Vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục - 7

a.1. Đối tượng bị xử lý vi phạm (Điều 96)

- Người đứng đầu tổ chức, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định về quản lý đất đai mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai;

- Cán bộ, công chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn có hành vi vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý đất đai;

- Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của tổ chức được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Luật Đất đai mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai đối với đất được giao để quản lý.

a.2. Hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai (Điều 97)

a.2.1. Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới hành chính bao gồm các hành vi sau:

- Làm sai lệch sơ đồ vị trí, bảng tọa độ, biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính;

- Cắm mốc địa giới hành chính sai vị trí trên thực địa.

a.2.2. Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:

- Không tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kịp thời theo quy định;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

- Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Không công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; không công bố việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất; không báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục - 7

a.2.3. Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:

- Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất không đúng vị trí và diện tích đất trên thực địa;

- Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Giao lại đất, cho thuê đất trong khu công nghệ cao, khu kinh tế, cảng hàng không, sân bay dân dụng không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

a.2.4. Vi phạm quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm các hành vi sau:

- Không thông báo trước cho người có đất bị thu hồi theo quy định tại Điều 67 của Luật Đất đai; không công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

- Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

- Thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất thu hồi; làm sai lệch hồ sơ thu hồi đất; xác định sai vị trí và diện tích đất bị thu hồi trên thực địa;

- Thu hồi đất không đúng thẩm quyền; không đúng đối tượng; không đúng với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

a.2.5. Vi phạm quy định về trưng dụng đất bao gồm các hành vi sau:

- Thực hiện bồi thường không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, thời hạn bồi thường cho người có đất bị trưng dụng;

- Trưng dụng đất không đúng các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 72 của Luật Đất đai.

a.2.6. Vi phạm quy định về quản lý đất do được Nhà nước giao để quản lý bao gồm các hành vi sau:

- Để xảy ra tình trạng người được pháp luật cho phép sử dụng đất tạm thời mà sử dụng đất sai mục đích;

- Sử dụng đất sai mục đích;

- Để đất bị lấn, bị chiếm, bị thất thoát.

a.2.7. Vi phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:

- Không nhận hồ sơ đã hợp lệ, đầy đủ, không hướng dẫn cụ thể khi tiếp nhận hồ sơ, gây phiền hà đối với người nộp hồ sơ, nhận hồ sơ mà không ghi vào sổ theo dõi;

- Tự đặt ra các thủ tục hành chính ngoài quy định chung, gây phiền hà đối với người xin làm các thủ tục hành chính;

- Giải quyết thủ tục hành chính không đúng trình tự quy định, trì hoãn việc giao các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền ký cho người xin làm thủ tục hành chính;

- Giải quyết thủ tục hành chính chậm so với thời hạn quy định;

- Từ chối thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hành chính mà theo quy định của pháp luật về đất đai đã đủ điều kiện để thực hiện;

- Thực hiện thủ tục hành chính không đúng thẩm quyền;

- Quyết định, ghi ý kiến hoặc xác nhận vào hồ sơ không đúng quy định gây thiệt hại hoặc tạo điều kiện cho người xin làm thủ tục hành chính gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và công dân;

- Làm mất, làm hư hại, làm sai lệch nội dung hồ sơ.

a.3. Áp dụng các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức để xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai (Điều 98)

Các quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật, thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật, áp dụng hình thức kỷ luật, thẩm quyền xử lý kỷ luật, trình tự, thủ tục xem xét xử lý kỷ luật, các quy định khác liên quan đến xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

b. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Trước khi có Nghị định số 102/NĐ-CP ngày 10/11/2014 thì cùng với việc ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì Chính phủ còn ban hành một số Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính,

như Nghị định số 24-CP ngày 18/4/1996, Nghị định số 151/2003/NĐ-CP ngày 09/12/2003 và Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013. Tại các Nghị định này có một số Điều quy định về xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai, trong đó quy định cụ thể về thẩm quyền của Thanh tra quốc phòng xử phạt VPHC đối với hành vi lấn chiếm đất đai, khai thác trái phép trong khu vực công trình quốc phòng, khu quân sự; các vi phạm hành chính trong việc quản lý, sử dụng đất chuyên dùng cho quốc phòng, trong việc quản lý nhà ở do quân đội đang quản lý.

Ngày 10/11/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thay thế cho Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 và có hiệu lực kể từ ngày 25/12/2014. Nghị định

102/2014/NĐ-CP ra đời đã giải quyết đươc nhiêù vướng mắc về xử phaṭ vi pham

hành chính trong lĩnh vực đất đai . Nghị định 102 có 25 Điều quy định 54 hành vi cần xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai. Nghị định 102 đã kế thừa các hành vi xử phạt trong Nghị định 105 nhưng còn phù hợp với Luật Đất đai năm 2013, đồng thời bổ sung thêm các hành vi mới, tăng mức và khung xử phạt phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Số điều tăng lên tập trung ở Chương II về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt. Như vậy, chỉ nhìn vào bố cục cũng có thể thấy Nghị định 102 đã quy định chi tiết hơn về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Nghị định 105 chỉ quy định hộ gia đình, cơ sở tôn giáo là đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính nhưng không quy điṇ h về cách xử lý cho từng chủ thể này . Điều này dẫn đến việc khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý khi hô ̣gia

đình hay cơ sở tôn giáo vi pham

. Để khắc phuc

tình trạng này , tại khoản 4 Điều 4

Nghị định 102 mới quy điṇ h hô ̣gia đình , côṇ g đồng dân cư có hành vi vi pham

thi

áp dụng xử lý như đối với cá nhân ; còn cơ sở tôn giáo có hành vi vi phạm thì áp dụng xử lý như đối với tổ chức.

Nghị định 105 xác định mức độ hậu quả của hành vi vi phạm hành chính theo một nguyên tắc là quy đổi giá trị quyền sử dụng đất đối diện tích đất bị vi

phạm thành tiền theo giá đất do UBND cấp tỉnh quy điṇ h , còn Nghị định 102 xác

định tính chất, mức độ hậu quả của hành vi vi phạm dựa trên nhiều nguyên tắc tương ứng với mỗi hành vi vi phạm như: theo quy mô diện tích đất bị vi phạm; theo số lượng hộ gia đình bị ảnh hưởng; theo nguyên tắc quy đổi giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm thành tiền. Ngoài ra, khoản tiền sau khi quy đổi để xác định mức độ hậu quả cũng tăng lên nhiều lần so với Nghị định 105 cũ cho phù hợp với giá đất hiện nay. Theo đó thì mức xử phạt đối với hầu hết các hành vi vi phạm tại

Đối với hành vi lấn , chiếm đất ngoài mứ c phạt tiền và biện pháp khắc phục

hâu

quả buôc

khôi phuc

laị tình traṇ g ban đầu thì Nghi ̣điṇ h 102 quy điṇ h thêm biên

pháp buộc trả lại đất lấn, chiếm.

Việc sử dụng đất không đúng mục đích được quy định tại Điều 8 Nghị định 105, trong đó quy định các hình thức và mức xử phạt hành vi sử dụng đất không đúng mục đích đối với tất cả các loại đất trong cùng điều luật. Điều đó không cá thể hóa được mức xử phạt đối với từng hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất sang các loại đất khác nhau. Để khắc phục tình trạng trên, Nghị định 102 tách các hành vi sử dụng đất không đúng mục đích thành 4 điều luật (từ Điều 6 đến Điều 9) như: Chuyển mục đích sử dụng đất trống lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp sang mục đích khác trong nhóm đất phi nông nghiệp mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Ví dụ: Nghị định 105 quy định việc tự ý chuyển đất trồng lúa sang các mục đích khác đều xử phạt như nhau, còn nay theo Nghị định mới thì việc tự ý chuyển từ đất trồng lúa sang các loại đất khác nhau thì bị xử phạt khác nhau, cụ thể: nếu chuyển sang đất trồng câu lâu năm, đất trồng rừng bị xử phạt khác với chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và cũng khác với chuyển sang đất phi nông nghiệp. Tương tự như vậy, việc tự ý chuyển mục đích sử dụng các loại đất khác cũng quy định theo hướng này.

Nghị định 102 mới quy định thêm một số hành bị xử phạt so với Nghị định

105 cho phù hợp với thưc

tiên

như : Hành vi tư ̣ ý chuyển nhươn

g quyền sử duṇ g đất

dưới hình thứ c phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở ; tư ̣ y

chuyển nhươn

g quyền sử duṇ g đất gắn với chuyển nhươn

g toàn bô ̣hoăc

mô ̣ t phần

dư ̣ án đầu tư xây dưn

g kinh doanh nhà ở mà không đủ điều kiên

; tư ̣ ý bán mua tài

sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hằng năm mà không

đủ điều kiên

; chậm làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, người

nhận quyền sử dụng đất ở...

Đặc biệt, người sử dụng đất cần hết sức lưu ý để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính về việc không đăng ký đất đai mới được bổ sung trong Nghị định 102. Theo đó việc không đăng ký đất đai lần đầu sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ

500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; nếu không đăng ký biến động đất đai bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Đối với hành vi vi phạm xảy ra trước ngày 25/12/2014 (ngày Nghị định 102 có hiệu lực ) mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý; trường hợp các quy định trong Nghị định 102 có lợi cho đối tượng vi phạm hành chính thì áp dụng các quy định của Nghị định 102 để xử lý.

Theo Nghị định, đối tượng bị xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai là những đối tượng có hành vi VPHC trong sử dụng đất đai hoặc trong việc thực hiện các hoạt động dịch vụ về đất đai bao gồm: Hộ gia đình, cộng đồng dân cư; cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân); tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức); và các cơ sở tôn giáo. Riêng các tổ chức, cá nhân được áp dụng quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật thì không bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 102.

Nghị định 102 quy định 2 hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền.

Ngoài ra, cũng có 2 hình phạt bổ sung khác bao gồm: Tước quyền sử dụng giấy phép từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 09 tháng đến 12 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt VPHC có hiệu lực và tịch thu tang vật VPHC, phương tiện được sử dụng để VPHC.

Các hành vi VPHC, hình thức và mức xử phạt cụ thể được quy định tại Chương II Nghị định 102 (từ Điều 6 đến Điều 30); đáng chú ý là quy định xử phạt đối với hành vi chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, người nhận quyền sử dụng đất ở có thể chịu mức phạt tối đa lên tới 1 tỷ đồng.

Ngoài ra, Nghị định 102 cũng có quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt. Theo đó, Chủ tịch UBND cấp xã có thể xử phạt tối đa 5 triệu đồng đối với cá nhân và 10 triệu đồng đối với tổ chức; Chủ tịch UBND cấp huyện xử phạt tối đa 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức; Chủ tịch UBND cấp tỉnh và Thanh tra chuyên ngành đất đai có thể xử phạt tối đa 500 triệu đồng đối với cá nhân và 1 tỷ đồng đối với tổ chức. Đặc biệt, những người có thẩm quyền xử phạt VPHC của các cơ quan khác (theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Luật Xử lý VPHC) trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi VPHC quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì cũng có quyền xử phạt.

Một số điểm mới của Nghị định 102 so với Nghị định 105 như sau:

b.1. Đối với hành vi chiếm đất:

- Theo Điều 3 của Nghị định 105 thì chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc chủ sử dụng đất cho phép sử dụng hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước tạm giao hoặc mượn đất nhưng hết thời hạn tạm giao, mượn đất mà không trả lại đất.

- Theo Điều 3 của N ghị định 102 quy điṇ h : Chiếm đất là viêc sử dụng đất

không đươc cơ quan N hà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do

nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời han

giao, cho thuê đất không đươc

nhà nước

gia han

̉ d ụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục

giao đất, cho thuê đất theo quy điṇ h của thủ tuc

về đất đai .

Như vây

, Nghị định 102 đã bỏ quy điṇ h hành vi chiếm đất mà không được

chủ sử dụng đất cho phép và bổ sung thêm trường hợp sử dụng đất khi chưa làm thủ tục giao đất, cho thuê đất.

b.2. Nghị định 102 bổ sung thêm 02 hình thức phạt bổ sung bao gồm: tước quyền sử dụng giấy phép từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 09 tháng đến 12 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực và tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

b.3. Nghị định 105 quy điṇ h tất cả trườ ng hơp

vi pham

phải căn cứ và o mức

độ hậu quả của hành vi vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc quy đổi giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm thành tiền theo giá đất do UBND tỉnh quy điṇ h để xác định mứ c phaṭ tiền .

Trong khi đó, Nghị định 102 quy định như sau:

+ Áp duṇ g để xác định tính chất , mứ c đô ̣của hành vi vi phạm hành chính theo nguyên tắc quy đổi giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm

thành tiền theo giá đất do UBND tỉnh quy điṇ h để xác định mứ c phaṭ tiền trong 2

trường hơp

: “Chuyển muc

đích sử dun

g đất phi nông nghiêp

sang muc

đích khá c

trong nhóm phi nông nghiêp

mà không đươc

cơ quan nhà nướ c có thẩm quyền cho

phép” (Điều 9) và “Tự ý nhân

chuyển quyền vươt

han

́ c nhân

chuyển quyền sư

dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân” (Điều 24).

+ Áp dụng để xác định tính chất, mứ c đô ̣của hành vi vi phạm hành chính theo số lượng hộ gia đình bị ảnh hưởng trong trường hợp: “Chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, người nhận quyền sử dụng đất ở” (Điều 26).

+ Các hành vi vi phạm khác thì mức phạt tiền căn cứ vào diện tích đất bị vi ph. ạm

b.4. Nghị định 102 không quy định đối với hành vi hủy hoại đất.

b.5. Đối với hành vi lấn, chiếm đất: Nghị định 102 bổ sung thêm biện pháp khắc phục hậu quả: “Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm”.

b.6. Nghị định 102 cũng đã bổ sung nhiều hành vi vi phạm hành chính mới:

+ Hành vi “Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô ,

bán nền trong dự án đầu tư xây dưn

g kinh doanh nhà ở” (Điều 15);

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 30/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí