Văn xuôi Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975-1985 - 2

- Từ phương diện đề tài, luận án tìm hiểu hai mảng đề tài chính (văn xuôi viết về đề tài chiến tranh và văn xuôi viết về đề tài thế sự - đời tư) vừa mang tính kế thừa, tiếp nối văn xuôi trước 1975 vừa tiềm ẩn khát vọng khám phá, đổi mới. Nghiên cứu sự vận động trong cảm hứng sáng tác, luận án phát hiện, lý giải những rạn nứt, những dấu hiệu mới trong khuôn khổ đề tài cũ và những cảm hứng mới. Thông qua những kết nối, so sánh, luận án đã chỉ ra sự vận động, đổi mới về nghệ thuật - khởi đầu cho những cách tân nghệ thuật độc đáo trong văn xuôi Việt Nam sau 1986. Từ đó, luận án lý giải, khẳng định những đặc trưng của văn xuôi giai đoạn này và giá trị của nó trong văn xuôi Việt Nam hiệ n đạ i : tính giao thời, chuyển tiếp, là tiền đề tích cực cho văn xuôi thời kỳ đổi mới.

- Luận án góp phần khẳng định vị trí quan trọng của giai đoạn 1975-1985 trong quá trình chuyển đổi tư duy văn học Việt Nam sau 1975.

6. Cấu trúc của luận án

Chương 1: Tổng quan về văn xuôi Việt Nam thời kỳ hậu chiến (1975-1985) Chương 2: Sự đổi mới của văn xuôi viết về đề tài chiến tranh sau chiến tranh Chương 3: Sự xuất hiện khuynh hướng văn xuôi viết về đề tài thế sự - đời tư

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN XUÔI VIỆT NAM THỜI KỲ HẬU CHIẾN (1975-1985)

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Những nghiên cứu về các vấn đề khái quát của văn xuôi Việt Nam thời kỳ hậu chiến (1975-1985)

Năm 1975 trở thành một cột mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam, kết thúc chiến tranh, chuyển sang thời kỳ hòa bình, độc lập, tự do. Năm 1986 là bước ngoặt đánh dấu công cuộc đổi mới của đất nước. Gắn bó với những biến chuyển chính trị - xã hội, văn học cũng mang những đặc điểm của từng giai đoạn lịch sử. Ba mươi năm 1945 - 1975 là giai đoạn văn học chiến tranh hay còn được gọi là văn học sử thi, từ 1986 được gọi là văn học đổi mới. Vậy thế nào là văn học thời kỳ hậu chiến?

“Hậu chiến” được hiểu một cách đơn giản là “sau chiến tranh”. Như vậy, thời kỳ hậu chiến được tính từ mốc năm 1975. Tuy nhiên, mỗi người lại có một quan điểm khác nhau về độ dài của nó. Có người tính mốc kết thúc là năm 1986 (trước đổi mới), cũng có người cho rằng thời kỳ hậu chiến kéo dài đến năm 1991… Chúng tôi quan niệm rằng, thời kỳ hậu chiến là khoảng thời gian ngay sau chiến tranh, khoảng thời gian có những đặc điểm lịch sử, xã hội riêng của giai đoạn vừa khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa bắt tay xây dựng đất nước. Trong văn học, thời kỳ này vừa tồn tại những đặc điểm của văn học sử thi vừa xuất hiện những đặc điểm của nền văn học mới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Trong sự vận động của lịch sử, mười năm 1975 - 1985 đánh dấu giai đoạn sau chiến tranh và trước đổi mới. Chúng tôi chọn phạm vi mười năm để khoanh vùng đối tượng nghiên cứu của mình, cũng nhằm đặt nó trong sự chuyển tiếp giữa văn xuôi thời chiến và văn xuôi thời bình. Vì vậy đặc trưng lớn nhất của văn xuôi 1975-1985 là sự chuyển tiếp giữa hai giai đoạn văn học: văn học chiến tranh và văn học đổi mới. Xem xét văn xuôi 1975-1985 với ý nghĩa gạch nối, người nghiên cứu hoàn toàn có thể so sánh những đặc điểm giống và khác biệt của giai đoạn này với giai đoạn 1945 - 1975 và sau 1986. Văn xuôi 1975 - 1985 vừa có thể gọi là văn

xuôi hậu chiến vừa có thể coi là văn xuôi tiền đổi mới. Như vậy, văn xuôi giai đoạn này sẽ vừa kế thừa, tiếp nối vừa tự thân vận động để vươn tới sự đổi mới.

Văn xuôi Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975-1985 - 2

Được đánh giá là thể loại xung kích trong văn học giai đoạn này , văn xuôi trở thành mối quan tâm hàng đầu của giới nghiên cứu. Có khá nhiều ý kiến, bài viết nghiên cứ u mộ t cá ch khá i quá t về nộ i dung , nghệ thuậ t củ a văn xuôi sau 1975 nói chung và văn xuôi 1975-1985 nói riêng. Nhữ ng bà i viế t đó đượ c tậ p trung trong cá c công trì nh: Văn học Việt Nam thế kỉ XX- những vấn đề lịch sử và lý luận (Nxb Giáo dục 2004), Văn học Việt Nam sau 1975 - những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy (Nxb Giáo dục 2005), Văn học 1975-1985 tác phẩm và dư luận (Nxb Hội nhà văn 1997), Văn học Việt Nam sau 1975 và việc giảng dạy trong nhà trường (Nxb Giáo dục Việt Nam 2009) và nhiều công trình khác… Nghiên cứ u văn học 1975- 1985 vớ i tư cá ch là mộ t giai đoạ n khở i độ ng củ a văn họ c thờ i kỳ đổ i mớ i, các nhà nghiên cứ u đề u chỉ ra những đóng góp của văn học giai đoạn này trong tiến trình vận động của văn học Việt Nam từ sau 1975: “Nhữ ng tá c phẩ m văn xuôi giai đoạ n nà y đã giúp thu hẹp b ớt khoảng cách khá xa giữa văn học với đời sống , tác phẩm và công chúng đồng thời cũng là sự chuẩn bị tích cực cho những chuyển biến mạnh mẽ của văn họ c khi bướ c và o thờ i kỳ đổ i mớ i” [115,11].

Tác giả Nguyễn Văn Long khi nghiên cứu diện mạo, đặc điểm của các thể loại văn học sau 1975 đã chỉ ra “văn xuôi là khu vực được xem là có nhiều thành tựu nổi trội và có những hiện tượng tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học” [115,17]. Ông đã phân loại các khuynh hướng chính trong văn xuôi (khuynh hướng sử thi, khuynh hướng nhận thức lại, khuynh hướng thế sự - đời tư, khuynh hướng triết luận) và phác họa những nét lớn về sự đổi mới của văn xuôi (quan niệm về hiện thực, quan niệm nghệ thuật về con người, nghệ thuật trần thuật…). Từ phác họa của mình, nhà nghiên cứu đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa: “Muốn hình dung chính xác và đầy đủ về diện mạo và đặc điểm của văn xuôi thì còn cần làm rò hơn các khuynh hướng, các thể tài, các mảng đề tài với cái mới mà nó đem lại cho văn xuôi ba mươi năm qua. Để nhận diện và đánh giá đầy đủ hơn những đổi mới về nghệ thuật văn xuôi trên nhiều yếu tố….còn cần đến nhiều công trình nghiên cứu,

từ cụ thể đến khái quát” [115,22]. Nghiên cứu của chúng tôi hy vọng sẽ đáp ứng phần nào mong muốn ấy.

Ở phạm vi rộ ng hơn, tác giả Nguyễn Thị Bình trong công trình Văn xuôi Việ t Nam sau 1975- nhữ ng đổ i mớ i cơ bả n đã có nhữ ng nghiên cứ u sắc sảo và thuyết phục về nhữ ng đổ i mớ i củ a văn xuôi sau 1975 trên cá c phương diệ n : đổ i mớ i quan niệ m về nhà văn, quan niệ m nghệ thuậ t về con ngườ i , đổ i mớ i về thể loạ i… từ đó rút ra những nhận xét khái quát nhất về diệ n mạ o và hướ ng đi của văn xuôi sau 1975. “Chuyên luận khảo sát tương đối công phu, tỉ mỉ các hiện tượng văn học tiêu biểu, nhưng không bị chìm đi, bị lạc vào những chi tiết, những ngoắt ngoéo, quanh co riêng của những lối đi còn chưa ổn định của nhiều cây bút. Từ những vấn đề cơ bản nhất của nền văn học trên quá trình đổi mới, người viết chú trọng đến những chuyển biến lớn trong ý thức của người cầm bút đối với hiện thực, đối với độc giả và đối với bản thân mình, chú trọng những thay đổi cơ bản nhất trong quan niệm của nhà văn về đối tượng con người, cố gắng lùi ra xa, quan sát toàn cảnh để có những nhận xét khái quát nhất về diện mạo chung và hướng đi chung của văn học” (Lời giới thiệu chuyên luận của GS. Nguyễn Đăng Mạnh). Chuyên luậ n nà y đã mộ t lầ n nữ a khẳ ng đị nh sự nổ i trộ i củ a văn xuôi so vớ i cá c thể loạ i khá c . Viết về giai đoạn 1975-1985, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình đánh giá, đây là “chặng đường khởi động, chuẩn bị cho cao trào đổi mới” [52,193] với những dấu hiệu tuy mới manh nha nhưng “là những dự báo đúng đắn” [52,196] và cần thiết cho công cuộc đổi mới văn học sau 1986. Như vậy, trong công trình này, những nghiên cứu về văn xuôi 1975-1985 đều được đặt trong sự vận động của văn xuôi sau 1975 với tư cách là một vùng đệm cho văn xuôi đổi mới. Thiết nghĩ, với ý nghĩa trong tiến trình văn học, với những tác giả, tác phẩm cụ thể, giai đoạn văn xuôi này cần sự quan tâm nghiên cứu nhiều hơn nữa.

“Từ 1975 đến nay, trong vòng mười năm, văn xuôi nghệ thuật của chúng ta đã có những chuyển động đáng kể, vừa không đứt đoạn với văn xuôi trước đó, vừa liên tục tìm tòi để phát triển, cố gắng phản ánh và tìm câu trả lời trước rất nhiều vấn đề khác nhau của đời sống” [47]. Khẳng định sự phát triển và thống nhất của văn xuôi giai đoạn này trong tiến trình văn học, tác giả Lại Nguyên Ân trong bài

viết “Thử nhìn lại văn xuôi mười năm qua” [47] đã phân loại văn xuôi 1975-1985 thành bốn mảng thể tài (văn xuôi chiến đấu, văn xuôi sản xuất, văn xuôi phong tục - lịch sử, văn xuôi tâm lý xã hội), chỉ ra những đóng góp và hạn chế của các mảng văn xuôi đó. Tiếp cận văn xuôi 1975-1985 từ phương diện nội dung, chúng tôi chia văn xuôi thời kỳ này thành hai mảng đề tài chính: đề tài chiến tranh và đề tài thế sự

- đời tư để chỉ ra sự kế thừa truyền thống của văn xuôi 1945-1975 và những dấu hiệu của quá trình đổi mới văn xuôi sau 1986. Vấn đề này sẽ được triển khai kĩ ở chương 2 và chương 3 của luận án.

Nhìn lại quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy một số nhà nghiên cứu coi 1945-1980 là một giai đoạn - giai đoạn văn học sử thi (Phong Lê, Vũ Văn Sỹ….). Điều đó đồng nghĩa với việc: khoảng năm năm đầu sau 1975, văn học vẫn mang đặc điểm của văn học ba mươi năm trước đó. Không bàn cãi đến việc phân kỳ văn học, chúng tôi quan niệm rằng, năm 1975 đã là một cột mốc rò ràng. Năm năm 1975-1980, văn học nói chung và văn xuôi nói riêng vẫn vận động theo quán tính nhưng đã có những thay đổi so với nền văn học sử thi. Những thay đổi ấy đậm dần lên từ 1980-1985. Do đó, nghiên cứu văn xuôi 1975-1985 để chứng minh những đặc điểm giống và khác của nó với văn xuôi trước 1975 và sau 1986 là một việc làm cần thiết.

Văn xuôi giai đoạn này mang âm hưởng của văn học sử thi bởi nó vẫn dành một phần rất lớn cho đề tài chiến tranh. Đã có nhiều bài nghiên cứu về đề tài này trong văn xuôi (của các tác giả Lê Thành Nghị, Tôn Phương Lan, Nam Hà, Bùi Việt Thắng, Hồ Phương...) đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội, Tạp chí văn học…. những năm đầu thập kỉ chín mươi. Bên cạnh những lời khen có cả những lời chê… nhưng đa số các nghiên cứu đều gặp nhau ở khẳng định: văn xuôi giai đoạn này đã nhìn chiến tranh ở hai mặt: sáng và tối, nhìn chiến tranh và con người bằng cái nhìn đa diện, khắc phục cái nhìn đơn giản, một chiều của nền văn học sử thi. Xin dẫn nghiên cứu của tác giả Tôn Phương Lan làm ví dụ: “sắc thái của nhân vật trong văn xuôi chiến tranh có phong phú hơn, phức tạp hơn và tính phản quang của đời sống, thông qua hệ thống nhân vật đã làm cho văn xuôi trở nên sinh động” [108,15]. Năm 2008, trong luận văn thạc sĩ Đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Việt

Nam giai đoạn 1975 - 1985, tác giả Vũ Thị Phương Nga đã đặt các tiểu thuyết viết về chiến tranh và người lính trong xu hướng vận động đổi mới của văn xuôi để tìm hiểu những đặc trưng nổi bật trong việc khai thác hiện thực chiến tranh và hình tượng người lính… Chúng tôi sẽ nghiên cứu vấn đề này một cách cụ thể trong chương 2 của luận án với sự khảo sát ở các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn và ký để chỉ ra rằng: có một dòng văn học viết về chiến tranh sau chiến tranh, dòng văn học khẳng định một con đường nghệ thuật mới: “nhìn thẳng vào hiện thực chiến tranh, bằng những trải nghiệm và cái nhìn cá nhân, tái hiện lại cái chiều kích đau thương và bộ mặt tàn khốc không thể quy giản của chiến tranh, nói lên tiếng nói cảnh báo về những hiểm họa của chiến tranh để lại sau chiến tranh, nhưng đồng thời, phục dựng lại hình ảnh của những con người bằng sự chịu đựng và sức mạnh anh hùng đã thực sự làm nên sức mạnh cho cuộc kháng chiến, tái sinh lại những khát vọng nuôi dưỡng cả một dân tộc trong chiến tranh”[115,251].

Bên cạnh nhữ ng nghiên cứ u tậ p trung và o diện mạo của văn xuôi trong mười năm 1975-1985, một số công trình khác (của các tác giả Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Nguyễn Thị Bình, Bích Thu…) lại nghiên cứu các vấn đề khái quát của thể loại, chủ yếu tập trung vào thể loại truyện ngắn… Năm 1995, tác giả Lê Thị Hường trong công trình luận án Phó Tiến sĩ “Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam 1975-1995” đã nghiên cứu các đặc điểm cốt truyện và kết cấu, hệ thống nhân vật, thời gian, không gian nghệ thuật và ngôn ngữ của truyện ngắn 1975-1995. Từ đó, tác giả khẳng định: “Truyện ngắn ngày càng tích lũy được nhiều giá trị nghệ thuật cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện, mở rộng phạm vi nhận thức của thể loại, đạt đến chỗ hoàn thiện về mặt kỹ thuật, phương thức tiếp cận hiện thực phong phú hơn các giai đoạn trước ” [94]. Thiết nghĩ, đó cũng là thành tựu chung của văn xuôi sau 1975. Năm 2009, tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệ t (Thái Nguyên) đã bả o vệ thà nh công luậ n văn Thạ c sỹ Truyệ n ngắ n Việ t Nam giai đoạ n 1975-1985 vớ i nhữ ng nghiên cứ u khá công phu về nhữ ng vấ n đề khái quát nhất của thể l oại truyện ngắn trong vòng mười năm sau chiến tranh (diện mạo truyện ngắn, những thay đổi về đề tài , cảm hứng, những đổi mới bước đầu về nghệ thuật). Đây cũ ng là mộ t trong nhữ ng tà i liệ u tham khả o để chú ng tôi tiế p tụ c

hướ ng nghiên cứ u củ a mình. Bài viết “Chặng “khởi động” trong hành trình truyện ngắn Việt Nam sau 1975” của tác giả Hỏa Diệu Thúy (Nghiên cứu văn học số 7 - 2011) đã phác họa giai đoạn khởi đầu của thể loại truyện ngắn với sự được mùa của thể loại và những dấu mốc sớm nhất của sự đổi mới như Hai người trở lại trung đoàn của Thái Bá Lợi, Bức tranh của Nguyễn Minh Châu, Có một đêm như thế của Phạm Thị Minh Thư… Từ những nghiên cứu chung về truyện ngắn, chúng tôi tiếp tục khảo sát, so sánh thể loại này với tiểu thuyết, ký để khẳng định đóng góp của văn xuôi giai đoạn 1975 - 1985 trong văn học Việt Nam sau 1975.

Các nghiên cứu về văn xuôi thời kỳ hậu chiến thể hiện sự phong phú, đa dạng trong cách tiếp cận: từ góc độ lý luận, ngôn ngữ, lịch sử văn học, từ nội dung, nghệ thuật… Giáo sư Trần Đình Sử nghiên cứu về sự đổi mới của tư duy nghệ thuật và hình tượng con người; nhà nghiên cứu Trần Cương tìm hiểu tính nhân dân trong văn học, giáo sư Phong Lê khai thác con người mới và nhân vật tích cực… Cảm hứng bi kịch trong một số tiểu thuyết tiêu biểu viết về chiến tranh sau 1975 là đối tượng nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Hương [91]. Nghiên cứu cảm hứng bi kịch trong cái nhìn về hiện thực, cái nhìn về số phận con người, các biện pháp nghệ thuật thể hiện cảm hứng… tác giả đã khẳng định: “Sự vận động của cảm hứng sáng tác về đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết sau 1975 đã đem lại cho tiểu thuyết nói riêng và văn học thời kỳ này nói chung một diện mạo mới” [91]. Tiếp tục hướng nghiên cứu này, ở chương 2, luận án của chúng tôi sẽ khai thác sự thay đổi trong các tác phẩm về đề tài chiến tranh được sáng tác trước và sau 1975, từ âm hưởng sử thi đến vấn đề số phận dân tộc và số phận con người…

Đánh giá chung về văn học 1975-1985, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã nhận xét: “Nhìn chung có thể khẳng định được là nền văn học nước ta thập kỉ vừa qua đánh dấu sự biến đổi đáng kể trong tư duy văn học và đang ở vào thời kỳ mới, thời kỳ hứa hẹn một sự khám phá và tái hiện hình tượng con người nhiều mặt trong tất cả chiều sâu phong phú của nó” [123,491]. Nhận xét của ông có thể coi là một cái nhìn khái quát về sự chuyển biến trong văn xuôi thời kỳ hậu chiến: sự thay đổi tư duy nghệ thuật và sự quan tâm đa diện, đa chiều đến con người.

Như vậy, đa số nghiên cứu về văn xuôi 1975 - 1985 đều nằm trong những nghiên cứu về văn xuôi sau 1975, số lượng công trình, bài viết đề cập trực tiếp đến văn xuôi giai đoạn này không nhiều. Tuy nhiên, có thể thấy, các nghiên cứu đều khẳng định tính tiên phong, vai trò tích cực, chủ động của văn xuôi trong quá trình đổi mới văn học. Mặc dù vậy, việc xem xét văn xuôi giai đoạn 1975 - 1985 như một đối tượng nghiên cứu cụ thể, toàn diện (về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa trong tiến trình văn học) vẫn là vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu.

1.1.2. Những nghiên cứu về cá c tá c gi ả, tác phẩm cụ thể trong văn xuôi Việt Nam 1975-1985

Các tác giả được chọn nghiên cứu nhiều nhất trong giai đoạn này là Nguyễn Minh Châu, Nguyễ n Khả i, Ma Văn Khá ng, Nguyễ n Mạ nh Tuấ n, Lê Lự u… Có thể nói đây chính là những cánh chim bá o bã o , đem lạ i nhữ ng khá m phá đầ u tiên về vùng đất mới của văn học . Sáng tác của họ được bạn đọc đón nhận với cái nhìn đa chiều. Trong phạm vi luận án , chúng tôi quan tâm đến những nghiên cứu ghi nhậ n nhữ ng dấ u hiệ u đổ i mớ i mà họ đã mang lại trong văn xuôi.

Các nghiên cứu về các tác phẩm cụ thể như: tiểu thuyết Cha và Con và…, Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người (Nguyễn Khải), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Miền cháy (Nguyễn Minh Châu), Đứng trước biển, Cù lao Tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn), Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Thời xa vắng (Lê Lựu), …các tập truyện ngắn: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Gió từ miền cát (Xuân Thiều) Hai người trở lại trung đoàn (Thái Bá Lợi), truyện ngắn Ma Văn Kháng, Đỗ Chu, Bảo Ninh… ký: Tháng ba ở Tây Nguyên (Nguyễ n Khả i ), Rấ t nhiề u á nh lử a (Hoàng Phủ Ngọc Tườ ng), Ký sự miền đất lửa (Nguyễ n Sinh - Vũ Kỳ Lân )… Cá c nghiên cứ u nà y phầ n lớ n đề u nêu lên cả m nhậ n về nộ i dung, nghệ thuậ t, phương diệ n đổ i mớ i củ a từ ng tá c phẩ m , qua đó gó p phầ n khẳ ng đị nh xu thế tấ t yế u củ a thể loạ i cũ ng như của văn học Việt Nam trong giai đoạn này.

Nhìn từ đặc trưng thể loại, tác giả Nguyễn Thị Bình (Văn xuôi Việt Nam 1975-1995 những đổi mới cơ bản) đã nhận thấy ưu điểm, vai trò đột phá của ký. Những ký sự đầu tiên về đề tài chiến tranh Tháng ba ở Tây Nguyên (Nguyễn Khải),

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022