Các Lý Thuyết Áp Dụng Trong Nghiên Cứu


Từ những phân tích ở trên, hành vi sai lệch của học sinh THPT được tiếp cận trong luận án này là các hành vi sai lệch nhóm gắn với nhóm phi chính thức của học sinh THPT. Các hành vi sai lệch nhóm được nghiên cứu sẽ tập trung cụ thể vào một số dạng thức có thể dễ dàng nhận biết đối với học sinh THPT, bao gồm đi xe đèo ba, vượt đèn đỏ, lạng lách đánh võng, cổ vũ đua xe, không đội mũ bảo hiểm, đánh nhau ở trường, chơi bài ăn tiền, hái hoa bẻ cành nơi công cộng, chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.


2.2. Các lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu

2.2.1. Lý thuyết sinh thái xã hội


Lý thuyết sinh thái xã hội là một hình thức cơ bản của quan điểm-lý thuyết hệ thống. Tên gọi xuất phát từ lý thuyết hệ thống và lý thuyết hệ thống môi sinh. Nền tảng của lý thuyết dựa trên lý thuyết hệ thống là việc chú ý đến tác động diễn ra bên trong các hệ thống và giữa các hệ thống với nhau và khoa học về môi sinh có nghĩa là chú ý đến tác động qua lại và sự thích ứng của vạn vật vào môi trường xung quanh. Tư tưởng triết học Đông phương (Kinh Dịch), vạn vật không ngừng chuyển động, tương tác, và ảnh hưởng lẫn nhau, tạo nên sự quân bình rất tinh tế. Phối hợp thuyết hệ thống và khoa học về môi sinh, thuyết sinh thái xã hội chú ý vị trí của cá nhân trong môi trường sống.

Tiếp cận sinh thái có nguồn gốc từ quan niệm của Lewinian, cho rằng: hành vi là một hoạt động của con người có sự tương tác với môi trường của họ. Điều này quan trọng vì con người không sống biệt lập mà luôn luôn sống trong cộng đồng, và tác động qua lại giữa các hệ thống con người và môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến an sinh của cá nhân và của xã hội [34].

Ở Việt Nam quan điểm lý thuyết sinh thái xã hội chủ yếu được đề cập đến với tên gọi Trường phái xã hội học Chicago [18]. Xuất phát điểm của các học giả tại trường Đại học Chicago đại diện xây dựng nên lý thuyết này nhằm lý giải đời sống xã hội bằng các khái niệm vay mượn của các lý thuyết tiến hóa sinh học mà điển hình là bài viết của Robert Park về đời sống đô thị xuất bản năm 1916. Tuy nhiên


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

sau đó lần đầu tiên hệ thống lý thuyết này đã được Amos Hawley trình bày với nội dung chắc chắn, khung lý thuyết mạnh và có hệ thống, và một vị trí xác định với tư cách là một lĩnh vực nghiên cứu các vấn đề cơ bản của xã hội học. Hawley đã công bố cuốn sách “Sinh thái học xã hội: Một lý thuyết về cấu trúc cộng đồng” năm 1950 để lập luận rằng “sự thích ứng với môi trường là một hiện tượng có tính chất tập thể”, và rằng “sự thích ứng đó được thực hiện chỉ thông qua tổ chức”; theo đó, cá nhân chỉ là một cái gì đó chiếm một vị trí của một vai trò xã hội trong cấu trúc xã hội – “cá nhân đến rồi đi, nhưng cấu trúc thì vẫn còn” (Hawley 1992:3, 13, dẫn lại từ [18], trang 24). Với việc xem xét “tổ chức xã hội như đang tiến triển trên đường cong logistic và bị quy định bởi tỉ số đầu vào/đầu ra và bởi vị trí của đường tiệm cận là cái cũng thay đổi theo những thay đổi của môi trường”, ông lập luận rằng “nguồn gốc của hầu như mọi trục trặc về xã hội có thể được quy về việc rối loạn chức năng hay không thực hiện chức năng của các tổ chức” (Hawley 1992:8, 13, dẫn lại từ [18], trang 25).

Môi trường xã hội trong lý thuyết này thể hiện ở 3 cấp độ: Vi mô, trung mô và vĩ mô. Cấp vi mô là bản thân những hệ thống vi mô trong cuộc sống của cá nhân đó, gồm gia đình, bạn bè… Cấp trung mô là những quan hệ tương tác giữa các hệ thống vi mô có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên cá nhân, gồm mối liên lạc giữa gia đình và nhà trường, giữa gia đình và bạn bè… Cấp vĩ mô được xem xét trên bình diện chính trị, kinh tế, văn hóa có ảnh hưởng đến cá nhân, gồm các thiết chế, chính sách của nhà nước. Lý thuyết hệ thống và sinh thái học tạo được cách tiếp cận thống nhất từ các quan điểm khác nhau của tâm lý học, xã hội học và phát triển cộng đồng. Bên cạnh đó, thuyết này mang tính tương tác, giúp thúc đẩy sự tìm hiểu về tác động giữa các cá nhân với hệ thống, cho phép có sự tích hợp các quan điểm lý luận. Tuy nhiên, thuyết này không mang tính mô tả, không cho biết rõ hành động cụ thể cần phải làm là gì. Ngoài ra, đây là một lý thuyết tổng quát, khó áp dụng vào các tình huống cụ thể, quá nhấn mạnh đến tính đoàn kết và bền vững xã hội.

Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội - 9

Nói cách khác, như được phân tích và nhấn mạnh trong bài tổng luận của tác giả Vũ Mạnh Lợi, cách nhìn của Hawley giúp ích trong việc lý giải và tìm hiểu hệ


thống xã hội đang tồn tại vận hành như thế nào, các tổ chức xã hội hoạt động và tiến triển trong thế cân bằng ổn định, bao gồm cả cân bằng động, như thế nào [18]. Điểm yếu căn bản nhất trong lý thuyết của Hawley là việc thiếu khả năng dự báo một cách thuyết phục những biến đổi xã hội mạnh mẽ và đột ngột, gắn với xu hướng ủng hộ và biện minh cho bất cứ điều gì đang tồn tại trong quan điểm chức năng. Bản thân ông cũng lưu ý “có lẽ sự bảo vệ tốt nhất chống lại việc áp dụng sai cách tiếp cận ở mức vĩ mô là việc duy trì tính mở của hệ thống xã hội” (Hawley 1992:13, dẫn lại từ [18], trang 26).

Chính vì vậy, lợi điểm lớn nhất của lý thuyết này là giúp đưa ra những dự báo cho các biến đổi xã hội dần dần, là một cách tiếp cận chú ý tới các quá trình và hiện tượng xã hội như kết quả của mối tương tác giữa bốn yếu tố Dân số, Tổ chức xã hội, Môi trường, Công nghệ được hiểu theo nghĩa rộng của mỗi khái niệm. Trong khi những ý tưởng của sinh thái học xã hội đặc biệt hữu ích trong việc nghiên cứu sự phát triển đô thị, trong phạm vi luận án này, lý thuyết theo quan điểm của Hawley cung cấp một hướng nhìn về môi trường con người nói chung và mối quan hệ tương tác giữa con người và môi trường nói riêng, để tìm kiếm cơ sở nhận diện và cách lý giải cho khả năng phòng ngừa, can thiệp, né tránh các hành vi có nguy cơ lệch chuẩn và vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên. Đó là 05 cấp độ bảo vệ gồm Nhà nước với hệ thống luật pháp, Cộng đồng với hệ thống dư luận xã hội gắn liền với những phong tục, tập quán và thái độ của cộng đồng, Nhà trường với hệ thống giáo dục trang bị không chỉ kiến thức học thuật mà cả những kỹ năng sống và phòng tránh các hành vi nguy cơ, Gia đình với sự gắn bó tâm lý – tình cảm chi phối tới nhận thức và năng lực hành vi của con cái, và Bản thân người chưa thành niên với năng lực nhận biết, kỹ năng xử lý trước các nguy cơ có khả năng gây hại cho bản thân hoặc sai lệch trước các chuẩn mực xã hội tích cực. Trong đó, việc xem xét nhóm phi chính thức trong nhà trường được đặt ra với tư cách là một cơ chế tương tác xã hội đan xen giữa yếu tố Nhà trường và Bản thân người chưa thành niên, bên cạnh vai trò điều tiết và kiểm soát của hệ thống Nhà nước – Cộng đồng – Gia đình.


2.2.2. Lý thuyết kết giao khác biệt


Thuyết tương tác biểu trưng là chủ thuyết tập hợp các dòng lý thuyết dưa trên quan điểm xem xã hội như một sản phẩm tương tác liên tục khả biến của cá nhân trong các bối cảnh khác nhau [86]. Theo nghĩa cơ bản, xã hội dựa trên các quan hệ xã hội người – người tham gia tương tác với nhau, vì thế những sai lệch xã hội suy cho cùng theo mô hình này cũng xuất phát từ những hành động xã hội thường nhật và phản ứng của con người với nhau. Mặt khác thuyết tương tác biểu trưng đặt con người vào quá trình tương tác xã hội mà trong đó các tiêu chuẩn văn hóa thay đổi do vậy sự sai lệch xã hội được áp dụng với mức độ linh hoạt ([29], trang 112).

Với cách tiếp cận như vậy, sai lệch xã hội là một phạm trù mang tính lịch sử và khu vực, trong khuôn khổ của một nền văn hóa thì một hành vi có thể là lệch chuẩn, song ở một không gian văn hóa khác, hành vi đó lại được coi là phù hợp với chuẩn mực xã hội. Hơn nữa, các chuẩn mực xã hội luôn biến đổi, do đó quan niệm và sai lệch xã hội cũng vận động không ngừng [16]. Những thành viên thuộc Trường phái Chicago xem xét hiện tượng sai lệch như một phần của quá trình học hỏi bình thường trong sự chuyển giao văn hóa. Từ đó sự truyền đạt văn hóa (cultural transmission) định hình và trở thành một trường phái của tội phạm học chủ trương rằng các hành vi phạm tội được một người học thông qua tương tác xã hội. Trường phái này cũng còn được biết đến với tên gọi “thuyết học lại từ xã hội” đã nhấn mạnh tới vai trò của cộng đồng và xã hội hoá trong việc đưa tới việc học các mẫu hành vi phạm tội và các giá trị trợ giúp cho hành vi đó. Theo luận thuyết này, hành vi vi phạm pháp luật là sản phẩm của môi trường xã hội, không phải là đặc tính bẩm sinh của một số người đặc biệt.

Những năm 1930-1940 các nhà xã hội học tội phạm bắt đầu chú ý hơn đến mối liên hệ giữa cá nhân và các quá trình xã hội cơ bản như giáo dục, đời sống gia đình và các quan hệ bạn bè. Họ phát hiện ra rằng những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong các gia đình có mâu thuẫn, không được thụ hưởng sự giáo dục đầy đủ và có quan hệ mật thiết với bạn bè xấu thì rất có khả năng phạm tội. Nhà xã hội học


Edwin Sutherland sử dụng thuật ngữ sự kết giao có phân biệt (differential association) để đưa ra một trong những hình thức của thuyết học lại từ xã hội ra đời sớm nhất (năm 1939).

Với đặc thù là một lý thuyết thuộc trường phái tương tác biểu trưng, lý thuyết kết giao khác biệt của Sutherland hướng đến lý giải quá trình sai lệch xã hội được tạo dựng qua con đường hấp thụ (tức là học lại) các quan điểm, giá trị xã hội hiện hành ([29], trang 110). Ông cho rằng việc “ngâm mình” trong các quan điểm có lợi cho hành vi phạm tội dẫn đến chuyện vi phạm các chuẩn mực. Nói cách khác, khuynh hướng hành xử tuân thủ hay lệch chuẩn của một cá nhân tùy thuộc vào thời gian và cường độ của sự tiếp xúc với những người tuân thủ hay từ chối những hành vi chuẩn mực. Ví dụ một người sống trong môi trường có nhiều bạn đồng lứa luôn có hành động xấu thì dễ tiếp thu hành động ấy. Tệ nạn xã hội và sự sai lệch xã hội có quan hệ trực tiếp và gián tiếp thông qua hệ giá trị và chuẩn mực xã hội [41].

Sutherland đã chỉ ra 9 nguyên lý của “thuyết kết giao khác biệt”.

1. Hành vi phạm tội là sự học lại. Tội phạm không phải do bẩm sinh hay thừa kế gen. Bất kì ai cũng có thể học lại hành vi phạm tội từ xã hội dẫn đến phát sinh tội phạm.

2. Hành vi phạm tội được học từ trong sự tiếp xúc, trong quá trình giao tiếp với những người khác.

3. Nội dung cơ bản của việc học lại của hành vi phạm tội xảy ra trong nhóm người có quan hệ mật thiết.

4. Khi hành vi phạm tội được học lại từ người khác, việc học lại bao gồm: Kĩ năng thực hiện tội phạm (trong một số trường hợp, những kĩ năng này rất phức tạp hoặc đơn giản), sự chỉ dẫn về động cơ, dàn xếp, sự hợp lý hoá, thái độ.

5. Việc học kĩ năng thực hiện tội phạm, sự chỉ dẫn về động cơ, dàn xếp... được học từ những khái niệm mà pháp luật quy định để xem xét có lợi hay không có lợi cho người phạm tội.

6. Một người phạm tội vì mục đích có lợi chứ không phải phạm tội vì bất lợi.


7. Các nhóm khác biệt có thể đa dạng về tần số hoạt động, sự ưu đãi, khoảng thời gian và cường độ giao tiếp.

8. Hành vi phạm tội do học lại liên quan đến tất cả các cơ chế trong bất kì hình thức học lại nào.

9. Nếu hành vi phạm tội thể hiện những nhu cầu và giá trị phổ biến thì nó không được giải thích bởi những nhu cầu và giá trị phổ biến đó vì khi ấy hành vi không phải là tội phạm đã có cùng nhu cầu và giá trị phổ biến.

Nếu như Sutherland có luận điểm rằng cá nhân bắt chước thái độ cũng như tư tưởng phạm tội từ những kẻ đã từng phạm tội thì một đại biểu khác là Walter Reckless cho rằng tội phạm là hệ quả của việc cá nhân đã phát triển một hình ảnh lệch lạc về bản thân mình và điều đó khiến họ không thể kiểm soát nổi những hành vi lệch chuẩn của mình. Nhìn chung khuynh hướng này chý ý đến quá trình xã hội hóa cá nhân. Theo đó họ cho rằng hành vi phạm tội là hệ quả tất yếu của sự thất bại trong quá trình xã hội hóa cá nhân ([16], trang 300).

Như vậy, thuyết kết giao khác biệt đã cung cấp một hướng tiếp cận nghiên cứu hiện tượng sai lệch xã hội và tội phạm dưới cả góc độ cá nhân và xã hội. Tuy nhiên, thuyết này cũng có hạn chế là không giải thích được nguyên nhân của tội phạm cho mọi trường hợp phạm tội. Có thể thấy rằng học thuyết này đã lý giải vấn đề tại sao một người phạm tội, nhưng vẫn chưa lý giải được tại sao người đó vẫn tiếp tục phạm tội.

Lý thuyết kết giao khác biệt của Sutherland được vận dụng vào nghiên cứu việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT cho thấy việc học hỏi các khuôn mẫu hành vi có tính chuẩn mực hay tính lệch chuẩn là một tiến trình xã hội luôn xảy ra trong một nhóm. Khi xem xét nhóm phi chính thức, tính phi chính thức thường được quy gán với tính sai lệch bởi sự gần gũi, có điểm chung về việc chấp nhận thử thách về một hành vi hoặc giá trị không chính thống, không chính quy, khác biệt với chuẩn mực xã hội hiện hành. Nếu nhìn theo quan điểm của Sutherland, nhóm phi chính thức có thể làm cho các thành viên của nó dễ có hành vi sai lệch gắn với tình trạng bị lôi kéo. Tuy nhiên, quan điểm đó cũng để


ngỏ một hướng nhìn theo chiều ngược lại; đó là việc liệu một cá nhân có quá trình xã hội hóa thành công, có cơ hội tiếp xúc với những cá nhân tích cực, những người có khả năng nhận biết hành vi lệch chuẩn tốt hơn, có mối quan hệ mật thiết với bạn bè tốt, có giáo dục đầy đủ, có đời sống gia đình lành mạnh, thì có thể tránh khỏi việc tham gia thực hiện hành vi sai lệch. Theo cách tiếp cận thứ hai này, nhóm phi chính thức có thể là một cơ hội giúp thành viên của nó thoát khỏi sự sai lệch nếu đó là một nhóm phi chính thức tích cực cung cấp không gian sáng tạo, năng động và đa dạng phù hợp với những giá trị tinh thần và hành động xã hội của thanh thiếu niên.


2.2.3. Lý thuyết tương tác xã hội


Với mục đích tìm hiểu và giải thích các vấn đề liên hệ đến cá nhân và nhóm nhỏ theo đề tài về việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT, nghiên cứu này cũng xem xét vận dụng một lý thuyết xã hội học vi mô với việc nhấn mạnh vai trò chủ động, tích cực và có ý thức của cá nhân được thể hiện trong các tương tác xã hội.

Lý thuyết vi mô cho rằng, xã hội được cấu tạo bởi những con người với những mục đích cụ thể của họ, bản chất của xã hội mang tính nhân văn và xã hội do con người kiến tạo nên bởi các quan hệ xã hội của nó. Các quan hệ xã hội là yếu tố quyết định tạo ra xã hội. Các lý thuyết xã hội học vi mô đều bắt nguồn từ việc nghiên cứu hành vi, hành động, tương tác, quan hệ xã hội giữa con người trong phạm vi và quy mô nhỏ để từ đó khái quát và suy rộng ra xã hội lớn, xã hội tổng thể.

Các nhà xã hội học nghiên cứu các tương tác hàng ngày được cấu trúc bởi vì qua đó đem lại hiểu biết sâu sắc về cách thức các thiết chế xã hội được sản sinh. Những khía cạnh bình thường của hành vi hàng ngày của chúng ta nếu được xem xét kỹ lưỡng lại trở thành những khía cạnh phức tạp và quan trọng của tương tác xã hội. Những công việc hàng ngày của chúng ta luôn luôn diễn ra với sự tương tác với những cá nhân khác. Thông qua việc nghiên cứu sự tương tác này, chúng ta có thể học được nhiều điều về bản thân chúng ta, về đời sống xã hội của chúng ta. Việc


nghiên cứu đời sống hàng ngày cũng làm sáng tỏ cách thức chúng ta hoạt động sáng tạo để tạo nên hiện thực.

Xuất phát từ thực tế mỗi cá nhân trong đời sống xã hội phải tương tác với người khác dưới nhiều hình thức và cấp độ khác nhau để tồn tại, có nhiều các lý thuyết khác nhau đưa ra cách lý giải khác nhau [26]. Trong đó lý thuyết xã hội học của G. Simmel có ảnh hưởng đặc biệt tới xã hội học vi mô nghiên cứu quá trình tương tác xã hội trong nhóm nhỏ, nhóm lớn hơn và xã hội nói chung [11].

Theo Simmel, xã hội học có nhiệm vụ nghiên cứu các mối liên hệ, quan hệ xã hội tức là mối tương tác xã hội giữa các cá nhân hay các nhóm người. Cấp độ phân tích cơ bản của xã hội học là cá nhân và nhóm người. Nhưng xã hội học không nghiên cứu những đơn vị tương tác xã hội cụ thể như nhóm bạn bè, hôn nhân và gia đình mà nghiên cứu các quy luật tương tác của nhóm nhỏ, không nghiên cứu các đơn vị tổ chức xã hội cụ thể mà nghiên cứu các quy luật của hình thức tổ chức chính thức và tổ chức phi chính thức ([11], trang 167, 169).

Simmel đưa ra khái niệm tương tác xã hội, chú ý tới hình thức tương tác và các loại tác nhân trên cơ sở đó giải thích các hình thức quan hệ xã hội trong các nhóm hai người, ba người và vai trò của “kẻ lạ” trong việc hình thành và biến đổi các quan hệ, liên kết trong nhóm cũng như giữa các nhóm xã hội thành nhóm lớn (xã hội). Theo quan niệm của Simmel, xã hội được cấu thành từ các cá nhân và các nhóm xã hội. Mỗi nhóm gồm các cá nhân tương tác với nhau một cách có ý thức vì những mục đích, động cơ và lợi ích khác nhau của họ. Xã hội vừa tồn tại ngoài cá nhân, ngoài nhóm; vừa thông qua sự tương tác xã hội và hành động có ý thức của các cá nhân. ([11], trang 168).

Simmel viết “các nhóm xã hội rất khác nhau về mục tiêu và ý nghĩa, mặc dù vậy vẫn có thể cho thấy những hình thức rõ ràng của hành vi của các thành viên đối với nhau… Nhưng dù các lợi ích mà vì nó các mối liên hệ đó xuất hiện có đa dang và phong phú đến đâu thì các hình thức trong đó các lợi ích được hiện thực hóa vẫn có thể giống nhau.” (Simmel, 1950: tr.22, dẫn lại từ [11], trang 169). Ông đặc biệt chú ý đến các xung đột trong các nhóm nhỏ không mang tính chất kinh tế. Thí dụ,

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 14/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí