Việc Tổ Chức Quản Lý Đào Tạo, Bồi Dưỡng Chưa Quy Lát, Khoa Học; Việc Bảo Đảm Các Điều Kiện Cơ Sở Vật Chất, Trang Thiết Bị Chưa Tương Xứng


được đội ngũ chuyên gia có tư duy chính trị sắc sảo, có kiến thức lý luận uyên thâm và kinh nghiệm giảng dạy tốt. Số giảng viên trẻ chậm được bổ sung hoặc được bổ sung thì kiến thức thực tế, kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy nhìn chung còn hạn chế. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, tổ chức đào tạo chưa được đầu tư đúng mức, việc chuẩn hóa đội ngũ còn nhiều bất cập. Chất lượng giảng viên LLCT còn nhiều bất cập: Mặt bằng kiến thức, trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên có tăng lên nhưng trước sự vận động, biến đổi mạnh mẽ của thực tiễn, nhiều giảng viên tỏ ra chậm tiếp cận với những vấn đề mới, tụt hậu về kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn.

Nhiều giảng viên còn thiếu nhiệt huyết, chưa đầu tư thoả đáng cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ, chưa quan tâm đến cập nhật bổ sung nội dung lý luận, kiến thức mới vào giảng dạy; chuẩn bị giáo án lên lớp còn sơ sài, ngại tiếp cận công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp giảng dạy. Bên cạnh đó, có một số giảng viên chưa đầu tư thời gian và công sức thỏa đáng cho việc nâng cao chất lượng bài giảng. Một số giảng viên còn hạn chế về trình độ, năng lực, chưa nhiệt tình, trách nhiệm với công việc được giao, chưa quan tâm nhiều đến việc dự các lớp tập huấn nghiệp vụ, dự giờ đồng nghiệp, tọa đàm trao đổi về kinh nghiệm giảng dạy... Do không dành thời gian cho nghiên cứu khoa học, ít bổ sung tri thức mới, làm cho nội dung các bài giảng không có chiều sâu, khô khan, nhàm chán, thiếu sức thuyết phục. Vì vậy, việc vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, phương châm dạy học theo tư tưởng Hồ Chí Minh khó đảm bảo.

Theo kết quả điều tra, có đến 48% người học cho rằng, việc thiếu giảng viên, báo cáo viên truyền đạt sâu sắc, thuyết phục về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả việc học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên trong thời gian qua [13, 36].

Thời đại hiện nay là thời đại công nghệ, chỉ cần một cái nhấp chuột là bao kiến thức có thể được tìm thấy, nhưng giữa bộn bề kiến thức đó, người học, người đọc phải giữ vững lập trường, có bản lĩnh chính trị để biết lựa


chọn kiến thức, biết phân biệt phải trái, có “cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với người và đối với bản thân mình”, nhưng nhiều giảng viên mới chú trọng đến việc cung cấp, truyền thụ kiến thức LLCT, mới chỉ là “học để biết” mà chưa chú ý đến việc vận dụng tri thức LLCT đó để làm việc, học để nắm được “cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với người và đối với bản thân mình” [104, 611].

Đội ngũ cán bộ của các TTBDCTCH thường xuyên có sự biến động, số lượng giảng viên chuyên trách không đảm bảo, nhiều cán bộ giảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý của TTBDCTCH không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Theo số liệu thống kê về công tác cán bộ của 488 trung tâm, thì có đến 29 trung tâm không có giảng viên chuyên trách (chiếm 5,9%), 116 trung tâm có 01 giảng viên chuyên trách (chiếm 23,8%), 186 trung tâm có 02 giảng viên chuyên trách (chiếm 38,1%). 116 trung tâm có 03 giảng viên chuyên trách (chiếm 23,8%), 36 trung tâm có 04 giảng viên chuyên trách (chiếm 7,4%), 05 trung tâm có 05 giảng viên chuyên trách (chiếm 1%) [phụ lục số 3].

Như vậy, với chức năng là đơn vị giáo dục của Đảng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn cấp huyện (mỗi trung tâm, trung bình hằng năm tổ chức bồi dưỡng, đào tạo được 5.000-10.000 lượt người học. Có trung tâm, mỗi năm đào tạo, bồi dưỡng được từ trên 10.000 đến gần 30.000 lượt người học, như năm 2019, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Chính trị Quận 6, mở được 176 lớp với 29.459 lượt người học; Trung tâm Chính trị Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh mở được 91 lớp với 17.217 lượt người học; Thành phố Hà Nội, năm 2020, Trung tâm chính trị Hà Đông, mở được 112 lớp với 14.833 lượt người học, Trung tâm chính trị Gia Lâm mở được 96 lớp với 14.861 lượt người học; Trung tâm Nam Từ Liêm 86 lớp với 10.885 lượt người học) [Theo Báo cáo kết quả công tác giáo dục LLCT của Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội], với số lượng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

chương trình cần đào tạo, bồi dưỡng hằng năm là khoảng trên 20 chương trình thì số lượng giảng viên như vậy là quá mỏng, rất khó khăn cho các giảng viên trong việc đi học tập cũng như tự học để nâng cao trình độ đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Việc thực hiện chế độ giảng viên kiêm nhiệm của nhiều TTBDCTCH chưa thường xuyên, chưa hiệu quả. Giảng viên kiêm nhiệm chủ yếu là cán bộ chủ chốt cấp huyện nên phải giải quyết nhiều việc, khó chủ động về thời gian lên lớp nên gặp khó khăn trong thực hiện kế hoạch giảng dạy. Về cơ bản các TTBDCTCH đều chưa xây dựng được quy chế phối hợp, chế độ chính sách, sự gắn bó giữa trung tâm với các giảng viên kiêm nhiệm.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở Việt Nam hiện nay - 16

3.1.2.6. Việc tổ chức quản lý đào tạo, bồi dưỡng chưa quy lát, khoa học; việc bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ

Một số TTBDCTCH chưa tổ chức được một số lớp như: lớp bồi dưỡng bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở, lớp sơ cấp lý luận chính trị, lớp bồi dưỡng theo chuyên đề hoặc tổ chức được các lớp trên nhưng số lượng rất hạn chế. Đặc biệt, các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề, việc thông tin về tình hình thời sự, chính sách... cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở chưa được các TTBDCT cấp huyện mở thường xuyên.

Có tình trạng ở một số TTBDCTCH, số lượng học viên của một lớp còn đông, thường vượt quá quy định trong quy chế tuyển sinh, chất lượng đầu vào không đồng đều. Tuy nhiên, ở một số lớp bồi dưỡng theo chuyên đề, lớp sơ cấp LLCT số học viên tham dự lại hạn chế, thậm chí khó chiêu sinh, mở lớp. Phương pháp, hình thức và các hoạt động hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng ở một số trung tâm còn đơn điệu.

Các hoạt động ngoại khóa, thăm quan mới chỉ dừng lại ở việc cho học viên đi thực tế ở một số nơi gắn với sự kiện lịch sử … còn ít các hoạt động như đến những địa chỉ, đơn vị hành chính hay cơ sở sản xuất kinh doanh có


những hoạt động tốt để người học vừa tham quan vừa trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, rèn luyện…

Việc đảm bảo các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu. Có 39/709 trung tâm chưa có trụ sở riêng, phòng học, hội trường, phòng làm việc… đều phải thuê, mượn (chiếm 5,5%), 163 trung tâm/606 trung tâm chưa có phòng học (chiếm 26,9%), 166 trung tâm chưa có hội trường (chiếm 27,4%), 196 trung tâm chưa đảm bảo máy chiếu phục vụ học tập (chiếm 39,4%), trong đó, 07 trung tâm chưa có máy chiếu; 189 trung tâm có 01 máy chiếu. Về phòng thư viện thì có đến 327/606 trung tâm có phòng thư viện (chiếm 54%). Việc không có phòng thư viện như vậy, sẽ rất khó đảm bảo cho việc tự học, tự nghiên cứu của học viên.

Một số TTBDCT cấp huyện tuy đã có cơ sở vật chất riêng nhưng khuôn viên chật hẹp, được bàn giao lại từ các cơ quan khác nên nhiều trung tâm đã xuống cấp nhưng không được bảo dưỡng, sửa chữa. Các trung tâm chỉ có 01 hội trường và có từ 1 đến 2 phòng học nên khó cho việc thảo luận, chia nhóm. Hầu hết các trung tâm đều thiếu những điều kiện vật chất cần thiết (phòng học, hệ thống loa đài, âm thanh, máy chiếu, bảng biểu…) để phục vụ cho đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên khiến cho việc thực hiện các nguyên tắc, phương pháp, phương châm giảng dạy theo tư tưởng Hồ Chí Minh còn gặp nhiều khó khăn.

3.1.3. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH

3.1.3.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.

Thứ nhất, nhận thức của các chủ thể giáo dục LLCT ngày càng rò về vị


trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục LLCT.

Nhận thức và lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, nhất là của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư qua các nhiệm kỳ về ý nghĩa, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới ngày càng sâu sắc và được khẳng định qua các văn kiện của Đảng, qua lãnh đạo, chỉ đạo trên thực tế. Đây là yếu tố mang tính quyết định.

Trong nhiều văn kiện của Đảng, đều khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư qua các nhiệm kỳ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng nhằm lãnh đạo, chỉ đạo việc tuyên truyền, học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, XIII của Đảng; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đã chỉ rò việc nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị, việc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là một trong những nguyên nhân và biểu hiện chính của suy thoái về tư tưởng chính trị trong Đảng hiện nay.

Thứ hai, việc tổ chức thực hiện hệ thống tư tưởng của Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH ngày càng nghiêm túc, bài bản.

Việc xây dựng nội dung, chương trình cũng như quá trình giảng dạy của giảng viên và việc học của học viên đã thực hiện tương đối tốt nguyên tắc, phương châm, phương pháp giáo dục LLCT theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ban Tuyên giáo Trung ương cũng như các cơ quan liên quan có trách nhiệm trong việc xây dựng, biên soạn chương trình đã thực hiện tương đối tốt các nội dung giáo dục LLCT theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;


đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giáo dục đạo đức và các chuẩn mực xây dựng đạo đức cách mạng.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT, trong giảng dạy, đa số giảng viên tại các TTBDCTCH đã đảm bảo tương đối tốt các nguyên tắc tính Đảng, tính khoa học, lý luận gắn với thực tế góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giáo dục LLCT.

3.1.3.2. Nguyên nhân của hạn chế trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện

Thứ nhất, các cơ quan quản lý, chỉ đạo, giảng viên cũng như học viên chưa nhận thức được thật đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ của giáo dục LLCT.

Một số cấp ủy đảng, chính quyền còn chưa nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa quan trọng của giáo dục LLCT, thiếu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các cơ quan của Đảng kể cả Trung ương và địa phương có liên quan đến lĩnh vực LLCT tham mưu chưa chủ động, chưa đầu tư nhiều cho nắm bắt, nghiên cứu, tham mưu đối với công tác LLCT. Cá biệt, có một số cấp ủy “khoán trắng” việc giáo dục LLCT cho các cơ quan tham mưu chuyên trách, hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo. Một số nơi có biểu hiện xem nhẹ, thậm chí “coi thường” việc học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Về phía giảng viên, trong giảng dạy, nhiều giảng viên chưa nhận thức đầy đủ về mục đích của giáo dục LLCT nên chỉ quan tâm đến cung cấp kiến thức trong chương trình mà thiếu đi việc quan trọng là giúp cho học viên vận dụng kiến thức đã học để “xử trí công việc”, là học phương pháp, học cách thức, “học để làm việc”, đồng thời học để nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa, “học để hành”, để “phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”.

Động cơ, thái độ học tập của một bộ phận học viên chưa thật sự đúng đắn. Một số học viên xác định động cơ học tập chưa rò ràng, ý thức tự giác, tích cực trong học tập còn hạn chế, ý thức phấn đấu chưa cao. Tình trạng coi


thường kiến thức LLCT, chỉ chú ý đến chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, đảng viên trong quá trình học còn khá phổ biến.

Thứ hai, việc tổ chức thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị trên thực tế thiếu nhất quán, lúng túng, chưa thật rò.

Các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, kết luận về các hoạt động giáo dục LLCT do Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác giáo dục LLCT đã tương đối rò và đầy đủ, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện lại có những biểu hiện chồng chéo, thiếu nhất quán, lúng túng.

Các cơ quan chịu trách nhiệm biên soạn, hướng dẫn thực hiện nội dung, chương trình cũng chưa thể hiện rò được nguyên tắc, nội dung, phương châm, phương pháp giáo dục LLCT theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Nguyên tắc gắn lý luận với thực tiễn trong biên soạn cũng như giảng dạy chưa đáp ứng được yêu cầu. Nội dung giảng dạy còn trùng lặp, lạc hậu, thiếu tính liên thông; cán bộ, đảng viên đã học đi học lại nhiều lần nên thấy nhàm chán, không hứng thú học tập. Khi biên soạn nội dung, nhiều khi các cấp quản lý, người biên soạn quá chú trọng đến tính chính trị, tính giai cấp… quan tâm chủ yếu đến việc truyền thụ kiến thức mà không tính đến việc cần phải có những thay đổi trong quan điểm giáo dục. Đồng thời, một số trung tâm trong quá trình giảng dạy lại cắt xén, thu gọn nội dung, giảm đến mức tối đa số giờ lên lớp… đã biến những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành cứng nhắc, thiếu hấp dẫn. Bên cạnh đó, có những nội dung, nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã lạc hậu so với sự phát triển của thực tiễn, không giải thích được thực tiễn khiến cho việc học tập LLCT trở nên khô cứng, thiếu hấp dẫn.

Trước những nhiệm vụ to lớn của giáo dục LLCT trong giai đoạn hiện nay, các cơ quan quản lý chưa xây dựng được chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên LLCT. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên chưa được đầu tư đúng mức, việc chuẩn hóa đội ngũ còn nhiều bất cập. Chưa hình thành được đội ngũ chuyên gia có tư duy chính trị sắc sảo, có kiến thức lý luận sâu sắc và kinh nghiệm giảng dạy tốt. Thiếu những giảng viên truyền đạt sâu sắc, thuyết


phục về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Một số giảng viên còn thiếu nhiệt huyết, thiếu kinh nghiệm thức tế, chưa đầu tư thỏa đáng cho nghiên cứu và giảng dạy khiến cho chất lượng dạy và học không đảm bảo.

Thứ ba, cơ sở vật chất, điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH chưa đáp ứng yêu cầu.

Việc đảm bảo cơ sở, vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH còn chưa tương xứng với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm. Chính việc thiếu thốn trang thiết bị, phương tiện giảng dạy khiến cho giảng viên khó có thể thực hiện được các phương pháp giảng dạy tích cực. Những trung tâm không có hội trường việc sắp xếp lên kế hoạch giảng dạy thường bị động, phương tiện kỹ thuật không phù hợp … ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và điều kiện học tập của học viên, khiến cho việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy và học tập còn nhiều lúng túng, khó khăn.

3.2. Một số vấn đề đặt ra trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trong tình hình mới

Trong những năm qua, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH đã có những kết quả nhất định, góp phần quan trọng trong nâng cao bản lĩnh chính trị, xây dựng niềm tin khoa học cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về công cuộc đổi mới, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH cũng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cho cấp ủy, ban tuyên giáo các cấp, giảng viên, học viên - những chủ thể giáo dục tại trung tâm.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã chỉ ra những vấn đề còn bất cập trong công tác giáo dục, đào tạo nói chung như: Việc đổi mới tư duy, hoạt động giáo dục, đào tạo còn chậm, chưa quyết liệt, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; một số nhiệm vụ, giải pháp đổi mới còn thiếu hệ thống, chưa ổn

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí