Kết Quả Thu Thập Ý Kiến Chuyên Gia


(ii) Luận án cũng chuẩn bị những tài liệu như: mô hình và thang đo nghiên cứu sơ bộ dựa vào quá trình lược khảo lý thuyết, nghiên cứu trước (kể cả thang đo gốc từ các bài nghiên cứu trước).

Lựa chọn chuyên gia (theo tiêu chuẩn chuyên gia)

Chuẩn bị tài liệu, mô hình nghiên cứu và thang đo sơ bộ theo nghiên cứu trước

(iii) Tác giả liên hệ chuyên gia theo danh sách đã chuẩn bị sẵn và ưu tiên lựa chọn các chuyên gia có học vị tiến sĩ trở lên, đã có am hiểu về VXH và sẵn lòng góp ý cho luận án. Kết quả liên hệ có 5 chuyên gia là giảng viên của 3 trường ĐH tại Tp. Hồ Chí Minh (trong đó có 2 tiến sĩ; 3 phó giáo sư, tiến sĩ). Tác giả gửi tất cả các tài liệu có liên quan qua thư điện tử đến các chuyên gia. Các chuyên gia góp ý bằng phiếu và những chú thích kèm theo bảng thang đo sơ bộ.


Tổng hợp ý kiến chuyên gia và hiệu chỉnh thang đo sơ bộ

Tiếp cận và gửi tài liệu thu thập ý kiến chuyên gia bằng phiếu thu thập ý kiến


Tổ chức hội thảo chuyên gia

Ghi nhận, bàn luận và thống nhất thang đo để hình thành thang đo

Thang đo chính thức

Khảo sát thử (n = 70)

Hình 3.2: Qui trình thực hiện nghiên cứu định tính

Nguồn: đề xuất của tác giả

(iv) Các chuyên gia là những người có nghiên cứu về VXH nên luận án thuận lợi trong quá trình thu thập ý kiến, các ý kiến của chuyên gia khá trùng khớp nhau. Tác giả tổng hợp và hiệu chỉnh lại thang đo, tuy nhiên vẫn có những ý kiến góp ý của chuyên gia chưa trùng với lý thuyết và nghiên cứu trước nên tác giả vẫn bảo lưu ý kiến ban đầu.

(v) Sau khi tổng hợp ý kiến chuyên gia và hiệu chỉnh thang đo sơ bộ, tác giả tiến hành hội thảo chuyên gia. Cuộc hội thảo được tổ chức tại Trường ĐH Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh với sự tham dự của 10 giảng viên đến từ 3 trường ĐH tại Tp. Hồ Chí Minh (trong đó có 4 chuyên gia đã góp ý bằng phiếu trước đó). Tại cuộc hội thảo, tác giả trình


bày chi tiết mô hình, thang đo sơ bộ ban đầu và thang đo hiệu chỉnh sau khi ghi nhận ý kiến đóng góp của các chuyên gia bằng phiếu. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên những ý kiến của các chuyên gia đã góp ý trước đó nhưng luận án chưa hiệu chỉnh vì còn những trăn trở do chưa trùng khớp lý thuyết. Tại hội thảo, từng chuyên gia góp ý chi tiết cho mô hình và thang đo nghiên cứu. Các chuyên gia cũng đưa ra những quan điểm, những ý kiến thảo luận (kể cả ý kiến trái chiều). Tác giả ghi nhận và đưa ra quan điểm riêng để chuyên gia góp ý thêm. Cuối buổi hội thảo, nghiên cứu sinh cũng đã thống nhất một số ý kiến với các chuyên gia để tiếp tục hiệu chỉnh thang đo sơ bộ lần 2.

(vi) Thang đo tiếp tục hiệu chỉnh sau kết quả hội thảo chuyên gia. Tác giả hoàn chỉnh thang đo và gửi thư điện tử đến 2 chuyên gia (hai phó giáo sư, tiến sỹ của khoa Kinh tế phát triển - Trường ĐH Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh) để góp ý lần cuối. Sau góp ý, thang đo được hiệu chỉnh (chủ yếu là câu từ và trình tự sắp xếp). Nghiên cứu sinh thực hiện hội thảo chuyên gia ngành Thống kê để ghi nhận ý kiến của các chuyên gia trong ngành, nhằm đảm bảo bảng hỏi được rõ ràng, chi tiết. Tại đây, phương án thu thập dữ liệu cũng được trình bày.

(vii) Các chuyên gia ngành Thống kê (có cả ngành Thống kê của Tp. Hồ Chí Minh và tỉnh Long An) chủ yếu góp ý cho phần khảo sát thông tin việc làm, thu nhập của HGĐ (phần VXH các chuyên gia thống kê chỉ yêu cầu làm rõ những điểm chưa rõ trong bảng khảo sát, ví dụ: lòng tin – mức độ tin cậy). Sau hội thảo chuyên gia ngành thống kê, các cán bộ ngành Thống kê tiến hành khảo sát thử tại 7 địa bàn nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện (mỗi huyện/thị phỏng vấn thử 10 HGĐ với đa dạng nhóm hộ: thuần nông nghiệp, phi nông nghiệp, nhóm có cả hai).

(viii) Hoàn tất khảo sát thử, luận án ghi nhận những điểm chưa rõ ý, những câu từ cho rõ ràng, nhiều người chưa rõ ý nhất để hiệu chỉnh thang đo. Sau đó, tác giả tổ chức hội thảo tại tỉnh Long An với sự tham dự của các chuyên gia, cán bộ ngành thống kê (có cả ngành Thống kê của Tp. Hồ Chí Minh và tỉnh Long An) để triển khai thu thập dữ liệu. Tại hội thảo này, phần lớn các ý kiến trao đổi, thảo luận liên quan đến phương án điều tra, thu thập dữ liệu.

3.2.3. Kết quả thu thập ý kiến chuyên gia

Các nhà khoa học đề nghị nên đo lường VXH không chỉ ở số lượng MQH mà còn ở chất lượng MQH và cần xác định rõ VXH xem xét trên cấp độ nào (vĩ mô, trung mô


và vi mô) và cả hai khía cạnh cấu trúc và tri nhận hay chỉ xem xét riêng từng khía cạnh. Đồng thời, các chuyên gia cũng đề nghị cần làm rõ địa bàn nghiên cứu có những MQH nào? VXH của đối tượng nghiên cứu có đại diện cho HGĐ hay không? Luận án cần làm rõ nghiên cứu VXH của HGĐ nên cần xác định rõ đối tượng phỏng vấn là ai? Làm thế nào để thu thập được VXH của HGĐ? VXH của HGĐ là chủ đề nghiên cứu mới nên cần cân nhắc kỹ khi xây dựng thang đo. Nếu luận án chỉ đo lường VXH của HGĐ qua phỏng vấn 1 cá nhân đại diện HGĐ liệu thông tin có đầy đủ? Yếu tố chủ hộ hay người đại diện HGĐ (VXH và đặc điểm cá nhân) có được xem xét trong mô hình nghiên cứu hay không? Luận án cần làm rõ thang đo lường VXH của HGĐ, nếu chỉ đo lường bằng một vài thang đo như trong dữ liệu VARHS thì luận án khó có được tính mới, hoặc nếu chỉ dùng thang đo likert thì trong HGĐ có nhiều người sẽ phỏng vấn ai? Tổng hợp kết quả như thế nào? Theo mô hình nghiên cứu của luận án, VXH của cá nhân và HGĐ cần làm rõ tiếp cận theo hướng cấu trúc hay lòng tin (tri nhận) hay cả hai? Nếu VXH của HGĐ tiếp cận theo cấp độ trung mô thì cần xác định rõ những tổ chức nào đang tồn tại trong thực tiễn gắn với việc làm và thu nhập của HGĐ, khi xác định được những tổ chức đó, thang đo VXH theo hướng cấu trúc mới có thể xây dựng đúng theo thực tế.

Từ kết quả ý kiến chuyên gia (thu thập bằng phiếu), luận án xác định rõ nghiên cứu VXH theo cấp độ vi mô và trung mô (cá nhân, HGĐ), đồng thời nghiên cứu theo cả hai khía cạnh cấu trúc và lòng tin (tri nhận). Ý kiến chuyên gia giúp cho luận án xác định rõ đối tượng phỏng vấn là lao động chính (người có thu nhập cao nhất trong HGĐ), nếu không là lao động chính thì phải là người quyết định thu nhập, chi tiêu của HGĐ để thu thập thông tin cá nhân và VXH cá nhân. Sự lựa chọn này nhằm đảm bảo đúng theo định hướng của đề tài là VXH với việc làm và thu nhập. Đồng thời, những đặc điểm của cá nhân (người có vai trò quan trọng nhất định trong HGĐ) cũng được đưa vào nhằm xem xét ảnh hưởng đến VXH, việc làm và thu nhập của HGĐ hay không.

Theo phiếu góp ý của chuyên gia, tác giả tìm hiểu các văn bản pháp luật và hỏi ý kiến của lãnh đạo UBND tỉnh và Sở Nội vụ tỉnh Long An để xác định các tổ chức, hội nhóm được thành lập theo qui định của pháp luật và những tổ chức hội, nhóm mang tính tự nguyện đang hoạt động tại tỉnh Long An. Từ kết quả này, luận án xây dựng lại thang đo VXH của HGĐ (khía cạnh cấu trúc) theo kết quả tham khảo ý kiến chuyên gia.


Ý kiến của chuyên gia cũng giúp cho luận án thấy rõ việc thiết kế thang đo và sự tích hợp giữa VXH cá nhân và HGĐ. Qua đó, luận án xác định rằng, VXH của cá nhân được thiết kế phỏng vấn cá nhân là lao động chính (người có thu nhập cao nhất trong HGĐ hay người quyết định thu nhập, chi tiêu của HGĐ trong đó ưu tiên là người có thu nhập cao nhất) và thang đo likert 5 mức được sử dụng trong trường hợp này. VXH cá nhân ban đầu được xác định dựa theo khung lý thuyết gồm có: mức độ gắn bó với các MQH, lòng tin và sự “có đi có lại”.

Đối với VXH của HGĐ, luận án xác định sử dụng các thang đo định lượng theo con số cụ thể, những con số này được tổng hợp từ kết quả phỏng vấn của tất cả các thành viên trong gia đình trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, khía cạnh lòng tin rất khó đo lường và tổng hợp dữ liệu một cách chính xác, nên thang đo dự kiến ban đầu xây dựng theo dạng biến dummy (có tin hay không tin vào các tổ chức mà HGĐ có thành viên tham gia). Bảng hỏi sau khi chỉnh sửa theo phiếu thu thập ý kiến của từng chuyên gia được trình bày trong cuộc hội thảo để thu thập ý kiến chung của các chuyên gia, nhà khoa học của 3 trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh.

Tại cuộc hội thảo, các chuyên gia đã giúp gỡ được khó khăn cho nghiên cứu này về việc xây dựng thang đo VXH của HGĐ theo khía cạnh lòng tin. Ý kiến chuyên gia cũng đề xuất xem xét lòng tin, quan điểm có qua có lại trong VXH bằng con số định lượng. Lòng tin nếu chỉ hỏi “có hay không tin” là không đảm bảo tính tin cậy của dữ liệu, vì hỏi người khác có tin chính quyền, hay tin tưởng những người mình quen biết hay không, thì hầu hết đều trả lời là tin, và nếu như thế thì kết quả thu thập dữ liệu khó có thể phát hiện ra những điều thú vị. Ý kiến chuyên gia cho rằng, có thể đo lường lòng tin cách hữu hiệu nhất là yếu tố tài chính – “hỏi mượn hay cho mượn tiền”. Vì thực chất, những người rất thân thiết, rất tin tưởng nhau mới có thể cho vay mượn tiền (không trả lãi) và điều này cũng thể hiện sự “có đi có lại”.

Tuy nhiên, thang đo đưa vào hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia ngành thống kê, luận án nhận được thêm một số ý kiến chi tiết hơn về khía cạnh lòng tin, cụ thể là các chuyên gia ngành Thống kê cho rằng, người dân nông thôn thường khá tin cậy những người xung quanh, nếu đo “lòng tin bằng việc có cho mượn/mượn tiền từ người khác thì cần rõ ràng về số tiền vì có thể mọi người rất tin tưởng lẫn nhau nhưng số tiền vượt quá khả năng thì khó có thể cho mượn. Về khía cạnh MQH, các chuyên gia ngành Thống kê


cho rằng, cần làm rõ MQH nào, vì người dân thì chỉ gói gọn trong một số MQH thông thường như họ hàng, thôn xóm, người cùng nghề, bạn bè và chính quyền địa phương (chỉ khi thực sự cần thiết hay gia đình có người làm việc trong các cơ quan chính quyền).

Nhóm chuyên gia ngành Thống kê cũng đồng ý rằng những HGĐ có thành viên tham gia các TCCTXH dễ tiếp cận việc làm, vốn vay, tham gia các tổ, nhóm sản xuất hơn. Do đó, những hộ có thành viên tham gia các TCCTXH có điều kiện cải thiện thu nhập hơn các hộ không có thành viên tham gia các TCCTXH. Nhóm chuyên gia Thống kê đề xuất đo lường điều này bằng khoản chi tiêu cho giao tế của cá nhân và HGĐ. Thực tế, mức chi tiêu nói chung và mức chi tiêu cho giao tế nói riêng có thể làm giảm thu nhập của HGĐ.

Theo các nhà khoa học (giảng viên các trường ĐH) và thực tế cho thấy, mức chi tiêu có liên quan với thu nhập, trong các khoản chi tiêu thì người dân Việt Nam có khoản chi tiêu giao tế (ma chay, cưới hỏi, tiệc tùng…) chiếm phần không nhỏ trong chi tiêu của cá nhân và HGĐ. Chi tiêu phản ánh phần nào đó thu nhập vì thông thường người ta sẽ chi tiêu theo mức thu nhập có được. Vì thế, chính khoản chi tiêu giao tế phản ánh VXH tốt nhất, thể hiện mức độ gắn kết với cộng đồng XH, mức độ liên hệ và chất lượng MQH của cá nhân cũng như gia đình. Ý kiến chuyên gia đã giúp luận án hoàn chỉnh thang đo và bảng hỏi, hình thành mô hình và thang đo nghiên cứu chính thức.

3.3. Thang đo nghiên cứu chính thức

Các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan giữa VXH với việc làm, thu nhập, ĐDHTN của HGĐ phần nhiều sử dụng ít biến quan sát đại diện cho VXH. Trong đó, số biến quan sát đại diện cho VXH của HGĐ càng ít hơn. Các nghiên cứu trước có đề cập đến VXH của cá nhân hay HGĐ đa phần sử dụng thang đo likert 5 mức độ hoặc thang đo định tính (biến giả - biến dummy). Điều này dẫn đến kết quả nghiên cứu chưa thể đo lường VXH theo đặc điểm của HGĐ, chất lượng và số lượng của VXH.

Hơn nữa, các biến VXH của HGĐ cần phải tính toán chung cho cả hộ, nên việc đo lường bằng con số cụ thể sẽ giúp so sánh được mức độ VXH của các HGĐ với nhau. Theo ý kiến chuyên gia, tất cả 8 biến quan sát liên quan đến VXH của HGĐ đều đã được điều chỉnh (Bảng 3.1).


Bảng 3.1: Thang đo và căn cứ thiết kế thang đo


Mã biến

Thang đo

ban đầu

Thang đo chính thức

(sau ý kiến chuyên gia)

Căn cứ xây dựng thang đo

VXH của cá nhân

TRU

Likert 5

mức

Likert 5 mức

Ommen & cộng sự (2009); Kang (2012); Mohsenzadeh & Ahmadi (2013); Savari, Eslami & Monavarifard (2013), Hasan, Gholamreza & Maryam (2014), Phạm Huy Cường (2014), Shin & Lee (2016); Edinger & Edinger (2018); Gültekin (2019).

COS

Likert 5

mức

Likert 5 mức

REH

Likert 5

mức độ

Likert 5 mức

BOR

Likert 5 mức

Likert 5 mức

Việc làm của cá nhân

SASJ

Likert 5

mức

Likert 5 mức

Spector (1985), Teymouri & cộng sự (2007), Wang (2008), Savari, Eslami &

Monavarifard (2013).

SASI

Likert 5

mức

Likert 5 mức

VXH của HGĐ

- Khía cạnh cấu trúc:

NPART

Có/không

Số người

Lin & Dumin (1986), Bekkers & cộng sự

(2012) và ý kiến chuyên gia

NPOLO

Có/không

Số người

Nega & cộng sự (2009), Khai & Danh

(2014) và ý kiến chuyên gia


NPROO


Có/không


Số người

Zhang (2010), Châu Ngọc Hòe & Nguyễn Hoàng Yến (2020) và ý kiến

chuyên gia

NVOLO

Có/không

Số người

Pellizzari (2010), Hoogendoorn (2017)

và ý kiến chuyên gia

- Khía cạnh tri nhận:


NBORM


Có/không


Số người

Henly, Danziger & Offer (2005), Barr, Di Falco & Mourato (2011), Goulden

(2013) và ý kiến chuyên gia

COSTC

Đồng/người

Triệu đồng/tháng/HGĐ

(lấy logarit)

Yusuf (2008), Hoàng Bá Thịnh (2009) và

ý kiến chuyên gia


COSTG


Đồng/người

Triệu đồng/tháng/HGĐ (lấy logarit)

Yusuf (2008), Châu Ngọc Hòe & Nguyễn Hoàng Yến (2020) và ý kiến

chuyên gia

COSTF

Đồng/người

Triệu đồng/tháng/ HGĐ

(lấy logarit)

Lin (2001), Yado & Yano (2017) và ý

kiến chuyên gia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình - 16

Nguồn: Tổng hợp của tác giả sau góp ý của các chuyên gia

3.4. Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu

3.4.1. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu


Cuộc khảo sát vốn xã hội, việc làm và thu nhập của HGĐ nhằm thu thập thông tin về các quan hệ xã hội, tình hình việc làm và thu nhập phục vụ nghiên cứu tác động của VXH đến việc làm và thu nhập của HGĐ. Phạm vi khảo sát là tất cả các thị xã, huyện thuộc vùng Đồng tháp Mười, tỉnh Long An gồm thị xã Kiến Tường và 6 huyện: Thủ Thừa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh và Thạnh Hóa. Đối tượng khảo sát là HGĐ và các thành viên trong độ tuổi lao động của hộ.

Khảo sát HGĐ là cuộc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên. Mẫu khảo sát gồm 1.260 hộ gia đình. Để đảm bảo mẫu được chọn khảo sát đại diện cho tổng thể nghiên cứu đồng thời thuận lợi cho công tác điều tra thực địa, phương pháp chọn mẫu được áp dụng cho cuộc khảo sát này là phương pháp chọn mẫu 3 (ba) giai đoạn, với phương pháp chọn mẫu áp dụng trong giai đoạn 1 là phương pháp chọn mẫu theo xác suất tỷ lệ với qui mô dân số, phương pháp này sẽ giúp chọn được mẫu đại diện cho tổng thể nghiên cứu và cho sai số chọn mẫu thấp nhất so với các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên khác; phương pháp chọn mẫu áp dụng trong giai đoạn 2 và 3 phương pháp chọn mẫu hệ thống. Thiết kế chọn mẫu cụ thể như sau:

Giai đoạn 1. Chọn phường/xã/thị trấn mẫu

Đơn vị chọn mẫu của giai đoạn 1 là phường/xã/thị trấn. Danh sách chọn mẫu là tất cả các phường/xã/thị trấn của Thị xã, huyện thuộc vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An. Tổng số phường/xã/thị trấn của vùng Đồng Tháp Mười là 74 phường/xã/thị trấn. Số đơn vị mẫu là 14 phường/xã/thị trấn được chọn ra theo phương pháp chọn mẫu theo xác suất tỷ lệ với qui mô dân số của các phường/xã/thị trấn. Danh sách phường/xã/thị trấn mẫu được chọn (Bảng 2, phụ lục 3).

Giai đoạn 2. Chọn địa bàn khảo sát

Tại mỗi phường/xã/thị trấn mẫu đã chọn ở giai đoạn 1, căn cứ danh sách địa bàn điều tra được xác lập từ Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2019 trên địa bàn tỉnh Long An, chọn ra 3 địa bàn điều tra theo phương pháp chọn mẫu hệ thống. Tổng số địa bàn điều tra mẫu là: 3 địa bàn điều tra mẫu * 14 phường/xã/thị trấn mẫu = 42 địa bàn điều tra mẫu. Danh sách địa bàn khảo sát mẫu của phường/xã/thị trấn mẫu (Bảng 2 phụ lục 3).

Giai đoạn 3. Chọn hộ khảo sát

Để chọn mẫu hộ gia đình khảo sát trong từng địa bàn mẫu trước hết tiến hành lập danh sách HGĐ của địa bàn điều tra mẫu. Dựa trên danh sách hộ của địa bàn mẫu chọn


ra 30 hộ mẫu theo phương pháp chọn mẫu hệ thống dựa trên bảng số ngẫu nhiên (bảng 3, phụ lục 3). Tổng số hộ mẫu chọn ra là: 30 hộ * 42 địa bàn điều tra mẫu = 1.260 hộ mẫu.

3.4.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Bảy huyện, thị trong địa bàn nghiên cứu, tỷ lệ LLLĐ/qui mô dân số thấp hơn so với bình quân chung toàn tỉnh. Trong đó 7 huyện, thị ngoài trừ huyện Tân Thạnh có tỷ lệ này cao hơn bình quân tỉnh, các địa phương còn lại đều thấp hơn khá nhiều. Điều này cho thấy, địa bàn nghiên cứu có lực lượng lao động trên quy mô dân số không cao, số người ngoài độ tuổi lao động nhiều hơn bình quân chung của tỉnh.

Bảng 3.2: Tỷ lệ lực lượng lao động/qui mô dân số

(ĐVT: %)

Địa phương

2015

2016

2017

2018

2019

Sơ bộ 2020

TX. Kiến Tường

60,44

60,03

59,97

59,99

62,37

60,09

H. Tân Hưng

60,49

60,08

60,02

60,04

62,42

60,14

H. Vĩnh Hưng

60,48

60,07

60,01

60,03

62,41

60,13

H. Mộc Hóa

60,50

60,09

60,03

60,05

62,43

60,15

H. Tân Thạnh

60,96

60,55

60,49

60,51

62,89

60,61

H. Thạnh Hóa

60,76

60,35

60,29

60,31

62,69

60,41

H. Thủ Thừa

60,51

60,10

60,04

60,06

62,44

60,16

Bình quân toàn tỉnh

60,73

60,39

60,34

60,38

62,59

60,55

Nguồn: Số liệu do Cục Thống kê tỉnh Long An cung cấp (2021)

Lực lượng lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế của bảy huyện, thị cũng thấp hơn bình quân chung của toàn tỉnh. Lực lượng lao động có việc làm ở cả ba khu vực kinh tế của bảy huyện, thị này phần nhiều ở khu vực I, khu vực II cũng có tỷ trọng từ 8 – 10%, riêng khu vực III có tỷ trọng rất thấp (phần lớn dưới 5% trừ huyện Thủ Thừa). Điều này là do địa bàn nghiên cứu là vùng thuần nông trước đây, những năm gần đây mới có một vài địa bàn chuyển dịch nhiều sang công nghiệp – xây dựng, còn dịch vụ chủ yếu là những hoạt động buôn bán nhỏ lẻ. Ngoài trừ 3 huyện Thủ Thừa, Tân Thạnh và Thạnh Hóa có lợi thế nằm ngay trên quốc lộ 62, thuận lợi giao thông nên cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh hơn, các huyện, thị còn lại tỷ trọng cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn còn cao. Thị xã Kiến Tường định hướng theo hướng phát triển kinh tế khu vực II và III,

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 25/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí