Diện Mạo Văn Xuôi 1975-1985 Trong Bước Chuyển Của Lịch Sử Văn Học

Rất nhiều ánh lửa (Hoàng Phủ Ngọc Tường), Ký sự miền đất lửa (Nguyễn Sinh - Vũ Kỳ Lân)… đã đem lại “cảm giác tin cậy bởi chiến tranh được nhìn ở cự li gần và tác giả tỏ ra không né tránh mặt gai góc của hiện thực” [52,212]. Xu hướng viết về sự thật: sự thật đời sống, sự thật tâm trạng con người đã được khai mở bằng việc thể hiện một cách trực diện những mất mát, hy sinh gian khổ của cuộc chiến ác liệt. Ở Ký sự miền đất lửa, “lần đầu tiên trong một tác phẩm văn học, sự ác liệt của cuộc chiến tranh, cái giá máu xương của những chiến thắng được thể hiện ở mức độ mà trước đó chưa có tác phẩm nào nêu lên được” [108]. Với đặc trưng thể loại, ký có nhiều ưu thế tái hiện hiện thực, truyền thông tin và tình cảm nóng hổi đến người đọc. Tháng ba ở Tây Nguyên có thể xem là thiên ký sự chính luận - tư liệu nổi bật nhất vì sự sắc sảo nhạy bén cũng như sức hấp dẫn của nó” [103]. Mặc dù tính thông tin, sự kiện, thời sự chi phối, song tác phẩm ký vẫn mang trong mình tính văn học nghệ thuật rất rò. Ký sự miền đất lửa của Nguyễn Sinh - Vũ Kỳ Lân là một trong những trường hợp: “có thể làm cho tác phẩm mang đầy đủ chất văn học mà không nhất thiết phải xây dựng thành tiểu thuyết” [47,16].

Những khai mở này đã tạo tiền đề cho sự xuất hiện mạnh mẽ của phóng sự 1986 - 1996, vệt phóng sự tiêu biểu như một cuộc bùng phát lần thứ hai của phóng sự trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Với tính chất nhanh nhạy, sắc bén; cái nhìn trung thực vào bản chất sự thật; với sức thuyết phục của giọng điệu và ưu thế đặc biệt trong việc phơi bày, mổ xẻ, phanh phui để kiến nghị với dư luận về những hiện tượng xã hội phức tạp, các phóng sự của Phùng Gia Lộc, Trần Huy Quang, Hoàng Hữu Các, Trần Khắc, Minh Chuyên… sau này đã nhìn thẳng vào sự thật với tinh thần dân chủ và những khát khao đổi mới xã hội.

Quá trình đổi mới tiểu thuyết sau 1975 đã bắt đầu từ những sáng tác đầu tiên về chiến tranh: Miền cháy (Nguyễn Minh Châu), Trong cơn gió lốc (Khuất Quang Thụy), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Năm 1975, họ đã sống như thế (Nguyễn Trí Huân), Họ cùng thời với những ai (Thái Bá Lợi)… Loạt bài viết về đề tài chiến tranh và viết về các tác phẩm cụ thể đã chứng minh một điều rất rò: bối cảnh mới đã giúp nhà văn “khắc phục phần nào cái nhìn dễ dãi, giản đơn, có điều kiện soi

chiếu hiện thực qua những hy sinh, mất mát và có thể khám phá sâu hơn những va đập của hoàn cảnh vào tâm lý con người” [52,193].

Viết về cuộc chống càn gay go, ác liệt của một trung đoàn, Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh vẫn thuộc mô hình tiểu thuyết sử thi song đã chú trọng tính chân thật của tác phẩm khi phản ánh hai mặt của chiến tranh: thắng - thua, được - mất… Đặc biệt tác phẩm gây chấn động dư luận khi đề cập đến sự chiêu hồi, phản bội của một phó chính ủy phân khu. Đất trắng đã đặt ra hàng loạt câu hỏi: Thế nào là phản ánh sự thật? Một nửa sự thật có còn là chân lý? “Tác phẩm có làm ai hoang mang hay run sợ không? Tác phẩm có làm cho mọi người nhận thức sai lệch về chiến tranh không?”. Câu trả lời là “Hoàn toàn ngược lại!” [64]. Bởi đó là sự thật của chiến tranh khốc liệt: nếu mỗi con người không vượt qua chính mình thì con đường dẫn đến sự phản bội, chiêu hồi là không tránh khỏi. Và bởi đó cũng chỉ là những hiện tượng cá biệt, một bộ phận nhỏ nhoi trong lớp lớp người vẫn đang kiên cường, vững chãi trên trận tuyến chống quân thù. Chiến tranh là như vậy. Những ai đó run sợ, đớn hèn trước hoàn cảnh khắc nghiệt sẽ tự bán đi nhân phẩm của chính mình. Đó cũng là một lời cảnh báo về sự thật trong chiến tranh để mỗi tổ chức, mỗi con người không lơi lỏng luyện rèn. Trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, dù phải hy sinh, gian khổ, phải gồng mình lên… nhưng quân và dân ta đã thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất để chiến thắng kẻ thù. “Nếu hoàn cảnh dữ dội trên đây là đá thử vàng đối với bản lĩnh và phẩm chất của quân đội ta, thì việc chọn một hoàn cảnh như thế để miêu tả cũng là một thử thách đối với ngòi bút tác giả” [123,95]. Như vậy, thành công của Nguyễn Trọng Oánh chính là nhà văn đã dám chọn hoàn cảnh khốc liệt để đánh giá nhân vật, vừa nhìn thẳng vào mặt trái của chiến tranh, vừa khẳng định lập trường kiên định và vững vàng của dân tộc. Đó cũng là một khẳng định chắc chắn về sức mạnh của dân tộc trong cuộc kháng chiến ác liệt chống lại kẻ thù tàn bạo, hùng mạnh nhất thế giới.

Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu - “người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) đã được bạn đọc đón nhận và gây khá nhiều tranh cãi. Tồn tại hai luồng ý kiến trái chiều khá rò về tác phẩm của nhà văn quân đội. Trong cuộc trao đổi về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trên Báo văn nghệ số 27, 28/1985, các nhà

văn, nhà nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Nhà văn Xuân Thiều phát biểu: “Có cảm giác như Nguyễn Minh Châu đã sao nhãng những cách viết chân thực dung dị trước kia để tìm tòi một loại truyện luận đề. Nhưng luận đề trong truyện của anh hãy còn bị dàn trải. Anh ham nói nhiều điều mà chưa tập trung vào điều chủ yếu. Bởi thế rất khó nắm bắt chủ đề tư tưởng của thiên truyện” [123,324]. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn cho rằng: “một số truyện ý cứ đan chằng chéo vào nhau, văn cứ dính vào nhau, nó là dấu hiệu một cái gì dang dở chưa hoàn thành. Một khía cạnh khác là ở vài truyện ngắn

… màu sắc đạo đức quá rò, quá lộ” [123,327]. Đây cũng là những nhược điểm mà chính Nguyễn Minh Châu đã thừa nhận trong cuộc trao đổi. Tuy nhiên, với những gì Nguyễn Minh Châu đã tìm tòi, thể nghiệm, giới nghiên cứu và độc giả đều ghi nhận: “Anh muốn từ cái hàng ngày, cái thường ngày vượt ra khỏi cái gì đã khô cứng, cái gì như đã thành định kiến, kể cả bản thân mình để đi tìm điều anh mong ước, đi tìm vấn đề và cách thể hiện mới” [123,335]. Thiết nghĩ đó là điều đáng quý ở nhân cách của người cầm bút Nguyễn Minh Châu và cũng là xu hướng chung của văn học giai đoạn 1975 - 1985: bắt đầu từ sự bứt ra từ cái cũ để vươn tới tìm tòi cái mới. Sau 1975, đi qua Miền cháy, Những người đi từ trong rừng ra, Lửa từ những ngôi nhà, Nguyễn Minh Châu đã có hành trình chuyển đổi thú vị: từ văn xuôi viết về hào hùng chiến tranh sang văn xuôi tâm lý - thế sự. Trên hành trình sáng tạo ấy, “nhà văn như đang dẫn dắt các nhân vật của mình trong những tìm tòi đạo đức, nhằm khẳng định và biện minh cho những cách sống tốt đẹp cần lựa chọn giữa cuộc đời bình thường hàng ngày. Sự chuyển hướng về thể tài của Nguyễn Minh Châu không phải là trường hợp cá biệt. Ngược lại, nó là trường hợp chung của văn xuôi, phù hợp với một tương quan chung giữa thời đại và văn học” [47,23]. Truyện ngắn Bức tranh (1982) đã đánh dấu sự đổi mới âm thầm và quyết liệt ấy của Nguyễn Minh Châu. Hai tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành Bến quê đã “tiếp cận đời sống từ góc độ đạo đức - thế sự, dùng thước đo nhân bản để soi ngắm con người” [52,195]. Có thể nói, Nguyễn Minh Châu là một trong những gương mặt tiêu biểu, là cây bút tiên phong xuất sắc trong công cuộc đổi mới văn học. Từ những bài phê bình, tiểu luận sắc sảo như Viết về chiến tranh (1978),

Các nhà văn quân đội và đề tài chiến tranh (1979), Nhà văn, nhân vật, bạn đọc, Hãy đọc lời ai điếu cho một nền văn nghệ minh họa (1987)… đến những tác phẩm của mình, Nguyễn Minh Châu đều kiên trì, bền bỉ một lối đi mới, cách viết mới với tư duy nghệ thuật mới.

Đồng hành với Nguyễn Minh Châu là Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn, Ma Văn Kháng… với những trăn trở, tìm tòi, sáng tạo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Trong hành trình sáng tác của mình, Nguyễn Khải đã có sự chuyển đổi khá rò. Nhân vật ưa thích của Nguyễn Khải thường là những con người thông minh, sắc sảo, hay triết lý, đối thoại, bàn luận. Trước 1975, nhà văn quan tâm nhiều đến các vấn đề tư tưởng, chính trị nên nhân vật của ông được khai thác trên bình diện con người chính trị. Môn (Xung đột), Nam (Hãy đi xa hơn nữa), Biên (Tầm nhìn xa), Huân (Mùa lạc)… đều là những sản phẩm của một thời kỳ mới, những con người mới… Sau 1975, đi qua Cái thời lãng mạn, Nguyễn Khải hướng ngòi bút vào đời sống thế sự, nhân vật của ông được soi ngắm trên bình diện con người cá nhân trong đời thường, với sự chiêm nghiệm và triết lý về nhân sinh. Với Cha và Con và…, Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người…, “văn xuôi Nguyễn Khải đã tự vượt lên so với chính mình và so với đồng nghiệp xung quanh, trở nên già dặn, sâu sắc hơn hẳn. Những câu chuyện cuộc đời ở đây đang như muốn mang tải ngày càng nhiều những sự tổng kết về cách sống, về triết lý sống. Trí thức và xã hội, trí thức và chính trị, quá khứ đẹp đẽ hôm qua và cách sống hôm nay - là những vấn đề thường trở đi trở lại trên các trang văn xuôi Nguyễn Khải” [47,22].

Nguyễn Mạnh Tuấn là một hiện tượng khá nổi bật trong văn xuôi giai đoạn này. Với Năm hòa bình đầu tiên, Những khoảng cách còn lại, Đứng trước biển, Cù lao Tràm, Nguyễn Mạnh Tuấn được bạn đọc đón nhận ở cả hai phía khen và chê: khen hết lời và chê thẳng thắn…. Đã có nhiều cuộc tranh luận xung quanh tác phẩm của Nguyễn Mạnh Tuấn. Những hạn chế trong sáng tác của anh có thể thấy khá rò: “hầu hết các nhân vật của Nguyễn Mạnh Tuấn đều đã có hình dáng và cốt cách, nhưng chưa phải đã có đủ chiều sâu và độ chín của những điển hình. Nói cách khác thì nhiều nhân vật của anh vẫn còn sơ lược” [142,94] hay “tình trạng có phần lỏng lẻo của bố cục, cái phong cách buông thả trong ngôn ngữ nhân vật, hoặc

Văn xuôi Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975-1985 - 3

lối dẫn truyện lắm khi tùy tiện…” [142,95]. Tuy nhiên, đa số bạn đọc đều nhận thấy hiệu ứng mạnh mẽ và tích cực của văn Nguyễn Mạnh Tuấn. Anh “viết văn không phải để làm văn chương mà để trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh vì cuộc sống hôm nay” [123,395], “tác phẩm hấp dẫn người đọc chính ở chỗ buộc người đọc phải suy nghĩ, giải đáp những vấn đề của cuộc sống chứ không phải đọc sách để thưởng thức, nhấm nháp từng câu văn” [123,396]. Tác phẩm của Nguyễn Mạnh Tuấn nhìn thẳng vào những cái cũ, cái lạc hậu, thủ cựu, quan cách, đả kích, phá vỡ nó. Nhiệt tình và dũng khí của nhà văn Nam Bộ đã tạo nên khí thế sôi nổi của làn sóng chống tiêu cực, nhìn thẳng vào sự thật trong văn học, làm cho văn học gần gũi hơn với cuộc sống. Phải nói rằng, những Cù lao Tràm, Đứng trước biển… khiến người đọc thực sự thích thú bởi tính nóng bỏng của vấn đề và nhiệt huyết của tác giả nhưng hiệu ứng của tác phẩm chỉ có tính thời sự, trong hoàn cảnh khi đó. Tác phẩm của Nguyễn Mạnh Tuấn mang tính phóng sự, tính báo chí là vì thế. Ở Cù lao Tràm, Đứng trước biển…. chất báo nhiều hơn chất văn. Đó vừa là ưu điểm vừa là hạn chế của ngòi bút Nguyễn Mạnh Tuấn.

Nhìn chung, các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn… đã “ tiếp tục mở rộng biên độ cho bức tranh đời sống và quan niệm nghệ thuật về con người….” thể hiện “ý thức đổi mới của các nhà văn” [52,196]. Những cuộc tranh luận, những dư luận trái chiều về các tác giả, tác phẩm đã cho thấy tình hình nghiên cứu sôi nổi về một giai đoạn văn học đang trong thời kỳ khó khăn của mùa gieo hạt đầu tiên trên mảnh đất mới khai phá. Đó là cơ sở để chúng tôi đặt nghiên cứu của mình ở cái nhìn toàn diện về các tác giả, tác phẩm nhằm khẳng định những đóng góp tích cực của các hiện tượng văn học trong chặng đường khởi động. Gắn với các nhà văn, các tác phẩm tiêu biểu của văn xuôi giai đoạn này,

nhiều nghiên cứu (của các tác giả Nguyễn Thị Bình, Phong Lê, Trần Đình Sử, Nguyễn Đăng Mạnh…) hướng về sự đổi mới trong quan niệm về hiện thực (từ hiện thực của các sự kiện, biến cố lịch sử sang hiện thực về con người, từ cái nhìn một chiều đến cái nhìn đa chiều), đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người (từ con người công dân đến con người thế sự, đời tư, con người với các quan hệ nhân sinh

đa dạng và phức tạp), đổi mới quan niệm về văn xuôi (cấu trúc trần thuật, phạm trù thẩm mĩ, ngôn ngữ, giọng điệu). Một số luận văn, luận án cũng khai thác các phương diện cơ bản của các tác phẩm thời kỳ này. Tác giả Đỗ Phương Thảo chọn Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng làm đối tượng nghiên cứu

[153] với những khảo sát công phu về các đặc điểm nhân vật, cốt truyện, trần thuật trong các tác phẩm mang tính sử thi và các tác phẩm thế sự, đời tư của Ma Văn Kháng. Từ cái nhìn của lĩnh vực ngôn ngữ, tác giả Đỗ Thị Hiên [80] đã nghiên cứu Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu, chỉ ra những đóng góp về ngôn ngữ của hai tác gia này. Nghiên cứu Vấn đề con người và thời gian trong tiểu thuyết hậu chiến Việt Nam [95] (qua hai tác phẩm cụ thể: Thời xa vắng của Lê Lựu và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh), tác giả Đinh Thị Huyền đã chỉ ra sự xuất hiện một kiểu nhân vật mới trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh: nhân vật bi kịch, sự thể hiện thời gian (thời gian tuyến tính, một chiều theo cuộc đời nhân vật trong Thời xa vắng, thời gian đa tuyến, dòng ý thức… trong Nỗi buồn chiến tranh…). Các tác giả Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Trí Huân, Lê Lựu, Thái Bá Lợi… cùng với các tác phẩm tiêu biểu của họ đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều luận án, luận văn thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên. Thông qua sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn, tác giả Nguyễn Thị Huệ trong luận án của mình đã nghiên cứu những dấu hiệu đổi mới trong văn xuôi Việt Nam từ 1980 đến 1986 [88] (chuyển đổi trong quan niệm về hiện thực và con người, chuyển đổi cảm hứng nghệ thuật, tư duy tiểu thuyết, không gian, thời gian nghệ thuật và ngôn ngữ…). Với những nỗ lực đổi mới, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn đã trở thành những điểm nhấn độc đáo, định hình những phong cách văn xuôi tiêu biểu của giai đoạn văn học này.

Có thể nói đây là những nghiên cứu khá toàn diện về văn xuôi sau 1975 nói chung và văn xuôi 1975-1985 nói riêng, tạo cơ sở để chúng tôi tiếp tục con đường nghiên cứu của mình, từ đó khẳng định đóng góp của văn xuôi thời kỳ hậu chiến trong tiến trình văn học.

Như vậy, văn xuôi 1975-1985 đã trở thành một đối tượng nghiên cứu được các nhà lý luận, phê bình, các nhà nghiên cứu quan tâm, bàn luận. Tuy nhiên, có thể thấy, chỉ có hai công trình: Văn học 1975-1985, tác phẩm và dư luận [123] và Luận văn thạc sỹ Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1985 [137] đề cập trực tiếp đến văn xuôi giai đoạn này. Nhưng cả hai công trình đó mới chỉ dừng lại ở cái nhìn riêng lẻ về các tác giả, tác phẩm cụ thể và một số đặc điểm của thể loại truyện ngắn.

Các công trình, bài viết khác đã đề cập đến việc đánh giá khái quát về diện mạo chung của văn xuôi hoặc các vấn đề của tiểu thuyết, truyện ngắn, ký hoặc các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn xuôi giai đoạn này, chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống về sự vận động đổi mới của văn xuôi hậu chiến - bước đầu tiên trong cuộc chuyển đổi hệ hình tư duy của văn học Việt Nam sau 1975. Điểm dừng đó chính là điểm xuất phát cho những nghiên cứu của chúng tôi: đặt văn xuôi 1975-1985 trong một cái nhìn toàn diện, hệ thống để phục dựng và lý giải sự chuyển động của một thời kỳ quan trọng trong văn học Việt Nam hiện đại, từ đó khẳng định đóng góp của văn xuôi giai đoạn này trong ý nghĩa là một giai đoạn chuyển tiếp từ văn xuôi chiến tranh đến văn xuôi thời kỳ đổi mới.

1.2. Diện mạo văn xuôi 1975-1985 trong bước chuyển của lịch sử văn học

1.2.1. Sự vận động của lịch sử xã hội và văn học

1.2.1.1. Sự vận động của lịch sử xã hội

Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc đã kết thúc và giành thắng lợi vẻ vang, mở ra một thời kỳ mới - thời kỳ độc lập, tự do, hòa bình thống nhất, thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.

Sau ba mươi năm chiến tranh, dân tộc Việt Nam bước vào một chặng đường mới. Bên cạnh những thuận lợi của sự thống nhất đất nước, Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn sau chiến tranh. Khi “khúc khải hoàn vừa tấu xong, khi xúc cảm mãnh liệt về chiến công tuyệt đỉnh tạm lắng xuống thì thực trạng của Đất nước sau chiến tranh với tất cả những đổ nát, ngổn ngang, bộn bề, nhức nhối của nó đã xuất hiện, đòi hỏi một sự nhận thức, sự đối mặt với những vấn đề phức tạp đang diễn ra” [165,3]. Không ai lường hết sự gian truân sau những năm tháng dài chiến

tranh. Trong chặng đầu tiên trên con đường độc lập, tự do, thống nhất đất nước, người Việt Nam bắt đầu đối mặt với vô vàn thách thức, hậu quả nặng nề của chiến tranh. Đất nước bị tàn phá, cơ sở hạ tầng bị xuống cấp nghiêm trọng. Mất mát, hy sinh, tổn thất về vật chất và tinh thần, xung đột về hệ ý thức giữa hai miền Nam - Bắc, giữa các chế độ, giai cấp, thậm chí giữa những người ruột thịt trong một gia đình, tệ nạn xã hội của “thế giới tự do” … đã tạo nên thực trạng ngổn ngang, bề bộn, nhức nhối. Nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá, kìm hãm đã làm cho đất nước ta trở thành một trong những nước kém phát triển trên thế giới. Quy luật trong chiến tranh không còn phù hợp với thời bình. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung - cơ chế quản lý quan liêu bao cấp đã phát huy được sức mạnh vật chất, nguồn lực ở hậu phương miền Bắc trong chiến tranh - giờ đây đã bộc lộ nhiều bất cập, trì trệ. Cuộc sống thời bình lại gai góc, phức tạp hơn thời chiến.

Trong kháng chiến, tất cả hướng về cái chung, đồng lòng, đồng sức hướng về chiến thắng. Giờ đây, hiện thực cuộc sống đã làm con người có những thay đổi trong tâm tư, tình cảm. Những lo toan, tính toán, những khó khăn buộc con người phải căng mình lên đối mặt với những vun vén cá nhân. Chủ nghĩa anh hùng vẫn được khơi dậy, nuôi dưỡng và phát huy trong xã hội, trong cộng đồng nhưng hiện thực xã hội phức tạp đã khiến một bộ phận không nhỏ chán nản, hoài nghi thậm chí mất niềm tin, không có động lực để phấn đấu. Bộ phận không nhỏ ấy không chỉ gồm những người đã từng sống trong xã hội cũ mà còn có cả những người lính trở về từ chiến tranh, những người đã một thời dám hy sinh tất cả cho cách mạng.

Những bất cập, những vấn đề nhức nhối, bức xúc trong đời sống văn hóa - xã hội - tinh thần như muốn phá vỡ khuôn khổ vốn chật hẹp, bức bối của hiện thực cuộc sống. Thực tế này cộng với những sai lầm mang nặng tính chủ quan, duy ý chí trong nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải tạo xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo một mô hình đã lỗi thời… đã dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng. Sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân sa sút, tiêu cực xã hội lan rộng…, đặc biệt, sau thất bại của cuộc tổng điều chỉnh giá - lương - tiền (cuối 1985), những chủ trương, chính sách lỗi thời không còn lý do để tồn tại. Cần

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí