Mối Quan Hệ Giữa Thu Nhập Và Đa Dạng Hóa Thu Nhập Của Hộ Gia Đình


kết với cộng đồng nơi cư trú thể hiện qua nhiều khía cạnh, cụ thể như: tham gia vào các hoạt động tình nguyện nơi cư trú (Park & Subramanian, 2012; OECD, 2013; Yodo & Yano, 2017); sự tương trợ (hỗ trợ, trợ giúp) cộng đồng (Putnam, 1993; Chen & Lu, 2007; Wang & cộng sự, 2014). Những nghiên cứu có xem xét yếu tố tương tự như nghiên cứu này điển hình như: Portes (1998) sự hỗ trợ của hội đồng hương giúp tiết kiệm chi tiêu từ đó tăng thu nhập của HGĐ; Brisson & Usher (2005), Zhang, Anderson & Zhan (2011), Veronique (2014) sự kết nối vào các hoạt động cộng đồng giúp gia tăng thu nhập của cư dân. Tuy nhiên, nghiên cứu của Oh, Lee & Bush (2014) cho thấy, tham gia các hoạt động XH không có tác động đến thu nhập nhưng giúp giảm các chi phí giao dịch kinh tế. Theo Vũ Đức Cần (2020), tính tương trợ cộng đồng cao thì rủi ro thu hồi nợ cho vay cao. Nghiên cứu của Hoàng Bá Thịnh (2009) xem khoản chi phí này là một khoản phí tổn để duy trì mối quan hệ XH vì thế làm giảm thu nhập. Zhang, Anderson & Zhan (2011) tham gia các hoạt động XH, giúp đỡ và nhận sự giúp đỡ có tác động đến thu nhập, tuy nhiên, sự tác động tích cực hay tiêu cực tùy thuộc vào đặc điểm của cá nhân, HGĐ. Babatunde & Qaim (2009) kết luận rằng, mức độ tham gia vào các hoạt động cộng đồng quyết định ĐDH của HGĐ. Theo Olugbire & cộng sự (2020), việc tham gia các hoạt động cộng đồng giúp tăng khả năng ĐDH. Dựa vào lý thuyết của Granovetter (1995), Alder & Kwon (2002), luận án đề xuất các giả thuyết nghiên cứu như sau:

H7.6: HGĐ tham gia đóng góp vào các hoạt động cộng đồng nơi cư trú (COSTC) có tác động cùng chiều (+) đến thu nhập của HGĐ (INCF).

H8.6: HGĐ tham gia đóng góp vào các hoạt động cộng đồng nơi cư trú (COSTC) có tác động cùng chiều (+) đến ĐDHTN của HGĐ (SID).

HGĐ tham gia đóng góp vào các tổ chức hội nhóm (COSTG) đưa vào mô hình nghiên cứu dựa theo lý thuyết của Granovetter (1995), Alder & Kwon (2002). Những nghiên cứu có đề cập đến khía cạnh này phần lớn đều xem xét ở việc có hay không có tham gia vào tổ chức hội nhóm, các hiệp hội nghề nghiệp (Zhang, Anderson & Zhan, 2011; Veronique, 2014; Oh, Lee & Bush, 2014; Yodo & Yano, 2017). Nghiên cứu của Zhang, Anderson & Zhan (2011), Growiec & Growiec (2016) kết luận rằng, VXH kết nối không tìm thấy dấu hiệu ảnh hưởng đến thu nhập. Yusuf (2008) cho rằng, mức độ tham gia vào các hiệp hội và đóng góp tiền vào các hiệp hội góp phần gia tăng phúc lợi của HGĐ. Elilis (2000) mạng lưới các hiệp hội có ảnh hưởng đến ĐDHTN của HGĐ.


Dựa theo lý thuyết của Granovetter (1995), Alder & Kwon (2002), luận án đề xuất các giả thuyết nghiên cứu như sau:

H7.7: HGĐ tham gia đóng góp vào các tổ chức hội nhóm (COSTG) có tác động cùng chiều (+) đến thu nhập của HGĐ (INCF).

H8.7: HGĐ tham gia đóng góp vào các tổ chức hội nhóm (COSTG) có tác động cùng chiều (+) đến ĐDHTN của HGĐ (SID).

Mức độ giao tế XH của HGĐ (COSTF) cũng là biến mới đưa vào mô hình theo lý thuyết của Lin (2001). Trong cuộc sống hằng ngày, HGĐ không thể không giao tế với người xung quanh, với cộng đồng. HGĐ lúc nào cũng có liên quan đến các hoạt động giỗ chạp, hiếu hỉ... Hoạt động này cũng ẩn chứa trong đó số lượng và chất lượng của mạng lưới MQH của HGĐ với họ hàng thân tộc, hàng xóm, bạn bè… Theo thực tế, người ta thường tham gia vào những hoạt động tiệc tùng hay giỗ chạp, hiếu hỉ… khi đó là những MQH gắn bó, thân thiết và gần gũi với HGĐ. Biến này cũng thể hiện mức độ liên hệ, sự gắn bó giữa HGĐ với cộng đồng xã hội. Growiec & Growiec (2016) nhận định rằng, số lượng MQH và thu nhập HGĐ có tương quan đồng biến. Brisson & Usher (2005) cho rằng, thu nhập của HGĐ và mức độ kết nối xã hội có tương quan đồng biến. Kien (2011) sự gắn bó với cộng đồng xung quanh giúp gia tăng thu nhập. Yodo & Yano (2017) số lượng tương tác với những người xung quanh có tác động tích cực đến thu nhập HGĐ. Snider, Afonro – Gallregos & Gutierrez (2017), Rivera & cộng sự (2018) sự tương tác và liên quan chặt chẽ giữa các thành viên dựa trên niềm tin và hành động tập thể là những yếu tố quan trọng tác động tích cực đến phát triển nông nghiệp và nông thôn. Baird & Gray (2014), Johny, Wichmann & Swallow (2017), Daud & cộng sự (2018) nhận định rằng, sự kết nối với XH hay những người bên ngoài gia đình giúp tăng khả năng ĐDH. VXH khó đo lường khả năng tác động đến ĐDHTN của hộ (Ellis, 2000a). HGĐ có MQH tốt với giới chức địa phương tăng khả năng ĐDHTN (Reardon & cộng sự, 2007; Khai & Danh, 2014). Dựa theo lý thuyết của Lin (2001), luận án đề xuất các giả thuyết nghiên cứu như sau:

H7.8: Mức độ giao tế XH của HGĐ (COSTF) có tác động cùng chiều (+) đến thu nhập của HGĐ (INCF).

H8.8: Mức độ giao tế XH của HGĐ (COSTF) có tác động cùng chiều (+) đến ĐDHTN của HGĐ (SID).


2.5.2.5. Các biến kiểm soát

Đặc điểm cá nhân có những yếu tố đo lường như: Tuổi, trình độ học vấn, dân tộc, tôn giáo, giới tính... Các nghiên cứu trước cho thấy, những biến này có tác động không đồng nhất đến thu nhập và ĐDHTN của HGĐ. Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu cho thấy (Bảng 6 và Bảng 7 của phụ lục 4), các ĐTPV chủ yếu là dân tộc Kinh và theo đạo Phật, do đó, khó có thể có sự khác biệt về những yếu tố này. Vì thế, các biến kiểm soát theo đặc điểm của cá nhận được chọn lọc đưa vào mô hình là: giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc.

Trong các nghiên cứu về thu nhập và ĐDHTN của HGĐ, đặc điểm của HGĐ được thể hiện qua các biến đất đai và qui mô HGĐ (số người trong hộ, tỷ lệ phụ thuộc). Trong nghiên cứu này, biến đất đai và tỷ lệ phụ thuộc cũng được chọn để xem xét đặc điểm của HGĐ.

Số năm đi học (EDU) thể hiện trình độ học vấn của ĐTPV. Theo kết quả nghiên cứu của Israel, Beaulieu & Hartless (2001), Demissie & Legesse (2013), Wanberg & cộng sự (2015), Nguyễn Kim Phước & Phạm Tấn Hòa (2015), Daud & cộng sự (2017) trình độ học vấn có mối tương quan thuận với thu nhập của HGĐ. Israel, Beaulieu & Hartless (2001) cũng đã chứng minh TĐHV của cha mẹ còn có ảnh hưởng đến TĐHV, việc làm và nghề nghiệp của con cái. Giáo dục tác động đến ĐDHTN của HGĐ có kết quả không đồng nhất. Vốn văn hóa giúp tăng ĐDHTN thể hiện trong kết quả nghiên cứu của Pederson & Annou (1999), Reardon & cộng sự (2007), Babatunde & Qaim (2009), Ackah (2013), Teame & Woldu (2016), Daud & cộng sự (2017) và Olugbire & cộng sự (2020). Laszlo (2000), Ahmed (2012), Demissie & Legesse (2013), Agyeman, Asuming- Brempong & Onumah (2014), Johny, Wichmann & Swallow (2017), Khan (2020) đã chứng minh rằng, trình độ học vấn có tác động cùng chiều với ĐDHTN của HGĐ. Tuy nhiên, Batool & cộng sự (2017) đã chứng minh là trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì ĐDH thấp hơn (chuyên môn hóa cao). Theo đó, tác giả đề xuất các giả thuyết như sau:

H9a: Số năm đi học càng cao thì thu nhập của HGĐ càng cao (hay EDU tác động cùng chiều (+) đến INCF).

H10a: Số năm đi học càng cao thì đa dạng hóa thu nhập (SID) càng giảm (hay EDU tác động trái chiều (-) đến SID).


Biến kinh nghiệm (EXPE) thể hiện kinh nghiệm làm việc của ĐTPV. Theo kết quả nghiên cứu của Wanberg & cộng sự (2015), Nguyễn Kim Phước & Phạm Tấn Hòa (2015) kinh nghiệm không ảnh hưởng đến thu nhập của HGĐ. Daud & cộng sự (2018) kinh nghiệm và thu nhập của HGĐ có mối tương quan đồng biến. Escobal (2001) cho rằng, kinh nghiệm làm việc và ĐDHTN có tương quan nghịch. Nhưng Ersado (2006) kết luận rằng, kinh nghiệm và ĐDHTN có tương quan thuận. Thực tế cho thấy, một cá nhân có bề dày kinh nghiệm làm một nghề nào đó thường ít có xu hướng làm thêm nghề khác hay chuyển sang làm một việc khác. Vì thế, luận án đề xuất các giả thuyết như sau:

H9b: Kinh nghiệm (EXPE) có tác động cùng chiều (+) đến thu nhập của HGĐ (INCF).

H10b: Kinh nghiệm (EXPE) có tác động trái chiều (-) đến đa dạng hóa thu nhập của HGĐ (SID).

Giới tính (GENDER) của ĐTPV là biến giả. Địa bàn nghiên cứu có tỷ trọng kinh tế KVI cao hơn so với những khu vực khác. KVI thường có những công việc phù hợp với nam giới hơn nữ giới. Trong các nghiên cứu của Demissie & Legesse (2013), Huỳnh Thị Đan Xuân & Mai Văn Nam (2011), Nguyễn Quốc Nghi & Bùi Văn Trịnh (2011), Nguyễn Kim Phước & Phạm Tấn Hòa (2015) không tìm thấy sự ảnh hưởng của giới tính đến thu nhập. Wanberg & cộng sự (2015) khẳng định nam giới có mức độ thành công trong công việc và thu nhập cao hơn nữ giới. Parks-Yancy (2006) cho rằng, nam có VXH cao hơn nữ và vì thế có thu nhập và thăng tiến trong việc làm tốt hơn. Ngược lại, Alesina & Giulano (2010) kết luận nữ giới tìm được việc làm có thu nhập cao hơn nam giới. Elilis (2000), Senadza (2012), Demissie & Legesse (2013) Olugbire & cộng sự (2020) đã chứng minh rằng, nam giới ĐDH tốt hơn nữ giới. Ngược lại, Malek & Usami (2009), Sarah (2012), Ackah (2013), Agyeman, Asuming-Brempong & Onumah (2014) kết luận rằng nữ giới ĐDH tốt hơn nam giới. Thực tế cho thấy, việc làm phi nông nghiệp thích hợp với nữ giới nhiều hơn nam giới. Theo đó, các giả thuyết được đề xuất như sau:

H9c: Giới tính (GENDER) có tác động cùng chiều (+) đến thu nhập của HGĐ (INCF), cụ thể là, HGĐ có lao động chính là nam giới có thu nhập cao hơn HGĐ có nữ giới là lao động chính.


H10c: Giới tính (GENDER) có tác động trái chiều (-) đến đa dạng hóa thu nhập của HGĐ (SID), cụ thể là, HGĐ có lao động chính là nam giới thì ĐDHTN thấp hơn HGĐ có lao động chính là nữ giới.

Biến “tỷ lệ phụ thuộc của HGĐ” thể hiện số thành viên không có việc làm, vừa thể hiện quy mô HGĐ. Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hoài (2010), Phạm Tấn Hòa (2015), Ho & Ha (2017), Le & Le (2020) cho thấy, HGĐ có tỷ lệ phụ thuộc càng cao thì thu nhập HGĐ càng thấp. Nghiên cứu của Teame & Woldu (2016) cho kết quả ngược lại. Các kết quả nghiên cứu về ĐDHTN với tỷ lệ phụ thuộc cũng không giống nhau, cụ thể như: Demissie & Legesse (2013), Zhao (2014), Batool & cộng sự (2017) kết luận rằng, số người phụ thuộc trong HGĐ tăng lên thì khả năng ĐDH tăng lên. Các nghiên cứu của Johny, Wichmann & Swallow (2017), Khan (2020), Le & Le (2020) kết luận rằng, số lao động trong HGĐ tăng sẽ giúp tăng khả năng ĐDH của HGĐ. Nghiên cứu của Laszlo (2000) không tìm thấy MQH giữa ĐDH và tỷ lệ phụ thuộc; Sarah (2012), Ho & Ha (2017) kết luận rằng, tỷ lệ phụ thuộc làm giảm khả năng ĐDHTN. Theo đó, các giả thuyết được đề xuất như sau:

H11a: Tỷ lệ phụ thuộc của HGĐ có tác động trái chiều (-) đến thu nhập của HGĐ (INCF).

H12a: Tỷ lệ phụ thuộc của HGĐ có tác động trái chiều (-) đến đa dạng hóa thu nhập của HGĐ (SID).

Diện tích đất sản xuất (LAN) là biến thể hiện tổng diện tích đất sản xuất của hộ. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt (Chính phủ, 1993) và mang tính quyết định trong hoạt động sản xuất của HGĐ làm nông nghiệp ở nông thôn, là tài sản có giá trị lớn. Nghiên cứu của Birsson & Uhser (2005) chứng minh rằng HGĐ sở hữu tài sản tài chính (nhà ở) có tác động tích cực đến VXH. Huỳnh Thị Đan Xuân & Mai Văn Nam (2011), Nguyễn Quốc Nghi & Bùi Văn Trịnh (2011), Phạm Tấn Hòa (2015) nghiên cứu ở ĐBSCL cho thấy, yếu tố đất sản xuất có tác động tích cực đến thu nhập của HGĐ. Demissie & Legesse (2013), Daud & cộng sự (2018), Châu Ngọc Hòe & Nguyễn Hoàng Yến (2020) diện tích đất sản xuất tác động tích cực đến thu nhập HGĐ. Các nghiên cứu trước, yếu tố đất đai có tác động đến thu nhập HGĐ và ĐDHTN có kết quả không đồng nhất, cụ thể là: (i) Abdulai & Crolerees (2001), Minot & cộng sự, (2006) kết luận rằng, đất đai có tác động tích cực đến thu nhập nhưng ảnh hưởng đến ĐDHTN có hai chiều; (ii) Đất đai có MQH


trái chiều với ĐDHTN (Pederson & Annou, 1999; Batool & cộng sự, 2017); (iii) Nghiên cứu của Abatunde & Qain (2009), Demissie & Legesse (2013), Agyeman, Asuming- Brempong & Onumah (2014), Alobo & Bignebat (2017), Khan (2020) đã kết luận rằng, diện tích đất tác động tích cực đến ĐDHTN của HGĐ. Thực tế cho thấy, vùng ĐBSCL nói chung và vùng ĐTM tỉnh Long An nói riêng, đất đai vẫn là tài sản chính của HGĐ, nhất là những HGĐ có thu nhập chính từ nông nghiệp. Vì thế, các giả thuyết được đề xuất như sau:

H11b: Diện tích đất sản xuất (LAN) có tác động cùng chiều (+) đến thu nhập của HGĐ (INCF).

H12b: Diện tích đất sản xuất (LAN) có tác động cùng chiều (+) đến đa dạng hóa thu nhập của HGĐ (SID).

2.5.2.6. Mối quan hệ giữa thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình

Những nghiên cứu về ĐDHTN đa phần tập trung vào nhóm biến liên quan đến đặc điểm của cá nhân, HGĐ mà ít có nghiên cứu quan tâm đến sự ảnh hưởng của VXH hay thu nhập đến khả năng ĐDHTN của HGĐ. Đồng thời, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thu nhập và ĐDHTN của HGĐ cũng còn khá khiêm tốn. Barrett & Reardon (2000), Escobal (2001), Minot & cộng sự (2006), Adugna (2006), Esrado (2006). Babatunde & Qaim (2009), Khai & Danh (2014), Teame & Woldu (2016) đã kết luận rằng, thu nhập có tác động tích cực đến ĐDHTN của HGĐ. Ersado (2006) khẳng định rằng, ĐDHTN có ảnh hưởng khác nhau đến thu nhập HGĐ do khác biệt về khu vực sinh sống (nông thôn hay thành thị). Theo Agyeman & cộng sự (2014), thu nhập bình quân/người của HGĐ có MQH nghịch biến với ĐDHTN. Ho & Ha (2017) kết luận rằng, HGĐ có thu nhập hiện tại thấp sẽ có ĐDH cao và ngược lại. Khan (2020) cho rằng, ĐDH và thu nhập HGĐ có tương quan nghịch biến với nhau. Giesbert & Schindler (2012), Agyeman, Asuming-Brempong & Onumah (2014), Sultana, Hossain & Islam (2015), Anaman & Adjei (2021) đều kết luận rằng, ĐDH và thu nhập HGĐ có tương quan đồng biến với nhau. Như vậy, thu nhập và ĐDHTN chưa có MQH rõ ràng. Trong nghiên cứu này, địa bàn nghiên cứu phần lớn là vùng nông thôn, kinh tế KVI vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của địa phương, vì thế, giả thuyết đề xuất như sau:

Giả thuyết H13: Đa dạng hóa thu nhập (SID) có tác động tích cực (+) đến thu nhập của HGĐ (INCF).


Bảng 2.4: Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu


Giả thuyết

Nội dung giả thuyết

Căn cứ đặt giả thuyết


H1

Vốn xã hội cá nhân tác động cùng chiều đến sự hài lòng trong công việc của người lao động.


H1a

Lòng tin (TRU) có tác động

cùng chiều (+) đến sự hài lòng về việc làm (SASJ).

Lý thuyết của Smith (1976), Granovetter (1973, 1995), Bourdieu (1986) và Putnam (2000) và kết quả của các nghiên cứu Ommen & cộng sự (2009); Ahmadi, Ahmadi & Zandieh (2011);

Kang (2012); Mohsenzadeh & Ahmadi (2013); Savari, Eslami & Monavarifard (2013), Hasan, Gholamreza & Maryam (2014), Phạm Huy Cường (2014), Phạm Thị Tuyết (2014); Shin & Lee (2016); Rivera & cộng sự (2018), Edinger &

Edinger (2018); Gültekin (2019).


H1b

Mức độ chia sẻ, tâm sự (COS) có tác động cùng chiều (+) đến

sự hài lòng về việc làm (SASJ).


H1c

Nhận sự giúp đỡ từ người khác (REH) có tác động cùng chiều (+) đến sự hài lòng về việc làm

(SASJ).


H1d

Giúp đỡ người khác qua hành động cho mượn tiền (BOR) có tác động cùng chiều (+) đến sự hài lòng về việc làm (SASJ).


H2

Vốn xã hội cá nhân tác động cùng chiều đến sự hài lòng với thu nhập nhận được từ việc làm của người lao động.


H2a

Lòng tin (TRU) có tác động cùng chiều (+) đến sự hài lòng với thu nhập nhận được từ việc

làm (SASI).


Lý thuyết của Smith (1976), Granovetter (1973, 1995), Bourdieu (1986) và Putnam (2000) và kết quả của các nghiên cứu Ommen & cộng sự (2009); Ahmadi, Ahmadi & Zandieh (2011);

Kang (2012); Mohsenzadeh & Ahmadi (2013); Savari, Eslami & Monavarifard (2013), Hasan, Gholamreza & Maryam (2014), Phạm Huy Cường (2014), Phạm Thị Tuyết (2014); Shin & Lee (2016); Rivera & cộng sự (2018), Edinger & Edinger (2018); Gültekin (2019)


H2b

Mức độ chia sẻ, tâm sự (COS) có tác động cùng chiều (+) đến sự hài lòng với thu nhập nhận

được từ việc làm (SASI).


H2c

Nhận sự giúp đỡ từ người khác (REH) có tác động cùng chiều (+) đến sự hài lòng với thu nhập

nhận được từ việc làm (SASI).


H2d

Giúp đỡ người khác qua hành động cho mượn tiền (BOR) có tác động cùng chiều (+) đến sự hài lòng với thu nhập nhận

được từ việc làm (SASI).


Vốn xã hội cá nhân tác động cùng chiều đến thu nhập của hộ gia đình.


H3


H3a

Lòng tin (TRU) có tác động cùng chiều (+) đến thu nhập của HGĐ (INCF).

Lý thuyết của Granovetter (1995), Bourdieu (1986), Putnam (2000) và kết quả của các nghiên

cứu: Helliwell & Huang (2010), Growiec & Growiec (2014), Yodo & Yano (2017).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình - 14



H3b

Mức độ chia sẻ, tâm sự (COS) có tác động cùng chiều (+) đến

thu nhập của HGĐ (INCF).

Lý thuyết của Granovetter (1995), Bourdieu (1986), Putnam (2000) và kết quả nghiên cứu

của Khai & Danh (2014), Yodo & Yano, (2017).


H3c

Nhận sự giúp đỡ từ người khác (REH) có tác động cùng chiều (+) đến thu nhập của HGĐ

(INCF).

Lý thuyết của Granovetter (1995), Bourdieu (1986), Putnam (2000) và kết quả nghiên cứu của Narayan & Pritchett (1999), Yusuf (2008),

Growiec & Growiec (2016).


H3d

Giúp đỡ người khác qua hành động cho mượn tiền (BOR) có tác động cùng chiều (+) đến

thu nhập của HGĐ (INCF).

Lý thuyết của Granovetter (1995), Bourdieu (1986), Putnam (2000) và kết quả nghiên cứu của Narayan & Pritchett (1999), Yusuf (2008),

Growiec & Growiec (2016).


H4

Vốn xã hội cá nhân tác động cùng chiều đến đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình.


H4a

Lòng tin (TRU) có tác động cùng chiều (+) đến ĐDHTN của HGĐ (SID).

Lý thuyết khung sinh kế của DFID (1999, 2001) và kết quả nghiên cứu của Barr, Di Falco & Mourato (2011), Wuepper, Yesigat Ayenew &

Sauer, 2018).

H4b

Mức độ chia sẻ, tâm sự (COS) có tác động cùng chiều (+) đến

ĐDHTN của HGĐ (SID).

Lý thuyết khung sinh kế của DFID (1999, 2001) và kết quả nghiên cứu của Kien (2011), Johny,

Wichmann & Swallow (2017).


H4c

Nhận sự giúp đỡ từ người khác (REH) có tác động cùng chiều (+) đến ĐDHTN của HGĐ

(SID).

Lý thuyết khung sinh kế của DFID (1999, 2001) và kết quả nghiên cứu của Nega & cộng sự (2009), Agyeman, Asuming-Brempong &

Onumah (2014).


H4d

Giúp đỡ người khác qua hành động cho mượn tiền (BOR) có tác động cùng chiều (+) đến

ĐDHTN của HGĐ (SID).

Lý thuyết khung sinh kế của DFID (1999, 2001) và kết quả nghiên cứu của Nega & cộng sự (2009), Agyeman, Asuming-Brempong &

Onumah (2014).


H5

Sự hài lòng về việc làm tác động đến thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình.


H5a

Sự hài lòng về việc làm (SASJ) có tác động cùng chiều (+) đến thu nhập của HGĐ (INCF).

Lý thuyết của Smith (1976), Mincer (1974) và kết quả nghiên cứu của Beaulieu & Hartless (2001), Ma & cộng sự (2003), Rose & cộng sự

(2006), Savari, Eslami & Monavarifard (2013).

H5b

Sự hài lòng về việc làm (SASJ) tác động trái chiều (-) đến

ĐDHTN của HGĐ (SID).

Lý thuyết của Smith (1976), Mincer (1974) và kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Bá & cộng sự

(2006), Giesbert & Shindler (2012).


H6

Sự hài lòng về thu nhập nhận được việc làm hiện tại có tác động đến thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình.


H6a

Sự hài lòng về thu nhập nhận được việc làm hiện tại (SASI) có tác động cùng chiều (+) đến thu

nhập của HGĐ (INCF).

Lý thuyết của Smith (1976), Mincer (1974) và kết quả nghiên cứu của Beaulieu & Hartless (2001), Ma & cộng sự (2003), Rose & cộng sự

(2006), Savari, Eslami & Monavarifard (2013).

H6b

Sự hài lòng về thu nhập nhận được việc làm hiện tại (SASI)

Lý thuyết của Smith (1976), Mincer (1974) và

kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Bá & cộng sự (2006), Giesbert & Shindler (2012).

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 25/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí