có sự thay đổi toàn diện chứ không phải là sự chắp vá, sửa chữa. Nhu cầu ấy được đặt ra khẩn thiết, cấp bách, trở thành vấn đề sống còn của dân tộc Việt Nam.
Cùng với sự phá hoại từ bên trong của các thế lực phản động, thù địch là sự chống phá quyết liệt cách mạng Việt Nam từ các thế lực bên ngoài, trong đó có sự cấm vận của chủ nghĩa đế quốc. Chiến tranh biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc nổ ra, dai dẳng, ác liệt suốt hàng nghìn kilômét đường biên. Nếu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc Việt Nam phải gồng mình lên để chống lại kẻ thù mạnh nhất, tàn bạo nhất thế giới thì trong cuộc chiến tranh này, dân tộc ta phải căng mình ra hai đầu đất nước để chống lại kẻ thù rất gần ta, sát ta và tường tận về chúng ta. Toàn dân tộc lại huy động mọi nguồn lực theo lệnh tổng động viên để chiến đấu, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thân yêu của Tổ quốc.
Thù trong, giặc ngoài, sự bao vây cấm vận của chủ nghĩa đế quốc đã tác động mạnh mẽ đến sự ổn định và phát triển của Việt Nam, đặt nước ta đứng trước thời khắc khắc nghiệt trong lịch sử. Từ những năm cuối của thập kỉ bảy mươi, tình hình kinh tế - xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô xuất hiện sự trì trệ và mất ổn định. Sự khủng hoảng kinh tế - xã hội ấy chuyển thành khủng hoảng chính trị ở các nước này trong thập kỉ sau, dẫn đến hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ. Liên Xô thực hiện chủ trương cải tổ mạnh mẽ, toàn diện năm 1985. Công cuộc cải tổ này đã không đem lại kết quả như mục tiêu đề ra mà càng làm cho Liên Xô lún sâu vào khủng hoảng.
Những chuyển động nội tại trong lòng xã hội Việt Nam và những tác động từ bên ngoài tới đất nước ta sau chiến tranh là những nguyên nhân dẫn đến công cuộc đổi mới toàn diện năm 1986. Đại hội Đảng toàn quốc lần VI đã đề ra đường lối đổi mới đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Sự đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo được xem như bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Với phương châm đổi mới đồng bộ và toàn diện, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rò sự thật”, Đảng ta đã nghiêm khắc tự phê bình những chủ trương, chính sách sai lầm, chủ quan, duy ý chí, nóng vội và đề ra đường lối phát triển mới. Chủ trương và quyết tâm xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp để hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế hàng hóa, kinh tế nhiều thành phần... là những chủ trương lớn, thực sự đổi mới đã từng bước đưa nước ta vào thế ổn định, ra khỏi khủng hoảng và phát triển trên con đường xây dựng đất nước.
Giống như một cuộc lột xác đau đớn để có sự trưởng thành mạnh mẽ, đất nước ta, dân tộc ta đã chuyển mình để bắt kịp với quy luật của sự phát triển. Như một tất yếu, văn học không thể đứng ngoài guồng quay ấy, phản ánh và đóng vai trò tích cực đẩy mạnh bước đi của dân tộc trong tiến trình đổi mới, thực hiện công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Đại hội văn nghệ Trung Quốc lần thứ tư (tháng 10 năm 1979) đã mở ra một giai đoạn mới với tinh thần giải phóng tư tưởng, mở cửa, cải cách, sáng tạo cái mới, tạo nên giai đoạn “phản tư” rất có ý nghĩa trong văn học Trung Quốc. Công cuộc đổi mới của Liên Xô năm 1985 diễn ra mạnh mẽ với tư tưởng đổi mới, tinh thần dân chủ của thời kỳ “cải tổ”… Tất cả những yếu tố đó đã tác động sâu sắc đến văn học Việt Nam.
1.2.1.2. Sự vận động của văn học
Là bộ phận nhạy cảm nhất của xã hội, văn học nghệ thuật cũng không thể đứng yên trước sự chuyển mình của đất nước. “Nền tảng của mọi sự đổi mới trong văn học thời kỳ này bắt nguồn từ sự tự ý thức của văn học, tức là giác ngộ của văn học về vai trò của nó trong xã hội, quan hệ giữa văn học và chính trị, ý nghĩa của nó đối với con người” [167].
Tư duy văn học cũ ngày càng không lột tả được hết hiện thực cuộc sống trong thời kỳ mới. Văn học cần có thời gian suy ngẫm để định vị tư thế và cách thể hiện của mình. Sự lật trở của tư duy nghệ thuật đã làm cho mối quan hệ giữa văn học - hiện thực có sự thay đổi về chất. Hiện thực đời sống đa dạng, muôn màu muôn vẻ đã tràn vào văn học không một rào cản nào ngăn được. Ngay sau năm 1975, mặc dù vẫn tiếp tục mạch sử thi về đề tài chiến tranh song cách nhìn mới về hiện thực chiến tranh đã được thể hiện trong các loại hình văn học, từ thơ, văn xuôi đến kịch. Với những trường ca của Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên..., kịch của Vũ Dũng Minh, Đào Hồng Cẩm, Tất Đạt...., có thể thấy dấu hiệu của sự chuyển biến trong cách nhận thức vấn đề, cách lựa chọn và
Có thể bạn quan tâm!
- Văn xuôi Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975-1985 - 1
- Văn xuôi Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975-1985 - 2
- Diện Mạo Văn Xuôi 1975-1985 Trong Bước Chuyển Của Lịch Sử Văn Học
- Văn xuôi Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975-1985 - 5
- Các Thể Loại Thể Loại Tiểu Thuyết
- Sự Đổi Mới Của Văn Xuôi Viết Về Đề Tài Chiến Tranh Sau Chiến Tranh
Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.
khai thác đối tượng, cách diễn tả những khoảnh khắc và tâm lý phổ biến trong chiến tranh.
“Thật ra, ngay từ sau khi ký kết Hiệp định ngừng bắn năm 1973, với những vở kịch như: Đôi mắt (Vũ Dũng Minh), Đại đội trưởng của tôi (Đào Hồng Cẩm)... những dấu hiệu của cái nhìn mới đối với hiện thực chiến tranh đã được bộc lộ... Người ta thấy tác động hai mặt của chiến tranh, thấy được cái anh hùng tồn tại bên cạnh cái bình thường, thậm chí tầm thường ở mỗi con người” [165]. Dưới cái nhìn toàn diện của các tác giả, con người trong chiến tranh hiện lên chân thật hơn và vẻ đẹp của họ mang chất “người” hơn bởi hành trình tâm lý của họ được phản ánh trung thực từ thấp hèn đến cao cả, từ bình thường đến phi thường…. Những do dự của đại đội trưởng Hùng (Đại đội trưởng của tôi), bác sĩ Hải (Đôi mắt)… là những diễn biến tâm lý có thật. Kịch 1975-1985 đã nâng tầm vóc con người trong chiến tranh lên một tầm cao mới, bởi sau những phân vân, do dự ấy là những quyết định đúng đắn, cao thượng xứng đáng với phẩm chất và lương tâm người chiến sĩ. Tiếng hát tuyệt vời của Đào Hồng Cẩm là vở kịch viết về một câu chuyện tình yêu trong chiến tranh, một số phận trong muôn vàn số phận bên đường chiến tranh: trong ranh giới mỏng manh giữa sự sống và cái chết, cô gái đã dâng hiến tất cả cho chàng trai - người chiến sĩ chuẩn bị bước vào cuộc chiến tranh ác liệt. Chàng trai hy sinh, để lại giọt máu của mình trong cô. Cô gái tiếp tục sống, dũng cảm vượt lên và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong chiến tranh: đưa đón bộ đội và thương binh qua sông. Gan dạ, trách nhiệm, cô xứng đáng được phong anh hùng. Nhưng mầm sống trong bụng cô dần lớn lên, cô phải đối mặt với định kiến của dư luận. Kịch tính được đẩy lên mức cao trào khi phẩm chất anh hùng mâu thuẫn với tình riêng chưa được khuôn khổ của đạo lý chấp nhận. Cô gái đã quyết tâm bảo vệ giọt máu của người yêu với niềm tin, khát vọng sống và sự thủy chung son sắt, bởi người chiến sĩ ấy đã bước vào cuộc chiến một mất một còn hết sức bình thản, kiên cường, sự sống ấy trong cô cần phải được giữ gìn, nâng niu, trân trọng. Dù lựa chọn hướng giải quyết đó, cô sẽ không được công nhận là anh hùng, thậm chí phải chịu búa rìu của dư luận nhưng có lẽ trong sâu thẳm trái tim mỗi người, hành động
của cô gái bình thường ấy xứng đáng được tôn vinh gấp trăm ngàn lần bởi trái tim cô, tình yêu của cô được xây đắp bởi cả lý trí và tình cảm.
Nhận thức mới về hiện thực chiến tranh, quan tâm hơn đến số phận con người, văn học những năm đầu sau chiến tranh đã đến gần hơn với độc giả. Đó chính là sự khởi đầu của đổi mới, tạo nên một diện mạo mới của văn học sau chiến tranh.
Nhìn chiến tranh từ góc độ cá nhân, các tác phẩm viết về đề tài này không chỉ “làm sáng rò những cội nguồn sâu xa nhất đã làm nên sức mạnh thúc đẩy cuộc chiến đấu trường kỳ của nhân dân ta tới chiến thắng” (Thiếu Mai) mà còn nêu được những tổn thất, mất mát của dân tộc mà trước đây văn học chưa có điều kiện phản ánh. Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh được viết dưới góc độ “Tay tôi nâng một tâm sự con người” (Một mình một mâm cơm/Ngồi bên nào cũng lệch/Chị tôi chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền …), Thanh Thảo viết Những người đi tới biển “trên cấp độ những cuộc đời, những mảnh đời vô tận của nhân dân, một nhân dân rất cụ thể, bằng xương bằng thịt” [123,484]. Chiến tranh đã trở thành nỗi day dứt, trăn trở khôn nguôi trong các nhà thơ. Viết về chiến tranh, tiếng thơ sau chiến tranh của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Nguyễn Đức Mậu… không chỉ làm thức dậy cái hào khí của một thời đã qua mà còn khai thác sâu hơn tâm trạng, nỗi niềm của những người lính, những người phụ nữ trong và sau chiến tranh.
Có thể nói, văn học đã trăn trở tìm đến cái mới ngay sau năm 1975. Tuy nhiên, phải đến quãng đầu những năm tám mươi, văn học mới thực sự bắt kịp với lịch sử. “Xuất hiện một khoảng chân không văn học…vẫn còn cái dư thừa, cái đuôi kéo dài của thời kỳ văn học trước, tạm gọi là văn học chiến tranh… theo quán tính. Và lại có, manh nha, vật chất mới còn rất loãng, tất nhiên đang vận động, đang hình thành… khó nhọc, chậm chạp nhưng về xu thế lâu dài là hứa hẹn” [134]. Khoảng chân không văn học ấy đã chứng tỏ “chúng ta có một nền văn học không hề tầm thường” [134]. Văn học 1975 - 1985 đã tiếp nối tư duy văn học trong chiến tranh và thai nghén một tư duy văn học mới. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn bao trùm văn học thời chiến đã từng bước nhường chỗ cho cảm hứng thế sự, đời tư. Vấn đề chiến tranh, số phận, đạo đức, nhân cách, những kiểu tư duy, làm
ăn cũ đều được nhìn nhận từ các góc cạnh khác nhau với ý nghĩa nhân văn mới. Những bất ổn, đổi thay, những mâu thuẫn xung đột gay gắt giữa tiến bộ và lạc hậu, giữa cái đúng, cái hợp quy luật và cái lỗi thời, những số phận riêng tư, những cảm xúc cá nhân… đều được phản ánh sâu sắc và nhân bản trong văn học.
Ngay sau năm 1975, quan điểm, cách viết mới đã hình thành nhưng những tư tưởng và lối viết cũ vẫn còn tồn tại. Cũng chính trong bối cảnh đó, đã xuất hiện những thay đổi trong tư tưởng dẫn đến những cuộc tranh luận gay gắt, những cuộc tìm tòi văn học ráo riết trong cả sáng tác lẫn lý luận phê bình. Cuộc “nhận đường” diễn ra lần thứ hai trong văn học. Khởi xướng từ những phát biểu của Nguyễn Minh Châu trong bài Viết về chiến tranh (1978): “Hình như trong ý niệm sâu xa của người Việt Nam chúng ta, hiện thực của văn học có khi không phải là cái hiện thực đang tồn tại mà là cái hiện thực mọi người đang hi vọng, đang mơ ước” [60], Hoàng Ngọc Hiến đã đưa ra vấn đề chủ nghĩa hiện thực phải đạo (Về một đặc điểm của văn học nghệ thuật ở ta trong giai đoạn vừa qua - Văn nghệ số 23, ra ngày 9/6/1979) - quan niệm đã gây ra bao nhiêu sóng gió trên văn đàn Việt Nam, đã gặp nhiều phản ứng gay gắt, dữ dội… Phát biểu của Hoàng Ngọc Hiến về đối tượng miêu tả chủ yếu của văn chương bấy lâu nay (cái hiện thực phải - là chứ không phải cái hiện thực đang - là…) chính là đóng góp quan trọng, tác động mạnh mẽ đến tư duy sáng tác của các nhà văn. Nhờ đó mà văn học có những tiếng nói trung thực hơn, gắn bó hơn với cuộc đời (Tản mạn thời tôi sống - Nguyễn Trọng Tạo, Tướng về hưu - Nguyễn Huy Thiệp, Bước qua lời nguyền - Tạ Duy Anh, Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh…).
Như vậy, sự vận động của văn học thể hiện trước hết ở sự vận động của tư duy nghệ thuật. Ý thức đổi mới đã thể hiện khá rò ở chính các nhà văn. Có thể nói, con số 1975 đã trở thành dấu mốc chia sự nghiệp sáng tác của nhiều tác giả như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu… thành hai giai đoạn khác nhau. Sau năm 1975, đọc “lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”, vẫn khao khát kiếm tìm hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người nhưng Nguyễn Minh Châu không còn say đắm chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những con người lý tưởng trong Cửa sông, Dấu chân người lính, Mảnh trăng cuối rừng… mà ông đi tìm những hạt ngọc
đạo đức nằm trong chính bản thân con người với cuộc đấu tranh giữa phần thiện và ác, sáng và tối, trong chính những nghịch lý của đời sống… Từ ánh trăng bàng bạc, lãng mạn trong Mảnh trăng cuối rừng, từ Dấu chân người lính hào hùng, Nguyễn Minh Châu đã phản ánh hiện thực cuộc sống với cái nhìn đa chiều. Nếu Miền cháy đánh dấu bước chuyển mình của Nguyễn Minh Châu từ cảm hứng sử thi đầy chất lãng mạn, anh hùng sang chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo với sự thật khắc nghiệt sau chiến tranh đòi hỏi con người cần phải có bản lĩnh vững vàng thì Lửa từ những ngôi nhà phản ánh bộ mặt khắc khổ của những người lính vốn là anh hùng xông pha trận mạc nhưng lại ngỡ ngàng trước lo âu thường nhật, xa lạ với đời sống hòa bình. Bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ là cuộc sống đời thường mặn chát, nhọc nhằn, cay cực (Chiếc thuyền ngoài xa). Hiện thực nghiệt ngã ấy sau này được miêu tả rò hơn ở Cỏ lau, Phiên chợ Giát… Vẻ đẹp con người hiện hữu trong chính cuộc sống đời thường muôn màu ấy.
Với đặc trưng thể loại, văn xuôi tỏ ra thích ứng với hoàn cảnh mới hơn cả. Sự vận động, nối tiếp của các xu hướng sáng tác trong văn xuôi mười năm đầu sau chiến tranh đã chứng minh điều đó.
1.2.2. Diện mạo văn xuôi thời kỳ hậu chiến
Diện mạo của một giai đoạn văn học không phải là sự cộng gộp đơn giản các giai đoạn phát triển, các hiện tượng văn học hay các thể loại của nó… Mỗi giai đoạn văn học đều có diện mạo với quy luật và đặc điểm riêng. Dựa vào các chặng đường phát triển, sự vận động của các khuynh hướng và các thể loại, chúng tôi muốn nhận diện một cách khái quát nhất về sinh thể văn xuôi 1975 -1985 với sự vận động về cả nội dung và hình thức nghệ thuật để chuẩn bị những tiền đề cho đổi mới văn học.
1.2.2.1. Các chặng đường phát triển Văn xuôi nửa cuối thập kỉ bảy mươi
Những năm cuối thập kỉ bảy mươi, văn học dường như vẫn còn được kích thích bởi niềm vui chiến thắng. Giống như một cỗ xe khổng lồ đang chạy theo quán tính vượt qua ranh giới lịch sử , văn học quãng thời gian này vẫn tiếp tục khai thác đề tài chiến tranh , theo hướng tổng kết lịch sử , tổng kết sự kiện . Khoảng năm năm
đầ u sau chiến thắng năm 1975, văn xuôi về cơ bản vẫn tiếp tục phát triển theo những quy luật và những cảm hứng chủ đạo trong thời kỳ chiến tranh. Những chiêm nghiệm sâu sắc từ sau cuộc chiến đã giúp nhà văn có cách nhìn nhận, mô tả mới về chiến tranh, tầm vóc các sự kiện và con người trong cuộc chiến.
“Về mặt lịch sử, văn học chiến tranh Việt Nam đã cung cấp cho các nhà sử học và xã hội một bức tranh sáng rò về thực tế của cuộc chiến… Văn học Việt Nam viết về chiến tranh thực sự đã chạm đến trái tim người Mỹ” (Văn học chiến tranh Việt Nam - một cái nhìn khái quát của Gabrielle Schrader, http://helium.com). Đó là lời nhận xét của người Mỹ về văn học Việt Nam viết về chiến tranh. Thật vậy, văn học viết về chiến tranh sau chiến tranh đã có hướng khai thác mới mẻ so với văn học viết về chiến tranh trong chiến tranh. Trên cơ sở của chủ nghĩa nhân đạo, chiến tranh đã được nhìn nhận như một biến cố bất thường, phi nhân đạo bởi những mất mát, bi thảm trong số phận con người. Nhưng cũng chính chiến tranh, chính môi trường hủy diệt ấy lại là lò lửa thử thách ý chí con người, là môi trường kiểm chứng các giá trị tinh thần tốt đẹp của con người và xã hội.
Đó cũng là cách nhìn ở Đất trắng, Ký sự miền đất lửa, Trong cơn gió lốc, Miền cháy.... Chiến tranh đã được nhận thức và lý giải ở những chiều sâu khám phá và chất lượng nghệ thuật mới. Điều này đã được nhà văn Nga I.U.Bondarev phát biểu một cách thuyết phục: “Trong những truyện viết về chiến tranh, điều đặc biệt lí thú đối với tôi là xem những người lính ở tiền tuyến hàng ngày, hàng giờ khắc phục bản thân mình như thế nào. Theo tôi đó là phẩm chất anh hùng trong chiến tranh. Con người trong chiến tranh mà không cảm thấy những tình cảm tự nhiên trước sự nguy hiểm và nguy cơ có thể chết thì đó là một hiện tượng không bình thường. Trong trường hợp này khó có thể trở thành nghệ thuật hiện thực được” [165,5].
Bên cạnh âm hưởng sử thi về cuộc kháng chiến vĩ đại và những người con ưu tú của dân tộc, văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết đã đi vào mô tả, khám phá những diễn biến tinh vi nhất trong tâm lý con người thời chiến. Trong pho sử thi viết về chiến tranh của dân tộc Việt Nam anh hùng, đã xuất hiện những con người hoang mang, dao động, xuất hiện những kẻ phản bội xấu xa ở chính hàng ngũ của ta.
Trong những trang viết lãng mạn, hào hùng, đã xuất hiện khá nhiều sự thô ráp, trần trụi của bom đạn, máu lửa chết chóc…. Những góc nhìn cận cảnh đã phản ánh chiến tranh như nó vốn có, khiến người ta nhìn chiến tranh toàn diện, sâu sắc hơn, thấm thía cái giá chúng ta đã phải trả để có được hòa bình, từ đó trân trọng và biết giữ gìn hơn hạnh phúc đang có trong tay. Sử thi không còn vẹn nguyên màu xanh lãng mạn, huyền thoại mà đã nhuốm màu thế sự, sử thi chỉ còn là cái nền, để từ đó, ý chí con người được tô đậm. Cái mới đã manh nha xuất hiện trong những trang viết đa màu ấy. Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, hàng loạt tác phẩm viết về đề tài chiến tranh đã có sự vận động, thay đổi. Từ rất sớm, những tác phẩm như Miền cháy (Nguyễn Minh Châu), Hai người trở lại trung đoàn (Thái Bá Lợi), Ký sự miền đất lửa (Nguyễn Sinh - Vũ Kỳ Lân)... đã mang trong mình những đóng góp báo hiệu cho xu hướng vận động của văn học trước khi bước vào thời kỳ đổi mới. Khoảng năm năm cuối thập kỉ bảy mươi, văn xuôi vẫn vận động theo quán tính (lấy lịch sử, sự kiện làm điểm quy chiếu) nhưng đã có ý thức vượt quán tính (quan tâm hơn đến số phận con người). Khả năng khai thác những diễn biến nội tâm phức tạp, những mối quan hệ éo le, những số phận bi kịch trong và sau chiến tranh… đã khiến tác phẩm chân thật hơn, gần gũi hơn với độc giả. Trong cơn gió lốc (Khuất Quang Thụy), Nắng đồng bằng (Chu Lai), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Ký sự miền đất lửa (Nguyễn Sinh- Vũ Kỳ Lân), Năm 1975 họ đã sống như thế (Nguyễn Trí Huân), Hai người trở lại trung đoàn, Họ cùng thời với những ai (Thái Bá Lợi), Miền cháy (Nguyễn Minh Châu)… là những tác phẩm mang trong mình những dấu hiệu mới mặc dù cái mới ấy chỉ là những “dự cảm, trăn trở... nhưng nó có sức ám ảnh, đòi bạn đọc phải suy nghĩ nghiêm túc” [52,194].
Những dấu hiệu manh nha ấy chính là dự báo đầu tiên cho cao trào tiểu thuyết viết về chiến tranh sau này mà đỉnh cao của nó là Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, hàng loạt tiểu thuyết của Chu Lai… Văn xuôi viết về chiến tranh sau 1986 bên cạnh cảm hứng bi tráng đã xuất hiện yếu tố của cảm hứng bi kịch.
Văn xuôi nửa đầu thập kỉ tám mươi
Nửa đầu những năm tám mươi, văn học dường như chững lại, thai nghén, để có những nỗ lực tìm tòi đổi mới đầu tiên. Văn học trở về với khuynh hướng thế sự.