TTCV ở Việt Nam hiện nay, quan điểm và giải pháp xây dựng VHTN trong TTCV ở Việt Nam.
- Phương pháp điều tra xã hội học: được sử dụng để phỏng vấn các đối tượng là công chức hành chính công tác trong cơ quan HCNN từ trung ương đến cấp huyện gồm các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh, cấp huyện và các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, cấp huyện, đại diện cho ba miền Bắc- Trung - Nam nhằm thu thập các thông tin định lượng về: (1) thực trạng trách nhiệm TTCV của công chức hành chính; (2) ảnh hưởng của một số nhân tố đến trách nhiệm TTCV của công chức hành chính; (3) một số giải pháp nhằm tăng cường trách nhiệm TTCV của công chức hành chính...
Tổng số mẫu được khảo sát của Luận án là 750 phiếu, trong đó:
+ 150 phiếu được khảo sát tại ba Bộ, bao gồm: Bộ Nội vụ (là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về công chức, công vụ), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về văn hóa); Bộ Thông tin - Truyền thông (là cơ quan Bộ được chọn ngẫu nhiên trong các Bộ còn lại).
+ 600 phiếu được khảo sát tại 6 tỉnh thành đại diện cho 3 khu vực: miền Bắc, miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên (bao gồm: Hà Nội, Hòa Bình, Đà Nẵng, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh, Sóc Trăng).
+ Cơ cấu mẫu khảo sát được phân bổ theo một số tiêu chí cụ thể như sau: (+) Giới tính: công chức nam: 50,3%; công chức nữ: 49,7%;
(+) Trình độ chuyên môn: Cao đẳng: 2,6%; Đại học 60,5%, Trên Đại học: 36,9%;
(+) Trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp: 25,3%; Trung cấp: 49,9%; Cử nhân/Cao cấp: 6,5% và có 18,3% chưa qua đào tạo lý luận chính trị;
(+) Vị trí công tác: công chức thừa hành: 83,5%; công chức lãnh đạo, quản lý: 16,5%;
Có thể bạn quan tâm!
- Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay - 1
- Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay - 2
- Nghiên Cứu Thực Trạng Việc Thực Hiện Trách Nhiệm Công Vụ Của Cán Bộ, Công Chức
- Nghiên Cứu Về Nguyên Nhân Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Trách Nhiệm Công Vụ Của Cán Bộ, Công Chức
- Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Về Văn Hóa Trách Nhiệm Trong Thực Thi Công Vụ Của Nước Ngoài
Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.
Do hạn chế về nguồn lực, nên việc lựa chọn các địa bàn và mẫu nghiên cứu kết hợp giữa hai phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên phân tổ; chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện.
Việc áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tổ được áp dụng để phân địa bàn nghiên cứu thành 4 tổ: Bộ/ cơ quan ngang bộ; miền Bắc; miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam. Đồng thời phương pháp này cũng được áp dụng để phân các địa bàn nghiên cứu thuộc ba miền thành 2 tổ cấp hai, bao gồm: đô thị và nông thôn.
Việc áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện được áp dụng để lựa chọn các địa bàn nghiên cứu cụ thể từ phân tổ địa bàn cấp 2 và các đơn vị mẫu tham gia khảo sát cụ thể.
- Phương pháp thống kê: luận án sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp những số liệu, dữ liệu thống kê về thực trạng VHTN trong TTCV ở Việt Nam hiện nay. Các kết quả khảo sát định lượng được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS dành cho các nghiên cứu khoa học xã hội để đảm bảo được tính khách quan, khoa học.
- Phương pháp chuyên gia: trong quá trình nghiên cứu đề tài, luận án tiếp thu ý kiến của các chuyên gia là những nhà khoa học và những nhà quản lý quan tâm đến đến tính trách nhiệm và VHTN trong TTCV ở Việt Nam.
- Phương pháp so sánh: được thực hiện để so sánh kết quả nghiên cứu của luận án với một số kết quả của các điều tra hoặc kết quả của các công trình nghiên cứu trước đó, từ đó chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt để làm rò hơn kết quả nghiên cứu của luận án về VHTN trong TTCV của công chức ở Việt Nam
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài luận án cần trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau đây:
Câu hỏi 1: Thực trạng thể chế và việc thực hiện những quy định liên quan đến VHTN trong TTCV ở Việt Nam hiện nay?
Câu hỏi 2: Những yếu tố ảnh hưởng đến VHTN trong TTCV ở Việt Nam hiện nay?
Câu hỏi 3: Nhận thức của đội ngũ công chức hành chính về VHTN trong TTCV ở Việt Nam hiện nay?
Câu hỏi 4: Quan điểm và những giải pháp xây dựng VHTN trong TTCV ở Việt Nam hiện nay?
5.2. Giả thuyết khoa học
VHTN có vai trò quan trọng đối với việc TTCV và chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. VHTN trong TTCV của CBCC ở Việt Nam có những ưu điểm nhất định, nhưng vẫn còn có không ít những hạn chế. Những hạn chế này ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu lực và hiệu quả của hoạt động TTCV. Việc thực hiện các giải pháp mang tính đồng bộ sẽ góp phần xây dựng VHTN trong TTCV ở Việt Nam hiện nay.
6. Những đóng góp của luận án
6.1. Về lý luận
Luận án là đề tài đầu tiên nghiên cứu về Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính. Vì vậy, luận án nghiên cứu thành công sẽ có những đóng góp nhất định vào hệ thống lý luận về văn hóa công vụ và văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong TTCV.
Luận án góp phần hệ thống hóa, phân tích và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về VHTN trong TTCV gồm: khái niệm, đặc điểm và yêu cầu của VHTN trong TTCV; nội dung VHTN trong TTCV; những yếu tố ảnh hưởng đến VHTN trong TTCV.
6.2. Về thực tiễn
Luận án đã đánh giá thực trạng thể chế và việc thực hiện các quy định liên quan đến VHTN trong TTCV ở Việt Nam hiện nay; đánh giá mức độ nhận thức của đội ngũ công chức hành chính về VHTN trong TTCV và phân
tích, làm rò mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến VHTN trong TTCV ở Việt Nam hiện nay;
Luận án lập luận, trình bày, phân tích các quan điểm và đề xuất các giải pháp xây dựng VHTN trong TTCV ở Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Các kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa bổ sung vào lý luận khoa học quản lý công, cụ thể là những vấn đề lý luận về trách nhiệm và VHTN trong TTCV.
- Các kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về khoa học quản lý công nói chung và VHTN trong TTCV nói riêng.
- Giải pháp và kết luận khoa học của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích trong việc hoàn thiện các quy định, triển khai việc TTCV và cải cách hành chính ở Việt Nam trong thời gian tới.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được chia thành bốn chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận về văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ
Chương 3: Thực trạng văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay
Chương 4: Quan điểm và giải pháp xây dựng văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu về văn hóa trách nhiệm trong thực thi công vụ trong nước
Nghiên cứu các công trình khoa học liên quan về văn hóa và văn hóa trách nhiệm trong thực thi công vụ nghiên cứu sinh nhận thấy số lượng các công trình nghiên cứu về địa hạt này khá đồ sộ. Để xem xét các vấn đề một cách logic và mạch lạc, nghiên cứu sinh chia các xu hướng nghiên cứu gồm: thực trạng quy định của pháp luật về trách nhiệm công vụ của CBCC; thực trạng thực hiện trách nhiệm công vụ; nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến trách nhiệm công vụ và các giải pháp nâng cao trách nhiệm công vụ của CBCC.
1.1.1. Nghiên cứu thực trạng quy định của pháp luật về trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức
Các tác giả đã phân tích các quy định pháp luật hiện hành có liên quan đến trách nhiệm công vụ của CBCC và chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của những quy định đó.
Bài viết của Phạm Thị Hương (2016) đã điểm lại một số quy định của pháp luật về trách nhiệm và nghĩa vụ của CBCC, những hành vi mà cán bộ công chức không được làm, những hình phạt dành cho họ nếu vi phạm. Các Luật được liệt kê trong bài viết là Luật CBCC năm 2008; Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 và Bộ Luật Hình sự năm 2015 Bài viết cũng đã nêu ra các đức tính cần có của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân như: lòng trung thành; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân; Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Luật CBCC còn đề cập đến nghĩa vụ của CBCC khi thi hành công
vụ, đó là: Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước; Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao; Chấp hành quyết định của cấp trên.
Bên cạnh đó, nghĩa vụ của những người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là nội dung quan trọng trong Luật, nhấn mạnh việc chịu trách nhiệm về kết quả của cơ quan mình phụ trách; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thi hành công vụ; Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh CBCC thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân. Liên quan đến đạo đức công vụ, CBCC phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và phải tuân thủ các quy định về văn hóa giao tiếp ở công sở và văn hóa giao tiếp với nhân dân.
Ngoài ra, bài viết đã liệt kê một số việc CBCC không được làm như: trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công; sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật; Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi; Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức. Đối với các hình thức xử phạt CBCC khi vi phạm các điều không được làm, Luật Cán bộ, công chức; Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước và Bộ luật Hình sự đã có những quy định cụ thể. Trước hết Luật Cán bộ, công chức quy định các
hình phạt cho CBCC như: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm. Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước quy định hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bộ luật Hình sự quy định tại Điều 285 như sau: (1) Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144 (Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước), Điều 235 (Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng) và Điều 301 (Tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn) của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
(2) Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm. (3) Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm” [46].
Sau khi đánh giá thực trạng các loại trách nhiệm của công chức, Nguyễn Minh Đoan (2014) cho rằng cần làm rò nội dung các loại trách nhiệm pháp lý bằng các quy định pháp luật, nội dung các loại hình trách nhiệm và chịu trách nhiệm như thế nào, đặc biệt chú trọng trách nhiệm cá nhân; cần quy định chặt chẽ trách nhiệm chính trị và trách nhiệm công vụ của công chức bên cạnh các loại hình trách nhiệm pháp lý tiêu cực [25].
Trần Nghị (2017) đánh giá thực trạng trách nhiệm trong TTCV của công chức ở Việt Nam và kết luận rằng các quy định của pháp luật về trách nhiệm trong TTCV của công chức khá rò ràng, tuy nhiên một số bộ phận công chức còn vô cảm thì cần có quy định như thế nào [63].
Tác giả Lê Như Thanh (2009) phân tích thực trạng pháp luật và thực hiện các quy định về nghĩa vụ, quyền và trách nhiệm của công chức ở Việt Nam, chỉ ra những hạn chế của pháp luật và quá trình thực hiện các quy định
đó. Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng các quy định về nghĩa vụ, quyền, trách nhiệm công chức thể hiện trong hệ thống văn bản pháp luật ở Việt Nam chậm đổi mới, mang tính hình thức, bất cập về sự tương thích giữa quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công chức [80].
Theo Thái Thị Phương Lan (2019), Đảng đã ban hành nhiều Nghị quyết nâng cao chất lượng đội ngũ công chức theo định hướng thực hiện nghiêm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ; phát huy trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầu theo định hướng phải có tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, phải có trách nhiệm với nhân dân; nâng cao chất lượng công chức phải gắn liền với đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở thông qua những hoạt động quản lý công chức; triển khai thực hiện tốt chủ trương tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ công chức; phối hợp công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của công chức trong TTCV [55].
Bài viết của Vũ Thị Phụng (2015) đã nhìn lại những quy định về giao tiếp, ứng xử của CBCC trong TTCV. Một số quy định liên quan đến giao tiếp, ứng xử của CBCC như Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan HCNN được Chính phủ ban hành vào ngày 02/08/2007; Luật phòng, chống tham nhũng 2005; Luật Cán bộ, Công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019). Các quy định đã nêu rò những việc cán bộ, công chức phải làm và không được làm; Các chuẩn mực hành vi giao tiếp ứng xử của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ (bao gồm thái độ, tác phong, cử chỉ, hành vi, ngôn ngữ và trang phục). Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra một số hạn chế trong các quy định về giao tiếp, ứng xử như: số lượng các văn bản của các cơ quan tương đối nhiều nhưng thiếu tập trung, thống nhất; trong các văn bản có nhiều nội dung trùng lặp và chồng chéo; Các quy định chủ yếu chỉ là những nguyên tắc, những yêu cầu cơ bản, tính cụ thể chưa cao nên khó thực hiện và xử lý vi phạm; chế tài của các quy định lại chưa rò ràng và chưa đủ mạnh nên việc xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe [74].