Đối với tổ rau an toàn: đầu tư hệ thống nhà lưới, hệ thống máy bơm phục vụ công tác tưới tiêu, tìm nơi bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người nông dân.
Hạ tầng giao thông: cải tạo nâng cấp tuyến đường ven sông, tuyến đường liên ấp Mỹ An 1, Mỹ An 2, mở rộng nâng cấp tuyến đường vào vườn sinh thái sơ ri. Cải tạo cầu đường bộ, nạo vét kênh rạch và xây mới các bến thuyền nhỏ trước các hộ dân kinh doanh homestay, lắp đặt hệ thống chiếu sáng.
Các làng nghề truyền thống: tập trung đầu tư phát triển nghề đan nông cụ, nghề rèn và nghề làm nhang, trong đó tập trung đầu tư mạnh cho nghề đan nông cụ, do đây là nghề dễ làm, du khách dễ dàng trải nghiệm làm thử, sản phẩm gần gũi với đời sống nông nghiệp, mang giá giá trị văn hóa đời sống của cộng đồng địa phương. Thực hiện việc tìm nguồn khách, bao tiêu sản phẩm đầu ra, nghiên cứu sản xuất những sản phẩm phục vụ du lịch… để người làm nghề yên tâm giữ nghề và phát triển nghề.
Đầu tư hệ thống biển báo phục vụ du lịch như biển chỉ dẫn, cảnh báo… đồng thời tổ chức công tác giám sát, vận động việc giữ gìn vệ sinh môi trường và cải tạo cảnh quan. Tổ chức cuộc thi “Hàng rào xanh” hàng năm nhằm phát huy tinh thần cải tạo và xây dựng hàng rào mới gần gũi với thiên nhiên.
Quy hoạch các khu bán hàng lưu niệm, bán sản vật địa phương và các loại trái cây, rau củ theo mùa cho khách du lịch.
Cộng đồng địa phương hiện không đủ nguồn lực để thực hiện việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, cơ quan quản lý du lịch và chính quyền địa phương cần vận động, kêu gọi các chủ thể tham gia khác hỗ trợ cộng đồng địa phương.
Chính quyền địa phương các cấp sớm ban hành thực thi các chính sách hỗ trợ tài chính, triển khai các chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho vay vốn với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản và an toàn.
3.7. Các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường sinh thái
Các chủ thể tham gia khác hoạt động du lịch phối hợp với CĐĐP thực hiện các biện pháp đồng bộ, chặt chẽ nhằm hạn chế những tác động tiêu cực ở mức thấp
nhất đến việc làm cạn kiệt, suy thoái TNMTDL và đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo, sử dụng nhằm nâng cao chất lượng TNMTDL.
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt Động Bảo Vệ Tài Nguyên Du Lịch Và Bảo Vệ Môi Trường Sinh Thái
- Phân Tích Swot Về Du Lịch Dựa Vào Cộng Đồng Tại Cù Lao Ông Hổ, An Giang
- Chương Trình Tập Huấn Kỹ Năng Phục Vụ Khách Du Lịch
- Một Số Tour Du Lịch Trải Nghiệm Đời Sống Cộng Đồng Tại Cù Lao Ông Hổ, An Giang Xxxvii
- Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang - 14
- Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang - 15
Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.
3.7.1. Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên tự nhiên và môi trường sinh thái
Giáo dục du khách và cộng đồng cũng như các chủ thể tham gia du lịch dựa vào cộng đồng tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, xây dựng hố ga để xử lý nước thải, không xả nước thải th ng xuống sông và kênh rạch.
Các hộ kinh doanh dịch vụ homestay, dịch vụ sinh thái ẩm thực, dịch vụ vận chuyển cần trang bị, lắp đặt thùng rác hợp lý, nhắc nhở du khách bỏ rác đúng nơi quy định.
Thực hiện lắp đặt thùng rác công cộng dọc đường làng, phân công nhân lực thu gom rác hàng ngày. Thiết kế băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền việc giữ gìn vệ sinh môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định, không xả rác xuống sông, kênh rạch…
Thường xuyên tổ chức dọn dẹp vệ sinh nơi công cộng, vớt rác dưới lòng sông và kênh rạch, phân công nhiệm vụ cho từng tổ chức đoàn hội địa phương như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên… tham gia quản lý vấn đề vệ sinh môi trường cho từng tuyền đường, tuyến kênh rạch cụ thể.
Vận dụng hệ thống luật pháp và các quy định hiện hành để kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm gây ô nhiễm môi trường, lấn chiếm đất các DTLSVH và làm suy thoái tài nguyên.
Nghiêm cấm chặt phá cây trái quanh cù lao, săn bắt thủy sản bằng các hình thức hủy diệt, đổ dầu mỡ, hóa chất xuống lòng sông và kênh rạch.
Ban hành và triển khai các quy định thu phí TNMT, đảm bảo kinh phí cho việc tổ chức quản lý và làm sạch môi trường.
Thực hiện các chương trình tuyên truyền về việc giữ gìn môi trường sinh thái, cụ thể như chương trình “Hàng rào xanh”, “vì màu xanh trên cù lao”.
Quy hoạch một số “con đường sinh thái”, đó là những con đường ven kênh rạch, có nhiều câu trái ven đường, nhiều nhà sàn cổ, có nhiều hộ kinh doanh homestay, hạn chế tối đa phương tiện gây tiếng ồn đi vào các con đường này nhằm giữ môi trường trong lành và tạo điều kiện cho khách du lịch dễ dàng trải nghiệm đạp xe và đi bộ ngắm cảnh làng quê.
3.7.2. Bảo vệ, tôn tạo các giá trị văn hóa truyền thống
Giáo dục, cộng đồng địa phương và các chủ thể tham gia du lịch dựa vào cộng đồng về giá trị của văn hóa truyền thống đồng thời thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và trách nhiệm nghĩa vụ phải bảo tồn, tôn trọng, khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống ấy.
Vận động, kêu gọi cộng đồng địa phương và các chủ thể tham gia hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng đóng góp hỗ trợ kinh phí cho việc trùng tu, bảo tồn quản lý các DTLSVH, khôi phục nghề và văn hóa truyền thống.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá bằng việc biên tập, phát hành sách vở, tư liệu, hình ảnh, truyền hình, website… về giá trị và ý nghĩa lịch sử của Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Chỉnh trang, tôn tạo khu Miếu Ông Hổ, mở rộng quy mô ngày giỗ Ông Hổ.
Huy động sự tham gia của người dân giữ gìn lối sống nông thôn và nông nghiệp truyền thống.
Chính quyền và cơ quan quản lý du lịch địa phương có các chính sách phù hợp để hỗ trợ cho các hộ gia đình làm nghề thủ công truyền thống giữ nghề, khôi phục nghề. Thông qua việc quy hoạch, đảm bảo bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các hộ dân làm nghề thủ công truyền thống.
3.8. Các kiến nghị
3.8.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Bộ và Tổng cục
- Xây dựng và thực thi các chính sách, quy định, định hướng, hỗ trợ cụ thể cho phát triển DLDVCĐ.
- Xây dựng, ban hành và chỉ đạo việc thực hiện các quyết định, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về phân loại xếp hạng các cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống, các phương tiện vận chuyển, các cơ sở bán hàng.
- Phối hợp với các bộ, ngành khác để xúc tiến kế hoạch phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, đồng thời, thực hiện điều phối một cách hiệu quả từ việc lập kế hoạch cho đến việc phân bổ ngân sách.
- Đưa du lịch dựa vào cộng đồng trở thành một trong những trọng tâm trong kế hoạch phát triển du lịch tại những địa phương có tiềm năng nhằm xóa đói giảm nghèo và khai thác hiệu quả tài nguyên.
- Nhanh chóng hoàn chỉnh cơ chế r ràng cho việc công nhận “điểm Du lịch Quốc gia” nhằm giúp các điểm du lịch nói chung, du lịch dựa vào cộng đồng nói riêng xây dựng được thương hiệu du lịch và thu hút được nhiều khách du lịch.
- Đầu tư CSHT, CSVCKT, hỗ trợ chuyên gia tư vấn cho phát triển DLDVCĐ tại các địa phương có nguồn TNDL thuận lợi cho phát triển DLDVCĐ.
- Liên kết, hợp tác, vận động các tổ chức hỗ trợ về các nguồn lực phát triển DLCĐ ở các địa phương trong đó có cù lao Ông Hổ.
- Mở rộng việc quảng bá cho các điểm du lịch dựa vào cộng đồng trong đó có cù lao Ông Hổ, An Giang trên các website, các tạp chí du lịch, hội chợ du lịch…
Cơ quan quản lý về du lịch tại địa phương
- Ban hành phổ biến thực thi các văn bản pháp luật, các cơ chế chính sách nhằm động viên, khuyến khích CĐĐP và các chủ thể tham gia khác đóng góp, hỗ trợ cho việc khôi phục, bảo tồn, phát huy những giá trị của tài nguyên nhằm phát triển du lịch, phát triển KT – XH, nâng cao CLCS dân cư ở các địa phương phát triển DLDVCĐ.
- Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra giám sát các hoạt động DLDVCĐ tại địa phương, nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao, đặc sắc, hấp dẫn và an toàn với du khách theo pháp luật.
- Triển khai kế hoạch phát triển du lịch nông nghiệp sâu sát và hiệu quả, thực hiện việc tham quan, học hỏi mô hình du lịch dựa vào cộng đồng ở các địa phương lân cận như Vĩnh Long, Tiền Giang để tìm ra giải pháp nâng cao thương hiệu du lịch An Giang nói chung, du lịch cù lao Ông Hổ nói riêng.
- Tiến hành đồng thời với việc xây dựng kế hoạch khả thi là việc phân bổ kinh phí ngân sách cho phù hợp, đặc biệt chú trọng đến các chương trình tập huấn kỹ thuật cho người dân nông thôn. Ngoài ra, cần có kế hoạch kêu gọi hợp tác tài chính từ các công ty tư nhân nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các kế hoạch đã đề ra.
- Cần cung cấp thông tin kịp thời và hỗ trợ thủ tục đối với người nông dân khởi nghiệp kinh doanh du lịch, đặc biệt các thủ tục liên quan tới việc cấp các chứng nhận kinh doanh dịch vụ du lịch .
- Tích cực trong nhiệm vụ trung gian điều phối nhằm liên kết hiệu quả điểm du lịch cộng đồng với các công ty du lịch.
- Phối hợp với các cơ sở đào tạo, các tổ chức, chính quyền đia phương tổ chức triển khai đào tạo, giáo dục nguồn lao động du lịch, và giáo dục các bên tham gia, CĐĐP về du lịch, TNMT.
- Tiến hành xúc tiến quảng bá cho DLDVCĐ cùng với các sản phẩm du lịch của địa phương. Bổ sung kịp thời các thông tin về DLDVCĐ và sản phẩm DLDVCĐ trên website của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang, Du lịch Nông nghiệp An Giang và trên các ấn phẩm, phương tiện xúc tiến quảng bá khác.
3.8.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương
- Quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động DLDVCĐ tại cù lao Ông Hổ theo pháp luật và các quy định, quy chế của địa phương để đảm bảo môi trường du lịch an ninh, an toàn cho du khách và CĐĐP .
- Giáo dục CĐĐP về ý thức, lòng tự hào về quê hương và những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, đặc biệt là thế hệ trẻ tích cực tham gia vào việc bảo tồn, quản lý các giá trị văn hóa và nghề thủ công truyền thống nhằm giáo dục ý thức về phát triển du lịch cho người dân.
- Phát huy vai trò trong việc liên kết với các tổ chức quần chúng như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên…nhằm thúc đẩy các tổ chức này tham gia vào các hoạt động phát triển du lịch, phát triển địa phương.
- Hỗ trợ thành lập các tổ quản lý trong tổ chức quản lý du lịch dựa vào cộng đồng, đồng thời phối hợp chặt chẽ với tổ quản lý trong phát triển du lịch dựa vào cộng đồng địa phương.
- Hỗ trợ kinh phí, đầu ra cho sản phẩm, vay vốn đối với các hộ gia đình duy trì sản xuất nghề truyền thống và cho việc trùng tu bảo tồn các DTLSVH kịp thời và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng CSHT và CSVCKT du lịch.
- Tổ chức quản lý việc bảo vệ trông coi, vệ sinh tại các DTLSVH và vệ sinh môi trường thường xuyên và nghiêm ngặt hơn.
- Tuyên truyền, giáo dục và khuyến khích người dân về ý thức và tham gia đóng góp bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và vệ sinh môi trường, xây dựng làng xóm văn minh sạch đẹp.
- Thực hiện phân bổ ngân sách hiệu quả cho cơ sở hạ tầng, tổ chức các chương trình tập huấn dịch vụ du lịch, thảo luận với người dân… phân bổ ngân sách
cho việc lập và thực thi các kế hoạch phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại địa phương.
3.8.3. Kiến nghị đối với công ty du lịch
- Tăng cường hợp tác, liên kết cùng các hộ gia đình sản xuất nghề truyền thống, các hộ gia đình kinh doanh du lịch và Ban quản lý các DTLSVH, chính quyền địa phương để tạo ra các sản phẩm DLDVCĐ có chất lượng cao, đa dạng hấp dẫn du khách, đem lại hiệu quả cao.
- Tôn trọng các chỉ tiêu về sức chứa tại các điểm đến DLDVCĐ, tôn trọng các giá trị văn hóa truyền thống và TNMT tự nhiên tại các LNTT. Giáo dục nhân viên và du khách ý thức tôn trọng và bảo tồn TNMTDL, hỗ trợ CĐĐP trong phát triển du lịch, phát triển cộng đồng và bảo vệ TNMT.
- Đóng góp đầy đủ các loại lệ phí với CĐĐP, chia sẻ công bằng các lợi ích về du lịch với các bên tham gia, hỗ trợ đào tạo nghề du lịch, giới thiệu và tạo việc làm cho lao động địa phương.
- Hỗ trợ CĐĐP xúc tiến quảng bá du lịch làng nghề, và tiếp thị có trách nhiệm với du khách.
3.8.4. Kiến nghị đối với các hộ kinh doanh tham gia kinh doanh du lịch và
CĐĐP
- Thực hiện đăng ký kinh doanh và kinh doanh du lịch theo pháp luật, cung
cấp cho du khách những sản phẩm DLDVCĐ tốt nhất, thể hiện lòng hiếu khách qua trang phục, văn hóa ứng xử, và truyền thống văn hóa và sản phẩm du lịch.
- Thường xuyên trau dồi, học tập kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức ngoại ngữ và tu dưỡng phẩm chất để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và có phẩm chất tốt.
- Thường xuyên cải tạo, nâng cấp CSVCKT, đặc biệt là nhà vệ sinh và vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, nhà hàng, thiết bị đồ dùng, môi trường, nhân viên mặc đồng phục.
- Liên kết với các hộ gia đình kinh doanh khác để phân chia lượng khách và hỗ trợ nhau về dịch vụ sản xuất, hợp tác tích cực với chính quyền địa phương, các tổ chức, các doanh nghiệp để tranh thủ sự hỗ trợ về vốn, CSVCKT, kinh nghiệm, thị trường... cho phát triển sản xuất nghề và kinh doanh du lịch.
- Tích cực đóng góp cho việc bảo tồn, khôi phục nghề, văn hóa truyền thống, và phát triển KT–XH, bảo vệ TNMT ở địa phương, vệ sinh môi trường, đối xử văn minh, lịch sự, thân thiện, cởi mở, trung thực với du khách.
- Tích cực tham gia các chương trình giáo dục du lịch và TNMT, và các chương trình giáo dục, KT–XH khác. Tích cực tham gia kinh doanh các dịch vụ bổ sung, bảo tồn phát triển các nghề truyền thống, sản xuất nông phẩm để cung cấp cho du khách, thị trường và nâng cao thu nhập.
3.8.5. Kiến nghị đối với du khách
- Thực hiện, tôn trọng luật pháp của đất nước, và các quy định, quy chế của các điểm tham quan DLDVCĐ, giữ gìn bảo vệ TNMTDL, tôn trọng truyền thống văn hóa bản địa, ứng xử với CĐĐP văn minh lịch sự thân thiện.
- Sử dụng dịch vụ du lịch và tiêu dùng những sản phẩm du lịch của CĐĐP. Hỗ trợ CĐĐP phát triển du lịch, bảo vệ tôn tạo TNMT và xóa đói giảm nghèo.
- Tư vấn, phản hồi với các công ty du lịch và chủ nhà về chất lượng sản phẩm du lịch và sản phẩm hàng hóa. Giới thiệu, tuyên truyền cho bạn bè, người thân về sản phẩm DLDVCĐ tại cù lao Ông Hổ nói riêng và Việt Nam nói chung.
Tiểu kết chương 3
Chương 3 của luận văn đã xác định những cơ sở khoa học của việc xây dựng các giải pháp, kiến nghị đồng thời đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển DLDVCĐ ở cù lao Ông Hổ, An Giang.
Các giải pháp và kiến nghị được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lý luận DLDVCĐ, khoa học du lịch, các khoa học có liên quan, thực tiễn phát triển DLCĐ trên thế giới, ở Việt Nam, Căn cứ vào việc điều tra, phân tích đánh giá các nguồn lực phát triển DLDVCĐ, thực trạng phát triển du lịch của cù lao Ông Hổ. Căn cứ vào định hướng, quy hoạch tổng thể phát triển KT–XH, phát triển du lịch của An Giang đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Luật Du lịch Việt Nam, các văn bản pháp Luật du lịch và các lĩnh vực có liên quan khác.
Luận văn đề xuất những giải pháp nhằm phát triển DLDVCĐ tại cù lao Ông Hổ, An Giang trên từng phương diện cụ thể.
Đối với hoạt động tổ chức quản lý, luận văn đề xuất giải pháp xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức theo mô hình cụ thể, thực hiện quản lý theo pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật, quản lý trên phương diện quy chế, quản lý nguồn thu.
Đối với việc phát triển nguồn nhân lực, luận văn đề xuất giải pháp huy động và phát triển sức mạnh từ cộng đồng, tăng cường đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn du lịch cho HDV địa phương, thực hiện tập huấn ẩm thực, tập huấn kỹ năng phục vụ khách du lịch.
Đối với hoạt động xúc tiến, quảng bá, luận văn đề xuất việc đẩy mạnh liên kết với các công ty du lịch tại các thành phố lớn, liên kết với các khách sạn trong khu vực để bán tuor về cù lao Ông Hổ. Tổ chức hoạt động quảng bá gắn với những lễ hội lớn của địa phương, thực hiện xây dựng cẩm nang, lịch thời vụ, bản đồ du lịch cù lao Ông Hổ, xây dựng khẩu hiệu tiếp thị và hình ảnh nhận diện thương hiệu cho cù lao Ông Hổ.
Đối với hoạt động đầu tư, luận văn đề xuất việc tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở lưu trú, dịch vụ sinh thái ẩm thực, hạ tầng giao thông, trung tâm thông tin du lịch, tăng cường chỉnh trang cảnh quan, đầu tư hệ thống biển báo du lịch, tập trung đầu tư phát triển các tổ rau an toàn, vườn mai, khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống…
Ngoài ra, luận văn còn đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ, tôn tạo các tài nguyên tự nhiên và môi trường sinh thái, bảo vệ, tôn tạo các giá trị văn hóa truyền thống.
Cùng với các giải pháp luận văn đã đề xuất những kiến nghị với các cơ quản quản lý nhà nước về du lịch, với chính quyền địa phương trong việc quản lý, hướng dẫn và giám sát cách hoạt động DLDVCĐ tại cù lao Ông Hổ. Kiến nghị với các công ty du lịch, các hộ tham gia kinh doanh du lịch, với CĐĐP và khách du lịch nhằm đảm bảo sự hợp tác hiệu quả cho sự phát triển DLDVCĐ ở cù lao Ông Hổ.