Hệ Thống Pháp Luật Liên Quan Đến Tôn Giáo Chồng Chéo Mâu Thuẫn Nhau Hoặc Chưa Cụ Thể

giáo cho mình; tôn trọng quy định của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam. Điều 40 Nghị định 92 quy định về việc người nước ngoài được sinh hoạt tụn giỏo chung với người Việt Nam hoặc thành nhúm riờng tại cơ sở tụn giỏo ở Việt Nam để đỏp ứng nhu cầu tụn giỏo của người nước ngoài cư trỳ tại Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế.

Hiện nay, một số cơ sở tôn giáo của Việt Nam quá chật hẹp không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của họ; hơn nữa một số hệ phái tôn giáo cụ thể là đạo Tin lành có sự khác biệt về giáo lý, đức tin nên họ mong muốn Nhà nước Việt Nam cho phép mượn hoặc thuê địa điểm không phải là cơ sở tôn giáo để sinh hoạt tôn giáo riêng và thực tế cũng đã có một số trường hợp Tin lành Hàn Quốc thuê khách sạn để nhóm họp tôn giáo. Mong muốn của họ cần phải được xem xét, song với quy định trên đây của Pháp lệnh chúng ta không thể đáp ứng được đề nghị này, cần sớm được bổ sung.

- Đối với việc thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo cơ sở Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo chỉ quy định đối với tổ chức tôn giáo cơ sở là giáo xứ của đạo Công giáo, chi hội của đạo Tin lành. Thực tế còn các loại hình như giáo họ, giáo hạt thậm chí là dâu, giáp của đạo Công giáo, hội nhánh của đạo tina lành có hoạt động và xin thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất chưa được quy định, dẫn đến những trường hợp Công giáo thành lập giáo họ, Tin lành thành lập chi hội, chính quyền không đồng ý với lý do chưa có quy định.

- Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo chưa quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên. Trên thực tế, pháp luật về hoạt động tôn giáo của một số quốc gia trên thế giới đều xác định rõ quyền và nghĩa vụ với từng chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về hoạt động tôn giáo. Ở nước ta, hệ thống pháp luật vè hoạt động tôn giáo hiện nay chưa xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, nên trong quá trình thực hiện pháp luật còn gặp nhiều vướng mắc. Trong khi chúng ta chưa ban hành luật về tôn giáo, thì trong pháp lệnh cần xác định rõ những quyền và nghĩa vụ cơ bản của các chủ thể, như tổ chức, chức sắc, nhà tu hành và tín đồ tôn giáo, cơ quan quản lý Nhà nước các cấp và mọi tổ chức, cá nhân khác liên quan.

* Một số quy định của Pháp lệnh và nghị định thiếu cụ thể dẫn đến việc hiểu, vận dụng khác nhau

- Về đăng ký hoạt động dòng tu: Khoản 2 Điều 39 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định: "Hội đoàn tôn giáo, dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác của tôn giáo đã đăng ký và được phép hoạt động trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực thì không phải làm thủ tục đăng ký lại". Việc triển khai quy định này có cách hiểu khác nhau, một số dòng tu không đăng ký vì cho rằng đã hoạt động ổn định trước khi Pháp lệnh có hiệu lực, trong khi chính quyền địa phương lại yêu cầu tất cả các dòng tu đều phải làm thủ tục đăng ký hoạt động.

Trong việc hướng dẫn đăng ký dòng tu, hiện nay chưa có quy định cụ thể về quy trình đăng ký (để đăng ký cho dòng tu thì các cơ sở của dòng phải đăng ký trước với chính quyền địa phương nơi có cơ sở dòng hay đăng ký cho dòng rồi trên cơ sở đó các cơ sở của dòng mới đăng ký với chính quyền địa phương; nếu cho đăng ký hoạt động của dòng rồi thì các cơ sở dòng có cần đăng ký hoạt động với chính quyền địa phương không?) nên việc cho đăng ký dòng tu thực hiện rất chậm.

- Về việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử trong tôn giáo, có sự vận dụng khác nhau ở một số địa phương, có nơi yêu cầu tổ chức tôn giáo phải đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện, có nơi hướng dẫn ngược lại; có địa phương yêu cầu ứng nhân được phong chức, phong phẩm phải qua trường đào tạo của tôn giáo.

- Việc đăng ký, công nhận tổ chức tôn giáo hiện nay còn nhiều khó khăn khi chưa có cơ sở pháp lý để phân biệt giữa hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và hoạt động mê tín, dị đoan; chưa rõ về số lượng tín đồ để được đăng ký, công nhận; chưa rõ quy trình cho đăng ký, quy trình công nhận, cụ thể là phải yêu cầu tổ chức tôn giáo cơ sở đăng ký hoạt động, xin công nhận tổ chức với từng địa phương nơi hoạt động sau đó tổ chức tôn giáo cấp toàn đạo mới đăng ký hoạt động tôn giáo và xin công nhận về tổ chức cho tổ chức của mình hay ngược lại. Nếu cho đăng ký hoạt động tôn giáo và công nhận về tổ chức cho toàn đạo rồi thì tại các địa phương có cần làm thủ tục đăng ký, công nhận tổ chức cơ sở nữa không?

- Trong việc xem xét, cho phép chia, tách, tổ chức tôn giáo trực thuộc, hiện nay Nghị định mới chỉ quy định điều kiện cho chia, tách là “số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc đông, địa bàn hoạt động rộng khó quản lý...” mà không lượng hoá được số lượng tín đồ cũng như phạm vi địa bàn hoạt động, do đó ở mỗi địa phương một cách giải quyết khác nhau, điểm này cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc từ chối không cho tổ chức tôn giáo chia, tách, hoặc thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

- Về chủ thể chịu trách nhiệm trong việc xin phép thành lập, chia, tách, đăng ký người được phong chức, phong phẩm, Pháp lệnh và Nghị định chưa quy định cụ thể là “tổ chức tôn giáo” cấp nào (cấp trung ương hay cấp cơ sở).

- Về vấn đề Hội đoàn tôn giáo, chưa có cơ sở xác định những Hội đoàn tôn giáo phải đăng ký hoặc không phải đăng ký khi hoạt động.

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo trong pháp luật Việt Nam hiện nay - 11

- Việc xác định thế nào là “lớp bồi dưỡng” những người chuyên hoạt động tôn giáo (đặc biệt là về thời gian) chưa được quy định cụ thể, thực tế có trường hợp tôn giáo mở lớp bồi dưỡng với thời gian kéo dài từ 2-3 năm, sau đó cấp bằng đào tạo, do đó gặp khó khăn trong việc đăng ký với chính quyền.

- Việc phân biệt giữa hội nghị thường niên với cuộc họp thông thường diễn ra thường xuyên của tổ chức tôn giáo cơ sở (Ban hành giáo xứ của đạo Công giáo, Ban hộ tự chùa của đạo Phật, Chi hội của đạo Tin lành).

- Trong việc tổ chức hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo, Điều 24 Nghị

định số 22/CP quy định tổ chức tôn giáo cấp trung ương hoặc toàn đạo gửi hồ sơ đến Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét, chấp thuận chỉ phù hợp đối với tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, còn những tổ chức tôn giáo mặc dù là cấp trung ương hoặc toàn đạo nhưng có phạm vi hoạt động tôn giáo chủ yếu ở một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì không phù hợp, cần phân cấp cho địa phương vì những tổ chức này cũng do địa phương công nhận tổ chức. Tại một số hội nghị, đại hội tổ chức tôn giáo có sửa đổi hiến chương, điều lệ nhưng khi Nhà nước yêu cầu hiến chương, điều lệ sửa đổi phải có ý kiến thống nhất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì họ không thực hiện vì theo họ chưa có quy

định của pháp luật. Vì vậy, để có cơ sở thực hiện, vấn đề này cần quy định chỉ

những tổ chức tôn giáo hoạt động trong phạm vi nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi tổ chức hội nghị thường niên, đại hội cấp trung ương hoặc toàn đạo mới phải làm thủ tục xin phép cơ quan qun lý nhà nước vtôn giáo trung ương. Các trường hợp khác chỉ cần làm thủ tục xin phép Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong việc tổ chức hội nghị, đại hội, nếu có xem xét thông qua hiến chương hoặc điều lệ thì dự thảo hiến chương, điều lệ phải gửi kèm theo hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cho ý kiến; sau khi được đại hi, hi nghthông qua phải gửi dự thảo hiến chương,

điều lệ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

* Một số quy định trong Pháp lệnh và Nghị định chưa phù hợp với thực tiễn, không có tính khả thi hoặc đến nay không còn phù hợp với thực tiễn

- Việc đăng ký người được bầu, cử, suy cử vào Ban hộ tự chùa của đạo Phật, Ban cai quản họ đạo của đạo Cao đài, linh mục xứ của Công giáo… thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 92/NĐ-CP không phù hợp, việc này nên phân cấp cho cấp xã.

- Việc thuyên chuyển chức sắc, nhà tu hành thông báo với ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đi và đăng ký với ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đến theo Điều 22 và Điều 23 Nghị định 92/NĐ-CP không phù hợp, nên phân cấp cho cấp xã.

- Việc tổ chức hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo cơ sở theo quy định thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện là không phù hợp (khoản 1 Điều 18 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo), nên giao cho UBND cấp xã.

- Về việc tôn giáo tham gia chủ trương xã hội hóa hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo, nhiều địa phương cho rằng, quy định tại Điều 33 của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo chưa phát huy hết vai trò của tổ chức, cá nhân tôn giáo, thậm chí quy định này còn có mâu thuẫn với một số văn bản pháp luật liên quan; đề nghị nghiên cứu để có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Liên quan đến việc tôn giáo tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo, Điều 33 của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định ở mức độ rất hạn chế: tổ chức tôn giáo được tham gia nuôi dạy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hỗ trợ cơ sở chăm sóc sức khỏe người già, còn đối với chức sắc, nhà tu hành với tư cách công dân thì mới

được tổ chức hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo. Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay, tổ chức, cá nhân tôn giáo không chỉ tham gia dưới hình thức hỗ trợ mà họ còn trực tiếp thành lập các trường mầm non, các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội. Quy định của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo không những không phù hợp với thực tiễn mà còn không phù hợp với chủ trương chung của Đảng, Nhà nước ta về xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục- thể thao và một số văn bản quy phạm pháp luật có liên đến lĩnh vực này, chẳng hạn, theo Điều 19 Luật phòng, chống HIV/AIDS năm 2006 thì: Nhà nước tạo điều kiện cho tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội khác thành lập các cơ sở nhân đạo, từ thiện để chăm sóc, nuôi dưỡng người nhiễm HIV và thực hiện các hoạt động khác trong phòng, chống HIV/AIDS”.

2.3.2.2. Hệ thống pháp luật liên quan đến tôn giáo chồng chéo mâu thuẫn nhau hoặc chưa cụ thể

- Giữa các quy định của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 92.

+ Theo tinh thần của Nghị định số 92/2012/NĐ-CP, thì việc đăng ký sinh hoạt điểm nhóm tại Điều 5 làm tiền đề và điều kiện cho việc đăng ký hoạt động tôn giáo ở Điều 6 được áp dụng cho các tôn giáo chưa được công nhận. Trên thực tế, có nhiều điểm nhóm Tin lành được đăng ký điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo theo Chỉ thị 01 hoặc những giáo điểm của Công giáo chưa được giải quyết thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc thì làm thế nào để tín đồ các tôn giáo này được đăng ký điểm nhóm để sinh hoạt tôn giáo.

+ Điều 20 Nghị định 92 quy định việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở Trung ương. Cụm từ "có yếu tố nước ngoài" không rõ ràng, nếu như trường hợp chức sắc đó là người nước ngoài thì có được coi là có yếu tố nước ngoài không, và có trái với Điều 22 khoản 2 Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo không (Pháp lệnh quy định một trong những điều kiện của người được phong chức phong phẩm phải là công dân Việt Nam)

- Có sự mâu thuẫn trong cách hiểu cụm từ “cơ sở tôn giáo” tại Điều 3 và Điều 27 của Pháp lệnh. Theo Điều 3 Pháp lệnh thì cơ sở tôn giáo được hiểu là

nơi thờ tự, tu hành... nhưng theo Điều 27 thì cơ sở tôn giáo lại được hiểu là một loại tổ chức.

- Giữa Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và Luật Đất đai.

+ Theo Luật Đất đai, một trong những điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là, tổ chức tôn giáo phải được Nhà nước công nhân, trong khi tại Điều 16 Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo một trong các điều kiện để được công nhận tổ chức tôn giáo là phải có trụ sở, điều này cũng có nghĩa là phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây có thể là một trong những lý do để từ chối việc công nhận tổ chức tôn giáo.

+ Điều 28 Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo quy định cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo được tổ chức quyên góp, nhận tài sản hiến, tặng, cho trên cơ sở tự nguyện của tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Thực tế có nhiều trường hợp tín đồ tôn giáo đã hiến tặng nhà của mình cho tổ chức tôn giáo sử dụng làm địa điểm sinh hoạt. Luật Đất đai không quy định về vấn đề này do đó đây cũng là lý do để hạn chế quyền được sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của người có tín ngưỡng, tôn giáo.

2.3.2.3. Công tác tôn giáo

- Về nhận thức của cán bộ, công chức: thực tế cho thấy, hiểu biết về quyền con người nói chung, Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo còn nhiều hạn chế, dẫn đến có những hành động cố ý hoặc vô ý vi phạm các Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của công dân, đặc biệt là ở một số cơ quan công quyền. Còn định kiến với tôn giáo, còn giữ thái độ của cơ chế xin - cho, cố tình giảm bớt yêu cầu của các tôn giáo mà không có lý do, thậm chí còn phủ nhận sự hiện diện có thật, nhu cầu chính đáng của một bộ phận nhân dân có tín ngưỡng, tôn giáo. Một trong những nguyên nhân do mặt trái cuả việc cải cách hành chính, từ ngày sáp nhập ngành tôn giáo về ngành nội vụ, hầu hết đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo được luôn chuyển từ ngành khác sang, không được đào tạo về chuyên ngành tôn giáo, không được chuẩn bị kỹ năng làm công tác tôn giáo, thậm chí kém hiểu biết về tôn giáo, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo cho người có tín ngưỡng, tôn giáo.

- Một bộ phận không nhỏ tín đồ các tôn giáo ở nước ta còn có nhận thức hạn chế, họ chưa hiểu đúng, đầy đủ, thậm chí còn sai lệch những quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta; chưa nhận thức rõ được nghĩa vụ và quyền lợi của một tín đồ tôn giáo cũng như của một công dân của nước, họ dễ bị kích động, lôi kéo dẫn tới việc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo làm trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng.

- Một số nơi cấp uỷ đảng, chính quyền và một số cán bộ làm công tác tôn giáo chưa làm tốt việc hướng dẫn, vận động chức sắc và tín đồ tôn giáo, chưa nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thiếu linh hoạt trước vấn đề có tính nhạy cảm về chính trị nên giải quyết các vụ việc liên quan đến tôn giáo kém hiệu quả, giải quyết không hợp tình, hợp lý, có nơi có lúc còn đi ngược chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta, không đáp ứng được nhu cầu của bà con có tín ngưỡng, tôn giáo đã gây "điểm nóng" về tôn giáo, tạo sơ hở để các đối tượng thù địch lợi dụng, xuyên tạc. Thực tiễn xảy ra ở Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Hà Nội (Nhà chung, Thái Hà), Nghệ An (Con Cuông) đòi hỏi việc nhận thức đầy đủ và đúng mức về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.

- Nhận thức về tôn giáo và cách cư xử với tôn giáo, với đồng bào có đạo ở mỗi địa phương khác nhau, sự phối hợp của các ngành, các tổ chức trọng hệ thống chính trị của ta để giải quyết các vấn đề tôn giáo chưa thường xuyên, có lúc chưa thống nhất cách thức, phương pháp, biện pháp giải quyết các vấn đề nảy sinh trong tôn giáo (từ việc tổ chức hoạt động của các giáo hội đến việc an ninh trật tự trong tôn giáo). Từ những việc chưa thường xuyên phối hợp, chưa thống nhất quan điểm xử lý của các ngành, các cấp dẫn đến việc kéo dài thời gian giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo làm cho hiệu quả thực hiện các chủ chương, đường lối về tôn giáo của Đảng và hiện thực quản lý Nhà nước về tôn giáo giảm sút.

- Mặc dù Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo khẳng định nguyên tắc bình đẳng giữa các tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng, tôn giáo và người không có tín ngưỡng, tôn giáo, nhưng trên thực tế nguyên tắc này có nơi, có lúc còn bị vi phạm, đặc biệt là sự phân biệt giữa Công giáo và Phật giáo trong việc thực hành tín ngưỡng, tôn giáo.

- Hiện nay nước ta vẫn chưa có một cơ quan chuyên trách về thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo; chưa có một quy chế chặt chẽ trong việc xử lý các khiếu nại, tố cáo và vi phạm Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo cũng như chưa có cơ chế kiểm tra việc thực thi pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo nhất là trong việc áp dụng pháp luật của hệ thống cơ quan làm công tác tôn giáo.

2.3.2.4. Đối với các hoạt động tín ngưỡng dân gian

- Bên cạnh những nét trân trọng đáng quý của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, hiện nay vẫn còn những tiêu cực trong một số hoạt động như tổ chức lễ lạt linh đình, tốn kém, nặng tính hình thức vật chất; một số nơi do không có sự hiểu biết về bản thân các di sản văn hóa vật chất liên quan đến tín ngưỡng, nên nhiều công trình kiến trúc tín ngưỡng, đồ thờ trong quá trình trùng tu, xây mới đã thực sự mất đi các giá trị của di sản truyền thống.

- Sự phục hồi và bùng phát các hiện tượng tín ngưỡng, một mặt nó đã đáp ứng một phần nhu cầu đời sống tâm linh của quần chúng nhân dân thì không ít những hiện tượng tín ngưỡng bị bóp méo, biến dạng và bị lợi dụng. Nó bị dung tục hóa, thương mại hóa, phục vụ mục đích trục lợi của một số tổ chức, cá nhân, gây mất an toàn và an ninh xã hội. Cho đến giai đoạn này vẫn chưa có chủ trương, chính sách cụ thể đối với hình thức tín ngưỡng, mặc dù trong một số thông tư, nghị định của chính phủ và các bộ ngành đều nói tới việc bài trừ, cấm các hình thức mê tín dị đoan, như đồng bóng, bói toán, vàng mã, xóc thẻ, xin xăm, kèm theo các chế tài xử phạt. Tuy nhiên bên cạnh những quy định mang tính rất chung chung như vậy vẫn thiếu vắng những phân tích, đánh giá đâu là yếu tố mê tín dị đoan trong các sinh hoạt mang tính tín ngưỡng kể trên, nên rất khó trong việc thực hiện, dẫn đến việc thực thi một cách tùy tiện, hoặc xiết chặt theo kiểu vơ đũa cả nắm hoặc là buông lỏng để phát triển tự do.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023