Giai Đoạn Từ Khi Luật Đất Đai Năm 2013 Có Hiệu Lực Thi Hành (Ngày 01/7/2014) Đến Nay

+ Có hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì bị cảnh cáo; tái phạm thì bị hạ ngạch hoặc cách chức;

+ Có hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; tái phạm thì bị hạ ngạch hoặc cách chức.

Vi phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất:

- Vi phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:

+ Không nhận hồ sơ đã hợp lệ, đầy đủ, không hướng dẫn cụ thể khi tiếp nhận hồ sơ, gây phiền hà đối với người nộp hồ sơ, nhận hồ sơ mà không ghi vào sổ theo dõi;

+ Tự đặt ra các thủ tục hành chính ngoài quy định chung, gây phiền hà đối với người xin làm các thủ tục hành chính;

+ Giải quyết thủ tục hành chính không đúng trình tự quy định, trì hoãn việc giao các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền ký cho người xin làm thủ tục hành chính;

+ Giải quyết thủ tục hành chính chậm trễ so với thời hạn quy định;

+ Từ chối thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hành chính mà theo quy định của pháp luật đã đủ điều kiện để thực hiện;

+ Thực hiện thủ tục hành chính không đúng thẩm quyền;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

+ Quyết định, ghi ý kiến hoặc xác nhận vào hồ sơ không đúng quy định gây thiệt hại hoặc tạo điều kiện cho người xin làm thủ tục hành chính gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và công dân;

+ Làm mất, làm hư hại, làm sai lệch nội dung hồ sơ.

Vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục - 6

- Hình thức xử lý kỷ luật được quy định như sau:

+ Có hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; cố ý thì bị hạ bậc lương; tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức;

+ Có hành vi quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch; tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc;

+ Có hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; cố ý thì bị hạ bậc lương; tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức;

+ Có hành vi quy định tại điểm e và điểm g khoản 1 Điều này thì bị cảnh cáo hoặc hạ ngạch; tái phạm thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc;

+ Có hành vi quy định tại điểm h khoản 1 Điều này do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách hoặc cảnh cáo; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch; tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc.

* Về xử lý vi phạm hành chính đất đai: Sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định 182/2004/N Đ-CP ngày 29/10/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thay thế Nghị định số 04/CP. Tại Nghị định này đã quy định 16 hành vi vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, bao gồm:

+ Sử dụng đất không đúng mục đích;

+ Lấn, chiếm đất;

+ Huỷ hoại đất;

+ Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác;

+ Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai;

+ Tự chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho đối với đất không đủ điều kiện chuyển quyền sử dụng đất;

+ Cố ý đăng ký không đúng loại đất, không đăng ký khi chuyển mục đích sử dụng đất;

+ Chậm thực hiện bồi thường;

+ Chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cho phép;

+ Cố ý gây cản trở cho việc Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất;

+ Không thực hiện đúng thời hạn trả lại đất theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Tự tiện di chuyển, làm sai lệch mốc chỉ giới quy hoạch sử dụng đất; mốc chỉ giới hành lang an toàn của công trình;

+ Làm sai lệch các giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất;

+ Hành nghề tư vấn về giá đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

+ Hành nghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà không đủ điều kiện đăng ký hoạt động hành nghề;

+ Hành nghề dịch vụ về thông tin đất đai mà không đủ điều kiện đăng ký hoạt động, hành nghề dịch vụ về đo đạc và bản đồ địa chính mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép [7].

Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định số 182/2004/NĐ- CP được quy định các chủ thể xử phạt đều có quyền: Phạt cảnh cáo, phạt tiền; tịch thu tang vật, phương tiện để sử dụng vi phạm hành chính; buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra; buộc khôi phục lại tình trạng đất như trước khi bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; đình chỉ các hoạt động gây cản trở cho việc sử dụng đất. Tuy nhiên, mức xử phạt tiền cũng như tịch thu giá trị tang vật vi phạm mỗi chủ thể là khác nhau và so với quy định tại Nghị định 04/NĐ-CP năm 1997 thì mức xử phạt tiền là cao hơn, trong đó mức phạt thấp nhất trong lĩnh vực đất đai được tăng lên từ 200.000 đồng lên đến 500.000 đồng (do Chủ tịch UBND cấp xã áp dụng) và mức phạt cao nhất là 30 triệu đồng (chủ tịch UBND cấp tỉnh và chủ thể bổ sung là Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt mức phạt này). Cụ thể các chủ thể có thẩm quyền xử phạt gồm:

- Chủ tịch UBND cấp xã;

- Chủ tịch UBND cấp huyện;

- Chủ tịch UBND cấp tỉnh;

- Thanh tra viên đất đai đang thi hành công vụ;

- Chánh Thanh tra sở Tài nguyên và Môi trường;

- Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường [7].

Như vậy, so với Nghị định 04/CP ngày 10/01/1997 thì đối tượng áp dụng để

xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm người quản lý và người sử dụng đất; còn đối tượng để xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định tại Nghị định 182/2004/NĐ-CP chỉ là người sử dụng đất, hành vi vi phạm pháp luật về quản lý đất đai của cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và Nghị định về thi hành Luật Đất đai. Trường hợp hành vi có dấu hiệu cấu thành tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Về hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 182/2004/NĐ-CP tăng từ 14 hành vi lên thành 16 hành vi, trong đó bỏ một số hành vi như: Làm giảm khả năng sản xuất đất nông nghiệp, lâm nghiệp; cho thuê đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản trái với quy định tại Điều 78 Luật Đất đai; kéo dài thời hạn bồi thường thiệt hại cho người sử dụng đất bị thu hồi để giao cho mình và bổ sung một số hành vi vi phạm như: Hành nghề tư vấn về giá đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; hành nghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà không đủ điều kiện đăng ký hoạt động hành nghề.

Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thì Nghị định số 182/2004/NĐ- CP chỉ quy định 06 chức danh có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai; còn các cơ quan Thanh tra nhà nước chuyên ngành về văn hoá, thông tin, bảo vệ môi trường, đê điều, công trình thuỷ lợi, xây dựng, kiểm lâm, thanh tra quân đội, cảnh sát nhân dân quy định tại Nghị định 04/CP thì tại Nghị định số 182/2004/NĐ- CP không quy định.

Sau khi Quốc hội thông qua Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 08/3/2007; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02/4/2008; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 105/2009/N Đ-CP ngày 11/11/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Nghị định này đã thay thế Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004. Tại Nghị định này đã quy định 17 hành vi vi phạm hành chính, gồm:

- Sử dụng đất không đúng mục đích;

- Lấn, chiếm đất;

- Huỷ hoại đất;

- Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác;

- Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Tự ý chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với đất không đủ điều kiện;

- Nhận chuyển quyền sử dụng đất nhưng không đủ điều kiện nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Không đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu, không đăng ký biến động quyền sử dụng đất, đăng ký không đúng loại đất, không đăng ký khi chuyển mục đích sử dụng đất, không gia hạn sử dụng đất khi hết hạn sử dụng đất mà đang sử dụng đất;

- Gây cản trở trong việc Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng;

- Không trả lại đất đúng thời hạn theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Tự tiện di chuyển, làm sai lệch, hư hỏng mốc chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốc chỉ giới hành lang an toàn của công trình, mốc địa giới hành chính;

- Làm sai lệch các giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất;

- Chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Chậm hoặc không cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra; cản trở việc thanh tra, kiểm tra về đất đai;

- Hành nghề tư vấn về giá đất mà không thực hiện đúng nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất theo quy định của pháp luật không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

- Hành nghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà không đăng ký hoạt động hành nghề;

- Cung cấp dữ liệu đất đai không đúng quy định của pháp luật [8].

Như vậy, so với Nghị định số 182/2004/N Đ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ

về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 đã loại bỏ một số hành vi vi phạm hành chính như: Chậm thực hiện bồi thường, chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cho phép… và bổ sung một số hành vi vi phạm mới như: Cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với đất không đủ điều kiện. Chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai; cung cấp dữ liệu đất đai không đúng quy định của pháp luật.

Về chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính và mức xử phạt, Nghị định 105/2009/NĐ-CP so với Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đã bổ sung thêm thẩm quyền xử phạt VPHC của Chánh thanh tra Tổng cục Quản lý đất đai; tăng mức phạt tiền của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, trong đó Chủ tịch UBND cấp xã từ 500.000 đồng lên thành 2.000.000 đồng, Chủ tịch UBND cấp huyện từ 20 triệu đồng lên thành 30 triệu đồng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh từ 30 triệu đồng lên thành 500 triệu đồng, Thanh tra viên đất đai đang thi hành công vụ từ 200 nghìn lên thành 500 nghìn, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường từ 20 triệu đồng lên thành 30 triệu đồng và Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường từ 30 triệu đồng lên thành 500 triệu đồng.

Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Đất đai năm 2013 ra đời với nhiều thay đổi đặt ra vấn đề bức thiết cần phải có quy định mới về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thay thế Nghị định 105.

1.2.3. Giai đoạn từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2014) đến nay

Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 29/11/2013 thay thế cho Luật Đất đai năm 2003. Luật Đất đai năm 2013 có những đổi mới căn bản so với Luật Đất đai năm 2003, với 9 nội dung đổi mới chủ yếu là: Quy định cụ thể hơn quyền, trách nhiệm của Nhà nước; quy định cụ thể hơn quyền của người sử dụng đất; hoàn thiện hơn chính sách đất đai với khu vực nông

nghiệp; bảo vệ ruộng đất, đổi mới mạnh mẽ công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; phát huy vai trò của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ quan trọng để quản lý đất đai; Tăng cường vận hành các quan hệ đất đai theo cơ chế thị trường, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn cơ chế bao cấp trong quản lý, sử dụng đất đai; hoàn thiện cơ chế, phát huy nguồn lực đất đai thông qua việc chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất; Tăng cường tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng đất đai thông qua việc xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá việc quản lý và sử dụng đất đai; thiết lập cơ chế bình đẳng trong tiếp cận đất đai, trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, nhất là sự bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài về quyền của người sử dụng đất; đảm bảo quyền của nhóm người “yếu thế” trong xã hội như phụ nữ, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.

Do đó, Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành quy định khác so với Luật Đất đai năm 2003 về vi phạm pháp luật đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật đất đai. Luật Đất đai năm 2013 quy định về xử lý vi phạm pháp luật đất đai như sau:

- Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai (Điều 206):

+ Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;

+ Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại.

- Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật đất đai trong khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai (Điều 207): Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm sau đây:

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quy định của pháp luật trong

giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, quản lý hồ sơ địa chính, ra quyết định hành chính trong quản lý đất đai;

+ Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;

+ Vi phạm quy định về lấy ý kiến, công bố, công khai thông tin; vi phạm quy định trình tự, thủ tục hành chính; vi phạm quy định về báo cáo trong quản lý đất đai.

- Trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai (Điều 208):

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương;

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện, áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.

Cụ thể hóa quy định của Luật Đất đai năm 2013, ngày 15/5/2014, Chính phủ ban hành Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai. Tại Chương 9 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai. Ngày 10/11/2014, Chính phủ ban hành Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

a. Xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai:

Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy định:

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 30/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí