4.1.2. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của giảng viên trong hoạt động giảng dạy
Đối với giảng viên, cần nâng cao nhận thức về trách nhiệm trong giảng dạy, thấy được vai trò quyết định của đội ngũ giảng viên đến chất lượng giáo dục LLCT. Giảng viên cần có sự đầu tư thoả đáng cho chuyên môn, nghiệp vụ, chủ động cập nhật kiến thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy mới, nâng cao chất lượng bài giảng.
Giảng viên các TTBDCTCH có nhiệm vụ trao truyền kiến thức lý luận chính trị, nói tiếng nói chính thống của Đảng, Nhà nước tới cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở cơ sở. Do đó, giảng viên không được đưa ra những nội dung giảng dạy không đúng với đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tùy tiện trình bày nhận thức cá nhân theo sở thích riêng của mình, hoặc không sát với mục tiêu, yêu cầu của bài giảng.
Giảng viên phải là người nhận thức, nắm chắc, hiểu rò tư tưởng của Hồ Chí Minh về mục tiêu, nhiệm vụ, mục đích của giáo dục LLCT để từ đó trong suốt quá trình tổ chức giảng dạy đều phải hướng tới việc rèn luyện cho học viên sau khi hoàn thành các chương trình có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tương lai của sự nghiệp đổi mới đất nước; có khả năng tư duy lý luận độc lập, tự chủ, sáng tạo giải quyết tốt mọi nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước giao cho, phục vụ Tổ quốc và nhân dân, như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại” [99,208]. Đây chính là chuẩn đầu ra trong suốt quá trình tổ chức giảng dạy LLCT tại các TTBDCTCH. Để đạt được chuẩn đầu ra đó, giảng viên phải biết xác định chính xác chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, về tư tưởng, thái độ học tập trong mỗi tiết học, mỗi bài giảng và trong cả quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
4.1.3. Nâng cao nhận thức, tinh thần, thái độ, mục đích, phương pháp trong học tập lý luận chính trị của học viên
Các TTBDCTCH cần chú trọng hơn đến việc rèn luyện tinh thần, ý thức tự giác, phương pháp khoa học, tự giác trong học tập của học viên với mục tiêu tăng cường khả năng tự học, tự bồi dưỡng của học viên; quản lý và nâng cao chất lượng các giờ thảo luận. Tập trung vào việc khắc phục những hạn chế, bất cập, nhận thức sai lệch, sự thiếu hứng thú trong học tập LLCT của học viên.
Học viên phải xác định đúng động cơ, thái độ trong học tập. Học để nâng cao trình độ lý luận, để củng cố bản lĩnh chính trị, tích cực nghiên cứu, học tập LLCT “Phải tự nguyện, tự giác, xem công tác học tập cũng là một nhiệm vụ mà người cán bộ cách mạng phải hoàn thành cho được, do đó mà tích cực, tự động hoàn thành kế hoạch học tập, nêu cao tinh thần chịu khó, cố gắng, không lùi bước trước bất kỳ khó khăn nào trong việc học tập”[104, 98].
Học viên phải thật sự thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời, học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, gắn học tập với rèn luyện phẩm chất đạo đức, tư cách người cách mạng.
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Giảng Dạy, Học Tập Lý Luận Chính Trị Còn Trùng Lặp, Nặng Tính Kinh Viện, Thiếu Tính Cập Nhật, Thời Sự.
- Việc Tổ Chức Quản Lý Đào Tạo, Bồi Dưỡng Chưa Quy Lát, Khoa Học; Việc Bảo Đảm Các Điều Kiện Cơ Sở Vật Chất, Trang Thiết Bị Chưa Tương Xứng
- C Ác Cấp Lãnh Đạo, Quản Lý, Giảng Viên, Học Viện Cần Phải Nhận Thức Đúng Tầm Mức Về Vị Trí, Vai Trò Và Tầm Quan Trọng Giáo Dục Lý Luận Chính
- Xây Dựng Nội Dung Chương Trình Phải Thể Hiện Được Những Vấn Đề Cơ Bản, Cốt Lòi Nhất Của Chủ Nghĩa Mác - Lênin, Tư Tưởng Hồ Chí Minh, Sát Hợp
- Phát Huy Tính Tích Cực, Chủ Động, Sáng Tạo Của Người Học, Lấy Người Học Làm Trung Tâm, Giúp Học Viên Tiếp Tục Tự Học, Tự Nâng Cao Kiến Thức
- Các Bài Báo Liên Quan Đến Lĩnh Vực Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.
Ngày nay, học tập suốt đời và xã hội học tập được coi là nhân tố then chốt của sự phát triển xã hội. Trong bối cảnh đó, cán bộ, đảng viên càng cần thiết học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng” [108,113], đồng thời, phải thấm nhuần sâu sắc mục đích của giáo dục LLCT là học “cái tinh thần để xử trí công việc”, “học để làm việc, làm người, làm cán bộ” [99, 208], tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả, thiết thực trong việc học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Học viên học LLCT không chỉ biết ghi nhớ, tái hiện kiến thức đã học, mà phải từ chỗ phân tích, hiểu biết sâu sắc kiến thức lý luận chính trị để biến thành kỹ năng trong công tác thực tế, đồng thời phải đạt được trong nhận thức và tư tưởng sau khi học tập LLCT. Đó là cán bộ, đảng viên phải vừa biết dùng kiến thức lý luận vào thực tế công tác, lại "phải vừa làm vừa học, nghiên cứu không những trong sách vở mà ngay trong những công tác của mình" [97, 38], và qua thực tế làm việc tốt, tự cải tạo tư tưởng, nâng cao trình độ tư tưởng, lập trường, quan điểm và phương pháp làm việc của mình để có thể giải quyết tốt những vấn đề cách mạng đặt ra.
Trong thời đại nhiễu loạn thông tin, thông tin đa chiều, người học LLCT cần suy nghĩ, quán triệt sâu sắc quan điểm “độc lập suy nghĩ, tự do tư tưởng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ. Đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi “vì sao?”, đều phải suy nghĩ kỹ càng xem nó có hợp với thực tế không, có thật là đúng lý không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều. Phải suy nghĩ chín chắn.
- Phải bảo vệ chân lý, phải có nguyên tắc tính, không được ba phải, điều hòa”[104, 98-99].
Có “độc lập suy nghĩ, tự do tư tưởng” thì cán bộ, đảng viên mới có năng lực tổ chức thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; hơn nữa còn có thể tham gia góp phần vào việc tổng kết thực tiễn sự nghiệp đổi mới hiện nay, hình thành nên lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
4.2. Nhóm giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý hoạt động giáo dục lý luận chính trị
4.2.1. Đổi mới cơ chế tham mưu, chỉ đạo, quản lý trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện theo hướng thống nhất, đồng bộ.
Ban Chấp hành Trung ương cần xây dựng và thể chế hóa cơ chế chỉ đạo, quản lý thống nhất về LLCT từ Trung ương đến cơ sở, trong toàn hệ thống Đảng, Nhà nước, đoàn thể. Trong các văn bản chỉ đạo, Ban Chấp hành Trung ương cần xác định rò trách nhiệm của các cơ quan trong việc chỉ đạo, quản lý hoạt động giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH. Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả công tác tham mưu, chỉ đạo, quản lý giữa các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm; khắc phục tình trạng chồng chéo, nhưng vẫn lỏng lẻo, sót việc như hiện nay. Các ban, ngành Trung ương, ban tuyên giáo các cấp tập trung vào công tác tham mưu, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, thẩm định.
Trước đây, theo Quyết định số 185-QĐ/TW, trung tâm vừa trực thuộc cấp ủy vừa trực thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện. Do vậy, đã dẫn đến rất nhiều hạn chế, bất cập trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện. Hiện nay. theo Quy định số 208-QĐ/TW, TTBDCTCH trực thuộc một đầu mối là cấp ủy huyện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của ban thường vụ cấp uỷ cấp huyện. Đây là điểm mới trong việc chỉ đạo, quản lý của trung tâm, đã tháo gỡ được rất nhiều khó khăn, vướng mắc của trung tâm từ trước đến nay trong quá trình thực hiện. Trung tâm trực thuộc vào một đầu mối là cấp ủy cấp huyện. Vì vậy, trong thời gian tới, các cấp lãnh đạo cần sớm nghiên cứu, quy định rò về việc tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH theo tinh thần của Quy định số 208 –QĐ/TW và Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Quy định số 208-QĐ/TW cũng đã giao quyền cho cấp ủy huyện trực tiếp lãnh đạo thực hiện công tác tổ chức bộ máy, biên chế; chế độ, chính sách
cho cán bộ, giảng viên, học viên cũng như việc thực hiện quy chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng và việc đầu tư cơ sở vật chất, cấp kinh phí hoạt động cho trung tâm. Điều này đã tạo được thuận lợi cơ bản là cấp ủy huyện là cơ quan nắm rò nhất tình hình, đặc điểm của trung tâm nên những văn bản ban hành hay sự chỉ đạo, lãnh đạo sẽ phù hợp với thực tế hoạt động của trung tâm hơn. Tuy nhiên, do cấp ủy huyện trực tiếp lãnh đạo thì nhìn tổng thể chung trên toàn tỉnh hay trên toàn quốc sẽ không thể có sự thống nhất về tổ chức bộ máy, biên chế; chế độ, chính sách cho cán bộ, giảng viên, học viên cũng như việc thực hiện quy chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng và việc đầu tư cơ sở vật chất, cấp kinh phí hoạt động cho trung tâm.
Để đảm bảo sự đồng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo, trong công tác tổ chức, nhân sự, biên chế, sinh hoạt và sự thống nhất trong hệ thống văn bản hành chính do trung tâm ban hành cần tiếp tục có sự chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn và tham mưu kịp thời của cấp ủy các cấp và các cơ quan chức năng. Ban Bí thư cần ban hành quy định về tiêu chí trung tâm chuẩn quốc gia để tạo được phần nào sự thống nhất trong chỉ đạo, quản lý, trong tổ chức bộ máy, biên chế và đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho trung tâm. Nên có một khung tối thiểu nhất định về chế độ, chính sách cho cán bộ, giảng viên, học viên cũng như việc đầu tư cơ sở vật chất, cấp kinh phí hoạt động của trung tâm, giúp trung tâm ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục LLCT. Ở cấp tỉnh, cấp huyện dựa vào quy định về tiêu chí trung tâm chuẩn quốc gia sẽ có quy định về chế độ, chính sách cho cán bộ, giảng viên, học viên cũng như việc đầu tư cơ sở vật chất, bố trí nguồn lực… đảm bảo cho trung tâm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục LLCT, xứng đáng với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của trung tâm trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở cơ sở cho Đảng.
4.2.2. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong hoạt động giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
Ban Bí thư cần xây dựng quy định cụ thể về trách nhiệm của cấp ủy, cán bộ chủ chốt từng cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo, đổi mới việc học tập, nghiên
cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ban tuyên giáo Trung ương cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Trung ương với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ quan, đơn vị liên quan trong tham mưu, định hướng nội dung giáo dục LLCT, đảm bảo sự gắn kết giữa TTBDCTCH với ban tuyên giáo, trường chính trị tỉnh; đồng thời, đảm bảo sự thống nhất, kịp thời và liên thông nội dung đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ, đảng viên ở cơ sở nói riêng.
Ban tuyên giáo các tỉnh, thành ủy chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng nội dung đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong hệ thống TTBDCTCH. Đồng thời, ban tuyên giáo cấp tỉnh phối hợp với trường chính trị có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên của trung tâm.
Cấp ủy cấp huyện cần thống nhất chủ trương, tất cả việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trên địa bàn huyện đưa về trung tâm thực hiện. Việc đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cần gắn kết với quy hoạch cán bộ, và có tầm chiến lược lâu dài. Việc lãnh đạo rà soát tuyển chọn cán bộ đi học đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn quy định, phù hợp với nhu cầu quy hoạch cán bộ. Xây dựng cơ chế đánh giá, phản hồi của cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
Ban Tuyên giáo cấp huyện giúp cấp ủy thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung chính trị, tư tưởng trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục cán bộ, đảng viên; theo dòi và tham mưu với cấp ủy về nội dung hoạt động và sự phối hợp công tác của các đơn vị liên quan đối với trung tâm.
Ban tổ chức cấp huyện căn cứ vào quy hoạch, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên ở cơ sở, phối hợp với ban tuyên giáo, trung tâm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và trình ban thường vụ cấp ủy cấp huyện phê duyệt. Từ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đã được phê duyệt, Trung tâm sẽ triển khai thực hiện.
Các phòng, ban, đoàn thể chính trị - xã hội và các đảng bộ, chi bộ trực thuộc cấp ủy cấp huyện có liên quan phối hợp chặt chẽ với trung tâm trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng.
Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện thực hiện đúng và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị ở Trung ương về nội dung chương trình, đảm bảo đúng định hướng về chính trị, tư tưởng, sát thực tiễn, thiết thực với người học. Căn cứ vào các nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng kết hợp với yêu cầu, đặc điểm, tình hình thực tiễn của địa phương Trung tâm cần tổ chức biên soạn bài giảng, tài liệu tham khảo cho các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Đồng thời, Trung tâm cần chủ trì xây dựng quy chế phối hợp giữa trung tâm với các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội và các đảng bộ, chi bộ trực thuộc có liên quan của cấp huyện trong nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng LLCT.
4.2.3. Củng cố và sắp xếp lại hệ thống tổ chức giảng dạy lý luận chính trị bảo đảm tinh gọn, hiệu quả
Theo chức năng, nhiệm vụ, cấp ủy cấp huyện là cơ quan “trực tiếp lãnh đạo thực hiện về nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; về tổ chức bộ máy và biên chế; về chế độ, chính sách cho cán bộ, giảng viên, học viên; về thực hiện quy chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng và việc đầu tư cơ sở vật chất, cấp kinh phí hoạt động cho trung tâm” [51, 3]. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH, cấp ủy cấp huyện cần kiện toàn tổ chức và hoạt động của trung tâm, bảo đảm tinh gọn, thống nhất về chức năng, nhiệm vụ, đồng bộ về cơ cấu tổ chức bộ máy; có chế độ, chính sách đãi ngộ tốt để thu hút cán bộ, giảng viên giỏi. Sắp xếp, xây dựng hệ thống vị trí việc làm, chức danh giảng viên, cán bộ quản lý ở các trung tâm theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị, đảm bảo trung tâm có tối thiểu 4 biên chế theo quy định, có giám đốc đồng thời là trưởng ban tuyên giáo cấp huyện, một số phó giám đốc và giảng viên chuyên trách. Biên chế của trung tâm thuộc biên chế của cơ quan đảng của cấp ủy, do ban thường
vụ cấp ủy xem xét, quyết định trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ, tổng số dân và cán bộ, đảng viên trên địa bàn. Trung tâm được thực hiện chế độ giảng viên kiêm nhiệm để phục vụ công tác giảng dạy.
Cấp ủy cấp huyện cần rà soát chức năng, nhiệm vụ các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, giảng dạy LLCT, khắc phục sự trùng lắp, chồng chéo; sửa đổi, điều chỉnh ngay những bất cập trong các quy định; xây dựng cơ chế giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và hoạt động giảng dạy lý luận chính trị.
Đối với một số trung tâm đã sáp nhập vào ban tuyên giáo, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy không đảm bảo theo đúng Quy định số 208 - QĐ/TW, cấp ủy cấp huyện và các cơ quan chỉ đạo, quản lý về tổ chức, bộ máy cần phải có những chấn chỉnh kịp thời, để việc tổ chức giáo dục LLCT cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở được đảm bảo đúng chất lượng như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Phải lựa chọn cẩn thận những nhân viên phụ trách việc huấn luyện đó…”, “Người huấn luyện của Đoàn thể phải kiểu mẫu về mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, lối làm việc” [98, 313].
4.3. Nhóm giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nội dung, chương trình
Nội dung, chương trình là một trong những yếu tố quyết định cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. Về xây dựng nội dung, chương trình, Hồ Chí Minh đã yêu cầu: “Nên kiểm thảo kỹ công tác “cải cách” về chương trình, chủ trương và cách thi hành, để tìm thấy những khuyết điểm mà sửa đổi, những ưu điểm mà phát triển thêm… Nên chú ý làm thế nào cho việc giáo dục liên kết với đời sống của nhân dân, với công cuộc kháng chiến và kiến quốc của dân tộc. Làm thế nào để phối hợp việc giáo dục của trường học với việc tuyên truyền và giáo dục chính trị chung của nhân dân”[ 101, 139]. Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rò nguyên tắc trong giáo dục LLCT: Nguyên tắc tính đảng và tính khoa học; nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn và các nguyên tắc này phải được quán triệt trong tất cả các hoạt động giáo dục. Vì vậy, Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc định