Những Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Tốc Độ Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Tại Vinalines Trong Thời Gian Tới:

Ngày 13/03/2006, Văn phòng Chính phủ có công văn số 54/VPCP thông báo về kế hoạch năm 2006, kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 và sắp xếp doanh nghiệp của Tổng công ty hàng hải Việt Nam. Theo đó, liên quan đến việc phát triển đội tàu biển, Vinalines cần khẩn trương tiếp tục thực hiện 22 tàu còn lại trong trương trình 32 tàu đã được Thủ tướng phê duyệt (hiện 8 chiếc đang thi công và 14 chiếc đang triển khai các thủ tục), nhất là đối với 14 chiếc đang triển khai thủ tục. Theo đề nghị của Vinalines, Thủ tướng Chính phủ cho phép Vinalines được tiếp tục vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển và kéo dài thời gian thực hiện; đồng thời cho phép chuyển đổi 4 tàu 6.500 DWT thành 4 tàu 12.500 DWT. Vì vậy, Vinalines sẽ tiếp tục đầu tư để tăng nhanh đội tàu chuyên dụng, bình quân mỗi năm đầu tư thêm 150.000 tấn tàu, trong đó có từ 10% đến 20% là tàu đóng mới ở cả trong nước và nước ngoài. Tổng số tàu phát triển đến năm 2010 bao gồm: 16 tàu container/ 26.000 TEU/

32.000 DWT (tăng gấp 5 lần đội tàu container hiện có), 12 tàu chở dầu (8 tàu chở dầu thô và 4 tàu chở dầu sản phẩm)/ 750.000 DWT (tăng gấp 6 lần đội tàu dầu hiện nay), 16 tàu chở hàng bách hoá đa năng/ 397.500 DWT (để thay thế các tàu cũ) và 6 tàu chở khí gas/ 20.000 DWT.

Phấn đấu đến năm 2010, trọng tải đội tàu của Vinalines đạt 2,6 triệu DWT và đạt 6 -7 triệu DWT vào năm 2020. Định hướng đầu tư của Vinalines là tập trung đầu tư các tàu trẻ, tuổi bình quân dưới 15 tuổi, có tính năng hiện đại, thoả mãn lâu dài yêu cầu của công ước quốc tế, tổng vốn đầu tư dự kiến 823 triệu USD. Đảm bảo vận chuyển 80% hàng nội địa và 30% hàng xuất nhập khẩu. Trong đó:

- Tàu container: chủ yếu vẫn là khai thác feeder với các tàu loại tới

1.200 TEU, chuẩn bị các điều kiện về vốn và khả năng vận hành khai thác các tàu container có sức chứa lớn hơn vào giai đoạn tới để phục vụ việc mở các tuyến từ Việt Nam đi Châu Âu, Châu Mỹ…

- Tàu chở hàng thô với các tàu từ 6 vạn đến 9 vạn tấn phục vụ cho việc xuất khẩu dầu thô và hoạt động của nhà máy lọc dầu Dung Quất.

+ Tàu chở dầu sản phẩm tới mức 3 vạn tấn.

+ Tàu bách hoá đa năng, tàu chở hàng rời có trọng tải tới 4 vạn tấn.

+ Tàu chở khí gas loại 2.000 mét khối, phục vụ tiêu dùng trong nước.

+ Tàu chở khách du lịch loại nhỏ chạy ven biển Việt Nam. [18, 15].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

(b) Hệ thống cảng biển:

Nhiệm vụ thực hiện đầu tư phát triển cảng đến năm 2005 với những nét chính: thực hiện Dự án giai đoạn 2 cảng Hải Phòng, mở rộng cảng Đà Nẵng, xây dựng lại bến cảng Đình Vũ..., chủ động trong việc di dời cảng Sài Gòn đồng thời nắm thời cơ khai thác cơ sở hạ tầng sau di dời, tạo nguồn lực và mở thêm những lĩnh vực khai thác kinh doanh mới. Nâng cấp và hiện đại hoá các cảng hiện có, xây dựng cảng biển nước sâu tại Vũng Tàu để tham gia thị trường chuyển tải khu vực, hoàn thành cải tạo, nâng cấp cảng Hải Phòng (cả luồng và 02 bến container), Cảng Đà Nẵng (đê chắn sóng và 02 bến mới), đưa vào khai thác có hiệu quả cảng biển Cái Lân, đầu tư và nâng cấp cảng Cần Thơ, nghiên cứu để đầu tư, phất triển cảng biển nước sâu ở miền Bắc. Nâng cấp và hoàn thiện hoạt động của các cảng cạn Thủ Đức, Đồng Nai, Bắc Thăng Long phục vụ các khu công nghiệp tập trung sẽ được phát triển trong những năm tới, thành lập 02 doanh nghiệp chuyên làm vận tải đa phương thức và logistic. Tổng cộng đầu tư cho khối cảng khoảng 450 triệu USD, dịch vụ 50 triệu USD [18, 19-20]. Cụ thể:

Vinalines và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 9

+ Hoàn thiện các dự án đầu tư cải tạo và nâng cấp đã có đối với cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn bằng việc hiện đại hoá các trang thiết bị để nâng cao năng suất bốc xếp hàng hoá cho các cảng, nhất là phục vụ cho bốc xếp hàng hoá đóng trong container.

+ Xây dựng chiến lược kinh doanh chung (thị trường và giá) thống nhất cho các cảng đang thuộc Vinalines (Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Cần Thơ) để có những hợp đồng lớn, ổn định với những hãng tàu thường xuyên có tàu tới Việt Nam.

+ Tham gia xây dựng mới các cảng nước sâu khác trong dự án của Chính phủ.

+ Đưa năng suất sử dụng cầu bến bình quân lên 4.000 T/m- cầu năm.

Dự kiến trong 6 tháng cuối năm, Vinalines sẽ tập trung huy động vốn trong nước tiếp tục thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới 5 bến tàu 20.000 DWT tại Đình Vũ, Hải Phòng, đảm bảo đến năm 2010 sẽ có tổng cộng 6 bến với 1.210 m cầu, có thể tiếp nhận tàu đến 20.000 DWT [19].

(c) Khối dịch vụ:

+ Tiến hành cổ phần hoá các công ty làm dịch vụ hàng hải, thực hiện việc bán một phần cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài theo luật hiện hành.

+ Lập công ty dịch vụ ở nước ngoài như Hongkong, Singapore, Đài Loan, Indonesia, để chia sẻ thị trường dịch vụ hàng hải của khu vực.

+ Phát triển các dịch vụ, liên kết kinh doanh ở các nước như Nga,

Trung Quốc…

(d) Về công nghệ:

Xây dựng và nối mạng toàn bộ hoạt động kinh doanh- tài chính của Vinalines để áp dụng “thương mại điện tử” cho công tác khai thác đội tàu và cảng biển.

(e) Phương thức kinh doanh:

- Đẩy mạnh hoạt động Marketing ở ngoài nước thông qua các đầu mối đã lập ở nước ngoài sau khi củng cố các doanh nghiệp.

- Thông qua hội nhập và hợp tác, tranh thủ nguồn vốn và kỹ thuật tiên tiến cho việc đầu tư phát triển đội tàu chuyên dụng, xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển. Khi đủ điều kiện mở rộng và thâm nhập thị trường vận tải, dịch vụ

giao nhận vận tải, Vinalines sẽ tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế trên cơ sở khuôn khổ pháp lý là các hiệp định và cam kết khu vực và thế giới, qua đó nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như xâm nhập thị trường ngoài nước.

- Tập trung thực hiện việc xuất khẩu lao động (thuyền viên) trong 10 năm tới để tăng cường thâm nhập thị trường ngoài nước.

Nếu như thực hiện được kế hoạch đầu tư phát triển nói trên thì đến năm 2010, quy mô của Vinalines sẽ đạt được như sau: [phụ lục 4].

Đội tàu vận tải: 105 chiếc, tổng trọng tải 2 triệu tấn, năng lực vận chuyển 25 triệu tấn hàng một năm, trong đó có khoảng 0,75 triệu container.

Cảng biển: 06 cảng, khả năng thông qua 40 triệu tấn hàng một năm, trong đó có 2 triệu container (Hải Phòng 0,5 triệu, Sài Gòn 0,4 triệu, Vũng Tàu 1 triệu, các cảng khác 0,1 triệu).

Tổng giá trị tài sản khoảng 24.000 tỷ (1,6 tỷ USD), tổng vốn kinh doanh 10.000 tỷ (0,65 tỷ USD) trong đó đề nghị ngân sách cấp 4.500 tỷ gồm 20% tổng vốn đầu tư mới (260 triệu USD) và 500 tỷ vốn lưu động, đưa tổng số vốn ngân sách lên gần 5.400 tỷ chiếm 54% tổng vốn (tỷ lệ hiện nay là khoảng 40%) nhằm đảm bảo vai trò chủ đạo của nhà nước trong ngành hàng hải [16, 6].

3.2. Những giải pháp nhằm đẩy mạnh tốc độ hội nhập kinh tế quốc tế tại Vinalines trong thời gian tới:

Kinh doanh vận tải biển, cảng biển và dịch vụ hàng hải là một bộ phận quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả của các ngành kinh tế khác của đất nước, làm tăng thu ngoại tệ cho quốc gia. Tuy nhiên, quá trình kinh doanh của loại hình này ở nước ta nói chung và của Vinalines nói riêng còn bộc lộ nhiều yếu kém. Để khắc phục tình trạng này, nâng cao hiệu quả hội nhập, chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp và kiến nghị sau đây:

3.2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp trong Vinalines bằng cách chú trọng đào tạo nguồn nhân lực.

Tổ chức các lớp học bồi dưỡng thêm về chuyên môn, nghiệp vụ; cử cán bộ đi học thêm ở các khoá học trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, cần phải nâng cao hơn khả năng ngoại ngữ và tin học cho đội ngũ cán bộ. Trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, cần phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000.

Để hội nhập kinh tế quốc tế, rất cần những yếu tố như máy móc, công nghệ, cơ sở vật chất. Nhưng việc sử dụng có hiệu quả tất cả các yếu tố đó lại phụ thuộc vào yếu tố con người. Vì vậy, việc đào tạo những con người vừa giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vừa giỏi về ngoại ngữ, lại có tư cách đạo đức tốt là rất cần thiết. Người làm về hàng hải phải có kiến thức hàng hải, kiến thức ngoại thương, tài chính và ngoại ngữ.

Đội ngũ cán bộ của Vinalines tuy đông nhưng tay nghề chưa cao, còn thua kém các nước trong khu vực, hơn thế nữa ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ còn yếu, hiểu biết về luật lệ quốc tế còn hạn chế, tài liệu và các thông tin liên quan còn nắm bắt chưa kịp thời. Do đó, ngay từ bây giờ, ngoài việc củng cố về tổ chức và cơ sở vật chất, Vinalines cần tìm cách nâng cao trình độ nghiệp vụ và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ ngoại ngữ, am hiểu luật pháp và tập quán ngành hàng hải, tập trung đầu tư cơ sở vật chất để có thể cạnh tranh khi Việt Nam thực hiện các cam kết song phương, đa phương và mở cửa thị trường dịch vụ mạnh hơn nữa.

Việc nâng cao năng lực cán bộ nhân viên của Vinalines cần được thực hiện thông qua các trung tâm đào tạo có kinh nghiệm trong và ngoài nước, thêm vào đó là một chế độ tuyển dụng hợp lý, gắn quyền lợi và nghĩa vụ với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi Việt Nam hoàn toàn hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới trong một môi trường bình đẳng, cạnh tranh và chất lượng sản phẩm, dịch vụ sẽ là những yếu tố quyết định, vấn đề không chỉ dừng lại ở mức đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn phải thay đổi cách nhìn nhận, cách quản lý của từng doanh nghiệp. Vì vậy, trước hết Vinalines cần cử cán bộ tham gia học tập những quy định mới, học hỏi những kinh nghiệm tiên tiến của thế giới nhằm nắm bắt kịp thời các yêu cầu của các hiệp định quốc tế, những cam kết ban đầu của các nước về dịch vụ vận tải biển và các dịch vụ hàng hải. Trên cơ sở đó, xây dựng các kế hoạch hành động nhằm hoàn thiện năng lực của mình, tận dụng thời cơ kinh doanh có hiệu quả trong nước, từng bước vươn ra thị trường ASEAN và thế giới.

Cải cách, sắp xếp lại doanh nghiệp là biện pháp tổ chức quan trọng nhằm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hướng đến mục tiêu hội nhập. Ví dụ như việc cổ phần hoá các doanh nghiệp sẽ pháp huy được nội lực của từng cá nhân, phát huy được nguồn vốn và nâng cao chất lượng dịch vụ. Đây là yêu cầu quan trọng để có thể hội nhập. Việc cải cách này tiến hành theo hướng giảm các đầu mối, tập trung chuyên môn hoá, giúp các doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh ở thị trường trong nước, đồng thời có khả năng vươn ra thị trường nước ngoài chia sẻ thị trường khu vực. Vinalines là một Tổng công ty mạnh giữ vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước trong cơ chế thị trường. Hiện nay, Vinalines đã được triển khai mô hình Công ty mẹ – Công ty con. Thông qua mô hình này có thể điều tiết vốn vào những lĩnh vực quan trọng và theo hững định hướng cần thiết. Vì vậy, để phát huy vai trò chủ đạo, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, Vinalines cần tập trung vào các biện pháp:

Tăng cường công tác quản lý của các doanh nghiệp thành viên: Năng lực quản lý lãnh đạo phụ thuộc chủ yếu vào nhân tố con người. Mỗi doanh nghiệp thành viên cần được sắp xếp, tổ chức, sử dụng và có kế hoạch đào tạo

cán bộ có đủ trình độ thực hiện nhiệm vụ ở các chức danh. Muốn đứng vững trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp thành viên và Vinalines đó là tăng cường công tác quản lý để giảm chi phí đến mức thấp nhất, nắm vững tình trạng kỹ thuật của từng con tàu, từng máy móc thiết bị và công nghệ để vận hành một cách có hiệu quả.

Ngoài ra cần giải quyết tình trạnh “thừa mà vẫn thiếu” như hiện nay. Nghĩa là, trong Vinalines có một bộ phận lao động thừa rất lớn nhưng vẫn phải trả lương, bảo hiểm xã hội,…đó phần lớn là những người lớn tuổi, có trình độ chuyên môn cũng như tiếng Anh hạn chế do lịch sử để lại mà lại chưa đến tuổi nghỉ hưu nên phải bố trí làm việc trong các công việc đơn giản hoặc văn phòng. Trong khi đó trước những yêu cầu mới, Vinalines lại thiếu những cán bộ có năng lực, trình độ để làm việc. Vì vậy, cần phải có chính sách để giải quyết tình trạng này, nhanh chóng tuyển dụng thêm những lực lượng trẻ có năng lực đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Nhà nước cần có chế tài phù hợp để giúp các trung tâm huấn luyện và đào tạo thuyền viên hoạt động có hiệu quả. Phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cơ quan chức năng và các công ty vận tải biển trong việc đào tạo, huấn luyện đội ngũ sĩ quan, thuyền viên làm việc trên các tàu biển đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Đối với các sĩ quan và thuyền viên làm việc trên các tuyến hàng hải quốc tế, cần có chính sách trả lương theo hiệu quả kinh doanh của tàu, có thể cao hơn mức quy định. Ngoài ra cần phải có thêm các chính sách phụ cấp và khuyến khích tài chính cao hơn nữa đối với sĩ quan, thuyền viên như phụ cấp độc hại (với các tàu chở dầu), phụ cấp khó khăn nguy hiểm, phụ cấp đắt đỏ… Có chế độ thưởng cho thuyền viên phát huy sáng kiến, tự sửa chữa được những hư hỏng trên tàu. Nới rộng hơn hạn ngạch hàng hoá miễn thuế nhập khẩu sau mỗi lần đi biển xa của các sĩ quan, thuyền viên.

3.2.2. Khai thác thông tin và cung cấp kịp thời các nguồn thông tin về khách hàng, cảng, chủ tàu, đại lý môi, giới.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế trong khu vực và gia nhập WTO, Vinalines phải biết cách khai thác thông tin và cung cấp kịp thời các nguồn thông tin về khách hàng, cảng, chủ tàu, đại lý môi, giới. Để làm được như vậy, Vinalines cần phải trở thành một tập đoàn lớn với một mạng lưới rộng khắp, để cung ứng các dịch vụ với chất lượng cao, khai thác bạn hàng có hiệu quả và luôn đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.

Vì thế, cần chú trọng đến công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển, phát triển công nghệ thông tin sẽ làm thay đổi bộ mặt của doanh nghiệp, tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải đầu tư cho công nghệ thông tin, đầu tư những công nghệ mới nhất, trang bị tiên tiến nhất để kịp thời liên lạc, trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp thành viên trong Vinalines, giữa các doanh nghiệp với các cảng, các hãng tàu và những nơi giao nhận hàng trên toàn thế giới.

3.2.3. Đa dạng hoá dịch vụ, đơn giản, gọn nhẹ, hiện đại và mở rộng dịch vụ ra nước ngoài.

Các doanh nghiệp thành viên của Vinalines hoạt động trong lĩnh vực cung cấp vận tải biển hiện nay đang có xu hướng đa dạng hoá trong dịch vụ của mình như vừa làm chủ tàu, đại lý chủ tàu, vừa làm đại lý vận tải, đại lý thuê tàu và môi giới hàng hoá hoặc vừa làm dịch vụ cung ứng vừa làm đại lý tàu, đại lý sửa chữa theo xu hướng chung của thế giới để tồn tại. Các dịch vụ này hỗ trợ nhau trong một chu trình khép kín.Các nhà cung cấp dịch vụ có xu hướng phát triển dịch vụ hoàn chỉnh, hiện đại và đơn giản trong mọi quy trình để có thể nhận dịch vụ một cách trọn gói. Xu hướng điện tử hoá đang được áp

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 19/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí