họ; gọi chung là từ bi. Lòng “bi” của Phật là trạng thái đồng tâm đồng cảm, lấy nỗi khổ của chúng sinh làm nỗi khổ của mình, nên gọi là Đồng thể đại bi. Tâm “bi” này rộng lớn vô tận, nên gọi là Vô cái đại bi (không có gì rộng hơn, lớn hơn, cao hơn tâm bi này).
Như vậy, từ bi trong đạo Phật không đơn giản chỉ là sự xót thương và chia sẻ khổ đau với kẻ khác, mà từ bi chứa đựng ý nghĩa tích cực và mãnh liệt hơn những gì ta hiểu một cách thông thường. Từ bi là sức mạnh thiêng liêng, siêu việ
i trí tuệ. Trí tuệ là một khí cụ toàn năng giúp ta xóa bỏ vô minh, xóa bỏ vô minh tức là đạt được giác ngộ và đạt được giác ngộ tức là thành Phật.
Trong
Có thể bạn quan tâm!
- Vấn Đề Cảnh Giới Cực Lạc Và Địa Ngục
- Vấn Đề Tồn Tại Của Ngoại Giới
- Tư Tưởng Đạo Đức Phật Giáo Trên Báo Chí Phật Giáo Trước 1945
- Phật Giáo Với Vấn Đề Dân Tộc Và Đại Chúng
- Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945 - 16
- Tổng Quan Về Văn Học Trên Báo Chí Phật Giáo Trước 1945
Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.
Hiểu được lòng từ bi là một trong những đức tính trọng yếu của đạo Phật, vì thế trên Tam bảo số 2, ra ngày 15.2.1937, học giả Minh Đạt đã khéo léo hướng con người phát khởi tâm từ bi để thương yêu hết thảy muôn loài. Tác giả chỉ ra con người biết sống với tâm từ chính là gieo nhân tốt đẹp và sẽ có được một đời sống hạnh phúc, đầy tình yêu thương. Theo tác giả, từ bi tức là lòng thương yêu rộng rãi, là thương yêu hết thảy muôn loài, phải xem muôn loài như mình, không được vì sự phân biệt thân sơ mà làm cho tình thương trong ta tăng giảm. Hiểu sâu xa hơn nữa là ở nơi lòng từ bi ấy không có năng có sở (không có người cho tình thương và kẻ nhận tình thương), không bám víu một nơi nào... Qua đó, tác giả nhấn mạnh: “Lòng thương yêu, chúng ta ai nấy cũng sẵn có, không phải chỉ một mình Đức Phật mới có. Tuy vậy, chúng ta không thể đem lòng thương yêu của mình mà so sánh với lòng thương yêu của Phật được. Vì ở nơi Phật thì nó được trong sạch linh động, không bị điều gì làm trở ngại... Ở trong giới hạn, chúng ta thương yêu cái thân của mình thì không thể yêu thương người khác được...”.
Nói đến tinh thần từ bi rộng lớn đó của đạo Phật, tác giả Mai Tu trên tạp chí
Tam bảo số 8 đã mang đến cho người đọc Hoàn thuốc vô giá, đó là tinh thần “Vô
úy thí”. Tức là tác giả khuyên con người hãy vì lòng từ bi mà mạnh dạn đoạn lìa những thói hư tật xấu như tham, sân, si và đem đến cho người khác tinh thần không sợ sệt, nói theo thế gian là lòng dũng cảm. Từ đó, con người mới có thể sống tự tại, vô ngại trước mọi nghịch cảnh, chướng duyên trong đời và vươn lên bằng tâm thái bao dung, rộng lượng.
Theo Tố Liên trên Đuốc tuệ số 29, ra ngày 30.6.1936 cho rằng lòng từ bi của đạo Phật với ý nghĩa rộng là ban rải tình thương khắp muôn nơi, nhưng điều cần thiết trước mắt là phải thể hiện tình thương đối với giới trẻ, tức là quan tâm giáo dục giới trẻ. Tác giả nhấn mạnh: “Nhất là thầy nào tớ ấy giáo huấn cho nhau, nếu không dạy được, phải cho đi tìm thầy khác mà học, đừng để phí thời gian báu ngọc của các bạn thanh niên, vì rằng người ở tầm tuổi thơ ấu, chí khí còn đang hăng hái, tính tình chưa phóng túng. Ông thầy dễ uốn nắn dạy bảo, mà người học trò cũng rất dễ thông hiểu, cũng như cây tre còn non thì dễ uốn”.
Ngoài ra, lòng từ bi của Phật giáo còn chú trọng đến việc giáo hóa người phụ nữ trở thành người gương mẫu trong gia đình và xã hội. Trên Đuốc tuệ số 35, ra ngày 11.8.1936, Phạm Phan Cung đã thể hiện tình thương và chú trọng riêng về thế giới phụ nữ. Ông muốn người phụ nữ phải biết Tu Bồ tát giới và khuyên giải rất chi tiết về cách đối nhân xử thế, cách xây dựng nhân cách sống hạnh phúc trong gia đình và xã hội:
Chúng tôi xin nói về phần đàn bà tu “phúc”. Tu phúc là như người ta nói ăn ngay ở lành, tu nhân tích đức… Còn phần các bà tu “tuệ” thời nên thế nào? Tu tuệ là tu về đường khôn, phải biết suy xét, biết lo nghĩ để giúp chồng dạy con và giao tiếp với họ hàng tộc đảng, nhưng thứ nhất là phải giữ về khẩu nghiệp: miệng không nên nói những điều độc ác. Người ta thường nói một câu nên vợ nên chồng, một câu nói tan cửa nát nhà, một câu nói nên ân huệ, một câu nói thành thù oán.
Hơn thế nữa, muốn thể hiện lòng từ bi sâu xa của người con Phật để cứu giúp muôn người, trước hết cần phải tìm hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh khiến cho con người tha hóa, sau đó mới đưa ra giải pháp để chuyển hóa họ trở nên hoàn thiện, có nhân phẩm. Nếu nói cụ thể, nguyên nhân khiến con người đánh mất lương tâm,
đánh mất nhân phẩm là do lòng tham cầu vô độ. Con người cũng bởi vì lòng tham không biết dừng nghỉ mà gây ra biết bao nhiêu cảnh khổ đau, chết chóc thê lương. Điều này, Trịnh Như Tấu đã luận giải rất rõ trên Đuốc tuệ số 61, ra ngày 15.5.1937 về Chữ Khổ trong Phật giáo và đưa ra phương pháp diệt khổ, đạt đến toàn thiện, toàn mỹ: “Phật giáo có cái chủ nghĩa: “Từ bi, bác ái, bình đẳng, tự do” có thể làm cho thế giới ít nổi phong ba… Muốn diệt khổ, ta cần phải theo phương pháp của đức Thế tôn, phải phá tan cái thành kiến giai cấp, đảng phái, để mưu cầu hạnh phúc chung”.
Cũng là nhấn mạnh về sự tham cầu của con người, trên Đuốc tuệ số 67, Trí Hải đã khẳng định con người Khổ vì tham; Trí Hải lại nói con người Chết vì của trên Đuốc tuệ số 68.
Biết rõ nguyên nhân rồi, tiếp đó trên Đuốc tuệ số 33, ra ngày 28.7.1936, Nguyễn Trọng Thuật đã đưa ra những nhân cách đạo đức căn bản mà con người cần thực hiện để thoát khổ, đó là Dũng mãnh, tinh tiến: “Dũng mãnh và tinh tiến là hai đức tính rất quý trong đạo Phật và là hai đức tính rất cần thiết của hết thảy mọi người ở đời. Nhất là những người có chí lớn, muốn làm việc…”.
Ngoài những đức tính ấy, con người còn phải thể hiện lòng kiên nhẫn trước mọi hoàn cảnh. Có thể nói, tính cách này rất quan trọng cho một con người có nhân phẩm. Vũ Thanh Đặc rất đồng tình với quan điểm đó, nên đã trình bày chi tiết trên Đuốc tuệ số 43, ra ngày 6.10.1936. Ông nhấn mạnh muốn tu đức phải kiên tâm nhẫn nại, dùng năng lực dũng mãnh mà phấn đấu với mọi khó khăn. Không nên vì được khen mà vui sướng, vì bị người chê mà nản chí, lúc nào cũng phải tinh tiến làm việc, chớ bảo năm nay chẳng học còn có sang năm, ngày nay chẳng tu còn có ngày mai; chớ thấy điều thiện nhỏ mà không làm, chớ nghĩ tuổi còn trẻ mà không tu. Qua đó, ông dẫn chứng: “Đức Thế tôn thuở trước một mình trầm tư mặc tưởng nơi núi Tuyết Sơn hiu quạnh, trải qua 6 năm, muôn vàn đức hạnh vẹn tròn, chứng ngôi chính giác, lấy đạo đức lập ra giáo pháp muôn đời”.
Song song đó chúng ta thấy, làm người không ai là không có lỗi. Để trở thành những con người có nhân cách đạo đức, ít nhất cũng trải qua giai đoạn rèn luyện. Với đạo Phật, không bao giờ chối bỏ những người phạm sai lầm, mà luôn thể
hiện lòng từ bi với họ và đưa ra pháp sám hối, sửa đổi, giúp họ trở thành người tốt. Trên Đuốc tuệ số 60, ra ngày 1.5.1937, Sa môn Trí Hải đã có bài viết Có lỗi cần nên đổi ngay bằng những lời dẫn chứng trong kinh rất có ý nghĩa: “Trong kinh Thủy Sám nói: Có hai hạng người: một người không làm điều gì lỗi, một người phạm tội rồi biết hổ thẹn, biết cải hối ngay thì cũng được xem như người không tội. Kinh Tứ Thập Nhị Chương nói: Người có tội mà không biết hối cải ngay, thì tội về mình, cũng như nước chảy về bể, dần dần trở nên sâu rộng”. Sau đó, Trí Hải khuyên rằng những người đã có chí tu hành, có tâm cầu đạo, cần giữ sao cho lòng được trong sạch, như mảnh gương trong, chớ nên để bụi bám. Nếu ai đã để cho bụi bám chút ít, thì cần phải lau chùi cho sạch ngay.
Như vậy, phương cách thể hiện lòng từ bi đúng chính pháp trên báo chí Phật giáo là khuyên con người phải biết trải tình thương đối với mọi người mà không để tâm phân biệt thân quen, xa lạ hay đẳng cấp. Từ tâm từ bi cao quý đó, con người còn biết hướng dẫn người khác thực hành tính kiên nhẫn, dũng mãnh, tinh tiến đoạn trừ lòng tham cầu vô độ. Hơn thế nữa là phải hướng dẫn mọi người biết gieo nhân vui và diệt nhân khổ, biết ăn năn chừa bỏ lỗi lầm để làm con người tốt v.v..
Việc thể hiện lòng từ bi đó đã cho chúng ta thấy được tính nhân bản của đạo Phật là chống lại những gì làm hạ thấp con người và luôn hun đúc cho con người mọi đức tính cao đẹp, nhằm thực hiện trọn vẹn ý nghĩa làm người: thoát khỏi mọi ràng buộc thấp kém để trở thành người mẫu mực về chân thiện mỹ trong thế gian. Mọi sự đau khổ chính là do sự bất toàn, sai lầm của con người, do con người đánh mất nhân cách đạo đức sẵn có. Vì thế, để có được cuộc sống an vui, hạnh phúc, con người phải tiến đến chỗ hoàn thiện, nghĩa là phải sống theo đúng nhân cách của một con người. Qua đó, báo chí Phật giáo lúc bấy giờ còn cho chúng ta hiểu được rằng ngày nào con người còn là người biết thể hiện lòng từ bi thì đời sống sẽ tràn đầy niềm an vui, hạnh phúc và con đường của đạo Phật là sự tiến hóa đích thực của nhân loại, đưa con người đến chỗ toàn thiện, toàn mỹ.
2.2.3. Hiếu đạo
Hiếu đạo là ý nghĩa của đạo đức, là đức tính tốt đẹp được mọi người ca tụng, đức tính ấy được xem như một nền tảng cho mọi đức hạnh, là nhân tố quan trọng để
xây dựng đời sống hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội. Hơn nữa, theo quan niệm Phật giáo, hiếu đạo còn là con đường tu tập đạt đến giác ngộ, giải thoát. Kinh điển Phật giáo thường dạy rằng chư Phật và Bồ tát trong quá khứ do lòng hiếu thảo với cha mẹ phát tâm đại bi cứu độ tất cả chúng sinh mà thành đạo nghiệp. Cho nên, đối với Phật giáo, hiếu đạo là điều kiện cần thiết của sự thành tựu công đức tu học của người đệ tử Phật, là một quy luật bình đẳng của chân lý, chứ không phải là quan niệm hay một quy ước.
Bổn phận làm con phải biết thờ cha kính mẹ, điều đó đã trở thành đạo lý của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là đạo lý sống cao cả của người đệ tử Phật khi đã quy y Tam bảo. Cho nên, có thể khẳng định đạo Phật là đạo Hiếu.
Trên báo Đuốc tuệ số 25, ra ngày 2.6.1936, Trịnh Như Tấu đã chỉ rõ Phật tổ bao giờ cũng khuyên các đồ đệ giữ tròn đạo hiếu. Ngài dạy rằng: “Làm con đối với cha mẹ không hết lòng thì ra đời hoặc đối với quỷ thần, trời đất có hết lòng thành kính cũng bỏ đi mà thôi”. Chính Đức Phật là một người con rất hiếu kính với cha mẹ, cho nên lúc nào Ngài cũng ân cần khuyên các đệ tử phải hết lòng báo đáp thâm ân của cha mẹ. Ngài lại dạy người tại gia có lòng tín đạo, nhưng còn phải làm việc kiếm tiền. Khi có tiền rồi nên chia làm bốn phần: một phần để cung cấp cha mẹ, gia đình, hai phần để làm vốn, còn một phần để dành phòng lúc bất trắc. Đức Phật trong nhiều kiếp trước đã từng vì sự báo hiếu cha mẹ, trong lúc cần kíp nguy nan, có khi phải cắt cả thịt trong thân thể để dâng cha mẹ. Do lòng chí hiếu của Phật mà trên trời, Ngài làm Thiên đế, dưới trần Ngài làm Thánh vương, rồi trở lên ngôi Phật, là một đấng đại giác chí tôn. Từ đó, Trịnh Như Tấu khuyên “là đệ tử Phật, ta nên theo gương Ngài mà tu cho tròn đạo hiếu”.
Tinh thần Hiếu đạo của Phật giáo thể hiện rất sâu rộng, không những khuyên răn những người con biết làm tròn chữ hiếu với cha mẹ hiện tiền mà còn phải thể hiện tâm hiếu đạo đối với cha mẹ nhiều kiếp trước. Điều đó, Nguyễn Thượng Cần đã trình bày theo ý của Thái Hư pháp sư trên Đuốc tuệ số 32, ra ngày 21.7.1936 qua tiêu đề Khuyên các học sinh học Phật: “Có biết đâu kinh Phật, Ngài dạy về sự hiếu rất rộng, mà làm người báo đáp vô cùng. Không những báo ơn cha mẹ đời này, mà những ơn của cha mẹ từ bao nhiêu kiếp xưa đều càng nên báo đáp, và báo ơn cũng
không chỉ hầu hạ kính nuôi, mà còn thể hiện tâm nguyện cứu độ cha mẹ thoát ra ngoài tam giới, khỏi hẳn tội luân hồi, thế mới là xong việc”.
Cũng với tinh thần Hiếu đạo cao cả này, Viên âm số 32 đã đăng bài viết Chữ Hiếu nhà Phật của Hải Ấn. Tác giả nêu rõ cha mẹ đối với con, ba năm bú mớm, chín tháng cưu mang... Trước ân đức to lớn của cha mẹ, làm con nếu không biết đem lòng hiếu kính mà báo đáp, thì chẳng những không đáng làm một vị học trò của Phật mà còn là người không có nhân cách. Con cái có lòng hiếu thảo, muốn báo đáp công đức thì phải làm cho cha mẹ vui lòng, nhất là làm cho cha mẹ được hưởng niềm vui lâu dài, chắc chắn của sự giải thoát ra ngoài các khổ não.
Thật vậy, đối với đạo Phật, nếu người đời đền đáp ân nghĩa sinh thành, dưỡng dục bằng của cải vật chất, tiền bạc và lòng thương kính; thì Phật giáo quan niệm sự đền đáp ấy là chưa đủ. Ngoài điều đó, người con còn có bổn phận đem lại cho cha mẹ chính kiến, chính tín, giới thiệu con đường giải thoát giới định tuệ, hầu giúp cha mẹ loại trừ các ác nghiệp, tăng trưởng các thiện nghiệp, đi dần đến sự giải thoát sinh tử khổ đau. Sự đáp đền này mới gọi là đáp đền chân chính của người Phật tử, của người trí tuệ. Theo đạo Phật, chỉ có sự đáp đền này mới tương xứng với công ơn của cha mẹ.
Như vậy, báo chí Phật giáo đã giới thiệu tinh thần Hiếu đạo đến với quần chúng nhân dân như một “thiện pháp”, giúp con người chuyển hóa tâm mình, cũng là pháp ứng dụng tu tập để đạt đến giải thoát. Từ đây, chúng ta cũng có thể hiểu được sự báo hiếu của người con theo tinh thần đạo Phật là phải thực hiện trên hai phương diện vật chất và tinh thần. Về đời sống vật chất, người con phải biết chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ để họ sống được thoải mái trong hiện tại. Về đời sống tinh thần, tâm thức thì phải nhắc nhở khích lệ, trợ duyên cho cha mẹ học, hiểu và thực hành theo chính pháp, hầu đạt đến an lạc, hạnh phúc trong hiện tại và tương lai.
Một điểm nữa, là người Phật tử tin tưởng vào lý thuyết nghiệp báo, nương theo lời Đức Phật dạy rằng trong cuộc sống luân hồi vô tận, nhân loại và chúng sinh đã từng là thân quyến, anh em, cha mẹ của nhau, nên việc báo hiếu đối với cha mẹ nhiều đời quá khứ sẽ trở thành hành vi ứng xử tốt đẹp với mọi người xung quanh
mình. Nói khác đi, chữ hiếu của người Phật tử ở đây là hành vi ứng xử bình đẳng đối với mọi người, mọi chúng sinh và đây chính là hạnh nguyện của Bồ Tát.
Nói chung, tìm hiểu về tinh thần hiếu đạo mà báo chí Phật giáo thể hiện giúp con người có một nhận thức căn bản về chữ hiếu và có thể hình dung ra được những gì tự thân phải làm để đáp đền ơn nghĩa cha mẹ hiện tiền và cả cha mẹ của nhiều đời quá khứ một cách đúng đắn, có ý nghĩa. Đây là tư tưởng đạo đức cao cả mà giáo lý đạo Phật từ xưa đến nay vẫn luôn thể hiện nhất quán, không thay đổi.
2.2.4. Lợi tha
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện xuống cõi đời là vì tâm lợi tha rộng lớn, muốn cứu độ chúng sinh. Ngài đã lìa bỏ gia đình, ngôi báu, danh vọng cũng vì muốn làm lợi ích cho chúng sinh. Suốt bốn mươi chín năm Ngài thuyết pháp cũng chỉ vì muốn cho tất cả mọi người đều được thành Phật như Ngài. Cuộc đời Ngài chỉ đi theo một mục đích cao cả là tự giác, giác tha; tự độ, độ tha hay tự lợi, lợi tha. Từ ý nghĩ, lời nói, đến việc làm, Ngài đều hướng về mục đích ấy. Ngài không từ bỏ một việc làm, một cử chỉ nhỏ nhặt nào, nếu nó có thể đem lại lợi ích cho chúng sinh.
Ngày nay chúng ta cũng thấy, Phật giáo hiện hữu ở đời, luôn theo tôn chỉ là khiến con người được “đời này an lạc, đời sau an lạc, rốt ráo giải thoát an lạc”. Phật giáo là một tôn giáo có tinh thần trách nhiệm, luôn hướng con người nhận thức được những sự khổ não trong đời là do vô minh tham dục của chính bản thân họ gây ra và mọi người đều có thể tự mình khắc phục những khổ não ấy. Sau đó chỉ ra con đường hạnh phúc của nhân sinh và dẫn dắt con người vượt qua mọi tham vọng thấp hèn để đạt đến sự an vui giải thoát. Đó là tinh thần lợi tha cao cả của đạo Phật.
Bồ đề tạp chí số 2 với bài viết Bồ đề luận, một mặt như vừa giải thích danh từ Bồ đề, mặt khác như vừa gởi đến tín đồ bức thông điệp “Phật tính bình đẳng xưa nay vốn không sai khác”. Chỉ cần con người biết sống với tâm Bồ đề, với trí giác ngộ thì đó chính là Phật mà không phải là chúng sinh: “Thể dụng tính tướng của Bồ đề dịch là Đạo hay Giác, là chỉ cái bản thể rất quảng đại, tính chất rất thanh tịnh, sáng suốt, diệu dụng rất nhanh chóng, hiện tướng rất sáng suốt của Tâm, Phật và chúng sinh, cả ba không sai khác, tức là Bồ đề”. Cách nhìn này của đạo Phật đã thể
hiện rõ nét tinh thần lợi tha căn bản của đạo Phật, là thể hiện sự bình đẳng, biết tôn trọng lẫn nhau giữa người với người.
Tinh thần lợi tha thể hiện qua sự bình đẳng, biết tôn trọng lẫn nhau đó còn được Nguyễn Trọng Thuật đề cập đầy đủ qua bài luận giải Nghĩa bình đẳng của đạo Phật. Bài viết được đăng trên báo Đuốc tuệ số 61 năm 1937. Ông nhấn mạnh đạo Phật cho rằng: Phật với loài người, loài người với loài vật, tất cả đều có chung Phật tính, tức là cái tính chân như thiêng liêng, sáng suốt, hằng bàng bạc ở trong cõi hư không. Qua đó ông khẳng định: “Thế cho nên Phật với loài người, loài người với loài vật nhất thiết đều có Phật tính, tức là có cái gốc bình đẳng như nhau. Cũng vì thế mà nhất thiết chúng sinh (cả người và vật) đều thành Phật một cách bình đẳng như nhau”.
Trên tạp chí Tiếng chuông sớm số 3, tác giả H.S đã giải thích và hướng cho muôn người thể hiện lòng vị tha trên con đường tu tập để mở cánh cửa giải thoát, an vui. Tác giả khuyên con người muốn đạt được mục đích đi lên con đường vui sướng, trước hết cần phải nuôi dưỡng ý chí để ngăn ngừa mọi điều xấu ác ở đời, thường tu tỉnh thân tâm, chuyên làm những điều lành, điều phải. Hơn thế nữa, con người cần phải khởi lòng thương xót tất cả chúng sinh, từ lòng thương đó mà làm những việc từ thiện để cứu đời. Tác giả còn nhấn mạnh: “Muốn đi đến mục đích ấy, bao giờ cũng phải có ba điều: 1. Hiểu rõ sự lý, tức là “giải”; 2. Tin ở đạo mình, tức là “tín”;
3. Thực hành điều thiện, tức là “hành””.
Để nêu cao giá trị thiết thực của việc ứng dụng Phật pháp vào đời theo con đường lợi tha, Bồ đề tạp chí số 28, ra ngày 1.3.1942 đã nhấn mạnh bài luận Tuyên dương Phật pháp, với tinh thần vừa nâng cao giá trị giáo pháp, vừa nhắc nhở người tu sĩ phải nỗ lực tu học Phật pháp, đem chính pháp làm lợi ích cho muôn dân: “Đạo Phật ở nước ta trải mấy nghìn năm, đã bao đời lấy làm quốc giáo, mà các nước Âu, Mỹ đều cùng tham khảo, hầu khắp Đông Tây cũng phải chịu cái lý thuyết nhà Phật là chí tôn vô thượng... Phàm là người học Phật thì phải hiểu giáo lý nhà Phật để tu lấy mình rồi độ cho người. Ai cũng hiểu như thế thì mới có lợi ích...”.
Tinh thần lợi tha của Phật giáo luôn được xây dựng trên mục tiêu hướng về lợi ích của con người. Ngay cả việc cầu đạo tu tập, người tu tập muốn đạt được giác