Từ Ngày 15/10/1993 Đến Ngày 01/7/2004 (Ngày Luật Đất Đai Năm 2003 Có Hiệu Lực Thi Hành)

Tuy nhiên, việc xử lý kỷ luật quy định trong Điều này do cơ quan chính quyền quyết định theo phân cấp quản lý cán bộ. Trong giai đoạn này, việc xử lý kỷ luật cán bộ có vi phạm pháp luật đất đai không được là bao.

Nếu hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm thì bị xử phạt theo Bộ luật Hình sự.

Như vậy, từ trước khi Quốc hội ban hành Luật Đất đai năm 1993 thì các chế tài để xử lý đối với hành vi vi phạm hành chính chưa được quy định cụ thể và chưa rõ ràng; chỉ từ khi Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành, thì Chính phủ mới ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

1.2.2.2. Từ ngày 15/10/1993 đến ngày 01/7/2004 (ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành)

* Luật Đất đai năm 1993 có sự thay đổi căn bản so với Luật Đất đai năm 1988. Theo đó, Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng ổn định, lâu dài. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, để lại quyền thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất. Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi đất. Chính vì thế hình thức, biện pháp xử lý vi phạm hành chính về đất đai cũng có sự thay đổi. Điều 85, Điều 86, Điều 87 Luật Đất đai năm 1993 quy định:

- Người nào lấn chiếm đất, huỷ hoại đất, chuyển quyền sử dụng đất trái phép hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật đất đai, thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc vượt quá quyền hạn giao đất, thu hồi đất, cho phép chuyển quyền, chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy định của pháp luật, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật đất đai, quyết định xử lý trái pháp luật hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Người nào có hành vi vi phạm pháp luật đất đai mà gây thiệt hại cho người khác thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại Điều 86 và Điều 87 của Luật này, còn phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

* Thực hiện Luật Đất đai năm 1993, ngày 10/01/1997 Chính phủ đã ban hành Nghị định 04/CP ngày 10/01/1997 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai.

Nghị định số 04/CP đã quy định cụ thể các hành vi vi phạm, mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền; cụ thể như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

- Nghị định này đã quy định cụ thể 14 hành vi vi phạm bị xử phạt, gồm:

+ Sử dụng đất không đúng mục đích;

Vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục - 5

+ Lấn chiếm đất đai;

+ Làm giảm khả năng sản xuất đất nông nghiệp, lâm nghiệp;

+ Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác.

+ Tự ý chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

+ Tự ý chuyển đổi, chuyển nhượng đất sử dụng không hợp pháp.

+ Cho thuê đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản trái với quy định tại Điều 78 Luật Đất đai

+ Cố tình không kê khai, đăng ký hoặc kê khai đăng ký sử dụng đất không đúng loại, hạng đất.

+ Kéo dài thời hạn bồi thường thiệt hại cho người sử dụng đất bị thu hồi để giao cho mình

+ Vi phạm quy định về nộp lệ phí địa chính

+ Kéo dài thời han chấp hành quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

+ Gây cản trở cho việc giao đất, điều tra, xác định giá đất, đo đạc, lập bản đồ địa chính, xác định mốc giới địa chính, mốc giới trắc địa, thanh tra, xét khiếu tố và giải quyết tranh chấp đất đai.

+ Tự ý di chuyển, làm sai lệch, hư hỏng mốc giới địa chính, mốc giới trắc địa

+ Làm sai lệch các giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất

- Tại Nghị định này, ứng với mỗi mức xử phạt là chủ thể đều có thẩm quyền ra quyết định xử phạt các hình thức cảnh cáo, phạt tiền; Tịch thu tang vật, phương tiện để sử dụng vi phạm hành chính; Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra; Buộc khôi phục lại tình trạng đất như trước khi bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; Đình chỉ các hoạt động gây cản trở cho việc sử dụng đất. Tuy nhiên mức xử phạt tiền cũng như tịch thu giá trị tang vật vi phạm mỗi chủ thể là khác nhau trong đó mức phạt thấp nhất trong lĩnh vực đất đai là 200.000 đồng (do Chủ tịch UBND cấp xã áp dụng) và mức phạt cao nhất là 20 triệu đồng (chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt mức phạt này). Cụ thể, các chủ thể có thẩm quyền xử phạt gồm:

+ Chủ tịch UBND cấp xã;

+ Chủ tịch UBND cấp huyện;

+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh;

+ Thanh tra viên chuyên ngành địa chính đang thi hành công vụ

+ Chánh thanh tra Sở Địa chính;

+ Chánh thanh tra Tổng cục Địa chính;

+ Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan Thanh tra nhà nước chuyên ngành về văn hoá, thông tin, bảo vệ môi trường, đê điều, công trình thuỷ lợi, xây dựng, kiểm lâm, thanh tra quân đội, cảnh sát nhân dân được quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất đai theo phạm vi chức năng quản lý nhà nước của mình.

1.2.2.3. Từ sau 01/7/2004 đến 01/7/2014 (ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành)

Luật Đất đai năm 2003 có bước tiến mới so với Luật Đất đai năm 1993, đó là đã quy định cụ thể hành vi vi phạm pháp luật đất đai của người quản lý đất đai và hình thức, biện pháp xử lý. Nghị định 181/2004/NĐ-CP dành Chương XIII-Phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật đất đai của người quản lý.

* Về xử lý vi phạm pháp luật đất đai đối với người quản lý: Đối tượng bị xử lý vi phạm, gồm:

- Người đứng đầu tổ chức, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định về quản lý đất đai mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

- Cán bộ, công chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và cán bộ địa chính, xã, phường, thị trấn có hành vi vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý đất đai.

- Người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của tổ chức được Nhà nước giao đất để quản lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai đối với đất được giao để quản lý.

Quy định về nguyên tắc xử lý:

- Mọi vi phạm phải được phát hiện, đình chỉ, xử lý kịp thời. Việc xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm gây ra phải được khắc phục theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.

- Hình thức kỷ luật được áp dụng độc lập; biện pháp xử lý trách nhiệm vật chất được áp dụng kèm theo hình thức kỷ luật đối với những hành vi vi phạm có quy định biện pháp xử lý trách nhiệm vật chất được quy định trong Nghị định này. Hình thức, mức độ kỷ luật được xác định căn cứ vào tính chất, mức độ hậu quả của hành vi vi phạm, nhân thân của người có hành vi vi phạm.

- Các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai của cán bộ, công chức khi thực hiện công vụ có liên quan đến quản lý đất đai mà không thuộc các trường hợp quy định tại Mục 2 của Chương XIII thì bị xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Việc xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất phải do người có thẩm quyền quyết định.

- Một hành vi vi phạm chỉ áp dụng một hình thức kỷ luật.

+ Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì từng người vi phạm đều bị xử lý.

+ Một người cùng một lúc thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử lý về

từng hành vi vi phạm và chịu hình thức kỷ luật cao hơn một mức so với hình thức kỷ luật tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

- Thời hạn xử lý kỷ luật trong lĩnh vực quản lý đất đai là ba (03) tháng kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm có những tình tiết phức tạp cần có thời gian để thẩm tra, xác minh thì thời hạn được xem xét kéo dài nhưng không quá sáu (06) tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 9 của Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức. Trong thời hạn xử lý kỷ luật mà cá nhân có hành vi vi phạm mới thuộc các hành vi quy định trong Nghị định này hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử lý kỷ luật thì thời hạn được tính lại kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm mới hoặc từ ngày chấm dứt hành vi cố tình trốn tránh, cản trở việc xử lý kỷ luật.

- Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Về hình thức kỷ luật, biện pháp xử lý trách nhiệm vật chất gồm:

- Các hình thức kỷ luật bao gồm:

+ Khiển trách;

+ Cảnh cáo;

+ Hạ bậc lương;

+ Hạ ngạch;

+ Cách chức;

+ Buộc thôi việc.

- Các biện pháp xử lý trách nhiệm vật chất bao gồm:

+ Buộc bồi thường cho Nhà nước, cho người bị thiệt hại do hành vi vi phạm

gây ra;

+ Buộc hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản tiền mà cơ quan, tổ chức đã bồi

thường cho người bị thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.

Về hành vi vi phạm pháp luật, hình thức xử lý đối với người quản lý đất đai, Nghị định 181 quy định như sau:


vi sau:

Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới hành chính:

- Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới hành chính bao gồm các hành


+ Làm sai lệch sơ đồ vị trí, bảng tọa độ, biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính;

+ Cắm mốc địa giới hành chính sai vị trí trên thực địa.

- Hình thức xử lý kỷ luật được quy định như sau:

+ Có hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì

bị khiển trách, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; cố ý thì bị hạ bậc lương; tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch;

+ Có hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch; tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc.

Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

- Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:

+ Không công bố hoặc chậm công bố quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt; không công bố hoặc chậm công bố việc điều chỉnh hoặc huỷ bỏ kế hoạch sử dụng đất; làm mất, làm sai lệch bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết;

+ Cắm mốc chỉ giới quy hoạch sử dụng đất chi tiết sai vị trí trên thực địa;

+ Để xẩy ra việc xây dựng, đầu tư bất động sản trái quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết trong khu vực đất phải thu hồi để thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt.

- Hình thức xử lý kỷ luật được quy định như sau:

+ Có hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; cố ý thì bị hạ bậc lương; tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức;

+ Có hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách hoặc cảnh cáo, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức, tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc.

Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất:

- Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:

+ Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất không đúng vị trí và diện tích đất trên thực địa;

+ Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được xét duyệt.

- Hình thức xử lý kỷ luật được quy định như sau:

+ Có hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức, tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc;

+ Có hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị hạ ngạch hoặc cách chức; do cố ý thì bị cách chức; tái phạm do cố ý thì bị buộc thôi việc.

Vi phạm quy định về thu hồi đất:

- Vi phạm quy định về thu hồi đất bao gồm các hành vi sau:

+ Không thông báo trước cho người có đất bị thu hồi theo quy định tại Điều 39 của Luật Đất đai; không công khai phương án bồi thường, tái định cư;

+ Thực hiện bồi thường không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường cho người có đất bị thu hồi; làm sai lệch hồ sơ thu hồi đất; xác định sai vị trí và diện tích đất bị thu hồi trên thực địa;

+ Thu hồi đất không đúng thẩm quyền; không đúng đối tượng; không đúng với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt.

- Hình thức xử lý kỷ luật được quy định như sau:

+ Có hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo, cố ý thì bị hạ bậc lương; tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch;

+ Có hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách hoặc cảnh cáo, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức, tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc;

+ Có hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ ngạch; cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức; tái phạm do cố ý thì bị buộc thôi việc.

Vi phạm quy định về trưng dụng đất:

- Vi phạm quy định về trưng dụng đất bao gồm các hành vi sau:

+ Thực hiện bồi thường không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, thời hạn bồi thường cho người có đất bị trưng dụng;

+ Trưng dụng đất không đúng các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 37 của Nghị định này.

- Hình thức xử lý kỷ luật được quy định như sau:

+ Có hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; cố ý thì bị hạ bậc lương, tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức;

+ Có hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch; tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc.

Vi phạm quy định về quản lý đất được Nhà nước giao để quản lý:

- Vi phạm quy định về quản lý đất do được Nhà nước giao để quản lý bao gồm các hành vi sau:

+ Để xẩy ra tình trạng người được pháp luật cho phép sử dụng đất tạm thời mà sử dụng đất sai mục đích;

+ Sử dụng đất sai mục đích;

+ Để đất bị lấn, bị chiếm, bị thất thoát.

- Hình thức xử lý kỷ luật được quy định như sau:

+ Có hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì bị khiển trách hoặc cảnh cáo; tái phạm thì bị hạ bậc lương;

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 30/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí