Các Quan Điểm Cũ Và Mới Về Văn Hóa Doanh Nghiệp


đó là đáp ứng đến mức cao nhất nhu cầu của con người, là tôn trọng phẩm giá, nhân cách con người, loại trừ việc xây dựng sự giầu có trên sự khánh kiệt của người khác, cũng là không chơi xấu, dùng thủ đoạn, mánh khoé để hại nhau trong kinh doanh. Đối với thiên nhiên, đó là gắn kinh doanh với bảo vệ môi trường sinh thái, không làm ô nhiễm, huỷ hoại môi trường cũng tức là bảo đảm sự phát triển bền vững của mỗi DN cũng như của toàn bộ nền kinh tế.

2.5 Phương pháp kinh doanh

Phương pháp kinh doanh là việc DN đạt tới mục đích bằng con đường nào với những nguồn lực nào. Tuy mục đích kinh doanh là nhân tố quyết định nhưng phương pháp kinh doanh lại liên quan chặt chẽ đối với việc thực hiện mục đích. Điều đó có nghĩa là không thể đạt được mục đích bằng bất cứ cách nào mà phải tuân theo những nguyên tắc luật pháp và đạo đức trong khi thực hiện các phương pháp kinh doanh, đó chính là văn hoá trong phương pháp kinh doanh của DN. Phương pháp kinh doanh được xây dựng bài bản, hợp lý sẽ giúp tập hợp các nguồn lực thành sức mạnh thống nhất để đạt được các mục đích kinh doanh đã đề ra.

Trong thực tế, có những quan điểm chung về phương pháp kinh doanh,

đó là:

- Tuân thủ pháp luật (kể cả pháp luật quốc gia, quốc tế cũng như điều

lệ, nội quy của từng DN); bảo đảm minh bạch, công khai trong kinh doanh.

- Chú trọng khoa học quản lí, tuân theo các nguyên lí quản lí khoa học, dựa vào khoa học mà tổ chức bộ máy quản lí, thực hiện các phương pháp kinh doanh.

- Dựa vào khoa học, kỹ thuật, vận dụng công nghệ tiên tiến trong điều hành sản xuất kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.


- Chú trọng quan hệ con người (đây cũng là một khuynh hướng mới của phương pháp kinh doanh hiện đại); phát huy năng lực xã hội (cũng gọi là vốn xã hội).

Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn FPT thông qua xây dựng văn hóa doanh nghiệp - 3

Có thể coi đó là những điểm chung nhất của VHDN. Những điểm chung đó được vận dụng cụ thể trong từng thời kỳ nhất định, chịu ảnh hưởng của chế độ sở hữu, hệ thống thể chế của từng nước mà có những thay đổi theo những chiều hướng khác nhau. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là mục đích kinh doanh quyết định phương pháp kinh doanh; mục đích kinh doanh nói lên tầm vóc cao, thấp của VHDN.

3. Các quan điểm cũ và mới về văn hóa doanh nghiệp

Trong lịch sử nước ta, nghề kinh doanh không phải lúc nào cũng được khuyến khích phát triển. Nhà nước phong kiến mang nặng tư tưởng Nho giáo đã đề ra chính sách "trọng nông, ức thương", coi thường chữ lợi, coi thương nhân là gian trá, coi nghề thương mại xếp hàng sau cùng trong sự sắp đặt "sĩ, nông. công, thương". Bối cảnh chíng trị và xã hội thời bấy giờ đã kìm hãm sự phát triển của thương maị, buôn bán trong một thời gian dài. Trong thời Pháp thuộc, mặc dù giới công thương việt nam có điều kiện thuận lợi hơn để hình thành và phát triển, song do chính sách của thực dân Pháp hạn chế, chèn ép công thương bản địa nên doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam ít có cơ hội phát triển. Bộ phận tư sản dân tộc gồm những nhà tư bản kinh doanh có tinh thần yêu nước, nhận thức được sự cần thiết phải làm giàu nhưng cũng thấm nhuần tinh thần nhân nghĩa của đạo Khổng. Dù họ bị chèn ép, kìm hãm, không có được những đặc quyền như “tư sản mại bản” và tư bản nước ngoài nhưng bằng tài năng và đạo đức của mình họ vẫn thành công trong việc kết hợp giữa chữ “nhân” và chữ “phú”, trong việc tìm ra những cách kinh doanh riêng, phù hợp để làm giàu cho chính mình và cho đất nước mà không đi ngược lại đạo lý dân tộc. Những năm đầu thế kỷ XX đã xuất hiện những


doanh nhân người Việt thành đạt như Bạch Thái Bưởi, Trương Văn Bền, Nguyễn Sơn Hà hoạt động kinh doanh ở nước ta đã tồn tại từ thời phong kiến. Tuy nhiên chỉ trong vòng 100 năm trở lại đây mới có những doanh nhân tiêu biểu được lịch sử ghi nhận. Những cái tên như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà hay Trần Chánh Chiếu đã trở thành niềm tự hào và biểu tượng của thương hiệu Việt, trưởng thành trong thời loạn lạc, đất nước bị đô hộ. Họ ý thức được nỗi đau mất nước và luôn luôn đề cao tinh thần dân tộc trong kinh doanh - một ưu thế đã giúp họ chiến thắng rất nhiều đối thủ cạnh tranh nước ngoài cùng thời. Thời kỳ đó, đã đẩy lên phong trào Duy Tân khắp miền Trung và miền Bắc. Nội dung chính của Duy Tân ngoài việc khuyến khích nâng cao dân trí, canh tân đất nước, còn kích thích nhiều danh nhân người Việt lập ra các hiệu buôn và đề cao tinh thần dân tộc trong kinh doanh.

Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, thị trường và các quy luật của thị trường được công nhận. Mọi chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh, sản phẩm đầu ra đều do nhà nước điều tiết, mọi mệnh lệnh đều của nhà nước đưa ra. Những yếu tố sản xuất kinh doanh như giá cả trên thị trường, tiền lương, tiền thưởng, nhu cầu thị trường không được quan tâm. Thể chế kế hoạch hoá của nhà nước không đảm bảo được trách nhiệm và quyền hạn của doanh nghiệp, không có chính sách khuyến khích tính sáng tạo và tinh thần kinh doanh của nhà quản lý doanh nghiệp. Các doanh nghiệp bị nhiễm tư tưởng "lỗ đã có nhà nước chịu" nên kinh doanh thụ động, không thực sự hiệu quả. Cơ cấu tổ chức, biên chế trong doanh nghiệp là do nhà nước chỉ định. Kinh doanh tư nhân, tư thương cũng bị kỳ thị, cấm đoán. Nền kinh tế đất nước luôn ở trạng thái " khủng hoảng thiếu". Văn hoá doanh nghiệp không có nét gì nổi bật.

Thời kỳ đổi mới được đánh dấu bằng một loạt những thay đổi trong văn hoá doanh nghiệp. Công cuộc đổi mới được khẳng định từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986). Bắt đầu từ đó, nền kinh tế thị trường


được công nhận, mang lại quyền tự do kinh doanh cho mọi công dân Việt Nam trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm.

Theo Niên giám thống kê năm 2004 của Tổng cục Thống kê, tính cho đến ngày 31/12/2003, nước ta có 72.012 doanh nghiệp, trong khi dân số là hơn 82 triệu người. Theo kết quả điều tra, 66% doanh nhân Việt Nam xuất thân từ các gia đình cán bộ Nhà nước, 16% xuất thân từ các gia đình buôn bán kinh doanh, còn lại là các giai tầng khác trong xã hội. Doanh nhân nước ta muốn lập nghiệp bằng con đường kinh doanh bởi vì họ muốn có cơ hội được phát huy tối đa năng lực cá nhân; họ có điều kiện thuận lợi để kinh doanh, kiếm sống, tăng thu nhập; họ thích thử thách và sáng tạo; hoặc theo truyền thống gia đình; họ muốn theo đuổi giá trị đạo đức và phong cách riêng. Đây cũng chính là đặc điểm cơ bản của đội ngũ doanh nhân ngày nay. Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, kinh doanh đã được xác định là một hoạt động quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, từ đó doanh nhân có quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, được Nhà nước bảo hộ về tư liệu sản xuất, về sở hữu và quyền bình đằng trước pháp luật. Đảng và Nhà nước ta đã xác định kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển tất yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của đất nước. Đặc trưng nổi bật của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp, các đối tượng tham gia thị trường, tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu hiện nay, doanh nghiệp và doanh nhân chính là những người chiến sỹ trên mặt trận kinh tế. Họ là lực lượng nòng cốt tạo nên sức sống và tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần đánh bại nghèo nàn và lạc hậu, đưa nước ta đuổi kịp các nước trong khu vực và thế giới.‌

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1. VHDN giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của DN


Như đã phân tích ở trên, các thành phần của văn hóa doanh nghiệp cũng chính là những công cụ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nền văn hóa được xây dựng thành công giúp phần khẳng định vị thế và hình ảnh của doanh nghiệp trên thương trường.

1.1 VHDN tạo nên nét đặc trưng riêng cho DN

Khi mới thành lập, doanh nghiệp chưa có một nền văn hóa ổn định, một bản sắc văn hóa riêng. Qua quá trình hoạt động lâu dài, các yếu tố văn hóa sẽ được hình thành để tạo ra phong cách kinh doanh riêng của doanh nghiệp đó.

Những giá trị của văn hóa doanh nghiệp là những nét đặc trưng giúp tạo dựng hình ảnh trong lòng khách hàng và các đối tác. Logo, slogan, được thiết kế thành công sẽ tạo ra được ấn tượng tốt với khách hàng. Những yếu tố hình thức khác của văn hóa doanh nghiệp như kiểu phong bì riêng, mẫu giấy viết thư của công ty có tác dụng nhắc nhở thường xuyên với khách hàng về sự tồn tại của công ty.

Hãng thức ăn nhanh McDonalds được biết đến khắp thế giới với biểu tượng chữ M màu vàng trên nền túi giấy đỏ để đựng đồ ăn. Không những vậy, phong cách bài trí của các quán ăn McDonalds, những bộ đồng phục và phong cách phục vụ của các nhân viên cũng là nét văn hóa nổi bật, đặc trưng riêng của McDonalds, chính qua phong cách đặc trưng này, người tiêu dùng không thể nhầm với hãng khác.


1.2. Văn hoá doanh nghiệp là tài sản tinh thần, nguồn lực để DN phát triển bền vững

VHDN được nhìn nhận là phong cách, nền nếp tổ chức của từng DN, là tài sản tinh thần của DN. VHDN chính là bầu không khí hoạt động, môi trường bên trong của DN do các thành viên của nó, trước hết là ban lãnh đạo


tạo ra, nó ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần, thái độ, lao động của mỗi thành viên và lòng trung thành của họ đối với DN. Những DN có nền văn hoá tích cực sẽ tạo bầu không khí làm việc hăng say hào hứng vì mục tiêu chung, khiến các cá nhân thường xuyên phấn đấu để đạt nhiều lợi ích cho bản thân và DN. VHDN thậm chí quyết định cả ý nghĩa, việc làm của công nhân, viên chức vì nó khẳng định tính chân lí của công việc và lí tưởng của DN. Lí tưởng của DN định hình bên trong nền văn hoá, cuốn hút sự tham gia của nhân viên vào công việc, nhân viên sẽ tự giác hoạt động, phấn đấu vươn lên, họ sẽ có lòng trung thành và tinh thần lao động hết mình vì DN. Điều này chỉ có ở những công ty thành đạt có một nền văn hoá mạnh.

Nguồn lực của DN hiểu theo nghĩa rộng bao gồm không chỉ con người, máy móc, thiết bị, vật tư hàng hoá, vốn... mà còn cả nguồn lực vô hình(nguồn lực không nhìn thấy nhưng lại có tác dụng cực kỳ to lớn như: danh tiếng của DN, tinh thần lao động và năng lực sáng tạo của cán bộ nhân viên...). Một trong những bộ phận quan trọng nhất của nguồn lực vô hình đó là VHDN. DN muốn ổn định lâu dài mà chỉ dựa vào nguồn vật chất thì không thể tác động sâu sắc đến công nhân viên chức, quan trọng nhất phải truyền bá quan niệm, bắt rễ từ chỗ sâu kín nhất của nội tâm, nâng cao lực hướng tâm của công nhân viên chức. Chính sự coi trọng, tuân thủ và hoạt động trung thành với VHDN đã gắn kết toàn thể cán bộ, công nhân viên của DN thành một khối thống nhất, một lực tổng hợp cùng hành động. Nhờ đó, DN không ngừng phát triển nguồn nhân lực, tạo ra nhiều cá nhân xuất sắc và thu hút được nhiều tài liệu làm việc lâu dài cho DN. Bất cứ DN nào muốn tồn tại và thành công đều phải có một hệ thống giá trị, một bản sắc riêng không ai bắt chước được. Đó là "Phục vụ tổ quốc thông qua buôn bán‟‟ của hãng Samsung, „Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu‟‟ của Prudential... Những giá trị văn hoá như vậy là cội nguồn của những cải tạo trong các công ty. Chính hệ thống giá trị định tính đó, trong nhiều trường hợp làm cho các DN thành công hơn so với


những mục tiêu định lượng như về tài chính chẳng hạn. Nó bù đắp cho chỗ yếu của cơ cấu tổ chức và kế hoạch trước những cơ hội xuất hiện tình cờ, khó đoán trước và không thể dự tính chính xác.

1.3 Văn hóa doanh nghiệp giúp củng cố lòng trung thành của nhân viên và thu hút nhân tài

Các nhân viên đến với doanh nghiệp và gắn bó với công ty không chỉ vì mức lương cao, mà quan trọng hơn là vì môi trường bên trong doanh nghiệp tạo nên cảm giác thân thuộc, và tạo cơ hội cho họ được khẳng định mình. Điều này khẳng định tầm quan trọng của các chính sách quản lý nhân sự trong công ty, sự bố trí công việc phù hợp với năng lực cá nhân. Có như vậy nhân viên mới cảm nhận được vai trò, địa vị của mình với công ty, từ đó gắn bó hơn với công ty.

Những hoạt động giải trí, phong trào thi đua có tác dụng tạo cho người lao động cảm giác được quan tâm, chăm sóc, điều này tăng cường sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp.

Con người là nguồn tài nguyên bên trong quí giá nhất và là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Một nền văn hóa doanh nghiệp đề cao giá trị con người sẽ thu hút được nhân viên có năng lực, có trình độ gắn bó với doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp hướng tới xây dựng mối quan hệ hòa hợp, thân thiện giữa mọi người trong doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp trở thành một cộng đồng hợp tác, tin cậy, gắn bó.

Có thể lấy một ví dụ là công ty TNHH An Phát. Đây là một công ty được đánh giá là thành công trong lĩnh vực phân phối các mặt hàng thiết bị và phụ tùng của Nhật Bản phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Được thành lập cách đây mười năm, công ty liên tục phát triển với doanh số và thị phần lớn nhờ vào đội ngũ nhân viên giỏi và nhiệt tình với công việc. Tuy nhiên, trong thời gian 3 năm sau khi thành lập, việc kinh doanh của công ty bị


chững lại, nhân viên chủ chốt không còn làm việc hăng say như trước. Trước tình hình đó, ông Dũng, giám đốc công ty đã quyết định tăng lương cho các vị trí chủ chốt của công ty cao hơn hẳn mức lương thị trường với hi vọng có thể cải thiện được tình hình. Thế nhưng tình hình cũng không được cải thiện nhiều. Đến khi nhờ sự trợ giúp của các nhà tư vấn, ông Dũng mới biết rằng các nhân viên chán nản vì không còn được quan tâm như xưa. Nếu như trước đây họ được công ty khen tặng, biểu dương khi đạt được những thành tích xuất sắc trong công việc, thì điều đó không còn nữa. Như vậy có thế thấy rằng thu nhập cao cũng không hẳn sẽ tạo ra động lực làm việc lâu dài, nhưng nếu thu nhập của nhân viên mà thấp hơn mức chuẩn thì nhân viên cũng không thỏa mãn. Nhân viên cần thấy được rằng công việc mà họ đang làm là hợp với chuyên môn của họ, có thể giúp họ phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Đồng thời nhân viên cũng cảm nhận được họ là một phần của công ty, được tham gia vào các hoạt động quan trọng của công ty. Khi đó họ mới cảm thấy gắn bó với công ty và phục vụ hết mình vì công ty.

1.4 Văn hóa doanh nghiệp khích lệ khả năng sáng tạo và quá trình đổi mới trong doanh nghiệp

Sáng tạo và đổi mới là yếu tố quan trọng để duy trì vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Bất cứ một sản phẩm nào cũng sẽ đến thời kỳ bão hòa và suy thoái. Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể khích lệ khả năng sáng tạo của các nhân viên, khích lệ họ luôn có những đóng góp mới mẻ.

Tại những doanh nghiệp có môi trường văn hóa phát triển, các nhân viên luôn được khuyến khích để đưa ra những sáng kiến của cá nhân mình. Chẳng hạn như những khóa học được tổ chức thường xuyên để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên cũng là tiền đề tốt để xây dựng một đội ngũ nhân viên lành nghề. Doanh nghiệp cũng có thể khích

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí