Những Đặc Thù Cơ Bản Của Vhdn Đối Với Các Khách Sạn



- Sự chia sẻ đề cập tới mức độ mà các thành viên trong t ổ chức có cùng nhận thức chung về những giá trị cốt l õi. Sự chia sẻ này bao hàm những yếu tố đa dạng, thậm chí là khác nhau, nhưng h òa hợp trong một sự phát triển chung v à làm phong phú thêm những giá trị cốt lõi.

- Cường độ là mức độ tích cực, tự giác, nhiệt t ình đã trở thành thói quen, tập quán của các thành viên tổ chức trong việc hành xử theo các giá trị cốt l õi.

Như vậy, việc nghiên cứu lý luận không phải để h ình thành một văn hóa tổ chức chung chung, mà chính là để xây dựng, duy trì một nền văn hóa tổ chức mạnh, có tính thích nghi để phát triển.

Trong hai cách tiếp cận nêu trên, cách thứ nhất mang tính định tính để nhận diện được một nền văn hóa mạnh; cách thứ hai mang tính định l ượng để nghiên cứu đánh giá mức độ mạnh/yếu của nền văn hóa đó.

1.3.2 Những đặc thù cơ bản của VHDN đối với các khách sạn


Đối với các DN du lịch v à đặc biệt là khách sạn thì ngoài vị trí địa lý, quy mô xây dựng, tiện nghi về vật chất, chất l ượng dịch vụ hay trình độ tay nghề của nhân viên, về đẳng cấp, trang thiết bị tiện nghi, ti êu chuẩn sao, thương hiệu .... thì yếu tố sự khác biệt cũng mang đến sự thành công lớn cho các KS.

Nếu xét về khía cạnh vật chất, hai KS cũng cùng tiêu chuẩn sao thì cũng có trang thiết bị như nhau. Xét về qui mô, khách sạn có số ph òng nhiều chưa chắc đã tốt hơn khách sạn có ít phòng hơn. Xét về con người hai khách sạn cùng đẳng cấp thì nhân viên cũng cùng trình độ và năng lực ngang nhau. Có thể nói, điều phân biệt rõ nhất giữa hai khách sạn c ùng đẳng cấp chính là sự khác biệt của mỗi KS. Trong kinh doanh KS, sự khác biệt khó định giá được cho nên việc tạo ra sự khác biệt là một việc cực kỳ quan trọng của hoạt động marketing trong KS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Đối với hầu hết khách h àng, việc chọn lựa một KS không chỉ đơn thuần là tìm kiếm “một chỗ trọ với cái gi ường thoải mái để ngủ”, bây giờ, những du khách sành điệu lại đang nhắm đến một xu h ướng khác, họ mong chờ mỗi một khách sạn


Văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần khách sạn du lịch Tháng Mười – Thực trạng và giải pháp - 4


sẽ trở thành một sự trải nghiệm đối với họ. Babington House ở Somerset n ước Anh làm ví dụ. Khi Babington House mở cửa v ào giữa thế kỷ 19, nó đã khai phá một xu hướng mới. Đó chính là các ngôi nhà đồng quê với đầy đủ tiện nghi sang trọng. Babington House nằm ngay tại trung tâm nông thôn n ước Anh. Du khách đến đây không chỉ vì vị thế của nó mà còn vì cả những trải nghiệm đ ã bắt gặp tại đây. Hầu hết những ai đã từng có dịp ghé vào đều không muốn rời khỏi n ơi này. Có cả một khuôn viên rộng lớn để bạn bắt đầu khám phá v à tận hưởng: từ suối nước khoáng, hồ bơi đến rạp chiếu phim và cả một nhà hàng hạng nhất sang trọng.

1.4 GIÁ TRỊ CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP


Do ảnh hưởng của văn hoá mà nhân cách, đạo đức, niềm tin, hệ thống các giá trị ở mỗi cá thể, mỗi doanh nghiệp đ ược hình thành và phát triển. VHDN đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong th ành công của doanh nghiệp, bao gồm các vai trò cụ thể sau đây:

Thứ nhất, VHDN là phương thức phát triển sản xuất kinh doanh bền vững


Kinh doanh và văn hóa có m ối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó, kinh doanh có văn hóa là l ối kinh doanh có mục đích v à theo phương thức cùng đạt tới cái lợi, cái thiện và cái đẹp. Việc phát triển hoạt động kinh doanh có văn hoá sẽ giúp cho doanh nghiệp không những thỏa m ãn được mong muốn tìm kiếm lợi nhuận mà còn là động lực giúp các chủ thể kinh doanh đạt đ ược nhu cầu tự thể hiện mình, được xã hội và pháp luật tôn trọng. Do đó, Việc h ình thành và phát triển văn hóa kinh doanh trong doanh nghi ệp sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Thứ hai, VHDN là nguồn lực phát triển kinh doanh


Trong tổ chức và quản lý kinh doanh, vai tr ò của VH thể hiện ở sự lựa chọn phương hướng kinh doanh, sự hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ, về những mối quan hệ giữa người với người trong tổ chức, tuân theo các quy tắc, quy luật của thị trường, phát triển và bảo hộ những hàng hóa có bản sắc VH dân tộc… Khi tất cả những yếu tố VH này kết tinh vào hoạt động kinh doanh tạo th ành phương thức kinh doanh có VH thì đây chính là một nguồn lực rất quan trọng để phát triển.



Trong giao lưu, giao ti ếp kinh doanh thì VHDN hướng dẫn toàn bộ hoạt động giao lưu, giao tiếp trong kinh doanh. Với tác phong nh ã nhặn và lịch sự khi giao tiếp với khách hàng, với đối tác sẽ giúp đem lại một mối quan hệ lâu d ài với khách hàng, một môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo các cơ hội cho sự tồn tại và phát triển lâu dài.

Trong việc thực hiện trách nhiệm x ã hội của chủ thể kinh doanh, VHDN chỉ dẫn cho chủ thể kinh doanh thực hiện những nghĩa vụ, trách nhiệm về kinh tế, x ã hội để thỏa mãn mong muốn của xã hội.

Xét ở khía cạnh vi mô, trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì VHDN còn tạo ra những điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của chính bản thân doanh nghiệp (Phụ lục 1.1).

1.5 CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP


1.5.1 Giai đoạn non trẻ


Nền tảng hình thành VHDN phụ thuộc vào nhà sáng lập và những quan niệm chung của họ. Nếu như doanh nghiệp thành công, nền tảng này sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển, trở thành một lợi thế, thành nét nổi bật, riêng biệt của doanh nghiệp v à là cơ sở để gắn kết các thành viên vào một thể thống nhất.

Trong giai đoạn đầu, DN phải tập trung tạo ra những giá trị VH khác biệt so với các đối thủ, củng cố những giá trị đó v à truyền đạt cho những người mới (hoặc lựa chọn nhân lực phù hợp với những giá trị n ày). Nền VH trong những doanh nghiệp trẻ thành đạt thường được kế thừa mau chóng do: (1) Những người sáng lập ra nó vẫn tồn tại; (2) Chính nền VH đó đã giúp doanh nghiệp khẳng định mình và phát triển trong môi trường đầy cạnh tranh; (3) Rất nhiều giá trị của nền VH đó là thành quả đúc kết được trong quá trình hình thành và phát tri ển của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, trong giai đoạn này, việc thay đổi VHDN hiếm khi diễn ra, trừ khi có những yếu tố tác động từ b ên ngoài như khủng hoảng kinh tế khiến doanh số và lợi nhuận sụt giảm mạnh, sản phẩm chủ lực của DN thất bại trên thị trường. Khi



đó, sẽ diễn ra quá trình thay đổi nếu những thất bại n ày làm giảm uy tín và hạ bệ người sáng lập – nhà lãnh đạo mới sẽ tạo ra diện mạo VHDN mới.

1.5.2 Giai đoạn giữa


Khi người sáng lập không còn giữ vai trò thống trị hoặc đã chuyển giao quyền lực cho ít nhất 2 thế hệ. Doanh nghiệp có nhiều biến đổi v à có thể xuất hiện những xung đột giữa phe bảo thủ v à phe đổi mới (những người muốn thay đổi văn hóa doanh nghiệp để củng cố uy tín v à quyền lực của bản thân).

Điều nguy hiểm khi thay đổi VHDN trong giai đoạn này là những “đặc điểm” của người sáng lập qua thời gian đ ã in dấu trong nền VH, nỗ lực thay thế những đặc điển này sẽ đặt DN vào thử thách: nếu những th ành viên quên đi rằng những nền VH của họ được hình thành từ hàng loạt bài học đúc kết từ thực tiễn v à kinh nghiệm thành công trong quá kh ứ, họ có thể sẽ cố thay đổi những giá trị m à họ thật sự chưa cần đến.

1.5.3 Giai đoạn chín muồi và nguy cơ suy thoái


Trong giai đoạn này DN không tiếp tục tăng trưởng nữa do thị trường đã bão hòa hoặc sản phẩm trở nên lỗi thời. Sự chín mùi không hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ lâu đời, quy mô hay số thế hệ l ãnh đạo của DN mà cốt lõi là phản ảnh mối quan hệ qua lại giữa sản phẩm của DN và những cơ hội và hạn chế của thị trường hoạt động. Tuy nhiên, mức độ lâu đời cũng đóng vai tr ò quan trọng trong việc thay đổi VH. Nếu trong quá khứ DN có một thời gian dài phát triển thành công và hình thành được những giá trị VH, đặc biệt là quan niệm chung của riêng mình, thì sẽ khó thay đổi vì những giá trị này phản ảnh niềm tự hào và lòng tự tôn của tập thể.



TÓM TẮT CHƯƠNG 1


Thông qua trình bày c ơ sở lý luận, có thể tóm tắt một số điểm trọng tâm:


a) Tiếp cận các khái niệm về văn hóa, văn hoá Việt Nam và văn hoá doanh

nghiệp trên quan điểm quản trị hiện đại.


b) Thông qua các khái ni ệm của các học giả phương Tây và các nhà nghiên cứu Việt Nam để đúc kết khái niệm chung nhất về VHDN. Đồng thời đề cập đến các nội dung liên quan đến các đặc trưng của VHDN, các nhân tố cấu thành của VHDN.

c) Phân tích 3 (ba) cấp độ cấu thành văn hoá doanh nghi ệp với những thành tố riêng, trong đó cấp độ 1 là những giá trị văn hoá hữu h ình bao gồm kiến trúc đặc trưng, lễ nghi vá các sinh hoạt văn hoá, logo khẩu hiệu; Cấp độ 2 l à Những giá trị được tuyên bố bao gồm tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chiến lược; Cấp độ 3 là các giá trị ngầm định về quan hệ giữa con ng ười với môi trường, con người với con người, ngầm định về bản chất con ng ười, bản chất hành vi con người, bản chất sự thật v à lẽ phải.

d) Phân tích các đặc trưng cơ bản của văn hoá doanh nghiệp và các giai

đoạn hình thành VHDN.


Các nội dung lý luận đề cập ở ch ương 1 sẽ làm cơ sở để phân tích và nghiên cứu đánh giá và các giải pháp cho văn hóa DN của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Tháng Mười trong chương 2 và 3.


Chương 2

THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHÁCH SẠN DU LỊCH THÁNG M ƯỜI.


2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PH ẦN KHÁCH SẠN DU LỊCH THÁNG MƯỜI

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát tri ển của Công ty Cổ phần Khách sạn du

lịch Tháng Mười


Tên công ty đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN KHÁCH SẠN DU LỊCH THÁNG MƯỜI.

Tên tiếng Anh: THANG MUOI TOURISM HOTEL JOINT STOCK COM PANY.

Tên viết tắt: THANGMUOI Hotel J.S.Co


Địa chỉ trụ sở chính: Số 151 Th ùy Vân, phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là trung tâm c ủa bãi Sau thành phố Vũng Tàu, với 210m mặt tiền với tổng diện tích khu vực đất liền l à gần 2,8ha. Đồng thời với 1 bãi biển riêng biệt với 267m ngang đã tạo ưu thế rất lớn cho du khách đến ăn, nghỉ, tắm biển tại Vũng Tàu. Ngoài ra, khu vực Khách sạn với 94 ph òng ngủ hoàn toàn là tầng trệt đã tạo thuận lợi cho du khách có thể tản bộ trong khuôn vi ên của khách sạn cũng như không phải sống trong một khu nh à cao tầng vẫn thường thấy ở hầu hết các khách sạn khác.

Điện thọai: 064.3852665 – 3852645 Fax: 064.3859876


Wedsite: thangmuoihotel.com.vn Email: kst10@hcm.vnn.vn Vốn điều lệ: 8.100.000.000 đồng (Tám tỷ một trăm triệu đồng)

- Tỷ lệ vốn thuộc sở hữu Nh à nước: 30%



- Tỷ lệ vốn thuộc các thành phần khác sở hữu: 70%


Các ngành nghề kinh doanh chính: Kinh doanh c ơ sở lưu trú du lịch; dịch vụ ăn, uống, karaoke, các hoạt động thể thao trên biển, lữ hành, xông hơi, xoa bóp, t ổ chức sự kiện, họp mặt, li ên hoan, hội nghị, hội thảo, mua bán h àng hóa ….

Lịch sử hình thành và phát triển


Nhằm phục vụ sự nghiệp t ìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa phía Nam, cách đây hơn 30 năm, ngày 23/6/1977, Công ty Du l ịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam được thành lập với tên gọi Công ty phục vụ Dầu khí Vũng T àu.

Công ty Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Việt Nam có t ên tiếng Anh là The National Oil Service Company of Viet Nam và thư ờng được gọi tắt theo tên giao dịch là OSC VN.

Ngày đầu mới thành lập Công ty chỉ có một v ài đầu mối với gồm 100 cán bộ công nhân viên được tập hợp từ nhiều ng ành, phần lớn chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, đối ngọai, trong lúc đối t ượng phục vụ là người những nước công nghiệp phát triển có thu nhập cao, thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Ngày nay, sau hơn 30 năm xây d ựng và trưởng thành, Công ty Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam đã có bước phát triển khá đồng bộ cả về phạm vi quy mô ng ành nghề và phạm vi họat động, kinh doanh chủ yếu tr ên 4 lĩnh vực: Dịch vụ Dầu khí, du lịch, xây dựng, xuất nhập khẩu, với h ơn 15 ngành nghề khác nhau, phạm vi họat động chính tại thành phố Vũng Tàu và có các chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Côn Đảo, Tây Ninh. Các liên doanh v ới nước ngòai có tổng vốn đầu tư hơn 60 triệu USD, vốn pháp định l à 25 triệu USD, trong đó OSC Việt Nam góp 25,9% tương đương 6,3 triệu USD.

Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Tháng M ười tiền thân là đơn vị trực thuộc OSC Việt Nam, được thành lập từ tháng 10 năm 1980, sau h ơn 31 năm hoạt động đã từng bước đổi mới, phát triển v à đã nhận được sự tín nhiệm, ủng hộ của du khách gần xa, là một trong những trung tâm phục vụ cho các chuy ên gia dầu khí nghỉ ngơi, phục vụ khách du lịch quốc tế và trong nước. Khách sạn đạt tiêu chuẩn 2



sao nằm trên khu đất rộng, thoáng mát rợp bóng cây xanh ngay trung tâm bờ biển Bãi sau Vũng Tàu. Rất thuận tiện cho du khách nghỉ ng ơi, thư giãn và tắm biển. Với biểu tượng Nàng tiên cá vui đùa trên sóng bi ển giơ tay chào đón, chúng tôi mong muốn qua hình tượng này thể hiện được lòng mến khách, sự sẵn sàng đón tiếp và phục vụ quý khách một cách ân cần, chu đáo nhất. Khách sạn Tháng M ười đã hân hạnh đón tiếp và phục vụ cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại t ướng Võ Nguyên Giáp, Nguyên phó Thủ tướng Trần Quỳnh, và là nơi tổ chức Hội thi các món ăn dân tộc Việt Nam của Tổng cục Du lịch VN lần thứ nhất năm 1983. Tổ chức họp mặt hữu nghị Đoàn Thanh Niên Việt Nam – Capuchia hàng năm. T ổ chức tiệc buffet

1.000 khách chào mừng thiên niên kỷ năm 2000.


Diện tích tòan bộ cụm Khu Khách sạn Tháng M ười được Thủ tướng chính phủ giao là 117.400m2 đất ở trung tâm bãi Sau thành phố Vũng Tàu, có chiều dài bãi tắm biển tự nhiên là 370m, được hình thành từ trước giải phóng. Sau khi tiếp quản, OSC Việt Nam đã sửa chữa, cải tạo, bố trí trang thiết bị để l àm dịch vụ Khách sạn vừa phục vụ ngành dầu khí, vừa kết hợp kinh doanh các đối t ượng khách du

lịch. Cơ sở vật chất của Khu Khách sạn Tháng M ười hiện có 94 phòng ngủ đủ tiện nghi, 3 phòng ăn phục vụ cùng một lúc 500 khách, quầy Bar chuy ên phục vụ cho khách trong thời gian tắm biển. Ngoài ra còn có các dịch vụ vui chơi thể thao trên biển, thể thao trên đất liền, kết hợp vật lý trị liệu d ưỡng bệnh cho những ng ười lớn tuổi, có các quầy bán h àng lưu niệm và dịch vụ giặt ủi phục vụ khá ch. Họat động kinh doanh của Khu Khách sạn Tháng M ười được phân thành các thời kỳ sau:

- Từ ngày thành lập đến năm 1987 Khu Khách sạn Tháng M ười họat động hòan tòan theo cơ chế bao cấp. Vì vậy bộ máy cũng được họat động theo cơ chế đó. Với lực lượng lao động hơn 200 người, nhiệm vụ chính của Công ty l à phục vụ cho các chuyên gia dầu khí đến thăm dò và khai thác tại thềm lục địa phía Nam.

- Từ năm 1988 đến năm 1992, họat động của Khách sạn từng b ước chuyển

dần sang cơ chế thị trường.

Ngày đăng: 12/04/2023