DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CBCC Cán bộ, công chức
HCNN Hành chính nhà nước
HĐND Hội đồng nhân dân
QLNN Quản lý nhà nước
TTCV Thực thi công vụ
UBND Ủy ban nhân dân
VHTN Văn hóa trách nhiệm
Có thể bạn quan tâm!
- Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay - 1
- Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án
- Nghiên Cứu Thực Trạng Việc Thực Hiện Trách Nhiệm Công Vụ Của Cán Bộ, Công Chức
- Nghiên Cứu Về Nguyên Nhân Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Trách Nhiệm Công Vụ Của Cán Bộ, Công Chức
Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Trang Bảng 3.1. Điểm đánh giá về tinh thần, thái độ của công chức trong TTCV .. 97 Bảng 3.2. Điểm đánh giá về giao tiếp, ứng xử của công chức trong TTCV 101 Bảng 3.3. Điểm đánh giá về phong thái, tác phong của công chức trong
TTCV 105
Bảng 3.4: Tỷ lệ người dân cho biết không bị vòi vĩnh đòi hối lộ 109
Bảng 3.5. Điểm đánh giá về đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp của công chức trong TTCV 111
Bảng 3.6. Điểm đánh giá về tính trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm của công chức trong TTCV 116
Bảng 3.7. Mức độ tồn tại của một số hiện tượng liên quan đến tinh thần, thái độ làm việc của công chức hành chính 98
Bảng 3.8. Mức độ tồn tại của một số hiện tượng liên quan đến giao tiếp, ứng xử của công chức hành chính 102
Bảng 3.9. Mức độ tồn tại của một số hiện tượng liên quan đến phong thái, tác phong của công chức hành chính 108
Bảng 3.10. Mức độ tồn tại của một số hiện tượng liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, đạo đức cá nhân của công chức hành chính 115
Bảng 3.11. Mức độ tồn tại của một số hiện tượng liên quan đến tính trách nhiệm và chịu trách nhiệm của công chức hành chính 120
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT Tên hình Trang
Hình 3.1. Biểu đồ mức độ hài lòng về công chức (%) 95
Hình 3.2. Biểu đồ mức độ hài lòng của người dân với một số loại dịch vụ hành chính công 96
Hình 3.3. Tỷ lệ người trả lời cho biết cuộc gặp với cán bộ UBND xã/phường để giải quyết khúc mắc có kết quả tốt (%) 110
Hình 3.4. Biểu đồ đánh giá về mức độ ảnh hưởng của VHTN trong TTCV đến hiệu quả hoạt động của nền công vụ 122
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [61; t5, tr269]; “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” [61; t6, tr46]. Vì vậy, muốn công việc trôi chảy phải có đội ngũ cán bộ tốt. Nghĩa là đội ngũ cán bộ có đủ đức, đủ tài, “vừa hồng, vừa chuyên”. Ngày nay cùng với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, Chính phủ cũng đã triển khai xây dựng mô hình Chính phủ liêm chính, hành động, chuyển từ nền hành chính quản lý sang nền hành chính phục vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy hành chính công. Một trong những nội dung được coi là bước đột phá trong việc xây dựng nền hành chính phục vụ chính là việc chú trọng, nâng cao văn hóa công vụ, văn hóa trách nhiệm (VHTN) của cán bộ, công chức (CBCC). Vì lẽ đó để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của mô hình nền hành chính phục vụ, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời kỳ mới, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ Quản lý công bởi những lý do sau đây:
Thứ nhất, xuất phát từ lý do chưa có nhiều công trình tập trung nghiên cứu chuyên sâu về VHTN trong thực thi công vụ của công chức hành chính
Thực tế cho thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa nói chung và văn hóa trong các lĩnh vực cụ thể nói riêng. Bên cạnh đó, cũng có những công trình nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý, hay trách nhiệm của CBCC trong thực thi công vụ (TTCV). Tuy nhiên, ngay cả việc nghiên cứu trách nhiệm của CBCC trong TTCV cũng mới chỉ đề cập ở một vài khía cạnh khác nhau mà chưa có những công trình riêng biệt đề cập đến VHTN của công chức hành chính trong TTCV.
Thứ hai, xuất phát từ vai trò của VHTN trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả TTCV
Hệ thống các giá trị của VHTN có khả năng định hướng các hành vi của công chức hành chính trong quá trình TTCV. Khi TTCV, mỗi công chức sẽ có xu hướng lựa chọn những hành vi phù hợp với hệ thống giá trị và chuẩn mực chung trong VHTN của mỗi cơ quan, mỗi tổ chức.
Ở chiều cạnh ngược lại, những hành vi tích cực, đúng đắn của mỗi công chức hành chính trong quá trình TTCV sẽ được thừa nhận, tán thưởng và có sức lan tỏa, ảnh hưởng ở một mức độ nhất định đến tổ chức, lâu dần các hành vi đó sẽ tạo thành những giá trị chung của tổ chức và góp phần hình thành nên VHTN chung của tổ chức.
Như vậy có thể thấy VHTN và hành vi TTCV của công chức có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Hành vi TTCV nếu được thực hiện trong một môi trường công vụ có nền tảng VHTN tốt, thì các hành vi này sẽ ít có điều kiện lệch chuẩn do phải chịu sự tác động, chi phối và thậm chí giám sát của các cá nhân đang chịu sự điều chỉnh bởi cả một hệ thống các giá trị,
chuẩn mực đúng đắn. Điều này đồng nghĩa với việc: kết quả của hành vi TTCV sẽ mang lại giá trị tốt, nói cách khác, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính, nền công vụ sẽ được cải thiện và nâng cao.
Ngược lại, nếu hành vi TTCV của công chức được thực hiện trong một môi trường công vụ có nền tảng VHTN kém, thì các hành vi này sẽ có nhiều nguy cơ lệch chuẩn do ít chịu sự điều chỉnh của các giá trị, chuẩn mực chung. Điều này cũng sẽ góp phần ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính, nền công vụ.
Thứ ba, xuất phát từ thực trạng của VHTN trong TTCV hiện nay
Khi đề cập đến văn hóa trách nhiệm TTCV, yếu tố quan trọng nhất được thể hiện là thông qua hành vi, hoạt động thực tế của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ do nhà nước giao. Nhìn chung, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã căn cứ vào
các quy định để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ; CBCC có ý thức trong việc thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của người CBCC kể cả những việc CBCC không được làm. Những kết quả kể trên đã góp phần đáng kể vào việc xây dựng môi trường văn hóa trong TTCV. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn có không ít những hạn chế, bất cập nảy sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng TTCV của CBCC, là rào cản trong hội nhập và công cuộc cải cách hành chính, như: một bộ phận công chức sẵn sàng đánh đổi danh dự, uy tín, lòng tự trọng, trách nhiệm công vụ, hủy bỏ những phẩm chất vốn có của chính mình để đạt được lợi ích cá nhân; ý thức tự quản, tự giác chưa cao, tính ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm, thiếu nhiệt huyết trong công việc, tâm lý “làm cho có, làm cho xong” nên chất lượng TTCV bị ảnh hưởng, kết quả công việc kém; tác phong giải quyết công việc của một số CBCC chưa chuyên nghiệp.
Thứ tư, xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế tạo cơ hội cho đội ngũ CBCC có cơ hội được tiếp cận với nhiều kiến thức khoa học và thực tiễn mới về các mô hình công vụ và các nền hành chính khác nhau. Điều này giúp đội ngũ CBCC tự nhận thức và ý thức được vị trí và khả năng thực tế của mình trong nền công vụ để có thể tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế cũng yêu cầu chính nền hành chính, nền công vụ của Việt Nam cũng phải có những thay đổi để có thể phù hợp với xu thế chung của các nền hành chính, nền công vụ trên thế giới. Để có được sự thích ứng này, đòi hỏi rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có một yếu tố mang ý nghĩa quyết định, đó chính là bản thân đội ngũ CBCC phải không ngừng nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và rất nhiều các yếu tố khác nhằm đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho CBCC khi TTCV.
Hội nhập quốc tế cũng đặt ra nhiệm vụ cho đội ngũ CBCC về khả năng thích ứng tốt, tiếp thu có chọn lọc những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và văn hóa của các nước khác, “gạn đục, khơi trong” “hòa nhập không hòa tan”. Tăng cường giao lưu phát triển văn hóa nhưng phải luôn có ý thức giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc. Mỗi công chức đều có ý thức một cách đầy đủ về nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trước những yêu cầu hội nhập thì đó cũng là những biểu hiện về VHTN của công chức trong TTCV.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt nam hiện nay’’
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận về VHTN của công chức hành chính trong TTCV, đánh giá thực trạng về VHTN của công chức hành chính trong TTCV ở Việt Nam, đề tài luận án có mục đích đề xuất các quan điểm và giải pháp xây dựng VHTN của công chức hành chính trong TTCV ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đã nêu ở trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến luận án nhằm mục đích kế thừa những kết quả nghiên cứu, từ đó luận án xác định rò những khoảng trống và nội dung cần tiếp tục nghiên cứu.
Thứ hai, phân tích cơ sở lý luận về VHTN của công chức hành chính trong TTCV;
Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng VHTN của công chức hành chính trong TTCV ở Việt Nam hiện nay;
Thứ tư, đề xuất các quan điểm và giải pháp xây dựng VHTN của công chức hành chính trong TTCV ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là: Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về VHTN của công chức hành chính trong TTCV; thực trạng, quan điểm và giải pháp xây dựng VHTN trong TTCV ở Việt Nam hiện nay
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu VHTN của công chức hành chính ở Việt Nam
- Phạm vi về thời gian: Từ khi Luật Cán bộ, công chức năm 2008 có hiệu lực.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Đề tài luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và văn hóa công vụ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận, nghiên cứu sinh đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Luận án sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh trong việc nghiên cứu các tài liệu, văn bản của Đảng, Nhà nước về công vụ, công chức và trách nhiệm TTCV của công chức; các báo cáo tổng kết, báo cáo nghiên cứu có liên quan đến trách nhiệm TTCV của công chức; các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề có liên quan đến đề tài luận án.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để nghiên cứu về quá trình hình thành của đội ngũ công chức hành chính; những đóng góp của các tác giả trong nghiên cứu về trách nhiệm TTCV của công chức hành chính; thực trạng về VHTN trong