Xây Dựng Nội Dung Chương Trình Phải Thể Hiện Được Những Vấn Đề Cơ Bản, Cốt Lòi Nhất Của Chủ Nghĩa Mác - Lênin, Tư Tưởng Hồ Chí Minh, Sát Hợp


hướng nội dung, tổ chức biên soạn chương trình giáo dục LLCT phải đảm bảo phát huy được ưu điểm, khắc phục được hạn chế của các tài liệu trước đây, đảm bảo tính đảng, tính khoa học và nguyên tắc lý luận gắn với thực tiễn trong việc xây dựng nội dung, chương trình giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH.

Nội dung các chương trình vừa phải đảm bảo cung cấp những nội dung cơ bản, cốt lòi của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nguyên tắc chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, đồng thời phải thể hiện được thực tế sống động của đời sống xã hội, kịp thời cập nhật những vấn đề lý luận mới, những vấn đề phát sinh trong thực tiễn xã hội và trong nhận thức. Để đảm bảo các yêu cầu trên, trong thời gian tới, Ban Tuyên giáo Trung ương cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ sau:

4.3.1. Xây dựng nội dung chương trình phải thể hiện được những vấn đề cơ bản, cốt lòi nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sát hợp với thực tiễn

Trong biên soạn nội dung, chương trình cũng như giảng dạy, Ban Tuyên giáo Trung ương cũng như giảng viên cần nhấn mạnh ý nghĩa, vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng; học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đem lại cho bản thân người học những giá trị khoa học, phương pháp tư duy, phương pháp xử lý công việc sau này. Tập trung giáo dục những giá trị khoa học và cách mạng; những giá trị và kết quả mang lại trong vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào từng lĩnh vực của thực tiễn đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và thực hiện công cuộc đổi mới, đặc biệt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Giáo dục, tuyên truyền những gương người tốt, việc tốt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.


Ban Tuyên giáo Trung ương trong xây dựng nội dung, chương trình cần hệ thống những nội dung cơ bản, cốt lòi, những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin như phương pháp biện chứng duy vật, quan niệm duy vật về lịch sử, học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội, học thuyết về giá trị thặng dư, học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, học thuyết về chủ nghĩa xã hội… Khi xây dựng nội dung chương trình cần bảo đảm thấy rò được vị trí của chủ nghĩa Mác - Lênin trong dòng chảy khoa học của nhân loại, phù hợp với điều kiện hội nhập của Việt Nam vào thế giới. Trong mỗi chương trình tài liệu cần thấy rò sự kế thừa của lý luận Mác - Lênin đối với tinh hoa trí tuệ của nhân loại và sự phát triển lý luận sau C. Mác, Ph. Ăng- ghen, V.I. Lênin.

4.3.2. Rà soát và xác định khối kiến thức phù hợp cho các đối tượng học tập khác nhau

Khi nói về nội dung giảng dạy, Hồ Chí Minh khẳng định: “Việc học tập của cán bộ phải có tổ chức… Phải thống nhất chương trình học. Nên học cái gì? Học để làm gì? Học thế nào?” [99, 309]. Quán triệt định hướng của Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương cần xây dựng nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chọn lọc, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng học. Để thực hiện được yêu cầu trên, Ban Tuyên giáo Trung ương cần rà soát, đánh giá các chương trình đào tạo, bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ công tác tại trung tâm, kịp thời bổ sung kiến thức mới. Xây dựng, hoàn thiện tài liệu đang sử dụng và bổ sung thêm một số các tài liệu hỗ trợ giảng dạy và học tập, tương ứng với nội dung các chương trình, các chuyên đề LLCT, đảm bảo phù hợp với từng đối tượng.

Việc đổi mới nội dung chương trình của trung tâm phải đảm bảo theo hướng gắn với thực tiễn, giải đáp những vấn đề đặt ra ở cơ sở, nhất là cách xử lý tình huống phù hợp với từng đối tượng, thiết thực; chú trọng đối thoại, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học viên, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Chú trọng giáo dục, rèn luyện, xây dựng bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.


Tổ chức nghiên cứu để nhận thức đúng về những nội dung, các khối kiến thức cơ bản của các chương trình LLCT, trên cơ sở đó, xác định đúng các khối kiến thức LLCT cho các đối tượng. Khi xây dựng các chương trình cần thực hiện đúng theo quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là cần bồi dưỡng LLCT và chuyên môn nghiệp vụ. Xuất phát từ đặc điểm đối tượng đào tạo và mục tiêu của giáo dục LLCT, trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, việc xây dựng nội dung, chương trình giáo dục LLCT của Ban Tuyên giáo Trung ương phải đảm bảo theo các hướng sau:

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở Việt Nam hiện nay - 19

Thứ nhất, nghiên cứu, giảng dạy LLCT luôn quán triệt quan điểm giáo dục LLCT để người học nắm vững nội dung cơ bản, cốt lòi của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; làm rò những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những vấn đề cần bổ sung và phát triển cho phù hợp với thực tiễn đất nước và thời đại.

Thứ hai, giáo dục phải giúp người học nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. làm sáng tỏ nhận thức, quan niệm về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta, tập trung vào các vấn đề: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hội nhập quốc tế; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; về Đảng cầm quyền, về đổi mới phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng.

Thứ ba, giáo dục các chuẩn mực đạo đức của người cán bộ: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Thứ tư, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ công tác, giúp người học tinh thông về nghiệp vụ, sáng tạo trong công việc….

Thứ năm, nghiên cứu và giảng dạy về sự phát triển văn hoá và con người Việt Nam trong thời kỳ mới, chăm lo bồi dưỡng và xây dựng con người Việt Nam về lý tưởng, đạo đức, lối sống.

Thứ sáu, nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề lý luận và thực tiễn về


chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, những vấn đề đặt ra trong cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận trong thời kỳ mới.

Thứ bảy, nghiên cứu giảng dạy lịch sử Đảng và lịch sử đảng bộ địa phương.

Thứ tám, nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề lý luận mới trong xây dựng và phát triển của các nước trên thế giới phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Nắm được các khối kiến thức trên là rất cần thiết cho mỗi người, tất nhiên ở mỗi đối tượng mức độ cần thiết đối với các khối kiến thức là khác nhau. Việc học tập để nắm được các khối kiến thức trên có vai trò quan trọng và không thể thiếu để hình thành nên những cán bộ, đảng viên ở cơ sở giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có lập trường tư tưởng vững vàng, dựa trên nền tảng vững chắc của khoa học.

Trên cơ sở các khối kiến thức, xác định hệ kiến thức cần nắm vững ở các đối tượng. Đối với cán bộ, đảng viên, nhân dân, cán bộ đoàn thể, các hội nghề nghiệp, xã hội... cung cấp hệ thống kiến thức khái quát để bồi dưỡng về thế giới quan, nhân sinh quan đã bắt đầu hình thành trong thời gian học phổ thông hoặc trong cuộc đời do cuộc sống mưu sinh chưa có điều kiện nhìn nhận tổng thể. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, không học lại những kiến thức chung đã học mà chủ yếu tập chung vào các vấn đề về cơ sở lý luận, thực tiễn về đường lối, quan điểm của Đảng hiện nay và khối kiến thức về công tác chính trị, nội dung, phương pháp lãnh đạo, quản lý ở các cấp...

Một số chương trình cần có 02 tài liệu: Tài liệu dành cho học viên và một tài liệu dành cho giảng viên tham khảo để chuẩn bị bài giảng. Tài liệu dành cho học viên có thể ngắn gọn, nêu những nội dung chủ yếu, cơ bản, cốt lòi, có giá trị định hướng lâu dài nên nhiều năm mới cần sửa chữa, bổ sung. Tài liệu dành cho giảng viên có thể nhiều nội dung mới, có những ví dụ minh họa cụ thể, có thể có cả hướng dẫn cách giảng cho giảng viên vì giảng viên của trung tâm nhiều đồng chí không hẳn đã tốt nghiệp chuyên ngành về lý luận chính trị và nghiệp vụ sư phạm còn yếu, nhiều người là “tay ngang”.


4.3.3. Xây dựng và thực hiện hệ thống chương trình theo hướng khoa học, sáng tạo, hiện đại, dễ hiểu, dễ tiếp thu, gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành; tiếp thu tinh hoa văn hóa, trí tuệ của dân tộc và nhân loại.

Ban Tuyên giáo Trung ương cần phải xây dựng được một chương trình khung với thiết kế đảm bảo khoa học, cơ bản, hiện đại, sáng tạo, thực tiễn, dễ hiểu, dễ tiếp thu. Kết hợp các tri thức hàn lâm với tri thức ứng dụng, đa dạng hóa các tài liệu, sách tham khảo cho các đối tượng dạy và học. Xây dựng và thực hiện hệ thống chương trình phải đảm bảo theo định hướng tư tưởng của Hồ Chí Minh: các lớp huấn luyện phải được tổ chức thường xuyên; chương trình, giáo trình phải có tính hệ thống theo từng mức độ từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. “Sắp xếp thời gian và bài học phải cho khéo, phải có mạch lạc với nhau, mà không xung đột với nhau” [98, 313].

Từ khối kiến thức chung về LLCT đã xác định cho từng đối tượng, cần có sự chỉ đạo, định hướng xây dựng một hệ thống, tổng thể các chương trình LLCT cần thực hiện, nhằm đảm bảo tính liên thông, hệ thống, tránh trùng lắp.

Việc chương trình sơ cấp LLCT có sự trùng lặp, chưa liên thông với các chương trình LLCT khác, cần có sự bổ sung, sửa đổi kịp thời. Trước hết, để đảm bảo tính liên thông, khi xây dựng chương trình sơ cấp LLCT cần chú ý đến nội dung của các môn LLCT đang được giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vì 3 môn LLCT giảng dạy tại hệ không chuyên ngành LLCT trong các trường cao đẳng, đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được xác định là tương đương với trình độ sơ cấp LLCT.

Để đảm bảo tính liên thông, không trùng lặp giữa chương trình sơ cấp lý luận, trung cấp lý luận chính trị, cao cấp lý luận chính, cần xác định rò các khối kiến thức tổng thể của cả 03 chương trình và theo hệ thống tín chỉ. Xác định mục tiêu hay chuẩn đầu ra của từng chương trình, từ đó, xây dựng các


khối kiến thức của mỗi chương trình, đảm bảo nội dung không trùng lặp, kiến thức nào đã học ở chương trình này khi học chương trình khác sẽ không lặp lại, chỉ là những bài, những chuyên đề mang tính chuyên sâu, hệ thống lại để nếu người học đã học lâu rồi, kiến thức có rơi rụng thì sẽ được củng cố, hệ thống lại.

Để đảm bảo không bị trùng lặp, tạo tính liên thông, có thể xây dựng một hệ thống các khối kiến thức, mỗi khối kiến thức tương ứng với các tín chỉ, đảm bảo khi học xong một khối kiến thức A tương ứng với số lượng A tín chỉ thì sẽ được công nhận là đạt trình độ sơ cấp, khi học xong khối kiến thức B, tương ứng với số lượng B tín chỉ sẽ đạt trình độ trung cấp… cứ như vậy, người học sẽ có thế tích lũy số tín chỉ để đạt được các trình độ LLCT. Nếu xây dựng được các khối kiến thức như vậy, với một hệ thống tín chỉ tương đương với các khối kiến thức, sẽ không còn hiện tượng trùng lặp, đảm bảo được tính liên thông giữa chương trình sơ cấp, trung cấp và cao cấp LLCT, đồng thời việc xây dựng được hệ thống các tín chỉ cũng sẽ đảm bảo được việc học sẽ tuần tự từ sơ cấp, trung cấp, cao cấp.

Đồng thời để đảm bảo các khối kiến thức về LLCT trong chương trình sơ cấp LLCT không trùng lặp với các chương trình khác đang được giảng dạy tại các TTBDCTCH, cần xây dựng lại chương trình sơ cấp LLCT và nên chăng, chương trình bồi dưỡng LLCT cho đối tượng đảng viên mới và sơ cấp LLCT nên kết hợp lại thành một, nghĩa là thay chương trình đảng viên mới bằng chương trình sơ cấp lý luận chính trị, đồng thời rút ngắn thời gian học chương trình sơ cấp LLCT.

Các đảng viên khi được kết nạp đảng cần phải tham gia học chương trình sơ cấp LLCT. Trong đó quy định rò, đảng viên đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học đã học các môn LLCT thì cần bổ sung khối kiến thức về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, về đạo đức và các chuẩn mực đạo đức (là những kiến thức chưa có nhiều trong các môn LLCT được giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân). Với những đảng


viên chưa tốt nghiệp cao đẳng, đại học nên chưa học chương trình LLCT thì bắt buộc phải học toàn bộ chương trình sơ cấp LLCT.

Khi có quy định về việc học sơ cấp LLCT là bắt buộc thì các chương trình khác như chương trình bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ sẽ giảm các nội dung đã học ở chương trình sơ cấp LLCT. Việc quy định như vậy sẽ khắc phục triệt để sự chồng chéo kiến thức giữa các chương trình tài liệu, giữa các trình độ đào tạo, bồi dưỡng về LLCT như chương trình sơ cấp, đảng viên mới, chương trình bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội… đồng thời, khắc phục sự nhàm chán của học viên khi phải học đi học lại một nội dung.

Tiếp tục đổi mới nội dung chương trình các môn LLCT theo hướng thật sự tinh gọn, dễ hiểu, dễ tiếp thu, thiết thực, phù hợp với thực tiễn; bổ sung những vấn đề mới của thời đại, những thành tựu nghiên cứu về khoa học của nhân loại, những nghiên cứu lý luận mới trên thế giới, khắc phục tình trạng kinh viện, xơ cứng, không gắn với thực tiễn. Cần bổ sung những lý luận mới trên thế giới để làm phong phú thêm cho bài giảng về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Kết hợp gắn kết các tri thức Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tế; kết hợp truyền bá kiến thức với quá trình rèn luyện, hoạt động thực tiễn của học viên. Đảm bảo nội dung, thời lượng giảng lý thuyết trong giáo dục LLCT theo tỉ lệ hợp lý, phù hợp với xu thế chung và điều kiện; tăng hàm lượng kiến thức mới trong thời đại công nghệ thông tin, phù hợp với điều kiện giảng dạy, học tập, số lượng và trình độ đội ngũ giảng viên trong giai đoạn hiện nay.

Xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp, thời gian đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chọn lọc, thiết thực, hệ thống, phù hợp với từng loại chức danh cán bộ. Nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian đào tạo phù hợp, bảo đảm tính kế thừa, hệ thống, thống nhất; chú trọng hơn về mặt phương pháp luận, tính định hướng, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kỹ năng công tác và phong cách lãnh đạo, quản lý. Nên biên tập, thiết kế mỗi bài theo hướng gồm 02 phần: kiến thức lý luận chung và thảo luận, thực hành, thời gian cho mỗi


phần là bằng nhau, 50% lý luận và 50% thực hành.

Chương trình bồi dưỡng chuyên đề LLCT và nghiệp vụ cho đối tượng là cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần bổ sung nội dung nghiệp vụ, đặc biệt chú ý đến tính thực tiễn, tính tình huống trong bài giảng. Nên đưa các tình huống, cách xử lý tình huống trong thực tiễn vào trong bài giảng, theo lối cầm tay chỉ việc.

Tài liệu giảng dạy, hỗ trợ giảng dạy và học tập cần có những bài tập tình huống nhằm phát triển năng lực tư duy lý luận và khả năng vận dụng tri thức lý luận vào thực tiễn cho người học. Có như vậy, chương trình giáo dục LLCT mới không còn khô cứng, giáo điều mà mang hơi thở của thực tiễn, vận dụng được vào thực tiễn, hấp dẫn người học. Người học sẽ cảm thấy, học LLCT thực sự thiết thực, là cẩm nang, là phương pháp, cách thức để sau khi học, người học tiếp nhận và xử lý trong công việc. Để đảm bảo được yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh học LLCT là để “nắm tinh thần, để xử trí công việc”.

Để đảm bảo thực hiện việc Quy định số 208-QĐ/TW, cần bổ sung thêm nội dung giảng dạy về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử đảng bộ địa phương vào các chương trình giảng dạy tại TTBDCTCH. Trong đó, Trung ương định hướng xây dựng một chương trình riêng giảng dạy về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, các địa phương có nhiệm vụ bổ sung thêm nội dung giảng dạy về lịch sử Đảng ở địa phương.

4.4. Nhóm giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực hiện nguyên tắc, phương pháp, phương châm giáo dục lý luận chính trị

4.4.1. Đảm bảo thực hiện nhuần nhuyễn, thống nhất, chặt chẽ nguyên tắc tính đảng, tính khoa học, tính thực tiễn trong giảng dạy

Trong giảng dạy, nguyên tắc tính đảng đòi hỏi giảng viên không được nói và làm trái với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, những lời nói, hành động trái với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trước những tiêu cực, hạn chế ngoài xã hội các giảng viên cần

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022