định. Chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo chưa cao. Nội dung, chương trình giáo dục và đào tạo còn nặng lý thuyết, hàn lâm, nhẹ tính thực hành, ứng dụng.
Đất nước ta sau hơn 35 năm đổi mới đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử to lớn, thế và lực ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dù vậy, trong bối cảnh, tình hình thế giới trong những năm tới sẽ tiếp tục có những diễn biến rất nhanh, phức tạp, khó lường, khó dự báo. Sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta còn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Bốn nguy cơ Đảng chỉ ra vẫn còn tồn tại, có mặt còn gay gắt hơn. Các mối đe doạ độc lập, chủ quyền, lợi ích chiến lược của đất nước, nhất là chủ quyền biển đảo đang đặt ra trên thực địa Biển Đông; vấn đề an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, cạn kiệt tài nguyên, xu hướng già hoá dân số; tình trạng suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; sự chống, phá quyết liệt của các thế lực thù địch, các tổ chức phản động...
Tình hình này tác động mạnh, nhiều chiều đến công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Vì vậy, phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục lý luận chính trị, đặc biệt ở cấp cơ sở; cần nghiên cứu, vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác này, góp phần thiết thực xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo đất nước phát triển nhanh, bền vững.
Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rò, cần: “Tiếp tục kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân” [64, 228, 229].
Muốn như vậy, công tác giáo dục lý luận chính trị đóng vai trò rất quan trọng, cần có sự đổi mới trong tư duy, quyết liệt trong hành động. Trong đó,
chú trọng đổi mới căn bản nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục lý luận chính trị theo hướng khoa học, sáng tạo, hiện đại và gắn lý luận với thực tiễn; đưa việc bồi dưỡng lý luận chính trị, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp đi vào nền nếp, nâng cao chất lượng, hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh:
“Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa...
Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” [63-1, 109, 110].
Có thể bạn quan tâm!
- Việc Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ, Giảng Viên Được Quan Tâm, Từng Bước Kiện Toàn.
- Nội Dung Giảng Dạy, Học Tập Lý Luận Chính Trị Còn Trùng Lặp, Nặng Tính Kinh Viện, Thiếu Tính Cập Nhật, Thời Sự.
- Việc Tổ Chức Quản Lý Đào Tạo, Bồi Dưỡng Chưa Quy Lát, Khoa Học; Việc Bảo Đảm Các Điều Kiện Cơ Sở Vật Chất, Trang Thiết Bị Chưa Tương Xứng
- Nâng Cao Nhận Thức, Trách Nhiệm Của Giảng Viên Trong Hoạt Động Giảng Dạy
- Xây Dựng Nội Dung Chương Trình Phải Thể Hiện Được Những Vấn Đề Cơ Bản, Cốt Lòi Nhất Của Chủ Nghĩa Mác - Lênin, Tư Tưởng Hồ Chí Minh, Sát Hợp
- Phát Huy Tính Tích Cực, Chủ Động, Sáng Tạo Của Người Học, Lấy Người Học Làm Trung Tâm, Giúp Học Viên Tiếp Tục Tự Học, Tự Nâng Cao Kiến Thức
Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.
Yêu cầu đặt ra, cần giải quyết tốt các vấn đề còn hạn chế, tồn tại trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí minh trong công tác giáo dục LLCT tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Cụ thể:
3.2.1. Các cấp lãnh đạo, quản lý, giảng viên, học viện cần phải nhận thức đúng tầm mức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng giáo dục lý luận chính trị.
Một số cấp ủy, chính quyền các cấp chưa nhận thức nhận thức đúng, đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của trung tâm trong bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Vì vậy, trong thời gian tới, cần “Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương, nhất là cấp huyện đối với tổ chức và hoạt động của trung tâm” [56, 2]. Quy định cụ thể về trách nhiệm của cấp ủy, cán bộ chủ chốt từng cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục LLCT. Cần phải thực sự coi phẩm chất, bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm.
Giảng viên, học viên phải nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò, mục tiêu của giáo dục LLCT. Giáo dục LLCT vừa để nâng cao trình độ, hiểu biết vừa để củng cố đạo đức cách mạng, lập trường giai cấp. Phải thật sự thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò, mục đích của giáo dục LLCT: “học tập lý luận Mác - Lênin mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao hiểu biết và trình độ chính trị, mới làm tốt công tác đảng giao phó cho mình” [102, 292].
3.2.2. Chỉ đạo thống nhất, đồng bộ trong hệ thống các văn bản chỉ đạo, trong công tác tổ chức, nhân sự, biên chế, chế độ, chính sách đối với giảng viên và học viên; đổi mới cơ chế hoạt động, xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong công tác giáo dục LLCT.
Nhằm gỡ được các “nút thắt” trong chỉ đạo, quản lý điều hành, cấp ủy các cấp cần rà soát các văn bản chỉ đạo, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ. Đồng thời, kiện toàn tố chức và hoạt động của trung tâm chính trị cấp huyện, bảo đảm sự thống nhất về chức năng, nhiệm vụ, đồng bộ về cơ cấu tổ chức bộ máy; đổi mới cơ chế hoạt động của trung tâm, tăng cường sự gắn kết với ban tuyên giáo, trường chính trị tỉnh... Xây dựng quy chế phối hợp giữa trung tâm với các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cấp huyện trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị.
3.2.3. Đổi mới nội dung, chương trình, đảm bảo ngắn gọn, cơ bản, hiện đại, gắn lý luận với thực tiễn và phù hợp đối tượng.
Để đảm bảo “Đổi mới căn bản nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục lý luận chính trị theo hướng khoa học, sáng tạo, hiện đại và gắn lý luận với thực tiễn” [63, 183], trong thời gian tới Ban Tuyên giáo Trung ương, cơ quan định hướng, chỉ đạo nội dung và tổ chức biên soạn tài liệu cần rà soát, đánh giá các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác tại trung tâm, kịp thời bổ sung kiến thức mới. Chú trọng giáo dục, rèn luyện, xây dựng bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Đảm bảo sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn,
nội dung chương trình cần phải định hướng, giải đáp được những vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Các tài liệu và chương trình phải được xếp đặt lại cho phù hợp với trình độ tiếp thu và nhận thức của người học vốn không đồng đều, bời theo Người, “tài liệu không thích hợp thì học không có ích lợi gì”. Tiếp tục bổ sung nội dung về lịch sử Đảng, lịch sử đảng bộ địa phương, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa, trí tuệ của dân tộc và nhân loại, đảm bảo tính khoa học, sáng tạo, hiện đại, gắn lý luận với thực tiễn, tránh tình trạng trùng lắp, nhồi nhét, áp đặt.
3.2.4. Đảm bảo thực hiện nhuần nhuyễn, thống nhất việc phát huy dân chủ, tính chủ động, sáng tạo, tích cực tự học của người học theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong thời gian qua, việc giáo dục LLCT tại một số trung tâm còn chưa đảm bảo việc phát huy tính dân chủ, chủ động, sáng tạo, tích cực tự học của người học theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, trong thời gian tới, giảng viên cần đổi mới phương pháp, chú trọng sử dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp giảng dạy; đổi mới hình thức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; sử dụng công nghệ thông tin... tạo môi trường học tập dân chủ, phát huy tính tích cực, chủ động của người học, lấy người học làm trung tâm, giúp học viên tự học, tự nâng cao trình độ. Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng của trung tâm theo hướng gắn với thực tiễn, thực hành, giải đáp những vấn đề đặt ra ở cơ sở, nhất là cách xử lý tình huống phù hợp với từng đối tượng, thiết thực; chú trọng đối thoại, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học viên, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.
3.2.5. Có kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên giảng dạy LLCT một cách bài bản, có tầm chiến lược lâu dài.
Cần “Tập trung xây dựng, củng cố, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ giảng viên chính trị” [57, 2]. Trước hết là chuẩn hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảng viên; thực hiện tốt công tác quy hoạch, chuẩn hoá đội ngũ giảng viên chuyên trách; tăng cường sử dụng
đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm. Thực hiện tốt chế độ, chính sách, phong danh hiệu nhà nước đối với cán bộ, giảng viên của trung tâm chính trị câp huyện. Cụ thể hoá các tiêu chuẩn xem xét, đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ trong từng chức danh cụ thể. Đồng thời, các giảng viên cũng cần chủ động “học thêm mãi” để làm được công việc huấn luyện của mình, bảo đảm là “kiểu mẫu về mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, lối làm việc” [99,356].
3.3.6. Đổi mới việc tổ chức quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, đảm bảo kinh phí theo yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng, tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ.
Trong những năm tới, để đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thitết bị cũng như việc tổ chức quản lý đào tạo, bồi dưỡng đi vào nền nếp, quy củ, khoa học, vấn đề đặt ra ở đây là Ban Bí thư Trung ương Đảng cần xây dựng Quy định tiêu chí TTBDCTCH đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, cần có quy định, tiêu chí cụ thể về việc tổ chức quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo theo đúng quy định, tiêu chí của một cơ sở giáo dục có chức năng đào tạo, bồi dưỡng về LLCT cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở. Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp cần đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ giảng dạy, tiếp tục nâng cấp, chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng hoạt động đồng đều giữa các trung tâm.
Tiểu kết chương 3
Trong những năm qua, việc nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH đã đạt được những thành tựu cơ bản trong việc xác định vị trí, vai trò, mục tiêu, nội dung, nguyên tắc, phương pháp, phương châm, các điều kiện, cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động giáo dục tại các TTBDCTCH. Công tác giáo dục LLCT đã có những đóng góp cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam, góp phần đưa nước ta có cơ đồ và vị thế như ngày hôm nay.
Tuy nhiên, quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH còn nhiều hạn chế, bất cập. Đó là, nhận thức của các chủ thể giáo dục - vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH (cấp ủy, ban tuyên giáo các cấp, giảng viên, học viên) về vị trí, vai trò, mục tiêu của giáo dục lý luận chính trị còn hạn chế; việc chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động giáo dục LLCT tại các trung tâm chưa có sự thống nhất, đồng bộ; việc biên soạn nội dung chương trình chưa đảm bảo tính khoa học, sáng tạo, hiện đại, dễ nhớ, dễ hiểu, gắn lý luận với thực tiễn; việc thực hiện nguyên tắc, phương pháp, phương châm giáo dục LLCT chưa đảm bảo việc phát huy dân chủ, tính chủ động, sáng tạo, tích cực tự học của người học theo tư tưởng Hồ Chí Minh; việc đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất tại các trung tâm chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ.
Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH. Đảm bảo việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT tại các trung tâm một cách nghiêm túc, khoa học, sáng tạo, phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong thời đại mới.
Chương 4
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TẠI CÁC TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN - MỘT SỐ GIẢI PHÁP
4.1. Nhóm giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc nâng cao nhận thức của các chủ thể giáo dục lý luận chính trị
4.1.1. Nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng và cả hệ thống chính trị về vị trí, vai trò, mục đích, nhiệm vụ của giáo dục lý luận chính trị
Cấp ủy đảng các cấp và cả hệ thống chính trị cần nhận thức đúng, đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của các TTBDCTCH. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là cấp huyện đối với việc tổ chức và hoạt động giáo dục LLCT của trung tâm. Cần xác định rò vị trí, chức năng, nhiệm vụ của TTBDCTCH là cơ sở duy nhất trên địa bàn cấp huyện đào tạo, bồi dưỡng về LLCT, về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Trong lãnh đạo, chỉ đạo cần gắn kết hài hòa giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh với nhiệm vụ xây dựng Đảng, nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có nhận thức đúng và sâu sắc về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc học tập LLCT. Học LLCT để nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị và phương pháp công tác. Cấp ủy, người đứng đầu các cấp phải thực sự coi phẩm chất, bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.
Theo đó, Ban Bí thư cần có những sửa đổi, bổ sung Quy định 54 - QĐ/TW về chế độ học tập LLCT trong Đảng. Cần quy định việc học tập, bồi
dưỡng nâng cao trình độ lý luận là nghĩa vụ, yêu cầu bắt buộc hằng năm đối với cán bộ, đảng viên gắn với chức danh, với nghề nghiệp, với nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, đơn vị, địa phương và phải có chế tài cụ thể để mọi người tự giác thực hiện, đồng thời thực hiện nghiêm việc kiểm tra, giám sát. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy định số 164-QĐ/TW, ngày 01/02/2013 của Bộ Chính trị Quy định chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Việc tổ chức học tập LLCT cần làm thường xuyên, tạo thành nề nếp và phong trào học tập LLCT sôi nổi, rộng khắp trong đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở.
Cấp ủy đảng, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng để xây dựng Đảng vững vàng về chính trị, tư tưởng; kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng; nâng cao bản lĩnh chính trị, phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Quy định cụ thể về trách nhiệm của cấp uỷ, cán bộ chủ chốt từng cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục LLCT. Cấp uỷ, cán bộ chủ chốt từng cấp cần xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện công tác giáo dục LLCT và coi việc chỉ đạo giáo dục LLCT là một trong những căn cứ để đánh giá hiệu quả việc triển khai Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, XIII và Chỉ thị 23-CT/TW ngày 09/02/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới.
Cấp ủy các cấp cần lãnh đạo, chỉ đạo tập trung giải quyết căn bản những hạn chế, bất cập trong công tác giáo dục LLCT ở địa phương, đơn vị, đó là các căn bệnh, như: Coi thường lý luận, ngại học lý luận, kém lý luận, lý luận không gắn với thực tiễn, bệnh hình thức, bệnh bằng cấp và những biểu hiện sai lệch về mục đích, động cơ trong học tập lý luận chính trị.