Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945 - 27


dụng hợp lý, diễn biến tâm lý thể hiện niềm thao thức, bâng khuâng về cuộc sống con người chưa được hoàn thiện:

Bà Phủ thở ra rồi nói: Tôi nghĩ tôi rầu quá chừng!... thằng Minh Thành mà thả luống chơi bời, bỏ nhà bỏ cửa như vầy đây, thì cũng tại ông hết thảy.

- Sao! Bà nói cái gì mà tại tôi hết thảy đó?.


- Vậy chớ tại ai kia! Tại ông thiếu âm đức, nên trời Phật mới khiến cho con nó hư như vậy.

- Mụ này nói lạ dữ! tôi làm sao mà thiếu âm đức, mụ trưng bằng cớ cho tôi coi!

Thiệt thuở nay tôi không thấy người đàn bà nào như mẹ trẻ vậy. Đàn bà người ta ham se sua, ham tiền của, còn mẹ trẻ lại khác hẳn đi, mà chỉ ham thủ thường, ham đạo đức cũng kỳ... đã mấy lần rồi, mẹ trẻ nói hoài mà tôi chưa để ý mấy. Hôm nay tôi nghĩ kỹ rồi cũng có chỗ hồi tâm.

Nói chung, hầu như các tác giả đều sử dụng ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại thiên về ngôn ngữ tâm lý. Chính giọng văn tự sự giản dị, dễ hiểu đã hiện rõ tâm lý của từng nhân vật. Chất tự sự pha tính trữ tình trong ngôn ngữ kể chuyện cũng như đối thoại đã giúp các tác giả thành công trong việc xây dựng nên hình tượng nhân vật tự nhiên, bình dị mà mang tính thuyết phục.

Câu văn trong các tác phẩm còn mang đặc tính của câu văn biền ngẫu. Câu văn chưa thể hiện được trực tiếp ngôn ngữ của các nhân vật mà chỉ là ngôn ngữ của tác giả mượn lời nhân vật để kể chuyện. Tính tự sự nội tâm của nhân vật qua ngôn ngữ chưa được đề cao. Điểm nhìn trần thuật luôn là điểm nhìn ở bên ngoài nên chưa tạo được đời sống nội tâm cho nhân vật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Một số tác giả dùng ngôn ngữ chải chuốt, giàu cảm xúc, mang một đặc điểm của ngôn ngữ tiểu thuyết lãng mạn, đã giúp cho những tác phẩm của họ có sức lôi cuốn bạn đọc và để lại bài học sâu sắc cho đời sống con người. Đằng sau ngôn ngữ nhân vật là ý đồ của tác giả. Họ đã lồng những tình cảm, thái độ, quan điểm của mình qua ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, có thể nói ngôn ngữ ối thoạ ững tác giả sử dụng trong các tiểu


Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945 - 27

thuyết, truyện



TIỂU KẾT


Tóm lại, văn học trên báo chí Phật giáo trước 1945 dẫu chưa phải là phong phú, nhưng vẫn đem đến cho độc giả những cảm nhận về nội dung và nghệ thuật văn chương, những cách nhìn mới về cuộc sống, về đạo Phật và góp phần làm giàu nền văn học dân tộc.

Những tác phẩm văn học dù được viết dưới dạng thơ hay văn xuôi cũng đều mang đậm tính chất nhân đạo và tinh thần yêu quê hương, đất nước, đó là tinh thần phát huy đạo Phật, phụng sự Tổ quốc. Báo chí Phật giáo đã khéo chọn lựa những bài viết, tác phẩm có ý nghĩa hiện thực để chuyển tải đến mọi tầng lớp nhân dân và ai cũng có thể đọc hiểu một cách dễ dàng.

Khi đọc những bài thơ được các tác giả diễn tả bằng những thể thơ truyền thống như Lục bát, Song thất lục bát hay Đường luật… chúng ta thấy trong đó cả một bầu trời trong sáng về triết lý sống thuần lương, luôn hướng con người theo đời sống thánh thiện, biết dứt bỏ mọi xấu xa chất chứa trong lòng, trở về sống trong tình yêu thương bao la, sống với tâm chân thành, chân thật, ngõ hầu xây dựng một xã hội an vui, một đất nước giàu mạnh và không ngừng phát triển.

Những ý tưởng giản dị thể hiện qua từng truyện ngắn, tùy bút, tiểu thuyết hay những bài xã luận đã chuyển tải đầy đủ ý nghĩa cuộc sống, nói lên những ưu tư của người con đất Việt trước hiện trạng đất nước, lại mang tính giáo dục về đạo làm người, về nhân cách sống cũng như tinh thần yêu quê hương, đất nước.

Lối hành văn nhìn chung là sáng sủa, mạch lạc, đã đáp ứng được phần nào nhu cầu văn hóa, văn nghệ cho mọi tầng lớp độc giả. Những đóng góp của thơ văn trên báo chí Phật giáo còn thể hiện về phương diện kết cấu nghệ thuật xây dựng nhân vật và ngôn từ. Những đổi mới này chưa phải là thật mạnh mẽ, nhưng bước đầu đã có sự chuyển mình theo xu hướng hiện đại. Vì vậy, nếu nói quá trình hiện đại hóa văn học đầu thế kỷ XX đã đóng góp rất lớn trong việc phát huy chữ Quốc


ngữ, làm đẹp cuộc sống hiện thực của con người và đem lại nền hòa bình cho nhân loại thì văn học trên báo chí Phật giáo cũng góp một phần xứng đáng với phong cách rất riêng.

So với việc đăng tải văn học trên báo chí Phật giáo ngày nay, có thể nói văn học trên báo chí Phật giáo trước 1945 còn rất ít. Nội dung về thơ, truyện cũng không thật đa dạng và phong phú. Hơn nữa, báo chí Phật giáo lúc bấy giờ ít có sự tham gia của các nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp mà phần lớn là các tác giả xuất thân từ những người tu sĩ, Phật tử. Họ là những người chỉ chú trọng việc truyền bá Phật pháp đến với quần chúng nhân dân nên ít quan tâm về vấn đề nghệ thuật. Có lẽ vì vậy mà chất lượng nghệ thuật của những tác phẩm văn học trên báo chí Phật giáo trước 1945 chưa cao và chưa thật sự thu hút nhiều độc giả.

Điều đáng lưu ý, những bài thơ, những tác phẩm văn xuôi đều chứa đựng giá trị Phật học. Có những đoạn trong truyện ngắn, tiểu thuyết, tác giả đã để cho nhân vật thuyết giảng về Phật pháp, điều này càng chứng tỏ trong văn học vẫn mang ý nghĩa Phật học sâu xa.

Nhìn tổng thể cả chương 2 và chương 3, chúng ta thấy có mối quan hệ hữu cơ thật khó tách rời, bởi trong Phật học vẫn có giá trị văn học và trong văn học vẫn mang ý nghĩa Phật học. Mặt khác, xét đến cùng, nói đến báo chí tức là nói đến văn học. Do đó, sự phân chia Phật học và văn học trên báo chí Phật giáo trước 1945 chỉ là tương đối, chỉ là cách để triển khai những nội dung chính trong luận án.


KẾT LUẬN


Báo chí Phật giáo Việt Nam trước 1945 là cơ quan ngôn luận của các tổ chức, hệ phái Phật giáo ở Việt Nam, tuy xuất hiện muộn, nhưng phát triển khá nhanh và phong phú. Không những chỉ các tổ chức Phật giáo mới xuất bản tạp chí mà một số Tông môn cũng tự ấn hành báo chí, nhằm mục đích để truyền bá đạo Phật bằng chữ Quốc ngữ, làm trong sáng tinh thần Phật học và thúc đẩy phong trào Chấn hưng Phật giáo trong cả nước. Việc tổ chức, xuất bản, phát hành báo chí Phật giáo Việt Nam thời bấy giờ đã là tiền đề tích cực cho quá trình phát triển báo chí trong những năm sau.

Sự lớn mạnh của phong trào Chấn hưng Phật giáo thông qua báo chí là điểm nổi bật của Phật giáo giai đoạn này. Phong trào đã khơi dậy một trào lưu tư tưởng Phật giáo mới, nhằm giải quyết những vấn nạn trong đời sống đạo và trong đời sống của quần chúng nhân dân. Từ phong trào đó đã mở ra cho Phật giáo một hướng đi mới, vừa hoàn thiện đời sống đạo, vừa đáp ứng được yêu cầu của lịch sử dân tộc. Đồng thời, qua các trang báo, nội dung kinh điển, tư tưởng văn hóa và văn học Phật giáo được tuyên truyền, phổ biến đến với đông đảo công chúng độc giả và quan trọng là các chức sắc, tín đồ Phật giáo Việt Nam, để hướng họ sống theo những giá trị trân quý, tốt đẹp và nhân bản của đạo Phật.

Hình thức và nội dung của báo chí Phật giáo dẫu khác nhau, nhưng giống nhau ở mục tiêu cùng đấu tranh quyết liệt với các thế lực ngoại bang, chống lại các hủ tục, mê tín dị đoan thời bấy giờ. Những tranh luận về Thượng đế tạo vật, linh hồn bất tử, Cực lạc, địa ngục và ngoại giới đã mở ra cho con người một cách nhìn đúng đắn, phù hợp với khoa học. Từ đó định hướng cho mọi người, đặc biệt là các thanh niên tân học thấy được rằng đạo Phật là đạo mang tính khoa học, nhân bản, thực tế và thích ứng với từng thời đại. Những tư tưởng, triết lý Phật học chung nhất mà báo chí Phật giáo thể hiện là triết lý nhân quả, đức tin, đạo hiếu, lòng vị tha, tư tưởng vì dân tộc, thuyết vô thường, vô ngã, nhân duyên...


Ngoài ra, Phật học trên báo chí Phật giáo còn cho thấy tinh thần Phật giáo vì dân tộc và đại chúng một cách thiết thực, hữu ích qua việc giáo dục đạo đức và tuyên truyền lòng yêu nước, thương dân.

Về phần văn học, việc phiên dịch kinh Phật trên báo chí Phật giáo trước 1945 có thể coi như một loại hình dịch văn học đặc biệt để chuyển tải giá trị tinh hoa của văn học Phật giáo nước ngoài vào Việt Nam. Đây là sự đóng góp to lớn của văn học Phật giáo đối với nền văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu TK.XX.

Bộ phận sáng tác văn học trên báo chí Phật giáo trước 1945 cũng là một loại hình sáng tác đặc biệt. Dầu chưa theo kịp xu hướng hiện đại hóa đang xảy ra, nhưng với các thể loại văn thơ truyền thống, văn học trên báo chí Phật giáo đã thể hiện được một cách sâu sắc tư duy, tình cảm của người Phật tử và những bài học về đạo đức, góp phần phát huy tinh thần Phật giáo cũng như truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc.

Nếu xét chung về nội dung và nghệ thuật thì các tác phẩm văn học từ thơ ca đến văn xuôi trên báo chí Phật giáo lúc bấy giờ đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển ngôn ngữ Việt Nam. Những tác phẩm ấy là tiếng nói vì dân tộc rất mạnh mẽ, đã thổi vào lòng người niềm tin, sức mạnh để xây dựng cuộc sống nhân nghĩa, duy trì nền hòa bình độc lập và phát triển đất nước Việt Nam nửa đầu TK.XX.

Báo chí Phật giáo Việt Nam ngày nay đã phát huy được rất nhiều phương hướng mới từ sự kế thừa của báo chí Phật giáo trước 1945. Điểm kế thừa nổi bật của báo chí Phật giáo hiện nay là làm rõ các vấn đề tín ngưỡng trong đời sống xã hội, tạo điều kiện cho những ai đang trăn trở với đức tin có tầm nhìn đúng đắn, khách quan hơn về tôn giáo. Bộ phận báo chí này cũng tiếp nối và phát huy được truyền thống dân tộc, hướng về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và sự đoàn kết giữa các tôn giáo, đồng thời góp phần trong việc phát triển nền văn hóa, kinh tế Việt Nam.

Có thể nói, Đạo Phật là một trong những tôn giáo lớn và lâu đời nhất tại Việt Nam, thế nhưng báo chí Phật giáo xưa nay cũng chỉ chiếm một vị trí khiêm tốn trong làng báo chí nước nhà. Ngày nay, báo chí Phật giáo đang từng bước thay đổi


nội dung và hình thức nhằm phục vụ cho tăng ni và Phật tử, phù hợp với tình hình xuất bản báo chí hiện đại, hòa mình vào hệ thống báo chí cả nước trong sứ mệnh truyền bá chính pháp của Đạo Phật Việt Nam. Hy vọng trong tương lai gần, Phật giáo Việt Nam sẽ bắt kịp với đà tiến bộ của nền báo chí trong và ngoài nước, góp phần cùng với nhân dân Việt Nam thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.

Nhìn chung, việc nghiên cứu Phật học và văn học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945 mở ra triển vọng nghiên cứu rất lớn: từ hướng nghiên cứu này, có thể có những đề tài nghiên cứu tiếp theo: Phong trào chấn hưng Phật giáo, lịch sử Phật giáo cận đại, lịch sử phiên dịch kinh Phật, ngôn ngữ Phật giáo trước 1945… Văn học Phật giáo trên báo chí và sách vở trước 1945 cần phải được tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy ở các chương trình Phật học. Nếu có điều kiện, các cơ sở nghiên cứu Phật học, các trường đại học có thể mở một vài buổi hội thảo về những vấn đề Phật học và văn học trên báo chí Phật giáo trước năm 1945.


DANH MỤC BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC 1945

(Xếp theo năm xuất bản)



Gòn.

[A]- Tạp chí Pháp âm (1929), Chủ nhiệm: Lê Khánh Hòa, Sài Gòn.

[B]- Tạp chí Phật hóa Tân Thanh niên (1929), Quản lý: Trương Tấn Phát, Sài


[C]- Tạp chí Từ bi âm (1932-1945), Chủ nhiệm: Lê Khánh Hòa, Sài Gòn. [D]- Tạp chí Viên âm (1933-1945), Tổng biên tập: Lê Đình Thám, Huế.

[E]- Tạp chí Tiếng chuông sớm (1935-1936), Chủ nhiệm: Đỗ Văn Hỷ, Quản lý:

Đinh Xuân Lạc, Hà Nội.

[F]- Báo Đuốc tuệ (1935-1945), Tổng biên tập: Nguyễn Năng Quốc, chùa Quán Sứ, Hà Nội.

[G]- Tạp chí Duy tâm Phật học, (1935-1943), Tổng biên tập: Nguyễn Văn Ân, Trà Vinh.

[H]- Tạp chí Bồ đề (1936), Tổng biên tập: Lê Phước Chí, Sóc Trăng.

[I]- Tạp chí Bát nhã âm (1936-1943), Chủ nhiệm: Đỗ Phước Tâm, Bà Rịa.

[J]- Tạp chí Pháp âm Phật học (1937-1938), Chủ nhiệm: Lê Văn Hậu, Chợ Lớn. [K]- Tạp chí Tam bảo (1937-1938), Chủ nhiệm: Trần Văn Uyển, Đà Nẵng.

[L]- Tạp chí Tiến hóa (1938-1941), Chánh Hội trưởng: Đỗ Kiết Triệu, Hội Phật học Kiêm Tế, Rạch Giá.

[M]- Tạp chí Quan âm (1938-1943), Chủ nhiệm kiêm Chủ bút: Lương Văn Tuân, Hà Nội.

[N]- Tạp chí Phật pháp chỉ Niết bàn (1941), Tổng biên tập: Hồ Ngọc Sung, Sài

Gòn.

[O]- Báo Tinh tiến (1945), phụ trương của Đuốc tuệ, Quản lý: Cung Đình Bính,

Hà Nội.


THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


[01]- Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[02]- Nguyễn Văn Ẩn (1972), Báo chí tôn giáo tại Việt Nam (Khảo luận Ban Báo chí học, Phân khoa VH&KHNV), Viện Đại học Vạn Hạnh.

[03]- Thích Đồng Bổn (1995), Tiểu sử danh tăng Việt Nam thế kỷ XX, tập I, Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành.

[04]- Thích Minh Cảnh (chủ biên) (2005), Từ điển Phật học Huệ Quang, Tập I, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

[05]- Thích Minh Cảnh (chủ biên) (2005), Từ điển Phật học Huệ Quang, Tập II, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

[06]- Thích Minh Cảnh (chủ biên) (2005), Từ điển Phật học Huệ Quang, Tập III, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

[07]- Thích Minh Cảnh (chủ biên) (2005), Từ điển Phật học Huệ Quang, Tập IV, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

[08]- Thích Minh Cảnh (chủ biên) (2005), Từ điển Phật học Huệ Quang, Tập V, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

[09]- Thích Minh Cảnh (chủ biên) (2005), Từ điển Phật học Huệ Quang, Tập VI, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

[10]- Thích Minh Cảnh (chủ biên) (2005), Từ điển Phật học Huệ Quang, Tập VII, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

[11]- Thích Minh Cảnh (chủ biên) (2005), Từ điển Phật học Huệ Quang, Tập VIII, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

[12]- Thích Minh Châu (dịch) (1990), Kinh Pháp Cú, Sở VHTT TP. Hồ Chí Minh xuất bản.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2023