Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 14

lập trên sự sát nhập của Poor’s Publishing va Standard Statistics. Hiện tại trên thế giới có một số tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm được quốc tế công nhận, cũng như một số tổ chức được quốc gia của họ công nhận. Tuy vậy 3 tổ chức Moody’s, Standard and Poor’s và Pitch Ratings là 3 tổ chức được công nhận, có uy tín và thị phần cao nhất trên thế giới.

Các hệ thống hạn mức tín nhiệm thường được xếp hạng theo thông lệ quốc tế , thông thường bao gồm 10 loại định mức tín nhiệm từ AAA, AA, A cho đến C và D. Trong đó AAA là định mức tín nhiệm cao nhất trong hệ thống định mức tín nhiệm. Các doanh nghiệp được xếp hạng AAA có khả năng hoàn trả cao nhất các nghĩa vụ tài chính của mình. Cho đến các doanh nghiệp hạng C, có nguy cơ không trả được nợ rất cao và D chỉ sử dụng khi doanh nghiệp đã thực sự phá sản.

Một hệ thống định mức tín nhiệm doanh nghiệp nhất thiết phải đảm bảo được tính khách quan, độc lập, khoa học và công khai. Về phương pháp xếp hạng nói chung được xây dựng trên cơ sở các phân tích định tính, và định lượng, với sự tham gia thẩm định của các nhà khoa học và các chuyên gia trong từng lĩnh vực. Hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp dựa trên cơ sở cho điểm các thông tin được đánh giá định tính và định lượng. Việc xếp hạng không chỉ giới hạn ở việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính mà còn bao gồm cả việc đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính như việc xem xét môi trường hoạt động của doanh nghiệp, những dự báo chủ quan về vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, hoạt động của ban giám độc, chiến lược của doanh nghiệp và các tác động bên ngoài.

Các phân tính định tính thường bao gồm các chỉ tiêu rủi ro ngành, môi trường cạnh tranh, vị thế của doanh nghiệp, chất lượng quản lý, đa dạng và cơ cấu sở hữu, khả năng huy động vốn, chất lượng thông tin tài chính. Các

phân tích định lượng tập trung vào chính sách của công ty về chiến lược kinh doanh, các mục tiêu tài chính. Các chỉ tiêu định lượng sẽ được so sánh để phân tích xu hướng và và so sánh với đối thủ cạnh tranh và mức bình quân ngành. Các chỉ tiêu tài chính sẽ được tổng hợp để đạt tới một cái nhìn tổng quan về khả năng tài chính lành mạnh.

Trên thế giới, các công ty đánh giá tín nhiệm có quyền lực rất mạnh trong việc quyết định giá cả, điều khoản và điều kiện tiếp cận TTCK (các nhà đầu tư quyết định mua cổ phiếu với tỷ lệ lãi suất phụ thuộc vào chỉ số đánh giá tín nhiệm cao hay thấp).

Cũng giống như Trung tâm thông tin tín dụng độc lập trong thị trường tín dụng ngân hàng, việc thành lập các công ty định mức tín nhiệm được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu giảm thiểu tình trạng thông tin bất cân xứng khi các nhà đầu tư không có đủ thông tin về các dự án đầu tư và các công ty phát hành chứng khoán. Thủ tướng Chính phủ khi phê duyệt Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2010, đã đưa ra chủ trương thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm, chậm nhất vào năm 2005. Các tổ chức quốc tế như World Bank, Asian Development Bank cũng đề nghị ngân hàng nhà nước Việt nam nhanh chóng thành lập các tổ chức này. Hiện nay, một số công ty xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp đã được hình thành và đi vào hoạt động, bao gồm Credit Information Center (CIC) kiêm thêm hoạt động đánh giá tín nhiệm, Vietnamnet Solution (VASC), và Credit Rating Vietnam (CRV).

