Tổng Quan Về Điều Kiện Tự Nhiên Và Xã Hội Của Vùng Nghiên Cứu

23


Năm 2015, Vũ Quang Mạnh đã công bố chuyên khảo đề cập đến các vấn đề về hệ thống và đặc điểm địa động vật học của Ve giáp Việt Nam [144].

Cũng trong năm nay có thêm các nghiên cứu của Đỗ Thị Hoà tại vùng núi mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn [3], Đỗ Thị Duyên tại 4 loại đất thuộc tỉnh Nam Định và TP. Hà Nội [2]. Các nghiên cứu này đều đưa ra kết luận về vai trò sử dụng Ve giáp như là một nhân tố chỉ thị sinh học cho chất lượng đất và sự thay đổi khí hậu ở vùng nghiên cứu. Năm 2016, có nghiên cứu của Phạm Thị Liên ở mô hình canh tác nông

- lâm nghiệp ở huyện Đại Từ, Thái Nguyên, vùng Đông Bắc Việt Nam, nghiên cứu chỉ ra rằng, trong 4 loại mô hình được khảo sát thì mô hình rừng trồng có số lượng loài, mật độ trung bình, độ phong phú d và độ đa dạng loài H’ cao nhất, nhưng xét về mức độ đồng đều J’ thì mô hình trồng cây ăn quả lâu năm lại cao nhất trong cả 4 mô hình. Nghiên cứu cũng đưa đến kết luận, các loại mô hình nông - lâm nghiệp có sự ảnh hưởng nhất định đến hệ sinh thái đất, thể hiện qua sự thay đổi của cấu trúc quần xã Ve giáp [8].

Năm 2020, Vũ Quang Mạnh trong công trình “Oribatid mites (Acari: Oribatida) of Vietnam - species diversity and distribution characteristics” đã tổng kết, số lượng các taxon Ve giáp Việt Nam hiện ghi nhận 726 loài thuộc 245 giống, 90 họ và 41 liên họ [145].

Một điều đáng chú ý là trong giai đoạn 2008 đến nay, khu hệ Ve giáp Việt Nam tiếp tục dành được sự quan tâm ngày càng lớn của các nhà khoa học trên thế giới, với số lượng các công trình nghiên cứu Ve giáp ở Việt Nam tăng lên đáng kể:

Trong số các nhà khoa học nước ngoài nghiên cứu Ve giáp tại Việt Nam, phải kể đến Ermilov, Niedbala, Minor (2015), trong đó đáng chú ý Ermilov là một nhà khoa học trẻ người Nga, nhưng có số lượng công trình nghiên cứu nhiều nhất ở Việt Nam. Từ giai đoạn 2010 - 2015 [95], Ermilov liên tục có các công trình công bố loài mới ở Việt Nam. Trong khoảng 5 năm nghiên cứu, số loài mới Ermilov và các cộng sự mô tả được khoảng 80 loài mới cho khoa học, năm 2011 có 12 công trình công bố loài mới, 2012 có 9 công trình, 2013 có 8 công trình, 2014 có 9 công trình và 2015 có 6 công trình. Đáng chú ý năm 2015, Ermilov công bố danh sách các loài Ve giáp ở Việt Nam với tổng số loài tính đến thời điểm đó là 535 loài và phân loài

24


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

thuộc 222 giống và 81 giống được ghi nhận, trong đó có 194 loài là mới cho khoa học [89]. Các nghiên cứu của Ermilov chủ yếu tập trung ở khu vực miền Đông và Tây Nam Bộ của Việt Nam, một số khu tiêu biểu như: Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai, vườn Quốc gia Bù Gia Mập, rừng ngập mặn, vườn Quốc gia Bi Doup - Núi Bà, vườn Quốc gia Cát Tiên, ở miền Trung có vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Đây là một sự nỗ lực rất lớn của một nhà khoa học nước ngoài, tuy nhiên có một vài lưu ý trong nghiên cứu của Ermilov như việc trích dẫn bản đồ nước CHXHCN Việt Nam thiếu hoàn toàn các đảo và vùng đảo như Trường Sa vì vậy trước khi sử dụng cần được xem xét lại.

Năm 2014, Fernandez và cs nghiên cứu ở Hòn Chông (Kiên Giang) về họ Ve giáp Lohmanniidae với sự mô tả hai loài mới, tác giả nhấn mạnh đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về Ve giáp ở Hòn Chông và điều đặc biệt là loài Bedoslohmannia anneae n. gen., n. sp. có hình dạng đôi chân rất đặc biệt, vì vậy chúng có quá trình di chuyển rất thú vị [71]. Đến Năm 2015, Fernandez và cs tiếp tục có nghiên cứu thứ hai tại Hòn Chông (Kiên Giang), mô tả hai loài mới Papillacarus whitteni sp. nov. (họ Lohmanniidae) và Basilobelba maidililae sp. nov. (họ Basilobelbidae) [102].

Ve giáp Acari Oribatida ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La - 5

Năm 2017, Minor và cs tiếp tục có nghiên cứu về đa dạng quần xã Ve giáp ở vùng cao nguyên nhiệt đới thuộc Vườn Quốc gia Bi Doup - Núi Bà, niềm Nam Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy mật độ và sự phong phú về loài Ve giáp bị ảnh hưởng bởi cả hai loại rừng và cơ chất [122], thành phần quần xã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chất nền.

Như vậy, khái quát nghiên cứu Ve giáp tai Việt Nam thấy rằng:

Cho đến nay quá trình nghiên cứu Ve giáp ở Việt Nam đã trải qua thời gian khoảng 50 năm, mặc dù hình thành từ những năm cuối thế kỷ 20, nhưng thực sự trường phái nghiên cứu này đã dần được khẳng định và ngày càng phát triển, từ giai đoạn (1967 – 1986) xây dựng cơ sở và đặt nền móng ban đầu về nghiên cứu Oribatida nói riêng và Microarthropoda nói chung ở Việt Nam. Đến giai đoạn (1987

– 2007) hình thành hướng nghiên cứu chuyên sâu về khu hệ và sinh thái nhóm Arthropoda ở hệ sinh thái đất, với hai nhóm ưu thế là Oribatida và Collembola. Qua

25


nghiên cứu và đào tạo, đã hình thành một tập thể chuyên gia, bao gồm 2 PGS.TS. và 14 thạc sĩ chuyên ngành. Địa bàn nghiên cứu đã được mở rộng ra nhiều tỉnh thành, địa phương trong cả nước. Giai đoạn 2008 - nay: hướng nghiên cứu chuyên sâu về khu hệ và sinh thái động vật Arthropoda ở hệ sinh thái đất ngày càng phát triển, đội ngũ đông đảo các nhà nghiên cứu có trình độ được nâng cao hơn gồm 1 GS.TSKH, 1 PGS. TS, 7 tiến sĩ và khoảng 30 thạc sĩ chuyên ngành tính đến năm 2015, công tác trong nhiều trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu ở khắp các vùng miền trong cả nước, địa bàn nghiên cứu được mở rộng ra khắp các miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, miền Nam; số lượng các công trình nghiên cứu ngày càng tăng và rất đa dạng, bao quát ở nhiều lĩnh vực như nghiên cứu về đa dạng thành phần loài, nghiên cứu về sinh thái học, về vai trò chỉ thị sinh học….

Số lượng loài Ve giáp phát hiện được tăng lên hàng năm, cao nhất trong giai đoạn năm 2008 đến nay. Giai đoạn 1967 - 1986: ghi nhận 73 loài (Luận án Phó Tiến sĩ, 1986, Vũ Quang Mạnh). Giai đoạn 1987 - 2007: tổng kết khoảng 150 loài (ĐV Chí, Tập 21: Bộ Ve giáp, 2007, Vũ Quang Mạnh). Giai đoạn 2008 - nay: tổng kết 726 loài thuộc 245 giống, 90 họ và 41 liên họ (Vũ Quang Mạnh, 2020).

Sự đóng góp nghiên cứu khu hệ Ve giáp Việt Nam của các chuyên gia nước ngoài ngày càng gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt trong giai đoạn 2008 đến nay. Giai đoạn 1967 - 1986: có 6 chuyên gia nước ngoài với 4 công trình được công bố: Balogh và Mahunka (1967), Rajski và Szudrowicz 1974; Golosova (1983, 1984); Jeleva & Vu 1987. Giai đoạn 1987 - 2007: có 5 chuyên gia nước ngoài với 9 công trình được công bố: Mahunka (1987, 1988, 1989), Niedbala (1989), Krivolustky

(1991, 1997, 1998), Pavlichenko (1991), Stary (1993). Giai đoạn 2008 - nay: có 5 chuyên gia nước ngoài nhưng có tới 51 công bố đặc biệt là sự đóng góp của Ermilov (2010 - 2015) với 44 công trình nghiên cứu, Niedbala (2013, 2014),

Fernandez (2014, 2015), Minor (2015, 2017), Miko (2017).

Từ bản đồ thu mẫu, thấy rõ các nghiên cứu ở khu hệ Ve giáp Việt Nam được tiến hành rải rác từ Bắc đến Nam, nhưng phần lớn vẫn tập trung nhiều nhất ở vùng Đông Bắc và vùng Đồng Bằng Sông Hồng, khu vực Tây Bắc vẫn còn là một địa bàn với số lượng nghiên cứu ít. Gần đây khu vực miền Đông và Tây Nam Bộ Việt Nam được các nhà khoa học nước ngoài chú trọng và quan tâm nghiên cứu nhiều hơn.

26


Các định hướng nghiên cứu ở Việt Nam, gồm khảo sát đa dạng thành phần loài, mô tả và công bố các loài mới vẫn là định hướng được chú trọng, song song với đó là những nội dung nghiên cứu mở rộng về đánh giá đặc điểm phân bố, cấu trúc quần xã Ve giáp khảo sát liên quan đến sự biến động môi trường trong các sinh cảnh khác nhau, trong các tầng đất, trong các mùa...nghiên cứu về vai trò của Ve giáp như một yếu tố chỉ thị sinh học (bioindicator) cũng dần được quan tâm nghiên cứu, nghiên cứu xác định khả năng là Vecto mang truyền nang sán của Ve giáp, nghiên cứu đặc điểm tính chất đại lý động vật của khu hệ động vật Ve giáp.

1.3. Nghiên cứu Ve giáp tại vùng nghiên cứu

Vùng nghiên cứu thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, thuộc khu vực Tây Bắc Việt Nam (bao gồm 4 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình).

Tại địa bàn tỉnh Sơn La, đã có một số nghiên cứu của Vũ Quang Mạnh và cộng sự tiến hành, để đánh giá mật độ, đa dạng thành phần loài, đặc điểm địa động vật và vai trò của nhóm Microarthopoda Ve giáp và bọ nhảy ở vùng đồi núi Tây Bắc Việt Nam, trong giai đoạn những năm 1982, 1984, 1987, và được mở rộng nghiên cứu thêm những năm 1988 - 1996, 2000, 2003 - 2006 [11], [17]. Các nghiên cứu thực hiện tại đỉnh núi Pha Luông (cao 1507 m) thuộc xã Tân Xuân, khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, bản Nà Hiếng thuộc xã Xuân Nha, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Các nghiên cứu được thực hiện.

Một số công trình khoa học đã được công bố trong thời gian nghiên cứu này:

Jeleva M., và Vu Quang Manh (1987), công bố công trình nghiên cứu về một số nhóm Ve giáp bậc thấp ở miền Bắc Việt Nam, đưa ra danh sách của 11 loài Ve giáp bậc thấp thuộc 8 giống, 6 họ, trong đó có bốn loài được thu mẫu tại TP. Sơn La, Tây Bắc Việt Nam [106].

Vũ Quang Mạnh (1993), tổng kết khái đưa ra danh sách ghi nhận của 47 loài Ve giáp ở vùng đồi núi Tây Bắc Việt Nam, nâng tổng số các loài Ve giáp đã biết ở khu vực này tính đến thời điểm đó lên 53 loài. Kết quả này đã đóng góp thêm 14 loài mới cho khu hệ Ve giáp Việt Nam [11]. Các nghiên cứu được thực hiện tại bốn dạng sinh cảnh: rừng tự nhiên tại chân núi Pha Luông, bản Nà Hiếng, xã Xuân Nha, Mộc Châu; rừng thứ sinh và nhân tác tại bản Nà Hiếng, Xuân Nha, Mộc Châu; sinh

27


cảnh trảng cỏ cây bụi và nương trồng sắn tại bản Nà Hiếng, Xuân Nha, Mộc Châu và sinh cảnh cây bụi và trảng cỏ của Tp. Sơn La. Mẫu đất được thu theo 3 tầng: tầng rêu và xác vụn thực vật cách 1m trên mặt đất, tầng thảm lá và tầng đất (-1) 0 - 10cm. Trong 47 loài Ve giáp đã xác định được, có 24 loài thu được ở rừng tự nhiên chân núi Pha Luông (1450m). 12 loài ghi nhận ở sinh cảnh rừng thứ sinh và nhân tác, 4 loài ghi nhận tại sinh cảnh trảng cỏ và cây bụi, 11 loài ghi nhận tại sinh cảnh nương trồng sắn bản Nà Hiếng và sinh cảnh cảnh cây bụi và trảng cỏ Tp. Sơn La, tỉnh Sơn La ghi nhận được 11 loài Ve giáp. Các kết quả nghiên cứu này đã được tổng kết trong công trình Động vật chí Việt Nam - Tập 21 Bộ Ve giáp của tác giả Vũ Quang Mạnh [17], [143], [144].

Như vậy tính đến thời điểm này, ở tỉnh Sơn La mới có một số nghiên cứu tại thành phố Sơn La và một số địa điểm tại huyện Mộc Châu, còn lại ở các dạng sinh cảnh khác của huyện chưa có nghiên cứu khoa học nào về đối tượng Ve giáp (Acari: Oribatida).

1.4. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng nghiên cứu

1.4.1. Vị trí địa lý, địa hình và thổ nhưỡng

Vị trí địa lý:

Mộc Châu là huyện miền núi, biên giới nằm ở phía đông nam của tỉnh Sơn La. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 1.050 m. Tọa độ địa lý 20o63' vĩ độ bắc và 104o30' – 105o7' kinh độ đông, có đường biên giới chung dài 40,6 km. Phía đông và đông nam giáp huyện Vân Hồ, phía tây giáp huyện Yên Châu, phía nam giáp huyện Vân Hồ và huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào), phía bắc giáp 2 huyện Phù Yên, Bắc Yên (Sông Đà là ranh giới). Từ thành phố Sơn La đến huyện Mộc Châu đi theo quốc lộ 6 dài 115 km [180]. Từ Hà Nội đến huyện Mộc Châu theo quốc lộ 6 dài 195 km.

Địa hình:

Mộc Châu là vùng đất có địa hình cácxtơ (núi đá vôi), có nhiều núi, đồi cao nhấp nhô, nằm gối kề nhau chạy theo hướng tây bắc – đông nam, xen lẫn với những vùng cao nguyên rộng lớn là những vùng thảo nguyên, lòng chảo, những khe vực,

28


suối, sông làm cho địa hình Mộc Châu trở nên đa dạng. Mộc Châu được xếp vào miền đất có vị trí mang tính chất tiếp xúc giữa nhiều hệ thống địa lý [7].

Núi đá vôi ở Mộc Châu có độ cao trung bình từ 1.100 m – 1.300 m so với mặt nước biển, trong đó có đỉnh Pha Luông nằm ở phía nam huyện là ngọn núi cao nhất, với độ cao 1.880 m. Các cao nguyên và bồn địa (đồng bằng giữa núi) làm nên yếu tố địa hình mang tính đặc thù của miền đất Mộc Châu [180], cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình 1.050 m.

Thổ nhưỡng:

Hiện nay, huyện Mộc Châu có tổng diện tích tự nhiên 108.166 ha. Đất nông nghiệp 84.020,99 ha chiếm 77,68 % tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 33.596,96 ha chiếm 31,1%; đất lâm nghiệp 50.303,05 ha chiếm 46,5%; đất nuôi trồng thủy sản 99,86 ha chiếm 0,09%; đất nông nghiệp khác 21,12 ha chiếm 0,02%. Đất phi nông nghiệp 4.758,15 ha chiếm 4,4%, trong đó đất ở 813,06 ha chiếm 0,75%; đất chuyên dùng 2.114,20 ha chiếm 1,95%; đất tôn giáo, tín ngưỡng 2,00 ha chiếm 0,002%; đất nghĩa trang, nghĩa địa 319,25 ha chiếm 0,295%; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.509,55 ha chiếm 1,396%; đất phi nông nghiệp khác 0,09 ha. Đất chưa sử dụng 19.386,86 ha chiếm 17,92% diện tích tự nhiên của huyện. Đây là tiềm năng để mở rộng quỹ đất sản xuất nông, lâm nghiệp cũng như đáp ứng một phần các nhu cầu về đất cho mục đích chuyên dùng.

Nhờ các vận động địa chất và địa lý đã tạo nên hai dạng thổ nhưỡng cơ bản cho Mộc Châu. Đất frealít đỏ nâu phát triển trên nền phong hóa từ đá vôi (đá mẹ) tức là đồi núi, cao nguyên. Đây là loại đất tốt có nhiều mùn, thích hợp cho các loại cây trồng khô, đặc biệt các loại cây công nghiệp như chè, cà phê... và những phiêng bãi, những đồi trọc rộng có độ dốc ít, đó là những cánh đồng cỏ màu mỡ rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn. Đất phù sa cổ, phân bố dọc các thung lũng, các bồn địa giữa núi hoặc các vạt nhỏ ven chân núi. Đất này tầng dày, thuận lợi về thủy lợi để canh tác lúa nước và trồng cây ăn quả [180]. Vì thế, vùng đất này đã trở thành một vùng quần cư, là một trong những khu vực kinh tế trọng yếu của huyện, của tỉnh.


29


Hình 1.3. Bản đồ Huyện Mộc Châu

Nguồn: https://mocchau.sonla.gov.vn/1306/31789/62165/ban-do-hanh-chinh(Tỉ lệ scan: 1:85 000)


1.4.2. Khí hậu và thuỷ văn

Khí hậu:

Khí hậu Mộc Châu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên do nằm ở vùng cao nguyên có độ cao lớn, lại có địa hình cánh cung mở đón hướng gió, nên vùng núi Mộc Châu là nơi tiếp nhận sớm và chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc, gió thổi từ Lào sang, nên ở đây có yếu tố khí hậu á nhiệt đới mà rõ rệt nhất là các xã dọc quốc lộ 6 và lân cận. Khí hậu ở đây rất mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 18oC đến 23oC, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm 8oC; độ ẩm trung bình 85% và là nơi có lượng bốc hơi thấp nhất tỉnh, trung bình 572 mm/năm. Mộc Châu là huyện có lượng mưa khá dồi dào, số ngày mưa trung bình 186 ngày/năm, lượng mưa trung bình năm từ 1.400

– 1.500 mm và là huyện có số ngày mưa phùn cao nhất tỉnh, trung bình 50 ngày một năm. Đây còn là vùng chịu ảnh hưởng của một số cơn bão và gió mùa đông bắc nên mùa khô khá lạnh và thường xuyên bị sương muối, số ngày có sương muối trung bình là 5 ngày/năm. Đặc biệt [180], Mộc Châu là huyện có số ngày sương mù cao nhất tỉnh, trung bình trên 80 ngày/năm.

Thủy văn:

Với kiến tạo địa chất trên, Mộc Châu còn là nơi gặp gỡ của nhiều sông suối. Trong đó, sông Đà là con sông lớn nằm ở phía bắc của huyện, chảy qua xã Tân Hợp đến xã Quy Hướng. Suối Sặp chảy qua huyện Mộc Châu dài 85 km. cùng với suối Quanh, suối Đôn, suối Giăng… tổng chiều dài tới 247 km, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của miền đất này.

Hiện tại, sông Đà thuộc hệ thống sông lớn nhất ở khu vực Tây Bắc nước ta, đặc điểm nổi bật là độ dốc dòng sông lớn, dòng chảy mạnh, nhất là vào mùa lũ, nên có tiềm năng để xây dựng thủy điện. Năm 1994, công trình thủy điện Hòa Bình hoàn thành, năm 2014 công trình thủy điện Sơn La hoàn thành là nơi cung cấp nguồn điện năng lớn nhất cho cả nước, đồng thời tạo thành vùng lòng hồ sông Đà rộng lớn. Các dòng sông, suối và hồ nước đó không những có vai trò điều tiết nước

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 26/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí