Vốn Xã Hội Cá Nhân Với Sự Hài Lòng Với Việc Làm


năm 2010 bằng thang đo Likert năm điểm. Kết quả chứng minh rằng: (i) Sự gắn bó, thu nhập và ĐDH của HGĐ có tương quan cùng chiều; (ii) Mạng lưới hỗ trợ XH có ảnh hưởng dương đến khả năng tìm sinh kế mới, nhưng không có ảnh hưởng đến thu nhập của HGĐ; (iii) Thu nhập hay ĐDHTN của HGĐ và sự tham gia vào các (hội) nhóm không có liên quan nhau; (iv) Thu nhập HGĐ chịu ảnh hưởng bởi: nhà ở, mức độ quan tâm đến việc học nghề phi nông nghiệp và tham gia vào các sinh kế mới; (v) ĐDH sinh kế không ảnh hưởng đến khả năng chống chịu lũ lụt của HGĐ.

Khai & Danh (2014) sử dụng dữ liệu VARHS năm 2010 của Việt Nam để đo ảnh hưởng của VXH đến thu nhập và quyết định ĐDHTN của HGĐ. Kết quả mô hình Tobit 2 giới hạn (biến phụ thuộc là HHI) và phương pháp GMM (tác động của HHI đến thu nhập HGĐ) cho thấy, vốn văn hóa (TĐHV, năng lực làm việc), VXH, vốn tài chính có tác động tích cực đến việc ĐDHTN của HGĐ.

Vo (2018) sử dụng dữ liệu VARHS (2016, 2018) để phân tích tác động của VXH đối với tính dễ bị tổn thương của HGĐ. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng, những cú sốc XH và cú sốc HGĐ đều có liên quan đến khả năng có nhiều thành viên nhóm, ngoại trừ trường hợp của đảng phái chính trị. Việc tham gia vào các TCCT có thể giúp giảm nghèo. Ngoài ra, VXH góp phần giảm tính dễ bị tổn thương của HGĐ: (i) Việc tham gia vào HPN hoặc HND củng cố năng lực vượt qua các cú sốc tiêu cực của các HGĐ; (ii) Các thành viên của Đảng và HND có mức tiết kiệm cao hơn; (iii) Các thành viên của Đảng, HPN, HND giúp truy cập thông tin chung tốt hơn. Những phát hiện ngụ ý rằng các chính sách giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam nên xem xét vai trò của VXH, đặc biệt là tham gia của nhóm, như một chiến lược giảm nghèo.

Le & Le (2020) xem xét các yếu tố thúc đẩy ĐDHTN ở nông thôn vùng ĐBSCL ở Việt Nam bằng dữ liệu khảo sát mức sống của 915 HGĐ Việt Nam giai đoạn (1993- 2006) cho thấy, ĐDHTN của HGĐ bị ảnh hưởng tích cực bởi số lao động trong hộ, số hoạt động phi nông nghiệp. Qui mô HGĐ có tác động tiêu cực đến ĐDHTN.

Phạm Mỹ Duyên (2020) dựa vào khung sinh kế của DFID (1999) để phân tích đặc điểm sinh kế và ảnh hưởng của vốn sinh kế đến giảm nghèo của HGĐ. Kết quả xử lý dữ liệu VHLSS giai đoạn (2010 – 2016) cho thấy, số tổ chức CTXH mà HGĐ có tham gia (VXH) và khả năng giảm nghèo có tương quan nghịch.

Tóm lại:


Nếu như các nghiên cứu về VXH gắn với lĩnh vực kinh tế đã phát triển khá mạnh ở các quốc gia trên thế giới thì ở Việt Nam, lĩnh vực nghiên cứu này còn khá khiêm tốn. Các nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp và chỉ tập trung vào một vài biến quan sát giới hạn để đo lường VXH.

Qua lược khảo các nghiên cứu trước đã thực hiện trên thế giới và Việt Nam cho thấy, hầu hết những nghiên cứu về tác động của VXH đến thu nhập, tiền lương và tìm kiếm việc làm của cá nhân đều sử dụng dữ liệu thứ cấp là chính, chủ yếu sử dụng phương pháp hồi quy OLS, chỉ có một vài nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp, có sử dụng mô hình SEM để tìm hiểu VXH tác động đến việc làm hay thu nhập cá nhân. Luận án chưa tìm thấy các nghiên cứu về tác động của VXH đồng thời đến cả việc làm và thu nhập. Khác với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, luận án tìm hiểu đồng thời cả các vấn đề VXH, việc làm, thu nhập và ĐDHTN của HGĐ. Luận án cũng xem xét cả hai khía cạnh của VXH (cấu trúc và tri nhận), đồng thời còn xem xét cả VXH của cá nhân và của HGĐ.

2.4. Tổng hợp công cụ đo lường vốn xã hội

Quá trình lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước, tác giả nhận ra rằng, các khía cạnh và thang đo VXH được sử dụng khá đa dạng. Trong đó, mức độ gắn bó, mạng lưới MQH, sự “có đi có lại”, lòng tin, chuẩn mực hợp tác và sự tham dự của công dân là những điểm được các nhà nghiên cứu sử dụng (Bảng 2.3).

Các nhà nghiên cứu nổi tiếng về VXH từ trước đến nay đều đồng ý rằng, gia đình là nơi tích lũy và truyền tải VXH (Bourdieu, 1993), là dạng cơ bản nhất của VXH (Putnam, 1995 và Newton, 1997) và là nguồn tài nguyên quan trọng của vốn xã hội (Fukuyama, 1999). Như vậy, nguồn gốc cơ bản và quan trọng nhất của VXH là gia đình. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu này chưa làm rõ đóng góp của gia đình trong quá trình phát triển vốn xã hội. Putzel (1997) và Cox (1995) đều cho rằng, gia đình giống như một mảnh đất màu mỡ để phát triển VXH, là nơi cung cấp những MQH tốt đẹp và đạo đức của cá nhân.

Trong các quan hệ XH, nhiều người thường dùng cụm từ “người trong gia đình” để chỉ các MQH tốt đẹp, nghĩa là nâng MQH xã hội lên thành MQH gia đình, thân tộc, lúc này “quan hệ gia đình” có khuynh hướng chèn ép các MQH xã hội khác yếu hơn. Điều này rất phổ biến trong XH Việt Nam, cụ thể là nhiều cá nhân thường dùng những


danh xưng như “anh/chị, cô/chú…” để gọi và xưng hô với những người trong cơ quan, nơi làm việc và trong các MQH xã hội khác.

Bảng 2.3: Các khía cạnh và thang đo VXH theo kết quả của các nghiên cứu trước


Các khía cạnh

của VXH

Thang đo


Mức độ gắn bó

- Tần suất tiếp xúc/ liên hệ (gặp gỡ trực tiếp hoặc qua hệ thống thông tin liên lạc) bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp ít nhất 1 lần/1 tuần (Haferkamp & Kramer, 2011; OECD, 2013; Kross và cộng sự, 2013; OECD, 2013; Scrivens & Smith, 2013; Veronique, 2014;

Siegler, 2014; Hoogendoorn, 2017).

- Có ít nhất 1 người bạn thân hoặc một người đáng tin cậy (Sherbourne, Hays & Wells, 1995; Berkman & Glass, 2000; Helliwell và Putnam, 2004; Berkman & Glass, 2000; Helliwell & Putnam, 2007; Kirst và cộng sự, 2015).

- Thường xuyên dừng lại và nói chuyện (Halpern, 2005; Cantle, 2005; Hothi và cộng sự, 2008; Bacon, Douglas & Woodcraft, 2012;

Scrivens & Smith, 2013)


Mạng lưới MQH

- Thành viên gia đình (Levi, 1996; Newton, 1997; Putzel, 1997; Cox, 1995; OECD, 2011; Li, Fok & Fung, 2011; Scrivens & Smith, 2013; Hoogendoorn, 2017)

- Họ hàng thân tộc (Zhang, Anderson & Zhan, 2011; OECD, 2011; Hoogendoorn, 2017)

- Bạn bè (Levi, 1996; Newton, 1997; Zhang, Anderson & Zhan, 2011; OECD, 2011; Scrivens & Smith, 2013; Hoogendoorn, 2017)

- Hàng xóm (Cantle, 2005; Hudson, 2006; Hothi & cộng sự, 2008; OECD, 2011; Bacon, Douglas & Woodcraft, 2012; Scrivens & Smith, 2013;)

- Đồng nghiệp nơi làm việc (OECD, 2011)


Sự “có đi có lại”

- Giúp đỡ người khác khi họ cần (Groot, Brink & Praag, 2007; OECD, 2011; Veronique, 2014; Pickard, 2013; Pickard, 2016)

- Cho mượn tiền hay hỗ trợ tài chính (Henly, Danziger & Offer, 2005; Cabinet Office, 2014)

- Trao đổi thông tin, tâm sự (Cabinet Office, 2014)

- Chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng (Cabinet Office, 2014)

- Nhận được hỗ trợ cảm xúc, tài chính, tư vấn, hướng dẫn và giao tiếp xã hội từ những người khác (Ybarra & cộng sự, 2008; Zhang, Anderson & Zhan, 2011; Cabinet Office, 2014)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình - 12



- Sự tương trợ/hỗ trợ, trợ giúp cộng đồng, cung cấp và nhận sự giúp đỡ (Putnam, 1993; Zukewich & Norris, 2005; Chen & Lu, 2007; Demey, Muller & Leman, 2013; Pickard, 2013; Wang & cộng sự, 2014)


Tham dự công dân

- Tham gia vào các hoạt động cộng đồng (Veronique, 2014; Oh, Lee & Bush, 2014)

- Tham gia vào các hoạt động tình nguyện (Park & Subramanian, 2012; OECD, 2013; Yodo & Yano, 2017;)

- Tham gia giám sát quyền lực ở địa phương (Cabinet Office, 2014)

- Tham gia bầu cử (OECD, 2013)

- Mức độ quan tâm đến chính trị (White, Bruce & Ritchie, 2000)

- Tham gia vào các TCCT, các hiệp hội nghề nghiệp, các hội/nhóm/câu lạc bộ, những tổ chức tự nguyện (Cox, 1995; Latham, 1997; Zhang, Anderson & Zhan, 2011; Veronique, 2014)


Niềm tin

- Tin tưởng vào người khác (Halpern, 1995; Levi (1996); Newton (1997); Lochner & cộng sự, 2003; Helliwell & Putnam, 2004; Cantle, 2005; Hothi & cộng sự, 2008; Helliwell & Wang, 2010; Hamano & cộng sự, 2010; Bacon, Douglas & Woodcraft, 2012; Scrivens & Smith, 2013; Wang & cộng sự, 2014).

- Sự tin tưởng vào chính phủ (Halpern, 2005; Morrone, Tontoranelli & Ranuzzi, 2009)

- Niềm tin thể chế, chính trị (Glaeser, Hermaunt & Thoni, 2004; Morrone, Tontoranelli & Ranuzzi, 2009)

- Sự tin tưởng vào các tổ chức (Vigoda – Gadot & Tahmud, 2010; Park & Subramanian, 2012; Pekkers & cộng sự, 2012; OECD,

2013)

Chuẩn mực hợp tác

- Các giá trị xã hội của sự hợp tác (tình đoàn kết, hữu ích, trung

thực, sự rộng lượng, lịch sự, công bằng, khoan dung và không phân biệt đối xử đối (Hudson, 2006; Veronique, 2014).

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2020)

Mối quan hệ chính của một cá nhân là những MQH được duy trì với gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp và những người cùng sở thích. Trong đó, quan hệ của cá nhân với người thân trong gia đình và họ hàng thân tộc là MQH “mạnh”. Quan hệ của cá nhân với đồng nghiệp, bạn bè, hàng xóm và những người cùng sở thích là quan hệ “yếu” vì nó là quan hệ “cầu nối” (OECD, 2011). Những người có tần suất liên hệ với xã hội tốt thường có cuộc sống vật chất cao nhờ thu nhập cao, tinh thần tốt, sức khỏe tốt và hạnh


phúc hơn (Williams & Alkalimat, 2004; Lelkes, 2013; Helliwell, 2011). Ngược lại, những người có tần suất liên hệ với XH thấp có SHL về cuộc sống thấp, tinh thần không tốt, sức khỏe kém và ít hạnh phúc hơn (Halpern, 2005).

Luận án xem xét tất cả những khía cạnh của VXH (trình bày trong Bảng 2.3). Khía cạnh chuẩn mực hợp tác và mức độ gắn bó được lồng ghép trong các biến quan sát liên quan đến VXH của HGĐ. Mạng lưới MQH, lòng tin, sự “có đi có lại” và sự tương trợ/hỗ trợ được thể hiện trong phần VXH cá nhân và HGĐ.

2.5. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

SASJ

H10 (-)

H5b (-)

Đặc điểm cá nhân: EDU EXPE

GENDER

H1 (+)

H5a (+)

H9 (+)

H4 (+)

Đa dạng hóa thu

nhập (SID)

H8 (+)

H13(+)

H7 (+)

H3 (+)

Thu nhập của HGĐ

(INCF)

H12 (-/+)

H2 (+)

H6b (-)

H11 (-/+)

SASI

H6a (+)

Đặc điểm HGĐ: DERP LAN


VXH cá nhân:

- TRU

- COS

- REH

- BOR


VXH HGĐ:

- NPART

- NPOLO

- NPROO

- NVOLO

- NBORM

- COSTC

- COSTG

- COSTF

2.5.1. Mô hình nghiên cứu


Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu

Nguồn: đề xuất của tác giả dựa vào lược khảo lý thuyết (2020)

Lập luận tổng thể của nghiên cứu là khu vực dân cư của Việt Nam với truyền thống “tương thân tương ái” nên có sự gắn kết, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn, nhờ vậy kinh tế của cá nhân và HGĐ được cải thiện. Nói cách khác, kinh tế của cá nhân và HGĐ được cải thiện thông qua VXH. Ngược lại, kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho các nguồn lực xã hội hay phát triển VXH. Kinh tế của cá nhân hay của HGĐ thể hiện


qua việc làm và thu nhập. VXH với việc làm và thu nhập có quan hệ nhân quả lẫn nhau. Kinh tế làm tăng khả năng tiếp cận nguồn lực xã hội của một cá nhân, VXH cao hơn thì việc làm tốt hơn (hài lòng với việc làm và thu nhập từ việc làm cao hơn). VXH trong nghiên cứu này bao gồm MQH gắn bó (gia đình, họ hàng thân tộc - MQH mạnh); VXH bắc cầu (hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp, người trong tổ chức hội/nhóm - MQH yếu) và VXH liên kết (kết nối) mạng lưới (các tổ chức mà cá nhân và thành viên HGĐ có tham gia).

Từ kết quả tổng kết lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước có liên quan đến VXH với việc làm và thu nhập, luận án chưa tìm thấy nghiên cứu về VXH với thu nhập HGĐ khác được thực hiện tại Việt Nam. Đồng thời, thang đo VXH trong các nghiên cứu trước còn hạn chế, chủ yếu đo lường bằng biến giả (dummy) hoặc chỉ 1 hay vài biến quan sát khác có sẵn trong dữ liệu thứ cấp. Vì thế, ngoài góc độ tiếp cận VXH trung mô, đề tài còn thực hiện thu thập ý kiến chuyên gia để xây dựng thang đo VXH gắn với việc làm và thu nhập của HGĐ (kết quả thu thập ý kiến chuyên gia trình bày tại mục 3.3 của chương 3).

Theo thực tiễn tại Việt Nam, mỗi HGĐ có một thành viên nào đó là lao động chính có tính định hướng, ảnh hưởng đến các quyết định của HGĐ. Do đó, luận án xem xét thêm VXH cả góc độ cá nhân (thành viên là lao động chính của HGĐ) và việc làm của họ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến thu nhập và ĐDHTN của HGĐ. Trong đó, VXH của cá nhân được xem xét trên 4 khía cạnh: niềm tin, mức độ chia sẻ/tâm sự, giúp đỡ và nhận sự giúp đỡ từ các MQH gắn bó, bắc cầu. Việc làm của cá nhân được đo lường thông qua hai nhóm biến quan sát: sự hài lòng về việc làm và sự hài lòng với mức thu nhập có được từ việc làm hiện tại.

Ở một khía cạnh khác, luận án xem xét VXH của HGĐ tác động đến ĐDHTN và thu nhập của HGĐ. Trong đó, VXH của HGĐ được xem xét trên cả các khía cạnh cấu trúc, tri nhận. Bên cạnh đó, luận án còn đưa những biến quan sát liên quan đến đặc điểm của cá nhân và HGĐ (biến kiểm soát) để kiểm tra sự khác biệt về VXH theo những đặc điểm của HGĐ có ảnh hưởng đến ĐDHTN và thu nhập của HGĐ.

Biến phụ thuộc chính trong mô hình là thu nhập bình quân/người của HGĐ, bên cạnh đó, đề tài còn xem xét khả năng đa dạng các nguồn thu nhập của HGĐ theo những


việc làm khác nhau (tỷ trọng các nguồn thu nhập theo từng lĩnh vực việc làm). Mô hình nghiên cứu như Hình 2.4.

2.5.2. Giả thuyết nghiên cứu

2.5.2.1. Vốn xã hội cá nhân với sự hài lòng với việc làm

Theo lý thuyết của Smith (1976) sự hài lòng với việc làm bao gồm các yếu tố thù lao, tiền lương, sự phù hợp của việc làm, xác suất thành công trong công việc. Đồng thời, lý thuyết của Lewis (1954), Harris & Todaro (1970) cũng giải thích sự dịch chuyển lao động do yếu tố tiền lương và cơ hội việc làm. Parks – Yancy (2006) cho rằng thu nhập và sự thăng tiến trong công việc là thước đo sự thành công trong công việc. Sự hài lòng trong công việc được nhiều nghiên cứu sử dụng để đánh giá tình trạng việc làm hiện tại của NLĐ (Ma & cộng sự, 2003; Savari, Eslami & Monavarifard, 2013). Các nghiên cứu đo lường SHL thường sử dụng thang đo của Spector (1985) bằng việc đo sự cảm nhận của người lao động về tình trạng việc làm, thu nhập, tiền thưởng và các khoản thu khác từ việc làm, sự thăng tiến hay khả năng phát triển trong tương lai, sự gắn bó với công việc của NLĐ (Seibert, Kraimer & Liden, 2001; Teymouri & cộng sự, 2007; Wang, 2008). Thang đo SHL trong công việc được thể hiện qua SHL về việc làm và SHL với thu nhập nhận được từ việc làm (Spector,1985; Seibert, Kraimer & Liden, 2001; Savari, Eslami & Monavarifard, 2013; Hasan, Gholamreza & Maryam, 2014; Shin & Lee, 2016). Dựa theo những nghiên cứu trên, thang đo SHL về việc làm (SASJ) và SHL về thu nhập có được từ việc làm (SASI) được thiết kế để đo lường tình trạng việc làm hiện tại của NLĐ. Hai nhóm biến SASJ và SASI vừa là biến phụ thuộc vừa là biến độc lập, cụ thể là: Nếu xem xét trong MQH với VXH của cá nhân thì hai nhóm này là biến phụ thuộc, nếu xem xét trong MQH với thu nhập và ĐDHTN của HGĐ thì hai nhóm này trở thành nhóm độc lập, làm trung gian để xem xét tác động của VXH cá nhân đến thu nhập và ĐDHTN của HGĐ.

Sự hài lòng trong quá trình làm việc của mỗi người chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó, VXH là một yếu tố không thể thiếu (Ozdemir, 2009; Savari, Eslami & Monavarifard, 2013; Wanberg & cộng sự, 2015). Granovetter (1973, 1995), Bourdieu (1986) và Putnam (2000) kết luận rằng, niềm tin vào các MQH yếu là yếu tố then chốt gắn kết các thành viên lại với nhau, là cốt lõi của VXH. Các nghiên cứu của Vigoda ‐ Gadot & Talmud (2010), Nguyễn Văn Phúc & cộng sự (2018), Nguyễn Kim Phước &


Phạm Tấn Hòa (2020) đã chứng minh rằng, niềm tin có ảnh hưởng đến sự thành công trong tìm kiếm việc làm. Niềm tin đã được chứng minh là ảnh hưởng tích cực đến SHL của NLĐ, cụ thể là: (ii) Lòng tin giữa các cá nhân với nhau thể hiện qua kết quả nghiên cứu của Ommen & cộng sự (2009); Ahmadi, Ahmadi & Zandieh (2011); Kang (2012); Mohsenzadeh & Ahmadi (2013); Savari, Eslami & Monavarifard (2013), Phạm Huy Cường (2014), Phạm Thị Tuyết (2014); Shin & Lee (2016); Edinger & Edinger (2018); Gültekin (2019) (ii) Lòng tin của cá nhân vào tổ chức thể hiện qua kết quả nghiên cứu của Engbers, Rubin & Aubuchon (2013); Rivera & cộng sự (2018): (iii) Lòng tin vào tổ chức, thể chế được minh chứng bằng kết quả nghiên cứu của Vigoda ‐ Gadot & Talmud (2010); Navabakhsh, Motlaq & Naghshi (2012); Huang, Tsai & Wang (2012); Hasan, Gholamreza & Maryam (2014). Trong nghiên cứu này, lòng tin của cá nhân với các MQH là lòng tin giữa các cá nhân với nhau.

Kết quả nghiên cứu của Ommen & cộng sự (2009), Kang (2012), Savari, Eslami & Monavarifard (2013), Hasan, Gholamreza & Maryam (2014), Shin & Lee (2016), Rivera & cộng sự (2018), Gültekin (2019) cho thấy sự chia sẻ, sự cảm thông, sự tương trợ, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các cá nhân với các MQH (gia đình, hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp) và sự “có đi có lại” giữa các cá nhân cũng có tác động tích cực đến SHL trong công việc của NLĐ. Tuy nhiên, VXH cá nhân thể hiện qua khía cạnh tri nhận (lòng tin, sự chia sẻ, sự cảm thông hay sự có đi có lại) không phải lúc nào cũng tác động tích cực, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm mà đôi khi có tác động trái chiều, ảnh hưởng gián tiếp đến việc làm và thu nhập (Seibert, Kraimer & Liden, 2001; Henly, Danziger & Offer, 2005; Phạm Thị Thu Hà, 2019; Đoàn Bảo Sơn & Hà Minh Trí, 2020). Đặc biệt là những đặc điểm của cá nhân có ảnh hưởng đến VXH của họ. Chính vì vậy, tác động của VXH đến SHL trong công việc của mỗi người là khác nhau (Ommen & cộng sự, 2009; Ahmadi, Ahmadi & Zandieh, 2011; Navabakhsh, Motlaq & Naghshi, 2012; Rezaee & Nabeiei, 2016).

Dựa theo lý thuyết của Smith (1976), Granovetter (1973, 1995), Bourdieu (1986), Putnam (2000) và kết quả của các nghiên cứu của Ommen & cộng sự (2009), Kang (2012), Savari, Eslami & Monavarifard (2013), Hasan, Gholamreza & Maryam (2014), Shin & Lee (2016), Edinger & Edinger (2018); Gültekin (2019), các giả thuyết được đề xuất như sau:

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 25/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí