hộ sản xuất kém hiệu quả hoặc qui mô nhỏ sẵn lòng cho thuê hoặc chuyển nhượng đất để tìm việc làm khác có thu nhập cao hơn. Qua đây cho thấy, sinh kế của những HGĐ vùng ĐTM tỉnh Long An vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào đất đai. Kết quả này phù hợp với cơ cấu lao động (đã trình bày trong Bảng 3.3) và chính vì thế, mức thu nhập của của dân cư cũng không cao.

Điều đáng quan tâm là các HGĐ ở thị xã Kiến Tường phần nhiều không có đất sản xuất và thu nhập cũng không cao. Theo thực tế cho thấy, thị xã Kiến Tường được chia tách từ huyện Mộc Hóa cũ, dân cư cũng có tính tương đồng với dân cư của huyện Mộc Hóa. Sau hơn 6 năm kể từ ngày chia tách, thị xã Kiến Tường đang chuyển dịch kinh tế từ KVI sang KVII và KVIII. Trong quá trình này, công nghiệp – xây dựng, thương mại

– dịch vụ đang trong thời kỳ phát triển, còn sơ khai, mức độ chưa cao. Vì thế, thu nhập của dân cư chưa cao. Tình hình thu nhập của dân cư có thể được nâng cao trong thời gian tới khi kim ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp tăng lên, các nhà máy, cơ sở sản xuất đi vào hoạt động nhiều hơn.

4.1.3. Vốn xã hội của hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu

Trong 8 biến quan sát đại diện cho VXH của HGD, kết quả thống kê (Bảng 4.4) cho thấy, hầu hết các HGĐ có lao động chính là nam giới có: chi phí đóng góp vào các hoạt động cộng đồng, chi phí đóng góp vào các tổ chức hội, nhóm, số người có thể cho HGĐ mượn tiền khi khó khăn, số người trong HGĐ có tham gia tổ chức XHNN cao hơn hơn mức bình quân chung toàn mẫu nghiên cứu, cao hơn HGĐ có lao động chính là nữ giới. Số người trong HGĐ có tham gia TCCTXH tương đồng giữa các HGĐ (cho dù nam hay nữ là lao động chính). Những biến: chi phí giao tế của HGĐ (triệu đồng/tháng), số người trong HGĐ có tham gia Đảng, nhà nước và số người trong HGĐ có tham gia tổ


chức (hội) tự nguyện thì có sự chênh lệnh lớn phân theo giới tính của lao động chính. Cụ thể là, HGĐ có lao động chính là nữ giới thì những chi phí giao tế, số thành viên trong HGĐ có tham gia tổ chức (hội) tự nguyện hay các tổ chức Đảng, Nhà nước nhiều hơn so với HGĐ có lao động chính là nam giới. Điều này phản ánh đúng thực tế của các HGĐ, thường thì các HGĐ có chủ hộ, người nam giới (người chồng) tham gia vào những tổ chức (đặc biệt là tổ chức Đảng, nhà nước) thì nữ giới (người vợ) sẽ lo kinh tế HGĐ, làm kinh tế bên ngoài và trở thành NLĐ chính của gia đình, do khi làm kinh tế bên ngoài dễ có thu nhập cao hơn.

Bảng 4.4: Vốn xã hội của HGĐ phân theo giới tính của ĐTPV



Nữ

Nam

Tổng mẫu

Trung bình

Số quan sát

Trung bình

Số quan sát

Trung bình

Số quan sát

Chi phí đóng góp vào các hoạt động cộng đồng (triệu đồng/tháng)

0,1125

358

0,2971

839

0,2419

1.197

Chi phí đóng góp vào các tổ chức hội, nhóm (triệu đồng/tháng)

0,0153

358

0,0376

839

0,031

1.197

Chi phí giao tế của HGĐ (triệu

đồng/tháng)

1.7765

358

1.601

839

1.653

1.197

Số người có thể cho HGĐ mượn tiền khi khó khăn

37.095

358

43.408

839

41.520

1.197

Số người trong HGĐ có tham gia TCCTXH

0,5279

358

0,534

839

0,5322

1.197

Số người trong HGĐ có tham gia Đảng, nhà nước

0,2151

358

0,1621

839

0,1779

1.197

Số người trong HGĐ có tham gia TCXHNN

0,0642

358

0,0918

839

0,0835

1.197

Số người trong HGĐ có tham gia TCTN

0,0112

358

0,0083

839

0,0092

1.197

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả thống kê dữ liệu của luận án (2021)

Số thành viên trong HGĐ tham gia tổ chức Đảng, Nhà nước là một trong những biến quan trọng đo lường VXH của HGĐ. Số lượng thành viên của các HGĐ trong phạm vi nghiên cứu tham gia tổ chức Đảng, Nhà nước không nhiều (Bảng 11, phụ lục 4). Mỗi HGĐ có ít nhất 1 người tham gia tổ chức Đảng, Nhà nước là phổ biến, rất ít gia đình có trên 1 thành viên tham gia. Thị xã Kiến Tường, huyện Mộc Hóa và Thạnh Hóa là ba địa bàn có số người trong các HGĐ tham gia tổ chức Đảng, Nhà nước nhiều hơn 4 huyện còn lại.

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 25/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí