phối hợp với phân vô cơ ở mức khá trở lên (30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O hoặc 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O) hàm lượng hữu cơ của đất sau thí nghiệm tăng hơn các tổ hợp khác rõ và đều đạt loại trung bình.
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và hữu cơ vi sinh đến tính chất hoá học của đất thí nghiệm
pHKCl | OM (%) | Đạm (%) | P2O5 (%) | K2O (%) | P2O5 (mg/100g) | CEC (lđl/100g) | |
Thí nghiệm vụ đông xuân 2010-2011 tại xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy | |||||||
Trước thí nghiệm | 4,1 | 1,22 | 0,123 | 0,048 | 0,21 | 5,54 | 6,21 |
VCVS1 | 4,5 | 1,11 | 0,082 | 0,042 | 0,20 | 4,57 | 6,74 |
VCVS2 | 4,8 | 1,15 | 0,113 | 0,045 | 0,24 | 5,38 | 7,28 |
VCVS3 | 5,0 | 1,26 | 0,112 | 0,047 | 0,24 | 5,42 | 7,23 |
VCVS4 | 5,1 | 1,22 | 0,114 | 0,047 | 0,28 | 6,43 | 7,51 |
VCVS5 | 4,6 | 1,13 | 0,083 | 0,041 | 0,21 | 5,11 | 6,53 |
VCVS6 | 5,0 | 1,27 | 0,112 | 0,046 | 0,24 | 6,35 | 7,24 |
VCVS7 | 5,2 | 1,42 | 0,127 | 0,048 | 0,33 | 6,56 | 7,58 |
VCVS8 | 5,1 | 1,42 | 0,132 | 0,047 | 0,35 | 6,56 | 7,52 |
VCVS9 | 4,8 | 1,11 | 0,084 | 0,045 | 0,23 | 5,27 | 6,74 |
VCVS10 | 5,2 | 1,26 | 0,114 | 0,050 | 0,26 | 6,75 | 8,18 |
VCVS11 | 5,1 | 1,41 | 0,125 | 0,052 | 0,38 | 7,85 | 8,13 |
VCVS12 | 5,3 | 1,43 | 0,126 | 0,051 | 0,37 | 7,92 | 8,29 |
Thí nghiệm vụ đông xuân 2011-2012 tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch | |||||||
Trước thí nghiệm | 4,1 | 0,86 | 0,073 | 0,051 | 0,18 | 8,35 | 6,47 |
VCVS1 | 4,8 | 0,98 | 0,067 | 0,046 | 0,20 | 8,06 | 6,94 |
VCVS2 | 5,0 | 0,98 | 0,064 | 0,048 | 0,21 | 8,17 | 7,51 |
VCVS3 | 4,9 | 1,01 | 0,065 | 0,049 | 0,21 | 8,21 | 7,72 |
VCVS4 | 5,1 | 1,03 | 0,067 | 0,048 | 0,23 | 8,20 | 7,84 |
VCVS5 | 4,6 | 0,95 | 0,063 | 0,050 | 0,19 | 8,13 | 6,28 |
VCVS6 | 5,0 | 1,01 | 0,064 | 0,051 | 0,22 | 8,75 | 8,44 |
VCVS7 | 5,1 | 1,03 | 0,074 | 0,061 | 0,28 | 8,82 | 8,66 |
VCVS8 | 5,1 | 1,02 | 0,082 | 0,064 | 0,26 | 8,82 | 8,73 |
VCVS9 | 4,6 | 0,98 | 0,066 | 0,048 | 0,18 | 8,14 | 7,40 |
VCVS10 | 5,1 | 1,02 | 0,074 | 0,054 | 0,22 | 8,83 | 8,72 |
VCVS11 | 5,2 | 1,04 | 0,087 | 0,063 | 0,26 | 9,18 | 9,04 |
VCVS12 | 5,1 | 1,03 | 0,085 | 0,067 | 0,26 | 9,32 | 9,07 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh Hưởng Của Các Các Yếu Tố Dinh Dưỡng Đến Khả Năng Tạo Nốt Sần Và Nốt Sần Hữu Hiệu Của Lạc Thí Nghiệm
- Ảnh Hưởng Của Các Tổ Hợp Phân Vô Cơ Và Phân Chuồng Đến Các Yếu Tố Cấu Thành Năng Suất Và Năng Suất Lạc Thí Nghiệm
- Kết Quả Nghiên Cứu Xác Định Tổ Hợp Phân Vô Cơ Và Phân Hữu Cơ Vi Sinh
- Ảnh Hưởng Của Thời Vụ Gieo Trồng Đến Sự Phát Triển Cành Của Lạc Thí Nghiệm
- Kết Quả Nghiên Cứu Ứng Dụng Biện Pháp Kỹ Thuật Phủ Đất Cho Lạc Trên Đất Cát Biển Tỉnh Quảng Bình
- Diễn Biến Nhiệt Độ Của Lớp Đất Canh Tác Thí Nghiệm
Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.
- Về hàm lượng đạm tổng số (N%): Đất trước thí nghiệm xếp loại từ nghèo đến trung bình (0,073 đến 0,123). Đến sau thí nghiệm, đất của các tổ hợp phân bón không bón phân HCVS hoặc bón phân vô cơ ở mức thấp (20 kg N + 60 kg P2O5 + 40 kg K2O/ha) có hàm lượng đạm tổng số đều giảm, đất của các tổ hợp có bón phân HCVS kết hợp với bón phân vô cơ ở mức 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha hoặc 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha hàm lượng đạm tổng số đều tăng. Tuy nhiên, mức tăng giảm không nhiều.
- Về hàm lượng lân tổng số (P2O5%): Đất trước thí nghiệm xếp loại nghèo (0,048 đến 0,051). Đến sau thí nghiệm đất ở các tổ hợp có bón phân HCVS kết hợp với bón phân vô cơ ở mức 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha hoặc 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha hàm lượng lân tổng số đều có tăng lên nhẹ, trong đó các tổ hợp phân bón VCVS7, VCVS8, VCVS11 và VCVS12 vươn lên đạt mức trung bình. Còn các tổ hợp VCVS1, VCVS5, VCVS9 không bón phân HCVS và các tổ hợp VCVS1, VCVS2, VCVS3, VCVS4 bón phân vô cơ ở mức 20 kg N + 60 kg P2O5 + 40 kg K2O/ha có hàm lượng lân tổng số đều giảm qua cả 2 vụ thí nghiệm.
- Về hàm lượng lân dễ tiêu (P2O5 mg/100g đất): Đất trước thí nghiệm xếp loại nghèo (5,24 đến 8,35). Đến sau thí nghiệm đất ở các tổ hợp có bón phân HCVS kết hợp với bón phân vô cơ ở mức 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha hoặc 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha hàm lượng lân dễ tiêu đều có tăng lên nhẹ. Còn các tổ hợp 1, 5, 9 không bón phân HCVS và các tổ hợp VCVS1, VCVS2, VCVS3, VCVS4 bón phân vô cơ ở mức 20 kg N + 60 kg P2O5 + 40 kg K2O/ha có hàm lượng lân dễ tiêu đều giảm qua cả 2 vụ thí nghiệm. Tuy nhiên, mức tăng giảm không nhiều nên đất sau thí nghiệm ở tất cả các tổ hợp phân bón có hàm lượng lân dễ tiêu vẫn ở mức nghèo.
- Về hàm lượng kali tổng số (K2O%): Đất trước thí nghiệm xếp loại từ rất nghèo đến nghèo (0,18 đến 0,21). Đến sau thí nghiệm đất ở các tổ hợp thí nghiệm đều có tăng lên, biểu hiện rất rõ qua cả 2 vụ thí nghiệm nhưng đều
vẫn thuộc loại nghèo.
- Về dung tích hấp thu (CEC lđl/100g đất): Đất trước thí nghiệm có dung tích hấp thu thấp (6,21 đến 6,47). Đến sau thí nghiệm đất ở các tổ hợp đều có tăng lên nhẹ nhưng vẫn thuộc loại đất có dung tích hấp thu thấp. Các tổ hợp có mức bón phân HCVS và phân vô cơ càng tăng thì có CEC càng tăng rõ qua cả 2 vụ thí nghiệm.
Như vậy, qua phân tích các chỉ tiêu nông hóa ở trên cho thấy các chỉ tiêu đều tăng lên sau vụ gieo trồng lạc ở các tổ hợp phân bón VCVS6, VCVS7, VCVS8, VCVS10, VCVS11 và VCVS12, bón phối hợp giữa phân HCVS với phân vô cơ ở mức 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha hoặc 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha. Trong đó, tăng nhiều nhất ở hai tổ hợp VCVS11 và VCVS12 ở cả hai vụ thí nghiệm. Còn các chỉ tiêu cơ bản đều giảm ở các tổ hợp phân bón VCVS1, VCVS2, VCVS3, VCVS4, VCVS5 và VCVS9, không bón phân HCVS hoặc bón phân HCVS phối hợp với phân vô cơ bón ở mức thấp (20 kg N + 60 kg P2O5 + 40 kg K2O/ha).
3.2.2.5. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và hữu cơ vi sinh (HCVS)
đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc thí nghiệm.
Kết quả tính toán các chỉ tiêu đánh giá được trình bày ở bảng 3.22 cho thấy:
- Về tổng thu: Tổng thu được tính bằng năng suất thực thu nhân với giá bán lạc tại thời điểm thu hoạch quy ra trên đơn vị diện tích là 1 ha. Qua hai vụ thí nghiệm cho thấy, tổng thu ở vụ đông xuân 2011-2012 cao hơn vụ đông xuân 2010-2011 chủ yếu do giá bán lạc tăng lên. Tổng thu của các tổ hợp thí nghiệm biến động từ 32,325 đến 68,875 triệu đồng vụ đông xuân 2010-2011 và từ 36,180 đến 77,571 triệu đồng vụ đông xuân 2011-2012, chênh lệch giữa các tổ hợp do năng suất thực thu khác nhau.
- Về tổng chi: Tổng chi được tính bằng tổng tiền mua vật tư nông nghiệp và tiền công lao động đầu tư cho sản xuất, trong đó chi phí công lao động chiếm
khoảng 60%. Tổng chi ở vụ đông xuân 2011-2012 cao hơn vụ đông xuân 2010-2011 do giá vật tư nông nghiệp và công lao động đều tăng lên.
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và hữu cơ vi sinh đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc thí nghiệm
Đơn vị tính: 1000 đồng/ha
Vụ đông xuân 2010-2011 | Vụ đông xuân 2011-2012 | |||||||
Tổng thu | Tổng chi | Lãi ròng | RR | Tổng thu | Tổng chi | Lãi ròng | RR | |
VCVS1 | 32325 | 41792 | - 9467 | - | 36180 | 46792 | -10612 | - |
VCVS2 | 35200 | 42512 | - 7312 | - | 41310 | 47512 | -6202 | - |
VCVS3 | 42700 | 43232 | - 532 | - | 51030 | 48232 | 2798 | 0,06 |
VCVS4 | 43075 | 43952 | - 877 | - | 52515 | 48952 | 3563 | 0,07 |
VCVS5 | 36500 | 43406 | - 6906 | - | 47871 | 48406 | -535 | - |
VCVS6 | 48250 | 44126 | 4124 | 0,09 | 57861 | 49126 | 8735 | 0,18 |
VCVS7 | 58875 | 44846 | 14029 | 0,31 | 66960 | 49846 | 17114 | 0,34 |
VCVS8 | 60750 | 45566 | 15184 | 0,33 | 68796 | 50566 | 18230 | 0,36 |
VCVS9 | 44125 | 44870 | -745 | - | 50625 | 49870 | 755 | 0,02 |
VCVS10 | 59625 | 45590 | 14035 | 0,31 | 71280 | 50590 | 20690 | 0,41 |
VCVS11 | 65700 | 46310 | 19390 | 0,42 | 77220 | 51310 | 25910 | 0,50 |
VCVS12 | 68875 | 47030 | 21845 | 0,46 | 77571 | 52030 | 25541 | 0,49 |
- Về lãi ròng: Được tính bằng tổng thu trừ tổng chi. Qua tính toán ở bảng 3.22 cho thấy: kết quả lãi ròng ở các tổ hợp trong cả 2 vụ khá tương đồng nhau. Các tổ hợp VCVS1, VCVS2 có mức bón vô cơ 20 kg N + 60 kg P2O5 + 40 kg K2O/ha và tổ hợp VCVS5 có mức bón vô cơ 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O
+ không bón phân HCVS/ha có lãi ròng âm (lỗ). Tổ hợp VCVS3, VCVS4 và
VCVS9 có lãi ròng âm (vụ đông xuân 2010-2011) hoặc cho lãi ròng rất thấp (vụ đông xuân 2011-2012). Các tổ hợp còn lại đều cho lãi ròng tăng khi mức đầu tư phân bón tăng và đạt cao nhất ở hai tổ hợp VCVS11 và VCVS12.
- Về chỉ số RR: Trong 12 tổ hợp phân bón thí nghiệm thì chỉ có 5 tổ hợp VCVS7, VCVS8, VCVS10, VCVS11 và VCVS12 có RR > 0,3 qua hai vụ thí
nghiệm. Các tổ hợp phân bón còn lại đều có RR < 0,1 ngoại trừ tổ hợp VCVS6 trong vụ đông xuân 2011-2012 có RR = 0,18, cho thấy hiệu quả của
việc đầu tư phân bón cho lạc, đầu tư phân bón cho lạc cân đối vô cơ và hữu cơ vi sinh ở mức khá trở lên thì sẽ cho hiệu quả đầu tư cao, một đồng vốn đầu tư sau một vụ sản xuất sẽ thu được hơn 0,3 đồng lãi. Đặc biệt trong vụ đông xuân 2011-2012 lạc gặp điều kiện thời tiết khá thuận lợi nên năng suất đạt khá hơn, đồng thời giá bán lạc tăng cao nên lãi và hiệu quả vốn đầu tư cũng đạt cao.
Như vậy, kết quả phân tích trên cho thấy để thu được lãi trong sản xuất (mục tiêu chính của sản xuất) cao và ổn định nhất thiết cần phải đầu tư như sau: mức vô cơ phải cân đối đạt 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha hoặc 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha, kết hợp với bón phối hợp với phân HCVS ở mức 0,6 - 0,9 tấn/ha. Đầu tư tốt nhất để đạt lãi cao là bón phân vô cơ ở mức 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha kết hợp với bón phân HCVS ở mức 0,6 - 0,9 tấn/ha.
*Tóm lại:
- Từ kết quả thu được qua phân tích trên, chúng tôi thấy ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đối với các chỉ tiêu sinh trưởng nhìn chung khá tương đồng với các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lạc L14 qua 2 vụ thí nghiệm. Năng suất lạc thí nghiệm tăng khi liều lượng phân bón tăng. Bón phân HCVS có ảnh hưởng làm cho lạc sinh trưởng phát triển tốt hơn và cho năng suất cao hơn rõ so với không bón phân HCVS. Tuy nhiên, trong cùng một mức bón phân vô cơ thì hai tổ hợp có bón phối hợp với phân HCVS ở mức 0,6 tấn và 0,9 tấn/ha không có sự sai khác rõ, nhưng có sai khác rõ so với tổ hợp có bón phối hợp với phân HCVS ở mức 0,3 tấn. Các tổ hợp VCVS11 có mức bón 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O + 500 kg vôi + 0,6 tấn phân HCVS/ha và tổ hợp VCVS12 có mức bón 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O + 500 kg vôi + 0,9 tấn phân HCVS/ha có năng suất cao nhất, năng suất thực thu đạt từ 2,628 – 2,873 tấn/ha.
- Các tổ hợp bón phân vô cơ ở mức 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O
+ 500 kg vôi trở lên và có bón phối hợp với phân HCVS có các chỉ tiêu nông
hóa độ chua (pHKCl), đạm tổng số (N%), lân tổng số (P2O5 %), kali tổng số (K2O %), lân dễ tiêu (P2O5 mg/100g đất), dung tích hấp thụ (CEC lđl/100g đất) sau thí nghiệm đều tăng lên đáng kể và trái lại các tổ hợp bón phân vô cơ ở mức thấp hoặc không bón phân HCVS các chỉ tiêu nông hóa của đất sau thí nghiệm đều giảm so với đất trước thí nghiệm. Hàm lượng hữu cơ trong đất sau thí nghiệm ở tất cả các tổ hợp đều cao hơn đất trước thí nghiệm và các tổ hợp có lượng bón ở mức khá hàm lượng hữu cơ đều đạt loại trung bình.
- Về hiệu quả kinh tế: Việc đầu tư phân bón cho sản xuất lạc vụ đông xuân trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình bằng việc bón phối hợp giữa phân vô cơ và phân HCVS có hiệu quả khá cao. Kết quả cũng cho thấy để thu được lãi trong sản xuất cao và ổn định nhất cần đầu tư lượng phân bón vô cơ ở mức 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha kết hợp với bón phân hữu cơ vi sinh ở mức 0,6 - 0,9 tấn/ha.
Như vậy, qua kết quả đánh giá chung ở trên, chúng tôi có kết luận sau:
Sản xuất lạc L14 nói riêng và các giống lạc tiến bộ kỹ thuật có tiềm năng năng suất cao nói chung trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình vẫn có thể đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao khi sử dụng phân HCVS thay cho phân chuồng để bón cho lạc. Lượng phân bón xác định phù hợp nhất cho 1 ha là: 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O + 500 kg vôi và kết hợp với 0,6 tấn phân hữu cơ vi sinh.
3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH KHUNG THỜI VỤ THÍCH HỢP CHO GIEO LẠC VỤ ĐÔNG XUÂN TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Sự sinh trưởng phát triển của lạc phản ứng rất chặt với hai yếu tố nhiệt độ và ẩm độ, trong khi đó lại phản ứng không chặt chẽ với ánh sáng. Nhiệt độ cao trên 45oC hay thấp hơn 15oC đều ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển của cây lạc. Vào giai đoạn ra hoa nhiệt độ trên 34oC sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành hoa, nhiệt độ ban đêm dưới 10oC sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình làm quả. Để bảo đảm lạc sinh trưởng phát triển tốt lượng mưa phải đạt
500 – 1000 mm/vụ đối với giống dài ngày (trên 145 ngày) và 300 – 500 mm/vụ đối với giống ngắn ngày và trung ngày.
3.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của lạc thí nghiệm
3.3.1.1. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến thời gian sinh trưởng của lạc thí nghiệm
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến thời gian sinh trưởng của lạc thí nghiệm
Thời gian từ gieo đến …..(ngày) | ||||||
Nẩy mầm tối đa | Có 3 lá thật | Xuất hiện cành cấp 1 | Bắt đầu ra hoa | Kết thúc ra hoa | Tổng TGST | |
Vụ đông xuân 2009 - 2010 | ||||||
TV1 (15/12) | 9 | 21 | 28 | 57 | 75 | 136 |
TV2 (25/12) | 9 | 21 | 28 | 56 | 75 | 136 |
TV3 (04/01) | 7 | 18 | 25 | 54 | 72 | 125 |
TV4 (14/01) | 6 | 16 | 23 | 46 | 64 | 120 |
TV5 (24/01) | 6 | 15 | 21 | 43 | 61 | 120 |
TV6 (03/02) | 6 | 15 | 20 | 43 | 61 | 120 |
TV7 (13/02) | 6 | 15 | 20 | 43 | 61 | 115 |
TV8 (23/02) | 6 | 15 | 20 | 43 | 61 | 110 |
Vụ đông xuân 2010 - 2011 | ||||||
TV1 (15/12) | 14 | 25 | 31 | 58 | 77 | 140 |
TV2 (25/12) | 14 | 25 | 31 | 58 | 78 | 141 |
TV3 (04/01) | 12 | 22 | 29 | 55 | 73 | 130 |
TV4 (14/01) | 10 | 20 | 25 | 49 | 67 | 127 |
TV5 (24/01) | 8 | 18 | 24 | 47 | 65 | 125 |
TV6 (03/02) | 7 | 17 | 22 | 46 | 64 | 122 |
TV7 (13/02) | 7 | 16 | 21 | 45 | 63 | 122 |
TV8 (23/02) | 6 | 15 | 20 | 43 | 61 | 115 |
Qua số liệu tổng hợp ở bảng 3.23 cho thấy: Thời gian sinh trưởng của giống lạc L14 thí nghiệm qua các thời kỳ đều chịu ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng. Thời vụ gieo trồng càng sớm thì càng kéo dài thời gian sinh trưởng, gieo lạc sớm trong tháng 12 (công thức 1 và 2) tổng thời gian sinh trưởng kéo dài hơn đến 10-15 ngày. Trong khi đó, gieo lạc muộn (công thức 7, 8) tổng thời gian sinh
trưởng được rút ngắn 5 – 10 ngày.
Trong các giai đoạn sinh trưởng phát triển của lạc thí nghiệm trong vụ đông xuân thì giai đoạn cây lạc bị ảnh hưởng của thời vụ gieo nhất là thời gian từ khi gieo đến trước ra hoa. Trong đó giai đoạn bị ảnh hưởng rõ nhất là giai đoạn từ gieo đến mọc mầm tối đa, thời gian này có khi kéo dài đến 14 ngày, trong khi nếu gieo ở thời vụ thuận lợi thời gian từ gieo đến mọc mầm tối đa chỉ 6 ngày.
3.3.1.2. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến tỉ lệ nẩy mầm và tăng trưởng chiều cao cây
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến tỉ lệ nẩy mầm và chiều cao cây của lạc thí nghiệm
Vụ đông xuân 2009 - 2010 | Vụ đông xuân 2010 - 2011 | |||
Tỉ lệ mọc mầm (%) | Chiều cao cây khi thu hoạch (cm) | Tỉ lệ mọc mầm (%) | Chiều cao cây khi thu hoạch (cm) | |
TV1 (15/12) | 71,33 c | 23,67 b | 68,67 e | 22,74 bc |
TV2 (25/12) | 72,67 c | 23,69 b | 70,67 e | 24,15 ab |
TV3 (04/01) | 81,33 b | 24,19 b | 76,00 d | 24,05 ab |
TV4 (14/01) | 85,33 a | 26,03 a | 81,33 c | 25,15 a |
TV5 (24/01) | 84,00 a | 25,55 a | 82,00 bc | 25,09 a |
TV6 (03/02) | 84,67 a | 24,32 b | 84,00 ab | 24,25 ab |
TV7 (13/02) | 85,33 a | 20,96 c | 83,33 abc | 20,71 cd |
TV8 (23/02) | 84,67 a | 20,03 c | 84,67 a | 19,87 d |
LSD0,05 | 2,111 | 1,131 | 2,446 | 2,068 |
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một vụ thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.
Qua số liệu tổng hợp ở bảng 3.24 cho thấy:
- Tỉ lệ nẩy mầm: Tỉ lệ nẩy mầm của lạc ngoài đồng ruộng chịu ảnh hưởng lớn bởi hai yếu tố khí hậu là nhiệt độ và ẩm độ đất. Nhiệt độ đất thấp dưới 15oC sẽ kéo dài thời gian nẩy mầm, cây mầm mọc không đều, nhiều mầm không