Tổ chức đánh giá tín nhiệm ra đời là cầu nối thông tin giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư không chỉ trên TTCK mà còn trong việc lựa chọn đối tác. Ngoài ra, với kết quả xếp hạng một cách khách quan, doanh nghiệp sẽ có thêm thông tin để tự điều chỉnh chiến lược kinh doanh, cải tiến quy trình

quản lý. Các công ty xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp đã và đang có những nỗ lực làm thị trường minh bạch hơn nhằm giúp thị trường hoạt động hiệu quả, bảo vệ nhà đầu tư nhỏ trước sự lạm dụng quyền lực của các đại gia và các tổ chức lớn. Đối với các công ty, tổ chức: kết quả xếp hạng hệ số tín nhiệm có ảnh huởng rất lớn đến sự thành công của việc phát hành trái phiếu, nhất là khi phát hành trái phiếu ra nước ngoài, cũng như việc xác định lãi suất trái phiếu (hệ số tín nhiệm càng cao thì lãi trái phiếu càng thấp và ngược lại). Thiếu sự xác định hệ số tín nhiệm, thị trường trái phiếu dài hạn của các công ty chưa thể phát triển được. Đối với các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư tổ chức, chuyên nghiệp, ngoài việc căn cứ vào hệ số tín nhiệm để quyết định mua trái phiếu, họ còn dùng hệ số tín nhiệm của trái phiếu của công ty đó để làm căn cứ để quyết định có đưa cổ phiếu của công ty đó vào danh mục đầu tư của mình hay không. Theo đó, cổ phiếu của những công ty có trái phiếu được xếp hạng hệ số tín nhiệm thấp (từ BB hay Ba trở xuống) thường không được lựa chọn.

Tuy nhiên, ba tổ chức đánh giá tín nhiệm của Việt Nam vẫn chưa được quốc tế công nhận và vẫn chưa thực hiện đúng chức năng của một tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm. Việc mời các tổ chức đánh giá của thế giới xếp hạng hệ số tín nhiệm của trái phiếu cũng chưa phổ biến. Cho đến hiện tại, chỉ mới có chính phủ và hai công ty BIDV và Techcombank thực hiện. Đây là một lĩnh vực hoạt động khá mới mẻ, do đó Nhà nước cần quan tâm tạo một hành lang pháp lý thuận lợi cho các tổ chức này. Bộ Tài chính đang soạn thảo khung pháp lý để tạo điều kiện cho loại hình dịch vụ này phát triển phù hợp với thông lệ quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, bản thân các tổ chức cũng cần đầu tư nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực, tận dụng lợi thế của người đi sau để nghiên cứu

và học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước có những điều kiện kinh tế tương tự. Những quốc gia mà chúng ta có thể tham khảo là Thái Lan, Trung Quốc, Singapore. Đây là những quốc gia có nhiều điều kiện kinh tế xã hội tương tự, cũng đã từng phải mày mò xây dựng các tổ chức đánh giá tín dụng, cũng đã gặp những thất bại và cuối cùng đã thành công. Tuy nhiên, việc tham khảo cần chú ý tới những đặc điểm khác biệt, riêng có của thị trường tài chính Việt Nam để tránh tình trạng áp dụng máy móc, không phù hợp thị trường.

Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 14

2.4. Hỗ trợ hoạt động kiểm toán

Một trong những yêu cầu không thể thiếu với các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK là báo cáo tài chính được kiểm toán. Một báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập sẽ là cơ sở tin cậy cho các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn, giúp nâng cao tính minh bạch của thị trường. Tuy nhiên, hiện nay còn thiếu hụt nguồn lực kiểm toán trong lĩnh vực chứng khoán.

Theo ủy ban Chứng khoán Nhà nước, từ 1/1/2007 sẽ có 12 tổ chức kiểm toán độc lập được ủy ban này cho phép kiểm toán trong lĩnh vực chứng khoán. Các tổ chức này là Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC; Công ty Kiểm toán DTL; Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính kế toán (AFC); Công ty Dịch vụ tư vấn Tài chính kế toán và Kiểm toán (AASC); Công ty Price Water House Cooper (Vietnam); Công ty TNHH KPMG; Công ty Kiểm toán BHP; Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C); Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO); Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam (VAE); Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam; Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học (AISC). Các tổ chức kiểm toán này được tham gia kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán. Để được tham gia kiểm toán trên TTCK, các doanh nghiệp kiểm toán độc lập phải được ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận theo các tiêu chuẩn của Bộ Tài chính.

Tuy nhiên, cuối tháng 3 vừa qua, Công ty TNHH Dịch vụ kiểm toán và Tư vấn kế toán BHP đã bị mất quyền được kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán, do không đủ số lượng kiểm toán viên theo yêu cầu. 11 doanh nghiệp kiểm toán còn lại được chấp thuận của ủy ban Chứng khoán Nhà nước được kiểm toán các

doanh nghiệp hoạt động trên TTCK cũng đang lâm vào tình trạng khó khăn về nhân lực. Thiếu người dẫn đến thiếu cả công ty kiểm toán cho ngành chứng khoán.

Sự bùng nổ của TTCK Việt Nam trong năm 2006 với làn sóng lên sàn của các công ty cổ phần và thành lập mới công ty chứng khoán đã khiến cho sự thiếu hụt về công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán các tổ chức trên TTCK càng trở nên trầm trọng hơn. 12 công ty kiểm toán nay chỉ còn

11, sẽ chia nhau kiểm toán cho 195 doanh nghiệp niêm yết và 55 công ty chứng khoán đang hoạt động29. Sự lựa chọn vốn đã ít nay càng ít hơn.

Để giải quyết tình trạng thiếu công ty kiểm toán cho lĩnh vực chứng khoán, mới đây ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có thông báo tới các công ty kiểm toán nếu đáp ứng đủ các điều kiện kiểm toán theo quy định có thể nộp hồ sơ về ủy ban và được xem xét chấp thuận ngay, thay vì trước đây cơ quan này chỉ xem xét chấp thuận hai năm một lần (Theo quy định hiện hành, một công ty kiểm toán thành lập được 3 năm có 10 kiểm toán viên sẽ đủ điều kiện xin ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp phép cho kiểm toán các công ty niêm yết).

y ban chứng khoán và chính phủ cần xem xét để tăng cường nguồn lực kiểm toán cho lĩnh vực chứng khoán đồng thời nâng cao chất lượng nhân lực kiểm toán. Nhà nước cũng cần ban hành các văn bản pháp luật như Nghị định về kiểm toán độc lập tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho kiểm toán.

Bên cạnh đó, như đã nói ở phần giải pháp cho thị trường tín dụng, việc đưa hoạt động kế toán và kiểm toán gần hơn với các chuẩn mực thế giới


29 Số liệu đến ngày 09/04/2007, http://www.kiemtoan.com.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1048

cũng là một biện pháp cần thiết để nâng cao tính minh bạch, giảm tình trạng thông tin bất cân xứng trên TTCK.

KẾT LUẬN


Với những lý luận chung về thị trường tài chính và cơ sở lý luận Lý thuyết thông tin bất cân xứng, những phân tích cụ thể các biểu hiện cụ thể trong thực tiễn tại thị trường tài chính, khóa luận đã mang lại một cái nhìn tổng quát về vấn đề bất cân xứng thông tin trên thị trường tài chính Việt Nam, và đóng góp một số phương hướng giải pháp để khắc phục tình trạng trên. Thực tế gần đây có không ít những nghiên cứu về thị trường tài chính của nhiều nhà kinh tế và các học giả, xoay quanh rất nhiều khía cạnh khác nhau như: Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO và những cam kết trong lĩnh vực tài chính, toàn cầu hóa tài chính và các vấn đề chính sách,... Đóng góp nhỏ bé của khóa luận đối với những nghiên cứu về thị trường tài chính là ở cách tiếp cận các vấn đề trên thị trường tài chính trên cơ sở lý thuyết thông tin bất cân xứng.

Tuy nhiên, trong phạm vi của một khóa luận tốt nghiệp, cùng với những hạn chế nhất định về kiến thức và phương pháp nghiên cứu, người viết chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu những biểu hiện chung nhất và tiêu biểu nhất của thông tin bất cân xứng trên toàn bộ thị trường tài chính. Người viết hy vọng sẽ có thêm nhiều nghiên cứu sâu và cụ thể hơn về từng thị trường. Ngoài ra cũng có rất nhiều cách tiếp cận mới mà người viết xin được đề xuất để nghiên cứu về thị trường tài chính như Vấn đề trái chanh (Lemons problem), Lý thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market hypothesis) và Lý thuyết thông tin hiệu quả (Efficient Information hypothesis).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2022