Ngôn Ngữ Kể Chuyện Và Đối Thoại


triệt để do sự thù hận - đó là HT. Chí Công và Hoàng hậu Hi Thị. Câu chuyện

ra với những tình tiết rất hấp dẫn giữa hai nhân vật này. HT. Chí Công luôn làm điều tốt, nhưng thường xuyên bị kẻ đối lập là hoàng hậu Hi Thị tìm cách phá hoại và hại ông đủ điều. Đến khi hoàng hậu chết, đọa làm thân rắn mãng xà khổ sở mới biết ăn năn, hối cải về những tội ác mình đã tạo. Lúc bấy giờ, nhân vật chính diện là Hòa thượng đã giúp bà thoát khổ.

Truyện ngắn Làm lành đặng phước, làm dữ bị họa cũng được tác giả xây dựng theo kết cấu hai tuyến nhân vật đối lập là Lê Háo Kỳ và Vương Ái Nhơn. Nhưng ở đây, nhân vật chính diện là Vương Ái Nhơn nhờ biết làm điều lành nên được Bồ tát Quán Âm độ mạng.

Kẻ phản diện là Lê Háo Kỳ vì tham lam, ác độc nên đã không đỗ khoa thi mà còn mắc bệnh nặng và bị sóng gió cuốn mất xác. Như vậy, tác phẩm này cũng tổ chức kết cấu như những tác phẩm trên, nhưng tình tiết xảy ra không giống nhau và kết thúc theo hướng khác. Tác giả đã để tác phẩm kết thúc theo kiểu người làm lành thì được hạnh phúc, còn kẻ làm ác thì chịu tủi nhục, khổ đau mà không tạo cơ hội cho kẻ ác được sám hối tội lỗi.

Tiểu thuyết Thế cũng là “ngộ đạo” được tác giả xây dựng theo kết cấu đảo ngược thời gian của sự kiện, tức là nghệ thuật trần thuật không tuân thủ trình tự diễn tiến của cốt truyện tự nhiên theo thời gian tuyến tính, đi từ nhân đến quả như kiểu thi pháp trung đại. Tác phẩm này đã bắt đầu ở phần kết thúc của câu chuyện, bằng cách mở đầu không nói đến nguyên nhân từ đâu có đám cưới giữa Đức và Tâm mà đi thẳng đến kết quả là kể về đám cưới linh đình của đôi nam nữ này. Sau đó, khi có nhiều người bán tán xôn xao về sự kiện này, tác giả mới trở về nói rõ nguyên nhân của câu chuyện:

Đẹt đẹt, đùng! Lẹt đẹt đẹt, đùng! A ha ha đám cưới, đám cưới rước dâu cô Tâm con gái cụ Hàn lấy người thợ khâu máy ngoài phố huyện. Đó là tiếng lũ trẻ con làng Tôn Ninh nghe tiếng pháo nổ ở đám cưới, chúng hò reo để gọi nhau đi xem. Kế đó trẻ con, người lớn, đàn ông, đàn bà trong làng ngoài phố kéo nhau ra xem đám cưới rước dâu đông lắm, vì người ta thấy đám cưới này có một điều lạ lạ, bên nhà gái thì rất sang giàu, bên nhà trai


thì nghèo hèn mà đột nhiên lại sẩy ra ngay ở giữa một cái nhà gái mà người ta không ngờ có thể có được…

Bọn người đi xem rước dâu, thấy phong dạng người hai họ chênh lệch nhau xa như thế, nên người bàn đi, kẻ tán lại nhao nhao… Trong bọn đi xem có người biết chuyện bèn nói to lên để trả lời câu nghi vấn của công chúng… Bà con nghe thấy đầu đề một câu chuyện hay nên ai cũng muốn nghe, xúm xít lại hỏi. Anh biết chuyện ấy bèn thuật lại đầu đuôi thế này…”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Lối xây dựng kết cấu tác phẩm đảo ngược thời gian của sự kiện như tiểu thuyết Thế cũng là “ngộ đạo” là một hình thức mà một số tiểu thuyết đầu TK.XX đã thể hiện.

Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945 - 26

Với tiểu thuyết Dưới Chơn Phật, tác giả đã xây dựng tác phẩm theo kết cấu trình tự thời gian. Dù tác phẩm chỉ xoay quanh ba nhân vật chính trong gia đình quan Phủ Minh Huệ, nhưng đã vẽ lên một bức tranh xã hội rộng lớn gồm nhiều hạng người và đã khai thác được nhiều mặt khác nhau của đời sống. Quan Phủ thì tham ô, làm việc không liêm chánh. Bà Phủ là người hiền lành, biết tu nhân tích đức, không đua chen, đua đòi theo những người giàu có khác. Con trai Minh Thành lại hư hỏng, không ra gì. Đó là ba trong những kiểu người trong xã hội đương thời. Tuy nhiên, với kết cấu này, tác giả đã để cho nhân vật nhân hậu là bà Phủ cảm hóa được quan Phủ, khiến ông thấu hiểu triết lý đạo đức của Phật giáo và từ đó quyết chí làm một vị quan thanh liêm, thương yêu giúp đỡ mọi người. Về sau được mọi người cảm ơn mến đức, tiếng lành đồn xa. Nhờ đó mà con trai của họ cũng cảm phục nhân đức cha mẹ mà hồi tâm chuyển ý, sống làm người tốt.

Tiểu thuyết Hiếu nghĩa cảm Phật cũng được tác giả xây dựng theo kết cấu trình tự thời gian. Tác phẩm này xoay quanh một số nhân vật và theo thời gian.

Trước hết, câu chuyện đề cập chi tiết về chàng thanh niên tên là Phan Quý và những biến cố xảy ra trong cuộc đời chàng. Tiếp theo là sự xuất hiện của một bà lão được Phan Quý mua về làm mẹ nuôi. Kế đó, tác giả kể về những tình tiết của nàng


Bích Hà và mẹ của Phan Quý. Kết quả, nhờ sự trợ giúp của bà lão mà cả ba người được gặp nhau trong niềm vui đoàn tụ. Nhân vật cuối cùng xuất hiện để kết thúc câu chuyện là Bồ tát Quán Âm.

Theo kết cấu này, các nhân vật được xuất hiện theo thứ tự phát triển trước sau của thời gian, qua sự phân bố về mặt hành động và sự kiện của tác phẩm. Các sự kiện được sắp xếp, xâu chuỗi lại và lần lượt xuất hiện không bị đứt quãng. Có thể nói, tác giả sử dụng loại kết cấu này đã tạo cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu, giúp họ dễ theo dõi câu chuyện hơn.

Nhìn chung, đa phần các tác phẩm đều được những tác giả chọn giải pháp kết thúc theo quan niệm ở hiền gặp lành, ở ác gặp khổ, lấy tình thương yêu muôn người, tình nhân ái bao la làm gốc để vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, một số tác phẩm kết thúc còn mở lối cho kẻ ác ăn năn chừa lỗi, chuyển xấu thành tốt. Như lời kết của Kim Xuân trong tiểu thuyết Dưới chơn Phật: “Nhờ tận tâm thi hành đạo đức, mà cảnh gia đình của quan Phủ Minh Huệ an vui.”

ững kết quả mà các nhân vật nhận được trong từng dạng kết cấu tác phẩm, cho chúng ta thấy dân gian hóa Phật giáo không phải là làm cho Phật giáo trở nên trần tục, mất đi nét siêu thoát vốn có, mà là đưa Phậ đời sống con người, được nhìn ngắm qua lăng kính dân gian. Những kết quả tốt đẹp đến với mỗi nhân vật trong mỗi truyện, giúp câu chuyện luôn diễn ra theo kiểu kết thúc có hậu, đem đến sự thỏa mãn cho người đọc, đã cho thấy sự tiếp nối nghệ thuật kết cấu tác phẩm theo quan niệm truyền thống của văn học trung đại và văn học dân gian.

Mặc dù lối kết thúc của những tác phẩm trên đều theo lối cũ, nhưng đã khơi gợi trong lòng người những giá trị về triết lý đạo Phật mà các tác giả muốn gửi gắm. Đó cũng là tiếng nói đạo đức, là triết lý sống cao thượng cất lên từ những tác phẩm văn ửa đầu TK.XX. Từ đây có thể khẳng định rằng văn học đâu chỉ là phương tiện để giải trí mà nó còn góp phần bồi đắp đời sống tình cảm, tâm hồn,

tư tưởng cho con người.




ức


, và


Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có tác phẩm được xây dựng theo kết cấu mới mẻ, mang dấu ấn của văn học hiện đại. Chẳng hạn tác phẩm được xây dựng theo lối không đóng khung và câu chuyện chỉ đơn thuần là sự minh họa giản đơn cho những đạo lý, triết lý của nhà Phật, tạo cho người đọc cái nhìn mở về cuộc sống.

3.4.2.3. Ngôn ngữ kể chuyện và đối thoại


trong tiểu thuyết, truyện ngắn là một hệ thống đa ngôn ngữ. Mỗi yếu tố trong tác phẩm đều được xác định trực tiếp từ phong cách mà nó thoát ra: phong cách cá nhân trong lời nói của nhân vật, phong cách kể của người thuật truyện v.v.. Những tiểu thuyết, truyện ngắn trên báo chí Phật giáo cũng đạt được thành công nhất định ở phương diện ngôn ngữ và nghệ thuật kể chuyện. Trong đó, nhiều hình thức tổ chức ngôn ngữ được sử dụng: đối thoại giữa các nhân vật, độc thoại nội tâm, ngôn ngữ người kể chuyện. Tuy nhiên, hầu như các tác giả đều chọn lối trần thuật truyền thố ểm nhìn từ hai phương diện thiện và ác, xấu và tốt. Điều này giúp người đọc dễ


Có thể nói, thông qua ngôn ngữ kể chuyện và đối thoại, những tác phẩm truyện trên báo chí Phật giáo đều chứa đựng triết lý đạo đức của Phật giáo về cuộc sống đời thường.

Với ngôn ngữ kể chuyệ ất yêu thương, với những văn từ xưa cũ, nhưng ời đọc dễ dàng thấy được

cuộc sống chìm nổi, giả tạm trong cuộc đời khổ đau của con người. Điều đó thể hiện rõ nét qua tiểu thuyết Tu là cội phước, tình là dây oan

ự kiện nàng Quỳnh Liên đưa ra điều kiện quá khó, những chàng công tử nghe rất ngán ngẩm, nhưng vì quá say mê nàng nên ai ai cũng đều đồng ý và cố gắng hết sức mình: “Mấy vị công tử nghe nói có ý ngậm ngùi, nhưng


cái sắc dục nó mạnh lạ thường, làm cho ai ai cũng ráng tranh nhau cho thuộc kinh Kim Cang… Ôi! Sóng tình nhào nhảy, làm cho biển trí cũng sôi trào, trong một đêm không biết bao tinh thần tư tưởng in vào óc của mấy vị công tử kia”.

Lúc nàng Quỳnh Liên lìa đời, tác giả đã diễn tả rất thê lương bằng những câu văn biền ngẫu kiểu xưa cũ: “Than ôi, nhành hoa đương thắm một trận mưa chang; bóng nguyệt vừa tròn mấy lùm mây án; tài sắc như vậy mà yểm trần như thế thì ai là người có cảm cảnh mà lại không sầu thảm rước buồn về sự nàng, ai là người biết thương đời mà lại không ngậm oán nuốt hờn cho con tạo đặng”.

Mã Sanh nhìn thân thể nàng chết đi rồi, lòng đau đớn vô cùng: “Ôi! Thương thay! Mã Sanh phần thì buồn cho nàng phận bạc, phần thì xót cho chàng vô duyên, giọt lệ chung tình chảy hoài không ngớt, nét sầu khổ cứ vẽ mấy không thành, mê mẩn tâm thần dường như có thể chết theo được”.

Trong tác phẩm này, ngôn ngữ diễn tả tâm lý nhân vật cũng là ngôn ngữ của tác giả. Giọng văn biến hóa linh động, không đơn điệ ẫn theo lối truyền thống. Như Quỳnh Liên, khi nghe các chàng trai tỏ ý muốn kết tóc se duyên cùng nàng, nàng đã e thẹn, khiêm tốn tỏ bày bằng những ngôn từ “Thiếp đây chút phận thuyền quyên, hồng nhan mỏng manh, cũng muốn kiếm chỗ gởi thân để về sau nương cậy, nhưng vì ngày trước thiếp có lời nguyện phải buộc nhiều điều, phải được viên mãn thì cái phần nhơn duyên của thiếp mới phỉ nguyền”.

Rồi khi thấy nhiều chàng trai thuộc hết kinh Kim Cang, nàng Quỳnh Liên thở dài: “Cũng đông như thế thiếp biết làm sao? Hay là cái duyên nợ của thiếp lôi thôi trục trặc, thiếp xin ước lại một điều này nữa…”.

Tác phẩm Hiếu nghĩa cảm Phật, trong lúc diễn tả ngôn ngữ đối thoại trực tiếp, tác giả dường như nhập vai vào từng nhân vật, chuyển vai lẫn nhau một cách tự nhiên. Lời đối thoại thật thà, chân chất và có lúc thẳng thắn:

Ước chừng một hồi lâu, Phan Quý sợ trễ buổi học mới đánh liều mà hỏi rằng: “Xin lỗi cô cho tôi hỏi một đôi lời. Không biết cô ở đâu mà nay đến chùa lạy Phật. Vậy cô có chồng chưa?”. Nàng nghe hỏi tỏ sắc e lệ, cúi mặt xuống mà đáp rằng: “Cũng có nhiều nơi đến nói mà cha tôi chưa hứa gả


nơi nào”. Chàng nghe trả lời thì có ý mừng nên hỏi rằng: “Như tôi đến nói đặng không?”. Nàng làm thinh, chàng lại hỏi nữa: “Vậy chớ cô tên chi, cha mẹ ở đâu và xin cô cho tôi biết ai thân thiết với người nhà, nữa tôi đến cậy người làm mai.” Nàng làm thinh một hồi rồi đáp rằng: “Tôi là Tiêu Bích Hà, còn cha tôi là Tiêu Nhượng Đức ở làng Ngọc Thanh. Cha tôi có một người bạn thân thiết tên là Châu Khuyến Thành ở gần bên nhà, như có muốn sự chi xin đến cậy người thì chắc yên.

Bích Hà khi gặp kẻ xấu, nàng thay đổi thái độ ứng xử rất nhanh và dùng những lời lẽ có vẻ thô nhưng đầy nghĩa khí: “Tao là con gái có chồng, mà bây dám hiếp hãm, tao thề làm con quỷ chính chuyên, chớ chẳng thèm làm con người bất nghĩa đâu”.

Gặp lại Phan Quý, nàng trở về với con người thật của chính mình, với ngôn ngữ đối thoại nhẹ nhàng nhưng chứa đựng sự trách hờn: “Tôi đây là con gái của ông Tiêu Nhượng Đức, tên là Bích Hà, ở làng Ngọc Thanh, nửa đêm bị bọn ăn cướp lập mưu với bác tôi mà đến nhà bắt tôi bỏ vào kiệu như vầy. Tôi là con gái có chồng, thà tôi chịu chết chớ chẳng chịu thọ điều nhơ nhuốc”… Khi nàng nghe nhắc đến việc cũ liền khóc òa rồi nói rằng: “Vậy thầy đó hay sao? Tôi vì thầy mà khổ như thế nầy, thầy có biết không?”.

Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả Chánh Niệm trong tiểu thuyết Duyên trước tình sau cũng tràn ngập tình cảm yêu thương với những từ văn vần truyền thống, nhưng cũng đầy bi lụy qua những giọng điệu than thở, thương cho thân phận con người phải đối diện với sự chia lìa khổ đau:

Vẫn nghe ông Dương Đức Thận là người nhơn, sanh đặng một gái hiền, Vương Hy xin mẹ đến cầu duyên cho trẻ. Nghe lời con phân trần, mẹ Vương Hy vui vẻ đi liền. Nợ tiền kiếp đã liệt sổ thiên đình, nên vừa ướm nói thì đôi bên đều ưng thuận. Sui gái không đòi tiền bạc, song sui trai noi tục cổ, tục lệ đành rành. Ngày lành giờ tốt chọn xong, gái Nam Giang với trai Đông Sàng thành duyên cá nước. Than ôi! Cái ngày hở môi cười mấy thuở được lâu. Đương lúc mừng vui đôi đàng chưa thỏa, đâu hay nhựt xế nguyệt tà…


Ngoài ý nghĩa đó, tác giả còn dùng ngôn ngữ đối thoại qua và vẫn theo lối thơ truyền thống, nhưng mang ý nghĩa giáo dục con người hướng về đời sống giác ngộ, giải thoát: “Vương Hy vào chốn tịnh ẩn dật tu hành, cải danh lại là Tăng Đồ. Ít lâu, nàng Thiều Hoa nghe được tin tức ấy, bèn gởi một phong thư gọi tỏ chút tình duyên… Nàng Thiều Hoa có đính theo năm bài thơ tứ tuyệt, để giục chàng Tăng Đồ hoàn tục:

“Ớ ớ chàng ôi! ớ ớ chàng

Phù danh mấy bữa gởi Dinh hoàn Chữ nhàn mua ở trong trời đất Cực khổ làm chi hỡi bạn vàng.


Thương tang một cuộc hiệp rồi tan Chén rượu câu thơ dạo ngón đàn Véo vắt cò con tình giải muộn Nâu thùng đâu sánh vẻ Y quan”…

Tăng Đồ nghe thế, liền viết thơ khuyên giải:


“Nghĩ sự đời thương kẻ chúng sinh Sông mê lặn lội nỡ quên mình

Say sưa ổ mật ong quen nết Bận bịu lòng hoa bướm dại tình Thói bạc đầy tai nghe cũng xấu Bụi hồng tô mặt gọi làm xinh

Công danh chán ngán thân phù thế Giải thoát mong nhờ tiếng kệ kinh…”.

Truyện ngắn Làm lành đặng phước, làm dữ bị họa, tác giả Nguyễn Văn Hạp cũng sử dụng ngôn ngữ đối thoại chân chất, thẳng thắn, nghe có vẻ nhẹ nhàng nhưng mang tính đả kích: “Nầy anh Háo Kỳ, tôi tưởng anh là người đường đường chánh chánh, đại nhân quân tử, biết trọng nghĩa khinh tài, hay thương người hoạn nạn, hay giúp kẻ cô cùng, chớ có dè đâu anh nhẫn tâm đến thế, nhắm mắt làm càn.


Tôi lầm anh là bạn đồng song, là người đồng quận, nên nay mới ra nông nỗi như thế”.

Lê Háo Kỳ nghe nói bèn làm bộ giận mà đáp lại bằng những ngôn ngữ : “Vậy thì đồ hành lý đó, nhơn huynh lập tức lấy đem đi chỗ khác mà ngụ, đừng chờ ở đây kiếm lời đê tiện mà nói xấu cho tôi như thế”.

Qua lối kể chuyện trên của các tác giả, cho thấy nghệ thuật miêu tả bằng ngôn ngữ vẫn theo lối văn truyền thống, đi đôi với việc đưa ra các chi tiết, hành động một cách cụ thể nên đã làm toát lên giá trị hiện thực và góp phần vào sự thành công của tác phẩm.

Tác giả Kim Xuân qua tác phẩm Dưới chơn Phật còn có lối kể chuyện bằng ngôn ngữ tâm lý. Từ đó, tác giả đã tạo ra một khung trời ảm đạm của hai nhân vật với nhiều diễn biến tâm lý phức tạp:

Nhơn một đêm kia, nhằm Rằm tháng bảy, đã khuya rồi mà nhà quan Phủ Minh Huệ còn thức… Bà thì ngồi bên ngựa ăn trầu, ông thì nằm trên ghế xích đu hút thuốc. Cả hai chẳng nói chẳng rằng chi với nhau hết, cứ đánh chữ làm thinh, dường như mỗi người đều có sự nghĩ lo, nên xem bộ buồn xo gương mặt. Ngoài thì mưa rỉ rả, giọng dế nhặt khoan, trong thì đèn điện sáng choang, đồng hồ kêu tích tắc!... Thỉnh thoảng nghe tiếng đại hồng chung ở bên chùa Liên Tự gần đó ngân bon! boon! on!... thì càng làm cho quan Phủ thêm buồn chứa chan tâm sự…

Văn xuôi tự sự trung đại thường chỉ chú trọng đến hành động, sự kiện với những nội dung cốt yếu mà không phát triển , không có yếu tố như ở tiểu thuyết và truyện ngắn hiện đại. Hầu như tác giả chỉ quan tâm đến sự kiện mà ít lưu ý tới miêu tả trạng thái tâm lý nhân vật. Ngôn ngữ kể chuyện trên của Kim Xuân đã biểu hiện cho ta thấy tính cách nhân vật được tập trung khắc họa qua những diễn biến nội tâm. Điều này chứng tỏ bước đầu, Kim Xuân đã những dấu hiệu hiện đại, mới mẻ đáng ghi nhận.

Ngôn ngữ tâm lý với nhiều diễn biến ấy, còn được tác giả thể hiện qua lối văn đối thoại chân thực của các nhân vật. Ở đây, khẩu ngữ của nhân vật được sử

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí