Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình - 15




tác động trái chiều (-) đến

ĐDHTN của HGĐ (SID).



H7

Vốn xã hội của hộ gia đình có tác động cùng chiều đến thu nhập của HGĐ.


H7.1

HGĐ tham gia vào tổ chức Đảng, Nhà nước (NPART) có tác động cùng chiều (+) đến thu nhập của HGĐ (INCF).

Lý thuyết của Putnam (2000), Burt (2001), Woolcock & Narayan (2000), Alder & Kwon (2002) và kết quả nghiên cứu của Alberto & Paola (2010), Park & Subramanian (2012),

Schwarze & Zeller (2005), Khai & Danh (2014).


H7.2

HGĐ tham gia vào tổ chức CTXH (NPOLO) có tác động cùng chiều (+) đến thu nhập

của HGĐ (INCF).

Lý thuyết của Putnam (2000), Burt (2001), Alder & Kwon (2002) và kết quả nghiên cứu của Võ Thành Khởi (2015), Nguyễn Kim Phước &

Phạm Tấn Hòa (2015), Phạm Mỹ Duyên (2020).


H7.3

HGĐ tham gia vào tổ chức XHNN (NPROO) có tác động cùng chiều (+) đến thu nhập của HGĐ (INCF).

Lý thuyết của Putnam (2000), Burt (2001), Alder & Kwon (2002) và kết quả nghiên cứu của Wolz, Fritzsch & Reinsberg (2005), Yusuf (2008), Yodo & Yano (2017), Châu Ngọc Hòe

& Nguyễn Hoàng Yến (2020).


H7.4

HGĐ tham gia vào tổ chức hội tự nguyện (NVOLO) có tác

động cùng chiều (+) đến thu nhập của HGĐ (INCF).

Lý thuyết của Putnam (2000), Burt (2001), Alder & Kwon (2002) và kết quả nghiên cứu của

Park & Subramanian (2012), Bekkers & cộng sự (2012), Yodo & Yano (2017).


H7.5

HGĐ có thể mượn được tiền khi khó khăn (NBORM) có tác động cùng chiều (+) đến thu nhập của HGĐ (INCF).

Lý thuyết của Granovetter (1995), Putnam (2000), Burt (2001), Lin (2001), Alder & Kwon (2002) và kết quả nghiên cứu của Helliwell &

Huang (2010), Engbers, Rubin & Aubuchon (2013), Yodo & Yano (2017).


H7.6

HGĐ tham gia đóng góp vào các hoạt động cộng đồng nơi cư trú (COSTC) có tác động cùng chiều (+) đến thu nhập của

HGĐ (INCF).

Lý thuyết của Granovetter (1995), Alder & Kwon (2002) và kết quả nghiên cứu của Chen & Lu (2007), Park & Subramanian (2012); Yodo & Yano (2017),Wang & cộng sự (2014).


H7.7

HGĐ tham gia đóng góp vào các tổ chức hội nhóm (COSTG) có tác động cùng chiều (+) đến

thu nhập của HGĐ (INCF).

Lý thuyết của Granovetter (1995), Alder & Kwon (2002) và kết quả nghiên cứu của Yusuf (2008).


H7.8

Mức độ giao tế XH của HGĐ (COSTF) có tác động cùng chiều (+) đến thu nhập của

HGĐ (INCF).

Lý thuyết của Lin (2001) và kết quả nghiên cứu của Kien (2011), Growiec & Growiec (2016), Yodo & Yano (2017).


H8

Vốn xã hội của HGĐ có tác động cùng chiều đến đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình.


H8.1

HGĐ tham gia vào tổ chức Đảng, Nhà nước (NPART) có tác động cùng chiều (+) đến

ĐDHTN của HGĐ (SID).

Lý thuyết khung sinh kế của DFID (1999, 2001) và kết quả nghiên cứu của Alberto & Paola (2010), Park & Subramanian (2012), Schwarze

& Zeller (2005), Khai & Danh (2014).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình - 15




H8.2

HGĐ tham gia vào tổ chức CTXH (NPOLO) có tác động cùng chiều (+) đến ĐDHTN

của HGĐ (SID).

Lý thuyết khung sinh kế của DFID (1999, 2001) và kết quả nghiên cứu của Schwarze & Zeller (2005), Nega & cộng sự (2009), Khai & Danh

(2014).


H8.3

HGĐ tham gia vào tổ chức XHNN (NPROO) có tác động cùng chiều (+) đến ĐDHTN

của HGĐ (SID).

Lý thuyết khung sinh kế của DFID (1999, 2001) và kết quả nghiên cứu của Nega & cộng sự (2009), Barr, Di Falco & Mourato (2011).


H8.4

HGĐ tham gia vào tổ chức hội tự nguyện (NVOLO) có tác động cùng chiều (+) đến

ĐDHTN của HGĐ (SID).

Lý thuyết khung sinh kế của DFID (1999, 2001) và kết quả nghiên cứu của Growiec & Growiec (2016), Elilis (2000).


H8.5

HGĐ có thể mượn được tiền khi khó khăn (NBORM) có tác động cùng chiều (+) đến ĐDHTN

của HGĐ (SID).

Lý thuyết khung sinh kế của DFID (1999, 2001) và kết quả nghiên cứu của Barr, Di Falco & Mourato (2011), Goulden (2013).


H8.6

HGĐ tham gia đóng góp vào các hoạt động cộng đồng nơi cư trú (COSTC) có tác động cùng chiều (+) đến ĐDHTN của

HGĐ (SID).


Lý thuyết khung sinh kế của DFID (1999, 2001) và kết quả nghiên cứu của Babatunde & Qaim (2009), Olugbire & cộng sự (2020).

H8.7

HGĐ tham gia đóng góp vào các tổ chức hội nhóm (COSTG)

có tác động cùng chiều (+) đến ĐDHTN của HGĐ (SID).


Lý thuyết khung sinh kế của DFID (1999, 2001) và kết quả nghiên cứu của Elilis (2000).


H8.8

Mức độ giao tế XH của HGĐ (COSTF) có tác động cùng chiều (+) đến ĐDHTN của

HGĐ (SID).

Lý thuyết khung sinh kế của DFID (1999, 2001) và kết quả nghiên cứu của Khai & Danh (2014), Baird & Gray (2014), Johny, Wichmann &

Swallow (2017), Daud & cộng sự (2018).


H9

Đặc điểm cá nhân có tác động đến thu nhập của hộ gia đình.


H9a

Số năm đi học càng cao thì thu nhập của HGĐ (INCF) càng cao (hay EDU tác động cùng chiều (+) đến INCF).

Kết quả nghiên cứu của Israel, Beaulieu & Hartless (2001), Demissie & Legesse (2013), Wanberg & cộng sự (2015), Nguyễn Kim Phước & Phạm Tấn Hòa (2015), Daud & cộng sự

(2017).

H9b

Kinh nghiệm (EXPE) có tác

động cùng chiều (+) đến thu nhập của HGĐ (INCF).


Kết quả nghiên cứu của Daud & cộng sự (2018).

H9c

Giới tính (GENDER) có tác

động cùng chiều (+) đến thu nhập của HGĐ (INCF)

Kết quả nghiên cứu của Parks-Yancy (2006), Wanberg & cộng sự (2015).


H10

Đặc điểm cá nhân có tác động đến đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình.

H10a

Số năm đi học càng cao thì ĐDHTN càng giảm (hay EDU

tác động trái chiều (-) đến SID).

Kết quả nghiên cứu của Laszlo (2000), Ahmed (2012), Demissie & Legesse (2013), Agyeman,





Asuming-Brempong & Onumah (2014), Johny,

Wichmann & Swallow (2017), Khan (2020).

H10b

Kinh nghiệm (EXPE) có tác

động trái chiều (-) đến ĐDHTN của HGĐ (SID).

Kết quả nghiên cứu của Escobal (2001).

H10c

Giới tính (GENDER) có tác

động trái chiều (-) đến ĐDHTN (SID) của HGĐ

Kết quả nghiên cứu của Malek & Usami (2009),

Sarah (2012), Ackah (2013), Agyeman, Asuming-Brempong & Onumah (2014).


H11

Đặc điểm cá nhân có tác động đến thu nhập của hộ gia đình.

H11a

Tỷ lệ phụ thuộc (DERP) của HGĐ có tác động trái chiều (-)

đến thu nhập của HGĐ (INCF).

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hoài (2010), Phạm Tấn Hòa (2015), Ho & Ha (2017),

Le & Le (2020).

H11b

Diện tích đất sản xuất (LAN) có tác động cùng chiều (+) đến thu

nhập của HGĐ (INCF).

Kết quả nghiên cứu của Demissie & Legesse (2013), Daud & cộng sự (2018), Châu Ngọc Hòe

& Nguyễn Hoàng Yến (2020).


H12

Đặc điểm cá nhân có tác động đến đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình.

H12a

Tỷ lệ phụ thuộc (DERP) của

HGĐ có tác động trái chiều (-) đến ĐDHTN của HGĐ (SID).

Kết quả nghiên cứu của Sarah (2012), Ho & Ha (2017)


H12b

Diện tích đất sản xuất (LAN) có tác động cùng chiều (+) đến ĐDHTN (SID)của HGĐ.

Kết quả nghiên cứu của Abatunde & Qain (2009), Demissie & Legesse (2013), Agyeman, Asuming-Brempong & Onumah (2014), Alobo

& Bignebat (2017), Khan (2020)


H13

Đa dạng hóa thu nhập (SID) có tác động cùng chiều (+) đến thu nhập của HGĐ (INCF).

Kết quả nghiên cứu của Giesbert & Schindler (2012), Agyeman, Asuming-Brempong &

Onumah (2014), Sultana, Hossain & Islam (2015), Anaman & Adjei (2021)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


Tóm tắt chương 2

Chương này đã lược khảo các lý thuyết và các nghiên cứu trước trong và ngoài nước có liên quan đến VXH, việc làm, SHL trong việc làm, thu nhập, ĐDHTN để xây dựng nền tảng khoa học cần thiết cho việc đề xuất hướng tiếp cận và khung phân tích cho luận án.

Mô hình nghiên cứu (Hình 2.4) thể hiện VXH của cá nhân, VXH của HGĐ theo cả hai khia cạnh cấu trúc và tri nhận. Hai loại VXH này lần lược xem xét mức độ tác động trực tiếp và gián tiếp đến thu nhập và ĐDHTN của HGĐ. Các biến quan sát trong mô hình được đề xuất dựa trên lý thuyết nền tảng có liên quan, cùng kết quả một số nghiên cứu trước (Bảng 2.4). Tuy nhiên, các nghiên cứu trước có những điểm chưa phù hợp với vấn đề nghiên cứu của luận án này. Do đó, các thang đo nghiên cứu cần thiết kế


lại cho phù hợp. Để thực hiện điều này, luận án tiếp tục thực hiện nghiên cứu định tính để hoàn chỉnh thang đo. Chương 3 tiếp theo sẽ trình bày những nội dung về thiết kế thực hiện nghiên cứu, trong đó có PPNC định tính và thang đo hoàn chỉnh sau nghiên cứu định tính.


CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Chương 3 trình bày chi tiết về qui trình thực hiện nghiên cứu, thang đo nghiên cứu. Phần trọng tâm tiếp theo của chương này là trình bày các phương pháp nghiên cứu, thu thập và phân tích dữ liệu.

3.1. Qui trình thực hiện nghiên cứu

Luận án thực hiện theo một qui trình khoa học (Hình 3.1) như sau: (i) từ chủ đề nghiên cứu, những câu hỏi nghiên cứu, luận án xác định các mục tiêu nghiên cứu; (ii) tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan mật thiết về VXH gắn với việc làm và thu nhập nói chung, việc làm và thu nhập của HGĐ nói riêng để tạo nền tảng khoa học cho đề tài, cũng như xác định khoảng trống nghiên cứu; (iii) tổng hợp từ những cơ sở khoa học đó, khung phân và mô hình nghiên cứu được đề xuất. Tuy nhiên, do chủ đề nghiên cứu còn có nhiều tranh luận về phương diện lý thuyết cũng như kết quả của các nghiên cứu trước, thang đo nghiên cứu theo hướng tiếp cận của luận án chưa phát triển nên đề tài tiến hành thảo luận nhóm, hội thảo với chuyên gia (nghiên cứu định tính) để xây dựng thang đo nghiên cứu chính thức. Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính hai giai đoạn. Nghiên cứu định tính trước khi thu thập dữ liệu (giai đoạn 1) nhằm xây dựng và hiệu chỉnh mô hình (nếu có) cũng như thang đo nghiên cứu. Nghiên cứu định tính sau khi phân tích dữ liệu (giai đoạn 2) chủ yếu thảo luận cá nhân và thảo luận nhóm về kết quả nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn vấn đề nghiên cứu theo thực tiễn; (iv) thu thập dữ liệu, tính toán chỉ số ĐDH thu nhập, các thang đo trong mô hình và hoàn chỉnh bộ dữ liệu để đưa vào phân tích bằng phần mềm AMOS; (v) phân tích dữ liệu bằng mô hình SEM (CB – SEM) với các bước phân tích gồm: kiểm định thang đo (CRA, EFA), kiểm định sự phù hợp của mô hình, các kiểm định liên quan đến CFA, SEM; kiểm định giả thuyết và các kiểm định liên quan đến mô hình; (vi) thảo luận kết quả nghiên cứu bằng cách so sánh với lý thuyết và nghiên cứu trước, đối chiếu với thực tiễn. Đồng thời, tác giả còn thực hiện phỏng vấn sâu một vài cá nhân, HGĐ, chuyên gia để làm rõ hơn kết quả nghiên cứu theo thực tế; (vii) kết luận, đối sánh với mục tiêu nghiên cứu và đề xuất các khuyến nghị.


VXH TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA HGĐ



Mục tiêu 1: Các loại VXH tác động gián tiếp đến thu nhập và ĐDHTN


thu

nhập

khác

biệt do đặc điểm

nhập

&




khác

nhau

ĐDHTN


Mục tiêu 2: Các loại VXH tác động trực tiếp đến

ĐDHTN


Mục tiêu 3: Thu nhập và ĐDHTN của HGĐ có sự

Mục tiêu 4:

MQH giữa thu


Tổng quan các lý thuyết liên quan đến VXH, việc làm và thu nhập

Lược khảo các nghiên cứu trước liên quan đến VXH, việc làm và thu nhập của HGĐ


Khoảng trống trong nghiên cứu


Đề xuất mô hình nghiên cứu



Nghiên cứu định tính (thảo luận, hội thảo chuyên gia)


Mô hình và thang đo nghiên cứu chính thức



Thu thập dữ liệu, tính toán chỉ số ĐDHTN và các thang đo trong mô hình


Phân tích dữ liệu bằng mô hình CB – SEM:

- Kiểm định thang đo & độ phù hợp của mô hình (CRA, EFA)

- Các kiểm định liên quan đến CFA, CB – SEM

- Kiểm định giả thuyết và kiểm định khác


Thảo luận kết quả nghiên cứu (có so sánh, đối chiếu với lý thuyết, nghiên cứu trước, thực tiễn và phỏng vấn sâu về kết quả nghiên cứu)


Kết luận, đối sánh với mục tiêu nghiên cứu và đề xuất các khuyến nghị


Hình 3.1: Sơ đồ qui trình nghiên cứu


Nguồn: đề xuất của tác giả


Nghiên cứu định tính giai đoạn 1 thực hiện theo các bước: (Bước 1) thu thập ý kiến chuyên gia bằng phiếu; (Bước 2) tổ chức thảo luận (hội thảo) với các chuyên gia là những giảng viên ở các trường đại học tại Tp. Hồ Chí Minh để làm rõ mô hình và thang đo nghiên cứu (vì lý thuyết VXH có nhiều khía cạnh đo lường); Bước 3 chia thành hai lần, lần 1 thực hiện hội thảo chuyên gia qua hai nhóm: nhà khoa học ở 3 trường đại học tại Tp. Hồ Chí Minh và nhóm chuyên gia ngành Thống kê (Tp. Hồ Chí Minh và tỉnh Long An). Thang đo nghiên cứu hiệu chỉnh sau ý kiến chuyên gia được thực hiện khảo sát thử, sau đó (lần 2) bảng hỏi được thực hiện hội thảo với đội ngũ chuyên viên thực hiện điều tra khảo sát thực địa để hiệu chỉnh bảng hỏi (câu từ) cho phù hợp.

Sau khi hiệu chỉnh tiến hành khảo sát sơ bộ tại 7 địa bàn trong phạm vi nghiên cứu với số mẫu khảo sát sơ bộ là 70 người. Đồng thời, nghiên cứu cũng tổ chức hội thảo chuyên gia gồm các chuyên gia điều tra thống kê của Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Kết quả khảo sát sơ bộ và hội thảo này giúp thang đo nghiên cứu được hiệu chỉnh câu từ, cách thức và trình tự đặt câu hỏi được hiệu chỉnh nhằm phù hợp với thực tế.

Bảng hỏi chính thức được đội ngũ điều tra viên của Cục Thống kê tỉnh Long An tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu. Dữ liệu sơ cấp được thu thập theo phương pháp xác suất (phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống). Dữ liệu khảo sát với kích thước mẫu là 1.260 quan sát tại 7 huyện, thị thuộc vùng ĐTM của tỉnh Long An. Dữ liệu sau khi sàng lọc, mã hóa, nhập liệu, tính toán các chỉ tiêu thì tiến hành phân tích qua sự hỗ trợ của các phần mềm Excel, SPSS 22.0 và AMOS 21.0. Nghiên cứu định lượng được thực hiện theo các phân tích CRA, EFA, CFA và CB-SEM (qui trình phân tích dữ liệu được chi tiết tại mục 3.5).

3.2. Nghiên cứu định tính

3.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn chuyên gia

Chủ đề nghiên cứu của luận án là một chủ đề khá mới ở Việt Nam. Số lượng các nhà nghiên cứu có công bố các công trình liên quan đến chủ đề VXH cũng còn khá khiêm tốn. Việc làm, thu nhập không phải là vấn đề quá khó, thực tế có nhiều nghiên cứu về thu nhập, việc làm. Tuy nhiên, nghiên cứu trong bối cảnh kết hợp với VXH trở thành một chủ đề mới. Do đó, luận án cần thực hiện nghiên cứu định tính để tái khẳng định sự


đúng đắn của mô hình nghiên cứu. Quan trọng hơn nữa là thiết kế thang đo cho phù hợp với chủ đề nghiên cứu của luận án.

Do tính mới của chủ đề nghiên cứu, luận án tham thảo ý kiến chuyên gia để hoàn chỉnh thang đo và mô hình nghiên cứu (nếu có). Vì thế, ý kiến chuyên gia rất cần thiết và quan trọng. Tiêu chuẩn lựa chọn chuyên gia có ảnh hưởng đáng kể đến những ý kiến góp ý nhận được. Dựa theo chủ đề nghiên cứu, luận án lựa chọn chuyên gia theo những tiêu chí sau:

Đối với chuyên gia là các nhà khoa học: (i) có học vị Tiến sỹ trở lên; (ii) có ít nhất một công trình đã công bố có liên quan đến VXH, thu nhập và ĐDHTN; (iii) có ít nhất 5 năm kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực kinh tế; (iv) nhiệt tình và sẵn lòng tham gia đóng góp cho luận án. Trường hợp, các chuyên gia chỉ có học vị Thạc sỹ thì phải có số công trình và kinh nghiệm gấp đôi người có học vị Tiến sỹ.

Đối với chuyên gia ngành Thống kê: (i) có học vị từ cử nhân trở lên; (ii) có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành; (iii) có ít nhất một công trình nghiên cứu trong ngành Thống kê (iv) có tham gia các cuộc khảo sát mức sống của HGĐ, cuộc điều tra dân số và nhà ở năm 2019; (v) nhiệt tình và sẵn lòng tham gia đóng góp cho luận án;

(vi) sẵn sàng tham gia giúp luận án thu thập dữ liệu sơ cấp.

Các chuyên gia là nhà khoa học, các chuyên gia ngành thống kê hội đủ các tiêu chuẩn trên cũng khá khiêm tốn do vướng chuẩn công trình công bố và quá bận rộn nên không sẵn lòng góp ý cho luận án. Tuy nhiên, luận án cũng nhận được sự góp ý của nhiều chuyên gia là các giảng viên, nhà khoa học tại các Trường ĐH tại Tp. Hồ Chí Minh (Bảng 2 phụ lục 1) và các chuyên gia, cán bộ ngành Thống kê tại Tp. Hồ Chí Minh và tỉnh Long An (Bảng 3 phụ lục 1).

3.2.2. Thiết kế nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được thực hiện qua nhiều bước, nhiều giai đoạn với hình thức thu thập ý kiến bằng phiếu, hội thảo các nhóm chuyên gia nhằm đảm bảo thang đo nghiên cứu phù hợp với chủ đề nghiên cứu và đặc điểm của địa bàn khảo sát thu thập dữ liệu. Quy trình thực hiện nghiên cứu định tính (Hình 3.2) cụ thể như sau:

(i) Luận án tiến hành lựa chọn chuyên gia theo các tiêu chuẩn đã đề ra (mục 3.2.1) và danh sách chuyên gia.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2024