Văn xuôi Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975-1985 - 5

“Cuộc đời đa sự, con người đa đoan” (Nguyễn Minh Châu) buộc văn học phản ánh hiện thực trong cái nhìn nhiều chiều, đa diện. Cảm hứng đời tư đã khiến các tác giả chuyển mối quan tâm từ các vấn đề lớn lao của thời đại, của dân tộc sang khám phá những tình cảm thầm kín, riêng tư của mình và mọi người trong cuộc sống thường nhật.

Trả lời báo Văn nghệ về công cuộc đổi mới, nhà văn Nguyên Ngọc nói: “Tôi hiểu đổi mới chẳng phải là bịa ra một cái gì mới, chưa từng có, mà là trở lại nhìn nhận hiện thực sao cho tỉnh táo hơn, khách quan hơn, hiện thực hơn, hiện thực đúng như nó có, không tô vẽ, không che giấu, cũng không cắt xén”. Những dấu hiệu dự báo đổi mới ấy đã manh nha từ ngay sau khi đất nước giành chiến thắng và trở thành xu hướng rò rệt từ khoảng đầu thập kỉ tám mươi. “Đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa” [55], văn học trở lại đúng chức năng, ý nghĩa của mình, tiếp cận cuộc sống từ nhiều hướng, dám nhìn thẳng vào sự thật, đi thẳng vào những vấn đề nóng bỏng của xã hội. Đó cũng là sự vận động khách quan của văn học, phù hợp với sự vận động của lịch sử.

Khi văn học cần những ăng ten mới để bắt vào hiện thực đời sống thì văn học - báo chí ra đời. Cù lao Tràm - cuốn tiểu thuyết đầy chất phóng sự của Nguyễn Mạnh Tuấn là một trong những ăng ten ấy. “Nó kéo văn học đang thánh thót ở bè cao xuống cái trần tục đời thường.... nhờ đó bắt một cái vòi có lưu lượng mạnh của hiện thực ngổn ngang mới ùa tràn vào văn học, đem lại sinh khí cho văn học” [134]. Tác phẩm của Nguyễn Mạnh Tuấn đã khơi nguồn cho xu hướng văn học “nhìn thẳng vào sự thật” phát triển mạnh mẽ từ đầu thập kỉ tám mươi. Tuy nhiên, xu hướng văn học này mang chất phóng sự, báo chí nên chỉ có giá trị trong một thời điểm nhất định. Bên cạnh đó, âm thầm nhưng bền bỉ là mảng văn xuôi viết về đời sống con người, lấy con người làm trung tâm phản ánh. Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành Bến quê của Nguyễn Minh Châu, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người... của Nguyễn Khải, Cuộc đời bên ngoài của Vũ Huy Anh... là những phát hiện phong phú về con người

- con người cá nhân phức tạp, lưỡng diện…

Văn học nửa đầu những năm tám mươi gắn liền với sự thay đổi quan niệm về hiện thực, “từ hiện thực của các sự kiện, biến cố lịch sử đến hiện thực về con người, từ cái nhìn một chiều đến cái nhìn nhiều chiều” [52,204]. Hiện thực không phải là hiện thực mơ ước, hiện thực được lý tưởng hóa như trong văn học 1945- 1975. Hiện thực cuộc sống như chính nó đang tồn tại đã được phát hiện, mổ xẻ. Những mặt trái còn khuất lấp, những cái xấu, cái lỗi thời được phản ánh một cách trực diện, không né tránh. Đó cũng là cái nhìn khách quan, toàn diện của văn xuôi hậu chiến để hướng tới một hiện thực tốt đẹp hơn.

Bức tranh của Nguyễn Minh Châu là cuộc tự vấn lương tâm để nhìn rò “khuôn mặt bên trong của chính mình”. Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng) là cuộc khủng hoảng của một mô hình gia đình đã từng là mẫu mực ở giai đoạn trước, khi “lối sống ích kỉ buông thả theo những dục vọng thấp hèn, coi tiền là trên hết, bất chấp mọi nguyên tắc, luật lệ của đạo đức xã hội đang có nguy cơ xâm nhập vào từng gia đình, làm đảo lộn tất cả những gì trước đây cho là thiêng liêng, cao cả” (Hà Minh Đức)... Hàng loạt truyện ngắn của Ma Văn Kháng, Đỗ Chu, Lê Minh Khuê, Bảo Ninh…. đã tiếp cận hiện thực cuộc sống từ cái nhìn đa chiều, rút gần khoảng cách giữa văn học và cuộc đời. Tiểu thuyết của Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn phản ánh quá trình đấu tranh với cái cũ, cái tiêu cực để hòa hợp và phát triển trong cuộc sống mới…

Sự thay đổi quan niệm về hiện thực trong văn xuôi nửa đầu những năm tám mươi đã dẫn đến những thay đổi đầu tiên trong quan niệm nghệ thuật về con người. Con người từ điểm nhìn lịch sử đã được đặt trong điểm nhìn thế sự, đời tư, trở thành tâm điểm soi chiếu lịch sử. Bắt đầu từ Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng… con người tự thú, con người phức tạp, lưỡng diện… đã xuất hiện, khác với kiểu con người đơn diện trước 1975. Dấu hiệu đổi mới này đã mang lại cho văn xuôi hàng loạt biểu hiện khác nhau của quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi sau 1986: con người tự nhiên, con người bi kịch, con người cô đơn, con người tâm linh… trong văn xuôi Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái…. Đổi mới ấy mang lại sự phong phú, đa dạng trong thế giới nhân vật, trong nhận thức thẩm mĩ của văn xuôi.

Chính trong quãng thời gian này đã diễn ra sự vận động ở chiều sâu của đời sống văn học với những trăn trở, tìm tòi, “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Nam Cao) của những nhà văn chân chính. Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người (Nguyễn Khải), Đứng trước biển, Cù lao tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Thời xa vắng (Lê Lựu)…. là những thể nghiệm đầu tiên với sự chuyển đổi đề tài, cảm hứng và những sáng tạo mới trong nghệ thuật trần thuật.

Nhìn lại văn xuôi thời kỳ hậu chiến, chúng ta thấy văn xuôi giai đoạn này đã kế thừa và phát huy những giá trị của văn học thời kỳ trước. Đồng thời, nhận thức được những bất cập của cơ chế, sự vênh lệch giữa tư duy và thời đại để phản ánh hiện thực cuộc sống và từ đó phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng của dân tộc. Hiện thực phản ánh của văn học nói chung và văn xuôi nói riêng không chỉ là hiện thực cách mạng, là các biến cố, sự kiện trọng đại mà còn là hiện thực đời sống thường ngày với các quan hệ cá nhân chồng chéo, là những mảnh đời, số phận riêng tư, là những khát vọng cao cả lẫn dục vọng tầm thường, niềm vui và nước mắt, hạnh phúc và bi kịch…

Văn xuôi thời kỳ hậu chiến thể hiện rò quy luật vận động của văn học - quy luật kế thừa và sáng tạo. Sự kế thừa thành công những thành quả của văn xuôi 1945-1975 và những dấu hiệu cách tân chuẩn bị cho công cuộc đổi mới đã thể hiện khá rò nét ở văn xuôi giai đoạn chuyển giao này. Sự thay đổi trong quan niệm về hiện thực và con người đã thể hiện ý thức đổi mới sâu sắc của các nhà văn. Như vậy, văn xuôi 1975-1985 là giai đoạn chuẩn bị âm thầm nhưng tích cực cho công cuộc đổi mới văn học sau 1986.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

1.2.2.2. Các khuynh hướng chính

Khái niệm khuynh hướng “ghi nhận tính cộng đồng về cơ sở tư tưởng thẩm mĩ của nội dung nghệ thuật, tính cộng đồng này quy định bởi sự gần gũi trong cách hiểu của các nhà văn đối với các vấn đề của đời sống, bởi sự giống nhau về các tình thế xã hội, thời đại, văn hóa, nghệ thuật [127, 737]. Theo nhà nghiên cứu Hà Minh Đức, “khuynh hướng văn học có liên quan đến nhiều phương diện của sáng

Văn xuôi Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975-1985 - 5

tác như: thái độ của nhà văn đối với hiện thực, với cách xây dựng nhân vật, với thị hiếu thẩm mĩ, với lí tưởng thẩm mĩ, với cảm hứng sáng tạo…” [70,259]. Sau năm 1975, sự thay đổi về lịch sử, xã hội, sự thay đổi tư duy nghệ thuật, thị hiếu tiếp nhận… đã tác động đến sáng tác của các nhà văn. Căn cứ vào đề tài, cảm hứng, chúng tôi phân chia các khuynh hướng văn xuôi thời kỳ này như sau:

Khuynh hướng viết về chiến tranh với cái nhìn bi tráng

Sự vận động của văn học không phải bao giờ cũng bắt kịp với sự vận động của lịch sử. Sau 1975, dường như có một sự lệch pha giữa văn học và đời sống. Khoảng cách giữa văn học với thực tại lịch sử và công chúng đã khiến các nhà văn phải nhìn nhận lại cách viết của mình. Câu hỏi chi phối văn học lúc này không chỉ là viết cái gì? mà còn là viết như thế nào? Đề tài chiến tranh vẫn có sức hút mạnh mẽ với ngòi bút, đặc biệt với những nhà văn chiến sĩ, những người đã trải qua cuộc chiến bằng chính những trải nghiệm của mình. Vậy thì viết về chiến tranh sau chiến tranh như thế nào? Câu hỏi đặt ra buộc nhà văn phải ý thức rò, đã qua rồi thời kỳ văn học sử thi đầy lãng mạn, đã đến lúc phải hình thành ngôn ngữ mới để phản ánh hiện thực phức tạp của cuộc sống.

“Cuộc chiến tranh càng lùi xa, kí ức về chiến tranh càng hiện rò và được cô đọng. Nhưng cuộc chiến tranh đi vào trang sách của các nhà văn lại phải được mở rộng những chiều kích khác nhau của nó. Bởi giờ đây, người đọc có quyền được nhận thức về hai cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt đã qua như chính nó từng hiện diện” [115,219-220]. Thiết nghĩ, nhu cầu của người đọc là chính đáng và yêu cầu đổi mới với nhà văn là cần thiết. Sẽ là thiếu sót và phiến diện nếu thế hệ trẻ sinh ra trong hòa bình chỉ được biết về chiến tranh với không khí hào hùng, với những chiến công và chiến thắng, chỉ biết hân hoan hưởng tự do mà không biết rằng nó được đánh đổi bằng xương máu của hàng triệu triệu con người.

Chiến tranh đi qua, lòng người bình tâm trở lại, người ta thừa nhận mất mát trong chiến tranh là điều không thể tránh khỏi. Văn học giai đoạn này nhìn nhận lại cuộc chiến bằng cái nhìn hiện thực là cách để trân trọng và phát huy những gì đã có, là khẳng định: dân tộc ta đã vượt lên tất cả - gian khổ, ác liệt, hy sinh - để chiến thắng. Mở rộng phạm vi hiện thực và quan tâm đến số phận con người chính là

những nỗ lực đầu tiên của văn xuôi viết về chiến tranh thời kỳ hậu chiến. Hầu hết các tác phẩm văn xuôi thuộc khuynh hướng này đều khai thác chiến tranh với cái nhìn bi tráng. Đó chính là sự đổi mới mà văn xuôi trước 1975 chưa vươn tới được.

Cái bi là một phạm trù thẩm mĩ, gắn với buồn, đau thương, mất mát, “tráng” là mạnh mẽ, hào hùng, cương quyết… Văn học 1945-1975 thiên về cái “tráng”, về chí khí mạnh mẽ, hào hùng của dân tộc, cái “bi” hầu như rất ít xuất hiện, nếu có cũng chỉ là nền để tô đậm cái “tráng”. Sau 1975, với sự thay đổi quan niệm về hiện thực, văn học đã nghiêng về khai thác cái bi nhiều hơn, tuy nhiên ở giai đoạn 1975-1985, cái bi tráng vẫn đan xen với nhau, khai thác cái bi để khẳng định cái tráng. Sau 1986, cái bi đã không còn âm hưởng bi tráng mà thiên về cảm hứng bi kịch.

Giai đoạn 1975-1985, cái nhìn bi tráng được khai thác gắn liền với đề tài chiến tranh, bi ở sự chết chóc, hủy diệt của chiến tranh, ở những số phận đau thương trong và sau chiến tranh, ở những hậu quả ghê gớm của chiến tranh còn để lại đến hôm nay; tráng ở chí khí của con người, vượt qua tất cả để giành chiến thắng, ở sự vươn lên số phận ngay trong cuộc sống đời thường. Sự phản ánh đa chiều ấy đã góp phần đem lại cái nhìn toàn diện về chiến tranh, khiến đời sống chiến tranh trở nên chân thật và chiến tranh trở về đúng nghĩa của nó.

Chiến tranh đã được mô tả, khắc họa trong những hoàn cảnh ác liệt, với những sự thật trần trụi, với diễn biến tâm lý phức tạp của cán bộ, chiến sĩ, với những số phận bi thảm, những vết thương sâu thẳm trong trái tim con người trong và sau cuộc chiến. Khai thác chiến tranh ở phạm trù cái bi, văn xuôi thời kỳ hậu chiến thể hiện cảm hứng nhân đạo sâu sắc. Những trang viết về chiến tranh với cái nhìn chân thực, sinh động đã cung cấp cho bạn đọc về một hiện thực không bị lý tưởng hóa, hiện thực như nó vốn có. Đó là điều cần thiết và hợp quy luật, bởi cho đến tận bây giờ, chiến tranh đã lùi xa gần bốn mươi năm nhưng hậu quả nặng nề của nó vẫn như cái vòi bạch tuộc bám chặt con người. Vẫn còn đó những mảnh đất xác xơ, những số phận bi thảm vì bom đạn; có những người lính trở về với “vết chân tròn trên cát”, với thương tích, bệnh tật và những cảnh đời éo le, thầm lặng, cô đơn; nhiều người lính đã mãi mãi nằm lại chiến trường, để lại trong biết bao gia

đình, bao con người nỗi day dứt, ngóng đợi, để lại những hành trình đi tìm người thân, đồng đội trong khó nhọc, gian truân… ; có những đứa trẻ lớn lên mang đầy dị tật… bởi chúng là nạn nhân của chất độc màu da cam.

Trong văn xuôi 1945-1975, người đọc nhớ về cuộc kháng chiến của dân tộc với những người con ưu tú: chị Út Tịch (Người mẹ cầm súng), anh Nguyễn Văn Trỗi (Sống như Anh), chị Sứ (Hòn đất), anh hùng Núp (Đất nước đứng lên)…, với mối tình đẹp, lãng mạn như huyền thoại của Nguyệt - Lãm (Mảnh trăng cuối rừng), với hình ảnh con người Tây Nguyên chịu nhiều đau thương nhưng kiên cường, quật khởi (Rừng xà nu)… Những mất mát, đau thương là nền tảng để vút lên ý chí, sức mạnh của con người. Sau 1975, văn học dường như trầm lại. Mở ra trước mắt người đọc những chiến dịch rộng lớn, những cuộc chiến kéo dài với bao khó khăn, gian khổ, với rất nhiều mất mát, hy sinh. Đó là cuộc chiến đấu trên đường 13 để giữ vững vùng chiến lược Tàu Ô, là chiến dịch giải phóng Phước Long, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử trong Đất miền Đông của Nam Hà, là những chặng đường hành quân gian khổ, những cuộc chiến khốc liệt trong Nắng đồng bằng của Chu Lai, Trong cơn gió lốc của Khuất Quang Thụy, Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh, Biển gọi của Hồ PhươngTrên những chặng đường ấy, người lính phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách. Chiến tranh đồng nghĩa với sự hủy diệt. Bất cứ người lính nào cũng phải chuẩn bị tinh thần đối mặt với cái chết, với đau thương có thể xảy ra bất cứ lúc nào với mình và với người thân. Một trận bom Mỹ ném vào trường học khiến gần một trăm thầy cô giáo và các em học sinh chết và bị thương, có những em nhỏ đã không tìm thấy xác (Đất miền Đông). Một trận đánh cướp đi mạng sống của người thanh niên 20 tuổi (người thanh niên sinh ra chưa được biết mặt cha và người cha còn chưa biết con mình là trai hay gái) sau khi anh mới đoàn tụ với cha mình sau hơn hai mươi năm xa cách, lần gặp mặt đầu tiên cũng là lần gặp mặt cuối cùng (Trong cơn gió lốc), mỗi lần bắt đầu một chuyến tàu mới, nhổ neo dấn thân vào cuộc hành trình tuyệt mật, đầy rẫy gian khó, nguy hiểm bởi cuộc chiến không cân sức là những chiến sĩ tàu không số sẵn sàng chấp nhận cái chết khi cần thiết và thực tế, để bảo vệ con đường Hồ Chí Minh trên biển, rất nhiều chiến sĩ đã hy sinh anh dũng trong cuộc chiến ác liệt đó (Biển gọi)….

Nhưng những mất mát, đau thương ấy không làm nhụt chí con người. Sức mạnh dân tộc vẫn tỏa sáng. Những cánh rừng, những cung đường bị cày xới còn khét mùi bom đạn nhưng vẫn sáng ngời ý chí và tinh thần lạc quan. Tình yêu đất nước, khát vọng tự do, tình đồng đội, tình quân dân, tình yêu đôi lứa… đã quyện vào nhau, tiếp thêm sức mạnh chiến đấu, thêm động lực giúp người lính đứng vững trên trận tuyến để bảo vệ từng tấc đất của quê hương. Tráng chí hào hùng của người lính vẫn được tô đậm từ những phẩm chất anh hùng: ý chí kiên định, ngoan cường, lòng trung thành tuyệt đối, lòng gan dạ, đức hy sinh…. Hình ảnh trung đội gió lốc quả cảm, những chiến sĩ đặc công, trinh sát, giao liên, du kích, những chiến sĩ hải quân… dù là nhân vật chính hay phụ, dù xuất hiện nhiều hay ít… đều lấp lánh vẻ đẹp của con người Việt Nam trong chiến tranh. Sức mạnh tập thể được nhân lên từ những người chiến sĩ quả cảm ấy chính là lý do khiến một dân tộc nhỏ bé có thể đánh thắng những kẻ thù hùng mạnh, ngông cuồng, tàn bạo.

Nhìn chiến tranh ở cả hai chiều sáng và tối, ở những chiến công và những gian khổ, hy sinh, văn xuôi 1975-1985 đã mở thêm một “lối rẽ mới trên dặm dài chiến tranh” (Nguyễn Hòa), giúp người đọc nhìn sâu hơn vào hai cuộc chiến đã qua của dân tộc. Cuộc chiến ấy có vinh quang nhưng cũng đầy mất mát, hy sinh, có cay đắng, ngọt ngào, có tình yêu trong sáng, đẹp đẽ nhưng cũng có những toan tính thấp hèn, có phẩm chất cao thượng và cũng có những dục vọng tầm thường…. Nhận thức mới về chiến tranh để hiểu hơn về quá khứ, về cái giá phải trả cho độc lập, tự do của Tổ quốc, để trân trọng hiện tại và suy ngẫm về tương lai, về trách nhiệm của mỗi cá nhân với đất nước, dân tộc. Làm được điều đó, văn học đã thực hiện đúng chức năng của mình: hướng con người tới cái đích của chân, thiện, mỹ.

Khuynh hướng thế sự, đời tư

Trong Dẫn luận nghiên cứu văn học, nhà nghiên cứu Pôxpêlôp đã phân chia thể loại tự sự thành ba nhóm thể tài, dựa theo ba nhóm chủ đề: chủ đề lịch sử dân tộc, chủ đề thế sự và chủ đề đời tư.

Thể tài lịch sử dân tộc tập trung “miêu tả con người trong quá trình tham gia tích cực vào các sự kiện của đời sống dân tộc (trong chiến tranh giải phóng dân tộc, trong phong trào cách mạng…). Nếu nhân vật được miêu tả trong nhóm

thể tài này là những con người mà “hành động và khát vọng của họ gắn liền với lợi ích và lí tưởng tập thể chung của dân tộc” [71,395] thì “các tính cách trong thể tài thế sự thường mang tính đại diện: các nhân vật là những đại biểu của môi trường mình, là sự thể hiện các khuyết điểm hoặc phẩm chất tốt đẹp của môi trường xã hội ấy” [71,398]; còn trong thể tài đời tư, nhân vật được miêu tả trong “sự phát triển tính cách của những con người cá biệt trong quan hệ của nó với hoàn cảnh” [71,401], đó là “cuộc đời và số phận của những con người riêng lẻ… trong mối xung đột với hoàn cảnh chung quanh” [71,392].

Như vậy, sự phân biệt rò rệt nhất giữa các nhóm thể tài là đối tượng miêu tả của nhà văn, trong nhóm thể tài lịch sử dân tộc, con người được phản ánh trong mối quan hệ với các sự kiện trọng đại của lịch sử, hành động của họ gắn liền với lợi ích cộng đồng. Trong nhóm thể tài thế sự - đời tư, con người được nhìn nhận trong mối quan hệ với môi trường nhỏ xung quanh và hoàn cảnh riêng của nó, cái được nhà văn nhấn mạnh là tính cách, số phận cá nhân. Khuynh hướng thế sự - đời tư được hình thành từ đó.

Trong văn xuôi 1945-1975, các tác phẩm chủ yếu thuộc thể tài lịch sử dân tộc, phản ánh chủ đề lịch sử dân tộc: “tập trung vào những sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh lịch sử của các dân tộc và các quốc gia, những sự kiện gắn liền với hoạt động có ý nghĩa to lớn của những con người xuất chúng, dám nhận lấy trách nhiệm bảo vệ quyền lợi này khác của dân tộc” [71,391]. Hoàn cảnh chiến tranh đã chi phối mạnh mẽ đến văn học, do đó, guồng quay của chiến tranh đã tác động đến mọi thể loại văn học.

Sau 1975, đất nước được giải phóng, cái TA cộng đồng không phải là sứ mệnh duy nhất đặt lên vai mọi người, bởi lúc này, vai trò của cái TÔI, của cá nhân được nhấn mạnh. Sự chuyển đổi từ thể tài lịch sử dân tộc sang thể tài thế sự

- đời tư là một bước chuyển hợp lý. Khuynh hướng thế sự - đời tư xuất hiện chủ yếu trong văn học từ đầu thập kỉ tám mươi, khi các vấn đề của đời sống hàng ngày và vấn đề đạo đức, nhân cách con người trở thành đối tượng khám phá chính của văn học. Nhu cầu nhận thức mới xuất hiện, mọi vấn đề trong quá khứ, những bất cập của hiện tại... đều được nhìn nhận bằng cảm hứng nghiên cứu, phân tích.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022