Bài tập tự luyện
Bài tập tự luyện gồm các câu hỏi và bài tập để HS tiếp tục luyện tập và kiểm tra kiến thức sau quá trình học tập bài học. HS có thể làm nhiều lần để lấy điểm số cao nhất. Mỗi lần làm bài tập tự luyện thứ tự câu hỏi và các lựa chọn sẽ được thay đổi.
Ngoài ra, trong bài giảng còn có các hướng dẫn cho nhiệm vụ tự đánh giá của HS theo sơ đồ KWL tại các thời điểm sau khi TH trực tuyến và sau khi kết thúc toàn bộ quá trình học tập bài học.
Dưới đây là link bài giảng Bài 45 - Axit cacboxylic (tiết 2) - Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng: https://sway.office.com/WG3POz5BSnjTTdMB?ref=Link và một số hình ảnh minh họa cho cấu trúc bài giảng được thể hiện trong hình 2.8. Link các bài giảng khác được trình bày trong các KHBD tương ứng.
Tư liệu học tập | |
GIỚI THIỆU BÀI HỌC | |
Đặt vấn đề | Video tình huống: Hai bạn Đậu nghịch ngợm (lười học, vụng về) và Hậu mọt sách (chăm học, ít thực tế) rủ nhau đá bóng ngoài bãi cỏ gần nhà. Hậu đá bóng trúng một tổ ong trên cây, Đậu chạy đến nhặt bóng và bị ong đốt. Hậu đưa Đậu nhanh về nhà, tìm bình vôi tôi của bà và lấy vôi tôi bôi lên vết đốt cho Đậu. Một lát sau, Đậu đã thấy đỡ đau buốt hơn. Câu hỏi đặt vấn đề: Tại sao khi bôi vôi tôi vào vết bị ong đốt lại làm giảm cảm giác đau buốt? Nếu không có sẵn vôi tôi thì chúng ta cần xử lý như thế nào khi bị ong đốt? |
Có thể bạn quan tâm!
- Biện Pháp Vận Dụng Mô Hình Blended Learning Trong Dạy Học Phần Hóa Học Hữu Cơ Lớp 11 Phát Triển Năng Lực Tự Học Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông
- Phân Tích Chương Trình Phần Hóa Học Hữu Cơ Lớp 11
- Biện Pháp 1. Vận Dụng Mô Hình Lớp Học Đảo Ngược Trong Dạy Học Phần Hóa Học Hữu Cơ Lớp 11 Phát Triển Nlth Cho Hs Thpt
- Nội Dung Bộ Domino Hóa Học Về Đồng Đẳng, Đồng Phân, Danh Pháp Của Hiđrocacbon Không No
- Học Sinh Nộp Kết Quả Tự Đánh Giá Theo Sơ Đồ Kwl Qua Teams
- Năng Lực Chung: Góp Phần Phát Triển Các Nl Chung Đặc Biệt Là Nlth Cho Hs Thông Qua Các Hoạt Động Dhda Theo Mô Hình Bl Với Các Biểu Hiện:
Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.
Các nhiệm vụ và tiêu chí đánh giá | ||
CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG TỰ HỌC VÀ HƯỚNG DẪN | ||
Gồm 6 câu hỏi định hướng TH và các video hướng dẫn | Câu 1 (0,25đ). Từ đặc điểm cấu tạo của nhóm cacboxyl hãy dự đoán các tính chất hóa học đặc trưng của axit cacboxylic. Câu 2 (0,5đ). Quan sát video thí nghiệm, nêu hiện tượng và viết các PTHH xảy ra. Từ đó rút ra kết luận về tính axit của các axit cacboxylic. | Video bài giảng và video thí nghiệm. |
Câu 3 (0,5đ). Đề xuất ít nhất 03 thí nghiệm kiểm chứng tính axit của các axit cacboxylic sử dụng các hóa chất có sẵn trong thực tiễn đời sống. | Hướng dẫn và các link tham khảo. |
Câu 4 (0,75đ). Quan sát video thí nghiệm và điền thông tin theo bảng dưới đây, từ đó rút ra kết luận về khả năng thế nhóm (-OH) của axit cacboxylic. | Video thí nghiệm và video bài giảng. | |
Câu 5 (0,5đ). Trình bày các phương pháp điều chế axit cacboxylic. Viết PTHH minh họa. | Video bài giảng. | |
Câu 6 (0,5đ). Nêu các ứng dụng của axit cacboxylic. Giải thích và viết một số PTHH minh họa (nếu có). | Video bài giảng. | |
BÀI TẬP TỰ LUYỆN | ||
Gồm 15 bài tập trắc nghiệm khách quan |
Hóa chất, dụng cụ | Các bước tiến hành | Hiện tượng và giải thích | Chú ý (vai trò của các hóa chất/ đề xuất cải tiến bộ dụng cụ TN (nếu có)) |
Kết luận:....................................................................................... |
Hình 2.8. Bài giảng điện tử hỗ trợ dạy học theo mô hình LHĐN
c. Bài tập thực tiễn phần Hóa học hữu cơ lớp 11
Bài tập thực tiễn là dạng bài tập có nội dung gắn liền với thực tiễn, đòi hỏi HS vận dụng các kiến thức đã học để giải thích hoặc giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn [3]. Trong mô hình LHĐN, các bài tập thực tiễn hóa học có thể được sử dụng với mục đích: (1) Đưa vào bài giảng điện tử để đặt vấn đề; (2) Đưa vào trong các nhiệm vụ TH (trực tuyến hoặc trực tiếp) ở khâu vận dụng và mở rộng kiến thức cho HS, (3) Làm câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận trong các đề kiểm tra, đánh giá NL. Do đó, chúng tôi đã tiến hành xây dựng các bài tập thực tiễn phần HHHC lớp 11.
Việc xây dựng dựa trên những nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc 1: Đảm bảo mục tiêu bài học phát triển và đánh giá NLTH của HS. Các bài tập không chỉ yêu cầu HS tái hiện kiến thức, vận dụng kiến thức mà còn yêu cầu HS tìm kiếm, xử lý, phân tích thông tin, vạch ra kế hoạch giải và trình bày lời giải. Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính thực tiễn. Bài tập phù hợp với nội dung học tập phần
HHHC lớp 11 và gắn với các vấn đề trong đời sống, sản xuất.
Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính chính xác, khoa học về kiến thức hóa học.
Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính vừa sức với học sinh. Phù hợp với khả năng, trình độ nhận thức và tâm lý HS.
Chúng tôi đã lựa chọn và xây dựng được 30 bài tập thực tiễn phần HHHC lớp 11, với mỗi bài tập khi sử dụng đều yêu cầu HS làm rõ: (1) Các vấn đề cần giải quyết;
(2) Các nội dung đã biết có liên quan/đề bài đã cho cần để giải bài tập; (3) Các bước giải và lời giải. Dưới đây là ví dụ một bài tập thực tiễn, các bài tập khác được trình bày trong phần phụ lục 6.
(Nguồn internet) |
Để các loại trái cây này mau chín, chín đều, đẹp và hạn chế bị hư thối, bà con nông dân hay các tiểu thương thường sử dụng các cách khác nhau để giấm (ủ) trái cây.
a. Hãy cho biết một số cách để giấm (ủ) chín trái cây, giải thích cơ sở khoa học của các cách làm đó.
b. Đánh giá mức độ an toàn của các cách làm đó với sức khỏe con người.
Em hãy tóm tắt và giải bài tập trên, trình bày một cách sáng tạo theo suy nghĩ của mình nhưng cần làm rõ: (1) Các vấn đề cần giải quyết; (2) Các nội dung đã biết có liên quan/đề bài đã cho cần sử dụng để giải bài tập; (3) Các bước giải và lời giải.
Yêu cầu trình bày:
1. Vấn đề cần giải quyết
- Các cách giấm (ủ) trái cây và cơ sở của các cách làm.
- Đánh giá mức độ an toàn của các cách làm đối với sức khỏe con người.
2. Các nội dung đã biết/đề bài cho có liên quan
- Giấm trái cây để trái cây chín nhanh, đều, đẹp, hạn chế bị hư thối.
- Etilen được sinh ra trong quá trình chín của các loại trái cây trên và cũng kích thích quá trình chín.
- Axetilen sinh ra từ phản ứng của đất đèn với nước.
3. Các bước giải và lời giải (kèm các hình ảnh minh họa)
Cách 1. Không cần dùng hóa chất, đây là cách giấm truyền thống và an toàn.
- Xếp lẫn những trái chín vào những trái còn xanh. Khi xếp lẫn trái chín và trái xanh, khí etilen sinh ra từ trái chín sẽ kích thích sự chín của những trái xanh khác.
- Tăng nhiệt độ nơi để trái cây. Ví dụ đặt trái cây gần bếp ăn hay trong các dụng cụ (vại, nu, khạp, có phủ rơm rạ, lá xoan, đốt hương,... ) để tận dụng sự tăng nhiệt và hạn chế thoát khí etilen nội sinh. Cũng có thể cho trái cây vào túi ni lông, túi giấy hoặc vải bông (không buộc kín) để ủ chín.
Cách 2. Dùng oxi. Oxi làm tăng hô hấp tế bào của trái cây, thúc đẩy nhanh quá trình chín. Khi được xử lý bằng oxi ở nồng độ 50-70% thì trái cây (cà chua) có thể chín nhanh gấp 3 lần so với để tự nhiên trong không khí. Phương pháp này an toàn nhưng khá tốn kém.
Cách 3. Dùng đất đèn. Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua. Khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen (còn gọi là “khí đá”) và tỏa nhiều nhiệt. Khí axetilen có khả năng kích thích trái cây mau chín tương tự như etilen và nhiệt sinh ra trong phản ứng cũng làm trái cây mau chín hơn. Tuy nhiên, khí axetilen sinh ra từ đất đèn có thể gây ngộ độc, ngất xỉu, hỏng mắt khi tiếp xúc ở nồng độ cao trong thời gian dài. Ngoài ra, đất đèn có một lượng nhỏ tạp chất chứa asen, Ca3P2 (sinh ra PH3 có mùi hôi khó chịu) là chất độc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Cách 4. Dùng etilen ngoại sinh (dạng khí hoặc bột).
Dùng máy sinh khí etilen làm cho trái cây chín nhanh, đều, đẹp, an toàn cho sức khỏe tuy nhiên nếu sử dụng etilen trực tiếp từ các bình chứa khí mà không kiểm soát được nồng độ dễ gây nguy cơ cháy, nổ nguy hiểm.
Dùng etilen dạng bột an toàn, ổn định, chi phí thấp hơn ở dạng khí, cho phép làm chín trái cây ngay trong quá trình vận chuyển tuy nhiên nếu etilen dư thừa có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh, mắt, da, phổi, trí nhớ, thiếu oxy trong cơ thể.
Cách 5. Sử dụng ethephon. Ethephon có tên hóa học là 2-chloroethylphosphonic acid (CEPA), là một tiền chất của etilen thuộc nhóm hóa chất điều hòa sinh trưởng thực vật với nhiều tên thương mại khác nhau như Ethrel, Bromeflor, Arvest… Ethephon tồn tại ở dạng lỏng, dễ tan trong nước. Ethephon thấm vào tế bào, kết hợp với nước và chuyển hóa thành khí etilen để thúc đẩy quá trình chín nhanh của trái cây và đã được cho phép sử dụng ở nhiều quốc gia. Ethephon không gây độc hại nếu sử dụng đúng liều lượng, đúng giai đoạn và sử dụng sản phẩm có độ sạch, thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
d. Trò chơi dạy học
Trò chơi dạy học là công cụ góp phần củng cố kiến thức và nâng cao hứng thú học tập của HS trong DH theo mô hình LHĐN.
Dựa trên các nguyên tắc: (1) Đảm bảo mục tiêu dạy học: mục tiêu của trò chơi phải bám sát mục tiêu và nội dung của bài học; (2) Đảm bảo tính giáo dục: thực hiện được cả nhiệm vụ trí dục, phát triển và giáo dục, kích thích tính tích cực phấn đấu của mỗi HS, vun đắp tinh thần đoàn kết, thân ái, hòa đồng trong lớp học; (3) Đảm bảo vừa sức, hấp dẫn: phù hợp với khả năng tư duy, nhận thức, tâm lý của HS THPT; hoạt động chơi không quá cầu kỳ, phức tạp mà gần gũi, sát thực; luật chơi và cách chơi rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, thu hút được sự chú ý của HS, tạo không khí thi đua, vui vẻ, thoải mái; (4) Đảm bảo phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học ở trường phổ thông: phù hợp với không gian, điều kiện thực tế của lớp học và quỹ thời gian học tập trên lớp. Chúng tôi đã tiến hành thiết kế được một số trò chơi DH sử dụng trong mô hình LHĐN bao gồm: trò chơi Domino hóa học (về đồng đẳng - đồng phân
- danh pháp của hiđrocacbon không no), trò chơi Hái táo thiết kế bằng Powerpoint, trò chơi trực tuyến trên Kahoot (về tính chất hóa học của hiđrocacbon không no), trò chơi Mảnh ghép hóa học (về anđehit) và Bingo! (về tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của axit cacboxylic). Dưới đây là trò chơi Domino hóa học dùng trong bài dạy chủ đề Hiđrocacbon không no (tiết 1,2), các trò chơi khác được trình bày trong các KHBD tương ứng ở phần phụ lục 5.
TRÒ CHƠI: DOMINO HÓA HỌC
Đồng đẳng - đồng phân - danh pháp của hiđrocacbon không no
Mục tiêu: Củng cố kiến thức về đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của các hiđrocacbon không no. Trò chơi dựa trên nguyên tắc của trò chơi domino quen thuộc
giúp HS ôn tập và ghi nhớ nhanh kiến thức. Khi chơi, các đội chơi không chỉ phải ghép đúng mà còn phải tìm ra cách ghép nhanh nhất. Qua đó, còn phát triển kỹ năng tự học, hợp tác và sáng tạo của HS.
Cách chơi:
Cách 1: Tổ chức chơi giữa các đội. Mỗi đội được giao 1 bộ domino gồm 36 quân domino (như hình 2.9), mỗi quân domino có 2 đầu chứa các thông tin. Nhiệm vụ các đội là ghép đúng các quân domino bắt đầu từ quân domino có chữ START, sao cho 2 đầu của 2 quân domino ghép lại tạo thành cặp thông tin có liên hệ với nhau hoặc là cặp câu hỏi và câu trả lời. Đội nào hoàn thành chính xác trong thời gian nhanh nhất sẽ thắng cuộc. Nếu hết thời gian (10 phút), chấm chéo số cặp domino ghép đúng (mỗi cặp đúng được 1 điểm) và xác định đội thắng cuộc theo số điểm dành được.
Cách 2: Tổ chức chơi giữa các thành viên trong đội. Mỗi đội chia đều số domino cho các thành viên, thành viên có domino START sẽ đưa ra trước, các thành viên khác tiếp tục đưa ra các quân domino có liên quan, thành viên nào hết domino trước sẽ thắng cuộc. GV có thể tổ chức cho HS chơi nhiều lần để tăng hiệu quả của trò chơi.