Văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn, Quảng Ninh - 1


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


THÀNH THU TRANG


VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN

VÙNG BIỂN ĐẢO VÂN ĐỒN, QUẢNG NINH

`


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


THÀNH THU TRANG


VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN

VÙNG BIỂN ĐẢO VÂN ĐỒN, QUẢNG NINH


Ngành: Văn Hóa Học Mã số: 9.22.90.40


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC


Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng, bản luận án tiến sĩ Văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn, Quảng Ninhlà công trình nghiên cứu do tôi thực hiện và chưa từng được công bố. Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã kế thừa những nguồn tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trước và có trích dẫn đầy đủ. Kết quả nêu trong luận án là trung thực.

Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.


Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2021

Tác giả

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ

LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VÙNG BIỂN ĐẢO VÂN ĐỒN 7

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7

1.2. Cơ sở lý luận 21

1.3. Khái quát về điều kiện địa lý - tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội, dân cư ở vùng biển đảo Vân Đồn 34

Tiểu kết chương 1 47

Chương 2: SINH KẾ CỦA CƯ DÂN VÙNG BIỂN ĐẢO VÂN ĐỒN 48

2.1. Nghề đi biển và những công việc phụ trợ cho nghề đi biển của

cư dân vùng biển đảo Vân Đồn 48

2.2. Tri thức dân gian của cư dân Vân Đồn về biển và nghề đi biển 66

Tiểu kết chương 2 72

Chương 3: PHONG TỤC, TẬP QUÁN CỦA CƯ DÂN VÙNG BIỂN ĐẢO VÂN ĐỒN 73

3.1. Tập quán ăn, mặc, ở, đi lại của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn 73

3.2. Những tập quán trong việc sinh đẻ, cưới hỏi, tang ma của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn 84

3.3. Những tục lệ liên quan đến việc kiêng kỵ, lễ tết của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn 99

Tiểu kết chương 3 101

Chương 4: TÍN NGƯỠNG, LỄ HỘI CỦA CƯ DÂN VÙNG BIỂN ĐẢO VÂN ĐỒN 102

4.1. Tín ngưỡng dân gian của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn 102

4.2. Lễ hội 114

Tiểu kết chương 4 125

Chương 5: VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN VÙNG BIỂN ĐẢO VÂN ĐỒN

TRONG CÁC CHIỀU TƯƠNG TÁC 127

5.1. Tương tác giữa các yếu tố văn hóa nông nghiệp và văn hóa biển . 127

5.2. Tương tác giữa các yếu tố văn hóa truyền thống và đương đại 132

5.3. Tương tác giữa các yếu tố văn hóa nội sinh và ngoại sinh 133

5.4. Kết quả rút ra từ sự tương tác các yếu tố văn hóa của cư dân biển đảo Vân Đồn 138

Tiểu kết chương 5 143

KẾT LUẬN 144

TÀI LIỆU THAM KHẢO 147

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


1

2

BQL

BVHTT

: Ban quản lý

: Bộ Văn hóa thông tin

3

CN

: Công nghiệp

4

5

6

KCN KKT

KHXH

: Khu công nghiệp

: Khu kinh tế

: Khoa học xã hội

7

Nxb

: Nhà xuất bản

8

: Quyết định

9

STT

: Số thứ tự

10

Tr

: Trang

11

UBND

: Ủy ban nhân dân

12

13

UNESCO

VHDT

: Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên Hiệp Quốc

: Văn hóa dân tộc

14

15

VHTT

VHNT

: Văn hóa thông tin

: Văn hóa Nghệ thuật

16

VHTT&DL

: Văn hóa thể thao và du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn, Quảng Ninh - 1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một quốc gia ven biển, có chiều dài đường bờ biển hơn

3.260 km, là nước đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới. Vùng biển Việt Nam trải dài trên 13 vĩ độ, thuộc phạm vi lãnh thổ hành chính của 28 tỉnh, thành phố. Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, biển đảo có vai trò to lớn trong việc tạo lập không gian sinh tồn, hình thành nên nền văn hóa biển, thiết lập mối quan hệ giao thương với các nước; đồng thời xác lập chủ quyền và an ninh quốc gia trên biển. Xác định được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề biển đảo nói chung và văn hóa của cư dân vùng biển nói riêng. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (ngày 09/02/2007) đã ban hành Nghị quyết về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020). Nghị quyết xác định rõ: Đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo; góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh. Kế thừa tinh thần đó, tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (tháng 10/2018), Đảng ta tiếp tục đưa ra Nghị quyết “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Nghị quyết nhấn mạnh: Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biến; hình thành văn hóa sinh thái biển.

Vân Đồn là một huyện đảo nằm ở vị trí tiền tiêu phía Đông Bắc của Tổ quốc, có hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ. Ngay từ thời nhà Lý ở thế kỷ XI, Vân Đồn không chỉ là một vùng đất có vị thế địa - quân sự, địa - kinh tế, địa - văn hoá mà còn là một thương cảng nổi tiếng với tiềm năng kinh tế và môi trường tự nhiên phong phú, đã sớm là địa bàn sinh tụ của nhiều lớp cư dân cổ. Ngày nay, vùng biển đảo Vân Đồn vẫn luôn có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và vùng

Đông Bắc Việt Nam nói chung. Trải qua quá trình phát triển, các giá trị văn hoá đặc trưng của cư dân ven biển ở Vân Đồn dần hình thành. Là cư dân sống ven biển và trên biển, các cộng đồng cư dân khu vực này đã sớm biết khai thác các nguồn lợi từ biển, xác lập nên nền kinh tế biển với khai thác biển và phát triển thương mại biển. Từ trong môi trường sống đó, các đặc tính xã hội - văn hoá, tri thức, kinh nghiệm đi biển, hiểu biết về ngư trường, về các nguồn tài nguyên ẩn tàng trong lòng biển - tri thức về biển của cư dân Vân Đồn cũng được định hình. Cũng trong quá trình ấy, cư dân Vân Đồn cũng đã thể hiện tinh thần và truyền thống văn hoá, trong đó có các lễ hội, sinh hoạt văn hoá gắn liền với môi trường biển, với truyền thống hào hùng của lịch sử chống giặc ngoại xâm. Do đó, nghiên cứu văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn không chỉ góp phần cung cấp những nhận thức mới và hệ thống về sự hình thành và phát triển của các khu vực cư dân ven biển; mà còn góp phần làm rõ hơn lịch sử văn hoá cư dân ở một khu vực địa - chiến lược của đất nước ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc. Ngoài ra, việc nghiên cứu văn hoá của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn còn góp phần vào việc bảo tồn các giá trị văn hoá cư dân khu vực này và góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội nơi đây, nhất là trong bối cảnh nước ta đang triển khai mạnh mẽ “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Hiện nay, trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, Vân Đồn đang đứng trước vận hội mới nên những tiềm năng và giá trị văn hóa của Vân Đồn cần được tiếp tục phát huy.

Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn, Quảng Ninh” làm đề tài Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Văn hóa học.

2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn, Quảng Ninh, trong đó tập trung vào các khía cạnh cơ bản như sinh kế, phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lễ hội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2024