cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân mà còn có tác dụng điều hòa khí hậu địa phương [180], cung cấp thủy sản và thuận tiện giao thông đường thủy.
1.4.3. Tài nguyên động - thực vật và yếu tố nhân tác
Tài nguyên động - thực vật:
Mộc Châu có diện tích rừng đặc dụng 2.338,112 ha; rừng phòng hộ 27.690,867 ha; rừng sản xuất 23.052,472 ha. Độ che phủ của rừng 47% tổng diện tích tự nhiên. Có khoảng 456 loài thực vật thuộc 4 ngành với các loại gỗ quý phân bố trên toàn địa bàn như pơ mu, bách xanh, thông, trò chỉ, nghiến... Có 48 loài động vật hoang dã thuộc 19 họ của 8 bộ với các loài động vật như gấu, hổ, hoẵng, lợn rừng…[180]. Hiện nay tại huyện Mộc Châu, những loại hình như rừng tự nhiên đang bị suy giảm diện tích rất lớn, hiện trạng đa dạng rừng nghèo nàn, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh tế, nhiều diện tích rừng đặc biệt những khu vực gần khu dân cư có xu hướng bị ảnh hưởng tác động nhiều, chuyển đổi thành các dạng rừng nhân tác hoặc những khu vực có lịch sử khai hoang lâu năm từ khoảng những năm 1970 đến nay đã chuyển thành những khu vực đất canh tác, trồng trọt.
Đặc điểm dân sinh và sản xuất kinh tế:
Huyện Mộc Châu có 02 thị trấn là thị trấn Nông trường Mộc Châu và thị trấn Mộc Châu. Trong đó: Thị trấn Nông trường có diện tích 97,93 km2, dân số 25.849 người, mật độ dân cư 264 người/km2, gồm 37 bản, tiểu khu; Thị trấn Mộc Châu: có diện tích 11,13 km2, dân số 10.682 người, mật độ dân cư 960 người/km2, gồm 15 bản, tiểu khu [180].
Do điều kiện tự nhiên ở đây là đồi núi, vì thế nông nghiệp ở đây phát triển gắn liền với các mô hình canh tác trên đất dốc như mô hình canh tác chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày, trong đó phổ biến ở đây là trồng chè và các mô hình cây ăn quả dài ngày trồng xen với cây ăn quả ngắn ngày và các mô hình nông lâm kết hợp khác. Điều kiện khí hậu ở đây cũng chính là một lợi thế để người dân phát triển kinh tế với các cây hoa, quả, rau nhiệt đới. Ở đây còn nổi tiếng với việc chăn nuôi bò sữa, cho sản phẩm sữa đạt năng suất và chất lượng tốt. Đặc biệt phát triển du lịch là một trong những mục tiêu phát triển nòng cốt của Huyện [180].
CHƯƠNG 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các loài Ve thuộc bộ Ve giáp (Oribatida), phân lớp Ve bét (Acari), lớp Hình nhện (Arachnida), phân ngành Chân khớp có kìm (Chelicerata), ngành Chân khớp (Arthropoda), giới Động vật (Animalia) [17].
Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ 2016 - 2020, tại hệ sinh thái đất của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, theo các trục khảo sát:
Thu mẫu theo năm dạng sinh cảnh của vùng nghiên cứu: rừng tự nhiên, rừng nhân tác, trảng cỏ cây bụi, đất canh tác cây lâu năm, đất canh tác cây ngắn ngày, tại tiểu khu 3, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Thu mẫu trong bốn mùa xuân – hè – thu – đông và theo chu kỳ ngày đêm 6h00
– 12h00 – 18h00 – 24h00 tại sinh cảnh trồng chè, thuộc tiểu khu 67, thị trấn Nông Trường, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Cụ thể các sinh cảnh thu mẫu được mô tả tại bảng 2.1 và hình 2.4 vị trí thu mẫu.
Bảng 2.1. Các sinh cảnh thu mẫu tại vùng nghiên cứu
Đặc điểm sinh cảnh thu mẫu | Toạ độ, vị trí thu mẫu | Độ cao (m) | Thời gian thu mẫu | |
1 | Rừng tự nhiên: loại rừng núi đá vôi, rất ít khi bị con người tác động, trung bình sinh cảnh này có độ tán cây che phủ 40% - 60%, độ cao trung bình của tầng cây ưu thế khoảng 15m. | 20050’269’’B; 104039’061’’Đ Tiểu khu 3, thị trấn Mộc Châu | 940,1 | 06/2018 |
2 | Rừng nhân tác: rừng trồng loài thông (Pinus) đã được khoảng 12 năm, phân bố gần khu dân cư, tán cây che phủ trung bình 40% - 50%, độ cao trung bình của tầng cây ưu thế khoảng 20m. | 20050’234’’B; 104039’014’’Đ Tiểu khu 3, thị trấn Mộc Châu | 895,3 | 06/2018 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ve giáp Acari Oribatida ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La - 3
- Bản Đồ Tình Hình Nghiên Cứu Ve Giáp Ở Việt Nam (1967 - Nay)
- Tổng Quan Về Điều Kiện Tự Nhiên Và Xã Hội Của Vùng Nghiên Cứu
- Đa Dạng Thành Phần Loài Ve Giáp (Acari: Oribatida) Ở Vùng Nghiên Cứu
- Ve giáp Acari Oribatida ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La - 8
- Ve giáp Acari Oribatida ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La - 9
Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.
Đặc điểm sinh cảnh thu mẫu | Toạ độ, vị trí thu mẫu | Độ cao (m) | Thời gian thu mẫu | |
3 | Trảng cỏ và cây bụi: trước đây là sinh cảnh rừng tự nhiên đã bị tàn phá tạo nên, gồm các nhóm cây bụi, cây cỏ thấp. Sinh cảnh này thi thoảng bị tác động bởi các nhóm gia súc như trâu, bò. | 20050’234’’B; 104039’053’’Đ Tiểu khu 3, thị trấn Mộc Châu | 911,6 | 07/2018 |
4 | Đất canh tác cây lâu năm: chủ yếu canh tác trồng các cây thân gỗ lâu năm như mận hậu (Prunus salicina), mơ (Prunus mume). Ở sinh cảnh này thi thoảng người dân rẫy cỏ bề mặt, thời gian thay cây khoảng 10 năm. | 20050’276’’B 104038’980’’Đ Tiểu khu 3, thị trấn Mộc Châu | 887,0 | 07/2018 |
5 | Đất canh tác cây ngắn ngày: là loại sinh cảnh vườn quanh nhà, chủ yếu trồng các loại cây rau, củ, quả ngắn ngày, thường xuyên chịu sự tác động của con người. | 20050’305’’B 104038’951’’Đ Tiểu khu 3, thị trấn Mộc Châu | 859,0 | 07/2018 |
6 | Đất trồng chè (Camellia sinensis): là sinh cảnh đặc trưng canh tác độc canh cây chè đã rất lâu, từ giai đoạn những năm 1970 (khoảng 50 năm). Sinh cảnh này chịu liên tục sự tác động của con người bởi chế độ canh tác cày xới đất, bón phân và các hoá chất bảo vệ thực vật. | 20057’914” B; 104037’309” Đ Tiểu khu 67, thị trấn Nông Trường | 976,8 | Theo chu kỳ ngày đêm: 06/2017 |
Theo chu kỳ mùa trong năm: 2019 |
Ngoài ra còn tiến hành thu các mẫu định tính tại sinh cảnh rừng nhân tác ở một số điểm ở năm xã thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La: Chiềng Hắc, Phiêng Luông, Tân Lập, Chờ Lồng, Chiềng Sơn vào tháng 06/2017, cụ thể trình bày tại bảng 2.2 và hình 2.4 vị trí thu mẫu.
Bảng 2.2. Các điểm thu mẫu định tính tại vùng nghiên cứu
Địa điểm (xã) | Toạ độ | Độ cao (m) | Thời gian thu mẫu | |
1 | Chiềng Hắc | 20054’317’’B 104033’121’’Đ | 899,7 | 06/2017 |
2 | Phiêng Luông | 20049’487’’B 104045’576’’Đ | 970,1 | |
3 | Chờ Lồng | 20054’843’’B 104043’960’’Đ | 926,9 | |
4 | Tân Lập | 20059’973’’B 104037’567’’Đ | 989,6 | |
5 | Chiềng Sơn | 20049’788’’B 104035’’979’’Đ | 874,0 |
Mẫu đất sau khi thu ngoài thực địa được tiến hành lọc, phân tích và định loại tại phòng thực hành của bộ môn Động vật - Khoa Sinh học, Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Đa dạng Sinh học (CEBRED), trường ĐHSP Hà Nội, một số mẫu Ve giáp được trao đổi phân tích cùng cộng sự tại Viện hàn lâm Khoa học Bulgaria, Sofia.
35
Hình 2.1. Sơ đồ các vị trí thu mẫu nghiên cứu
từ 2016 - 2019
(Kí hiệu: Mẫu định lượng,
Mẫu định tính)
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp thu mẫu đất, tách lọc và phân tích xử lý mẫu Ve giáp được sử dụng theo phương pháp chuẩn chuyên ngành thường quy, được áp dụng đồng bộ trên Thế giới và ở Việt Nam (Krivolutsky, 1975; Edwards, 1991; Schinner et al., 1996 và Vũ Quang Mạnh, 2004) [14], [103].
2.2.1. Thu mẫu đất
Bước đầu tiên trong quá trình nghiên cứu, tác giả tiến hành quá trình thu mẫu đất tại các sinh cảnh nghiên cứu. Dụng cụ nghiên cứu thực địa gồm: máy JPS đo tọa độ, bản đồ, túi nilon, giấy can, nhãn, bút kim, sổ ghi nhật ký, máy ảnh chụp sinh cảnh, xẻng hay dụng cụ đào đất. Cách thu mẫu đất được thực hiện theo phương pháp của Ghilarov và Krivolutsky (1975) [103].
Tùy đặc điểm của sinh cảnh nghiên cứu, mẫu được tiến hành thu theo 3-5 tầng sâu thẳng đứng của hệ sinh thái đất như sau:
(0) Tầng thảm lá rừng phủ trên mặt đất. (-1) Tầng đất mặt trong đất, sâu 0-10cm.
(-2) Tầng đất giữa sâu trong đất, >10-20cm. (-3) Tầng đất sâu trong đất, >20-30cm.
Đối với tầng (0) thu tất cả lá mục và xác vụn thực vật phủ trên mặt đất, với diện tích bề mặt (25x25)cm². Đối với các tầng đất từ (-1) đến (-3), dùng xẻng đào xuống theo từng tầng đất, cứ mỗi tầng đất đào lên sẽ được cắt bởi hộp cắt kim loại hình hộp chữ nhật cỡ (5x5x10)cm3,với diện tích mặt đất 25cm2, sau đó cho mẫu của mỗi tầng vào túi riêng, có nhãn để phân biệt.
Tiến hành thu lặp lại 5 - 7 lần, mỗi điểm lặp lại cách nhau khoảng 3 - 5m. Mẫu được đem về phòng thí nghiệm phân tích trước 5 - 7 ngày sau khi thu càng sớm càng tốt. Tiến hành đo tọa độ GPS và chụp ảnh thu mẫu, ở mỗi sinh cảnh thu mẫu.
Số lượng mẫu của luận án được thể hiện tại bảng 2.3.
Bảng 2.3. Số lượng mẫu đất thu định tính và định lượng của vùng nghiên cứu
Sinh cảnh/ địa điểm | Số tầng đất | Số lượng mẫu đất thu được ở mỗi sinh cảnh/địa điểm | ||
Mẫu định lượng | Rừng tự nhiên | Tiểu khu 3, TT Mộc Châu, huyện Mộc Châu | 0, -1, -2 | 15 |
Rừng nhân tác | 0, -1, -2 | 15 | ||
Trảng cỏ, cây bụi | -1, -2, -3 | 21 | ||
Đất canh tác cây lâu năm | -1, -2, -3 | 21 | ||
Đất canh tác cây ngắn ngày | -1, -2, -3 | 21 | ||
Đất canh tác chè thu trong bốn mùa | Tiểu khu 67, TT Nông Trường, huyện Mộc Châu | -1, -2, -3 | 120 | |
Đất canh tác chè thu theo chu kỳ ngày đêm | -1, -2, -3 | 84 | ||
Mẫu định tính | Xã Chiềng Hắc | 1 | ||
Xã Phiêng Luông | 1 | |||
Xã Chờ Lồng | 1 | |||
Xã Tân Lập | 1 | |||
Xã Chiềng Sơn | 1 | |||
Tổng số mẫu | 302 |
2.2.2. Tách lọc và xử lý mẫu Ve giáp
Sau khi thu mẫu đất về phòng thí nghiệm, tiến hành đến giai đoạn tách lọc các nhóm Microathropoda ra khỏi đất để thu thập các đối tượng Ve giáp, phục vụ cho phân tích tiếp theo.
Để tách lọc các Microathropoda khỏi các mẫu đất, tác giả sử dụng phương pháp phổ biến, đơn giản và tiện lợi nhất là phương pháp phễu lọc tự động kiểu “Berlese - Tullegren” [82]. Cơ sở của phương pháp, dựa vào tập tính hướng sáng âm và hướng đất dương của các động vật sống trong đất nói chung.
Hình 2.2. Quá trình lọc mẫu đất bằng phễu Berlese - Tullegren
(Nguồn: Hà Trà My, 2019)
Cách bố trí thí nghiệm như sau: Dụng cụ tách lọc mẫu nghiên cứu trong phòng thí nghiệm là hệ thống lọc mẫu đất, gồm giá đựng phễu, phễu lọc, rây lọc và ống thủy tinh chứa mẫu.
Bộ phễu được đặt trong giá gỗ, phễu lọc cao 30cm, đường kính miệng 18cm, đường kính vòi 1,9cm, phễu có thể bằng thủy tinh, kim loại, nhựa hay bằng bìa các tông cứng để giữ được trọng lượng mẫu, đủ độ dốc để động vật sau khi ra khỏi mẫu đất sẽ bị rơi vào thành phễu và trượt lăn vào ống nghiệm thu mẫu được gắn ở vòi phễu chứa dung dịch định hình là cồn 750C - 850C hoặc formol 4%. Trong ống thu có etiket ghi giống như nhãn túi đựng mẫu đất [14], [82].