Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Lối Sống Văn Hóa Cho Học Sinh Trường Ptdtnt

- Biết cư xử có văn hóa với con người và môi trường xung quanh. Tích cực xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp.

- Trong văn hóa thẩm mỹ phải biết trân trọng các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa mới. Không tiếp nhận các giá trị văn hóa độc hại. Tham gia mạng internet phải có sự chọn lọc về nội dung.

- Tôn trọng pháp luật, có lối sống văn minh. Chấp hành luật an toàn giao thông.

- Biết lên án những hiện tượng, hành vi thiếu văn hóa và không chấp hành các quy định của pháp luật.

- Biết tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa cho người thân và cộng đồng.

Phương pháp giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh phổ thông

Nhóm phương pháp tác động vào nhận thức, tình cảm: Làm gương, tuyên truyền, giáo dục, giảng giải, thảo luận, đàm thoại, khuyên răn, kể chuyện.

Nhóm phương pháp tổ chức các hoạt động thực tiễn: Giao việc, rèn luyện, tập thói quen.

Nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi: Thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt, tạo dư luận.

Các hình thức giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh phổ thông

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Các hình thức giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh phổ thông hiện nay rất phong phú, đa dạng, chủ yếu là các hình thức cơ bản sau:

- Hình thức giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh thông qua việc tuyên truyền, giáo dục trong các giờ dạy trên lớp của các giáo viên bộ môn bằng cách giảng dạy tích hợp và lồng ghép các nội dung giáo dục lối sống văn hóa vào các môn học đặc thù như Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Mỹ thuật, Âm nhạc... Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn còn phải giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh ngay trong các giờ dạy, cụ thể giáo viên cần phải làm gương trong lời nói, trang phục, cách ứng xử phù

Quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn - 4

hợp với các chuẩn mực văn hóa mà xã hội đã thừa nhận. Thông qua đó giáo viên dần dần trở thành tấm gương cho học sinh noi theo và hình thành nên thói quen có lối sống văn hóa.

- Hình thức giáo dục lối sống có văn hóa cho học sinh qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các cuộc thi, các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề, các câu lạc bộ. Qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo từng chủ đề giúp cho học sinh nhận thức đầy đủ về mục đích và ý nghĩa của các hoạt động theo từng chủ đề, giúp các em hình thành tư tưởng, tình cảm và hứng thú trong hoạt động từ đó hình thành nên lối sống văn hóa. Các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề giúp các em có cơ hội được trải nghiệm và nhận thức về lối sống có văn hóa.

- Hình thức giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh qua sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình và các lực lượng xã hội khác trong đó nhà trường giữ vai trò nòng cốt, gia đình và các lực lượng xã hội khác giữ vai trò đồng hành trong việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh.

- Hình thức giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh thông qua việc xây dựng cảnh quan môi trường có văn hóa, có ý nghĩa giáo dục đối với học sinh. Các khẩu hiệu tuyên truyền, kêu gọi về lối sống văn minh, văn hóa được trang trí hợp lý trong lớp học, trong khuôn viên nhà trường hàng ngày sẽ giúp học sinh thường xuyên được nhắc nhở, tiếp cận từ đó dần hình thành thói quen trong việc thực hiện một nếp sống có văn hóa.

Quá trình giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh phổ thông có rất nhiều hình thức đa dạng và phong phú nhưng cốt lõi vẫn phải đạt tới mục đích biến thành quá trình tự giáo dục. Lối sống có văn hóa phải trở thành một thói quen thực hiện của học sinh một cách chủ động và tự giác trong các mối quan hệ hàng ngày với gia đình, thầy cô, bạn bè, xã hội và môi trường sống từ đó có thể hoàn thiện nhân cách của học sinh.

1.3. Quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT

1.3.1. Cơ sở pháp lý của việc quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT

1.3.1.1. Một số quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng về giáo dục đạo đức và lối sống văn hóa:

Học sinh phổ thông nói chung và học sinh trường PTDTNT nói riêng là lứa tuổi đang được học tập rèn luyện trong các nhà trường nhằm nâng cao phẩm chất trí tuệ, phát triển toàn diện và hoàn thiện nhân cách để trở thành con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng được yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy việc giáo dục nhân cách nói chung và giáo dục lối sống văn hóa nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, coi trọng.

Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã nêu rõ: “Coi trọng giáo dục đạo lý làm người, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa, lịch sử dân tộc và bản sắc dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của mỗi người và tiền đồ của đất nước, bồi dưỡng ý thức và năng lực phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” [12, tr.16].

Trên cơ sở kế thừa Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, để đáp ứng được tình hình mới trên Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI đã xác định: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ, khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" [12, tr.20].

1.3.1.2. Một số hệ thống Luật và văn bản về giáo dục và giáo dục lối sống văn hóa:

Luật Giáo dục 2005 đã chỉ ra rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các

kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc [7, tr.11].

Trong Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ:

Điều 40. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của học sinh.

1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của học sinh trung học phải đảm bảo tính văn hóa, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học.

2. Trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở trường.

Điều 41. Các hành vi học sinh không được làm

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.

3. Làm việc khác; sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học; hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục.

4. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

5. Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi truỵ; đưa thông tin không lành mạnh lên mạng; chơi các trò chơi mang tính kích động bạo lực, tình dục; tham gia các tệ nạn xã hội.

Riêng đối với trường PTDTNT Bộ Giáo dục và Đào tạo có Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành theo Quyết định số: 49 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó Điều 2 của Quy chế nêu rõ:

Điều 2. Mục tiêu, vai trò và tính chất của trường phổ thông dân tộc nội trú

1. Nhà nước thành lập trường PTDTNT cho con em các dân tộc thiểu số, con em các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này.

2. Trường PTDTNT có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số.

3. Trường PTDTNT là loại trường chuyên biệt mang tính chất phổ thông, dân tộc và nội trú.

Nội dung giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT được quy định tại Điều 4 của quy chế này, cụ thể:

Điều 4. Nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc nội trú.

Trường PTDTNT thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường trung học và các nhiệm vụ sau đây:

1. Tuyển sinh đúng đối tượng theo chỉ tiêu kế hoạch được giao hằng năm.

2. Giáo dục học sinh về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số và đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

3. Giáo dục lao động và hướng nghiệp, giúp học sinh định hướng nghề phù hợp với khả năng của bản thân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giáo dục học sinh ý thức phục vụ quê hương sau khi tốt nghiệp.

4. Tổ chức đời sống vật chất, tinh thần cho học sinh PTDTNT.

5. Có kế hoạch theo dõi số học sinh đã tốt nghiệp nhằm đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục.

Như vậy có thể nhận định rằng việc quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT là một nội dung quan trọng trong quá trình giáo dục của nhà trường nhằm giáo dục toàn diện nhân cách học sinh đáp ứng được các mục tiêu giáo dục của Đảng, Nhà nước và các tiêu chuẩn, quy định của ngành giáo dục.

1.3.2. Vai trò, nhiệm vụ của Hiệu trưởng đối với công tác quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng được quy định cụ thể trong Luật Giáo dục năm 2005 và Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học.

Luật Giáo dục quy định: Đi ều 5 4 . Hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.

2. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học.

3. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận Hiệu trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các trường ở các cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đối với cơ sở dạy nghề do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quy định.

Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quyền hạn của Hiệu trưởng như sau:

1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;

c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen

thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;

i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;

k) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra với đặc thù là trường PTDTNT, người Hiệu trưởng trường PTDTNT còn có quyền hạn và trách nhiệm được quy định tại có Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành theo Quyết định số: 49 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể Điều 20 của Quy chế này nêu rõ:

Điều 20. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng

1. Nắm vững quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

2. Biết sử dụng ít nhất một thứ tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương trong giao tiếp.

3. Giáo dục cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh ý thức tôn trọng, bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn trọng phong tục, tập quán văn hoá của các dân tộc thiểu số.

4. Được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.

Như vậy Hiệu trưởng phải là người xây dựng kế hoạch, tổ chức việc thực hiện kế hoạch, có biện pháp quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện tốt hai nhiệm vụ cơ bản của nhà trường là hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục trong đó hoạt động giáo dục học sinh được xem là nền tảng để phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện hoạt động giáo dục của nhà trường trong đó có công tác quản lý giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa. Việc quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa của học sinh thực chất là giáo dục đạo đức và nhân cách cho học sinh, hướng học sinh đến những cái hay, cái đẹp trong đời sống hàng ngày từ đó tạo nên nét đẹp trong văn hóa học đường.

1.3.3. Nội dung công tác quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT

Nội dung công tác quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT thực chất là việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá của Hiệu trưởng về công tác quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh. Kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh thực chất chính là phần lớn của công tác giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh.

Công tác xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào thực trạng lối sống văn hóa của học sinh hiện nay của một đơn vị trường học. Căn cứ vào các quy định của ngành, của trường về các chuẩn mực văn hóa, những chuẩn mực mà xã hội đã thừa nhận mà học sinh phải thực hiện. Đánh giá được thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh, các tác động của môi trường xã hội, những điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện nguồn nhân lực để thực hiện công tác giáo dục nói chung và hành vi giáo tiếp có văn hóa nói riêng. Từ đó có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, từng cá nhân một cách hợp lý để đạt mục tiêu giáo dục đề ra. Khi đã phân công trách nhiệm cụ

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 28/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí